Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.06 KB, 9 trang )

Người Việt Nam
cần có tư duy
sáng tạo (2)

II. Năng lực tư duy sáng tạo của con người Việt Nam
Khi nói về con người Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã có nhiều công
trình nghiên cứu các phẩm chất đạo đức như tinh thần yêu nước, đoàn
kết, tính lạc quan yêu đời, tình nghĩa trong ứng xử… nhưng về các phẩm
chất trí tuệ, nhất là phẩm chất sáng tạo, năng lực tư duy sáng tạo và
những đòi hỏi gay gắt trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước thì quả là còn ít công trình nghiên cứu. GS.Trần Văn Giàu,
trong một công trình về giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam có một
chương nói về sự sáng tạo của người Việt Nam trong lịch sử, dưới góc
nhìn lịch sử (Xem: Trần Văn Giàu tuyển tập, Nxb. Giáo dục, tr. 398-
414.). Ở đây, chúng ta cần đặt ra để nghiên cứu vấn đề đó cả ở tầm lý
luận cơ bản và tầm ứng dụng.

Trong thời kỳ xây dựng, đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa hiện nay đòi hỏi rất cao năng lực sáng tạo của con người Việt Nam
hơn bất kỳ thời kỳ nào khác. Nhưng con người Việt Nam có tiềm năng
sáng tạo hay không, mức độ sáng tạo ở mức nào? Làm sao để phát huy
được tiềm năng sáng tạo đó? Đây là một hướng nghiên cứu sâu mà ở đây
chỉ xin nêu ra như sự gợi ý bước đầu.

Khi nói về tiềm năng sáng tạo ta thường thấy các cấp độ hay mức độ
như tiềm năng sáng tạo trong hành động thực tiễn (trong sản xuất và
chiến đấu); tiềm năng sáng tạo trong tư duy (hoặc tiềm năng sáng tạo
trong khoa học, nghệ thuật); cải tiến, phát hiện, phát minh trong công
nghệ…

Năng lực sáng tạo là năng lực tạo ra cái mới về chất hợp quy luật.


Những tiêu chí của trí sáng tạo, nhân cách sáng tạo là năng lực thích
ứng, linh hoạt cao; tính độc lập hơn trong đánh giá, chống lại mọi sự áp
đặt, gò ép; ý thức tự chủ và quyết đoán cao hơn… Còn trí thông minh
chỉ là nhớ nhiều, tổng hợp giỏi, hệ thống khéo, xử lý linh hoạt. Thông
minh là một cơ sở của trí sáng tạo nhưng thông minh chưa hẳn là sáng
tạo. Chỉ có trí sáng tạo và nhờ vào hoạt động sáng tạo thật sự thì con
người và xã hội mới phát triển cao hơn về chất. Bởi vì, thông minh chỉ là
lặp lại một cách linh hoạt còn sáng tạo là đóng góp mới về chất, cao hơn
trong quá trình sản xuất vật chất và tinh thần. Thông minh chưa hẳn trở
thành nhân tài nhưng có năng lực sáng tạo thì đó là hạt nhân của nhân
tài. Trong khi đó người ta lại đề cao sự thông minh nhưng ít đề cao sự
sáng tạo. Hoặc nói về con người với tư cách là chủ thể sáng tạo (nghĩa là
làm ra) nhưng ít nghiên cứu sâu năng lực sáng tạo (đổi mới, sáng chế,
phát minh, phát kiến…) của con người nhất là về mặt khoa học thực
nghiệm, khoa học cụ thể.

Một dân tộc hay một con người có nhiều sáng kiến, nhiều phát minh
sáng chế, đạt được nhiều thành tựu to lớn, thúc đẩy cao sự phát triển về
kinh tế, văn hóa xã hội là biểu hiện của năng lực, tiềm năng của trí sáng
tạo được phát huy.

Vậy người Việt Nam ta quả là người có chỉ số thông minh cao, có trí
nhớ và tính tổng hợp văn hóa khá cao. Đã có khá nhiều nhận định không
sai là dân tộc Việt Nam ta có nhiều nhân tài, “có trí thông minh không
hề thua kém” bất kỳ một dân tộc nào khác, hoặc “năng lực tư duy không
kém ai”. Nhưng mức độ sáng tạo thì chưa được đánh giá rõ ràng, tuy vậy
không thể phủ nhận con người Việt Nam không có năng lực sáng tạo.

Công việc đấu tranh và xây dựng nhiều thiên niên kỷ với những chiến
công lẫy lừng và việc tạo dựng một nền văn minh trống đồng, nền văn

hóa Lạc Việt nổi tiếng với việc tiếp biến các giá trị văn hóa ngoại lai với
các giá trị văn hóa bản địa chứng tỏ điều đó. Dân tộc ta cũng là người có
năng lực sáng tạo cao nhưng phát triển không đều. Trong chiến đấu đánh
giặc và trong y học thì trí sáng tạo biểu hiện rất cao cả trong hành động
và trong tư tưởng có tính lý luận. Hoặc trong nghệ thuật dân gian những
sáng tạo của nhân dân ta cũng khá độc đáo thể hiện qua hệ thống các
chuyện dân gian, các văn hóa vật thể. Nhưng trong sản xuất, xây dựng
phát triển kinh tế, trong khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực xây dựng lý
thuyết riêng thì còn nhiều hạn chế, ít có công trình lớn nổi bật.

Thực tế không bác bỏ được rằng dân tộc ta thông minh và sáng tạo trong
đáng giặc, cứu nước, nhưng trong xây dựng, trong sản xuất, trong khoa
học kỹ thuật ít có những phát minh sáng chế, ít có sáng tạo về kỹ thuật
công nghệ và trong sản xuất kinh doanh, ít có các lý thuyết khoa học.
Hoặc trong ứng xử, trong hoạt động thực tế thì có những cải tiến, có tính
sáng tạo, có những nhà cách tân (như Nguyễn Công Trứ, Hồ Quý Ly,
Nguyễn Trường Tộ…) nhưng lại ít có những nhà lý luận, những nhà
khoa học tầm cỡ có trí sáng tạo cao. Những trường hợp như Lương Thế
Vinh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… là
không nhiều. Phải chăng do hoàn cảnh hay do tư chất?

Có thể một dân tộc có tiềm năng sáng tạo nhưng hoàn cảnh lịch sử đã
hạn chế nhiều khả năng phát huy, nhưng cũng có thể bản thân con người
của dân tộc đó có tiềm năng sáng tạo không cao. Không thể không thấy
rằng văn hóa kiểu Nho giáo mang tính giáo điều, thuộc sách, xưa hơn
nay, văn hóa ấy đề cao văn hóa đạo đức nhưng thiếu hẳn văn hóa sáng
tạo; hoặc chế độ phong kiến tập quyền, thiếu tự do dân chủ, hạn chế
sáng tạo trong tư duy con người; hay nền sản xuất tiểu nông, khép kín
kiểu làng xã; hoặc do kháng chiến chống giặc ngoại xâm liên miên nhiều
thế kỷ, thậm chí thiên niên kỷ phải dồn tâm lực, trí tuệ vào đó… đã hạn

chế lớn đến nhiều lĩnh vực sáng tạo khác trong tư duy và nhân cách con
người Việt Nam. Đó là “cái khó bó cái khôn”. Nhưng “cái khó còn ló cái
khôn, cái mới” nữa kia mà?

Với những thành tựu của công cuộc đổi mới đã chứng tỏ năng lực sáng
tạo rất cao của Đảng và nhân dân ta trong việc thực hiện những nhiệm
vụ lịch sử do thời đại đặt ra mà tư duy cũ đã lạc hậu và không thể đáp
ứng nổi. Thế hệ trẻ Việt Nam đi thi quốc tế về toán, về nhạc, về cờ vua;
một số thanh niên đã thành đạt trong khoa học và kinh doanh ở trong và
ngoài nước, đã chứng tỏ rằng dân ta có chỉ số sáng tạo cao. Nhưng hoàn
cảnh, cơ chế xã hội truyền thống đã hạn chế nhiều năng lực đó. Vấn đề
là phải tạo môi trường pháp lý và tâm lý phát huy óc tưởng tượng sáng
tạo, tiềm năng sáng tạo của con người Việt Nam ta thời hiện đại.

Tất nhiên, cuộc sống rất cần tư duy bắt chước một cách khôn ngoan, tư
duy này cũng rất thiết yếu và quan trọng. Nhật Bản thời hiện đại do biết
bắt chước, tức bắt chước có cải tiến mà phát triển nhanh về kinh tế và
công nghệ, tuy rằng ngày càng thấy rằng phải sáng tạo một cách cơ bản
mới tiến xa và vững chắc, ít lệ thuộc. Người Việt Nam ta cũng giỏi thích
nghi, giỏi bắt chước một cách thông minh và có hiệu quả không thể coi
nhẹ. Cuộc sống cần cả tư duy giỏi bắt chước và cả tư duy sáng tạo.
Nhưng thực tế cũng thừa nhận rằng tư duy sáng tạo của người Việt Nam
ta còn nhiều hạn chế, nhất là trong hoạt động kinh doanh, trong sáng chế
công nghệ, trong xây dựng lý thuyết khoa học riêng. Nếp sống và nếp
nghĩ bao cấp, thụ động, dựa dẫm, an phận thủ thường, bảo thủ, tự ti, giỏi
bắt chước nhưng kém trí tưởng tượng và ít sáng kiến, sáng tạo, ít chịu
mạo hiểm, ít có đột phá trong nhận thức và hành động, sức sáng tạo có
khi “bị còi cọc”, nặng phục tùng “chính thống” nên cùng lắm là ở mức
“vận dụng sáng tạo”( Xem thêm:Trung tâm nghiên cứu tâm lý dân tộc,
Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ, Nxb. TP. Hồ Chí Minh,

2000, tr. 172, 275). Tuy không phải lúc nào cũng vậy nhưng chúng ta
cần thấy rõ hơn nhược điểm trong tư duy của dân tộc ta mà di chứng còn
mãi tới ngày nay, nhất là khi so sánh về tư duy khoa học và tư duy lý
luận sáng tạo.

Ngày nay, với thời đại Hồ Chí Minh, thời đại phát triển sáng tạo nhất
trong lịch sử dân tộc trên cả mặt lý thuyết và thực hành, nhất là trong sự
nghiệp kháng chiến trước đây hay trong công cuộc đổi mới theo chiều
sâu và hiện đại hóa đất nước hiện nay đã chứng tỏ điều đó. Hiện nay,
chúng ta đang ở bước ngoặt lớn cần có nhiều sáng tạo, từ những sáng tạo
lớn về lý luận về con đường phát triển của đất nước, đến những sáng tạo
trong sản xuất kinh doanh, trong khoa học kỹ thuật, công nghệ với
những phát minh sáng chế, đến những ứng dụng, cải tiến các giải pháp
tiếp thu tinh hoa văn hóa và công nghệ của thế giới có hiệu quả. Ngày
nay mà không thực hiện được sự bắt chước một cách thông minh và
sáng tạo như thế thì không thể phát triển đuổi kịp và đuổi vượt được,
hơn nữa cũng khó mà thực hiện được sự nghiệp xây dựng đất nước theo
con đường xã hội chủ nghĩa thành công.

×