Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BAI PHAT BIEU CAM TUONG 20 /11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.65 KB, 5 trang )

Bài phát biểu cảm tưởng
nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11
Kính thưa các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo , cùng toàn thể các em học
sinh yêu quý!
Hôm nay, trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng ngày lễ
hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11- ngày lễ của các thầy cô giáo
và là ngày xã hội tôn vinh nghề giáo và sự nghiệp trồng người - tôi xin chân
thành gửi đến các thầy cô giáo đã nghỉ hưu,các thầy cô giáo đang làm công
tác quản lý,các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy lời chúc mừng nồng
nhiệt nhất,chúc quý thầy cô giáo sức khoẻ,hạnh phúc, hoàn thành tốt nhiệm
vụ của Đảng và nhân dân giao phó, đáp ứng niềm tin yêu và sự kỳ vọng của
nhân dân trong sự nghiệp trồng người, xứng đáng với lòng tin và mong đợi
của xã hội
Kính thưa các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, khi nói đến ngành giáo
dục với sự nghiệp trồng người có lẽ không ai trong chúng ta không quên
được câu nói nổi tiếng của Bác Hồ kính yêu :" Non sông Việt Nam có trở
nên vẻ vang hay không ,dân tộc VN có được sánh vai với các cường quốc
năm châu hay không, chính là nhờ công học tập của các cháu…".Chính bản
thân tôi và các thầy cô giáo đã , đang …và sẽ là người tiếp nối truyền thống,
phát huy chí khí và tinh thần hiếu học của các thế hệ nhà giáo tiền bối, các
nhân sĩ tri thức tiêu biểu…Những nhà giáo ưu tú ở mọi thời đại, là những
tấm gương tiêu biểu soi sáng muôn đời sau như : Thầy giáo Chu Văn An,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu…Và ở thời đại chúng ta có các
nhà giáo như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và đặc biệt là người thầy vĩ
đại chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, thế hệ nhà giáo chúng tôi - những
người gieo hạt mầm xanh tương lai ngày mai- tỏ lòng biết ơn vô hạn đến các
thế hệ nhà giáo tiền bối và vô cùng tự hào với những giá trị tinh thần về
nghề dạy học với sự nghiệp trồng người, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho xã hội .
Kính thưa các vị khách quý !Ngày 20- 11 hàng năm đã trở thành ngaỳ lễ và


hội của toàn Đảng ,toàn dân ,ngày hội của đạo lý và nghĩa tình để tôn vinh
các nhà giáo.Chúng tôi vô cùng cảm động khi được đón nhận sự quan tâm
của các cấp lãnh đạo địa phương ,chúng tôi cũng rât biết ơn tấm lòng nồng
hậu của các bậc phụ huynh đã giành cho thầy trò chúng tôi sự ưu ái đặc biệt
cả về vật chất và tinh thần.Cảm kích trước tình cảm đằm thắm ấy ,chúng tôi
xin hứa sẽ quyết tâm cao hơn nữa trong sự nghiệp trồng người,xứng đáng
với vị trí ‘’quốc sách hàng đầu ‘’ trong sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại
hóa đất nước.
Ở tầm vĩ mô đội ngũ giáo viên góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
đời sống xã hội và kinh tế quốc dân. Nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng
của giáo dục trong sự phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ngày càng có
nhiều chính sách quan tâm đến đời sống của đội ngũ nhà giáo. Chính sách
tốt không nhất thiết chỉ giải quyết vấn đề về kinh tế. Xã hội và nhà trường
phải thể hiện sự trọng dụng, tôn vinh nhà giáo.
Quan niệm của người Việt, nghề này là nghề tích đức, tích thiện. Một gia
đình càng có nhiều người làm nghề giáo thì cái phúc của họ càng nhiều.
Theo quy luật xã hội, khi đời sống vật chất được đáp ứng đến một mức độ
nào đó, người ta có xu hướng tìm đến các giá trị tinh thần.
Ở nước Việt Nam ta, có hai nghề đã từ lâu được xã hội đặc biệt coi trọng
là nghề Thầy thuốc và nghề Thầy giáo. Một nghề nắm sinh mạng quyết định
sự sống, chết của con người. Một nghề nắm “phần hồn”, quyết định sự phát
triển tri thức và nhân cách của con người. Hai nghề ấy, ngay từ bài học nhập
môn, người học đã được học cái đức của nghề. Nói “Lương y như từ mẫu”,
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” người xưa muốn dạy cho người học: Thầy
thuốc như mẹ hiền, và: Học và dạy một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là
thầy. Tiếc rằng, lâu nay người ta chỉ khai thác cái nghĩa dành cho người học
mà quên đi một ý nghĩa thứ hai đối với ông thầy: Dạy người ta một chữ, hay
dạy nửa chữ cũng phải nhớ đến đạo làm thầy. Điều này khẳng định truyền
thống “tôn sư trọng đạo” luôn bền vững trong xã hội Việt Nam.
Nghề dạy học đâu chỉ là có kiến thức, có chuyên môn là đủ mà còn cần đến

phương pháp, nghệ thuật sư phạm rất tinh vi, tế nhị và trên hết là tấm lòng
yêu nghề, tâm huyết với nghề và sự bao dung độ lượng. Chỉ khi đó nghề dạy
học mới trở thành nghiệp của người giáo viên.
Làm thế nào để người dạy học có được những phẩm chất cao quý nói trên ?
Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải biết dấn thân vì nghề, mặt khác xã hội
phải quan tâm tạo điều kiện cho các giáo viên hành nghề và yêu nghề. Quan
tâm từ khi họ còn là sinh viên sư phạm cho đến khi họ trở thành người thầy
giáo luôn cần sự hun đúc tâm huyết của người làm nghề “trồng người”.
Để có được những người “thầy ra thầy”, “điều kiện cần” là mọi giáo viên
luôn phải trau dồi tri thức chuyên môn cũng như ý thức trách nhiệm, lương
tâm nghề nghiệp; “điều kiện đủ” để cho giáo viên có được những phẩm chất
tốt đẹp ấy chính là phải có một chính sách xã hội hợp lý để cho mỗi người
dạy học đều có thể “Sinh vi nghệ, tử vi nghệ”, có thể coi nghề dạy học
chính là nghiệp của mình .
Mỗi nghề nghiệp đều có những giá trị về tinh thần và những đóng góp cho
sự phát triển của xã hội ,nhưng nếu được chọn lựa lại ước mơ nghề nghiệp,
tôi vẫn chọn nghề giáo vì nó cao quý và giúp tôi phát triển một cách toàn
diện, nhất là kỹ năng, tri thức và đạo đức.
Ai đó nói rằng nghề giáo là an phận. Ai đó nói rằng nghề giáo là nhàn nhã ?
Nghề giáo là một nghề rất vất vả và cần rất nhiều hy sinh trong lặng lẽ. Nghề
giáo chỉ nhàn hạ với những người không có trách nhiệm . Nghề giáo là nghề
của sự bao dung, vị tha và yêu thương con người cháy bỏng. Nghề giáo chỉ
nhàn hạ với ai đó vô tâm. Nghề giáo là nghề của những người luôn trăn trở
về tương lai của dân tộc, là nghề của tinh thần tự tôn và tự hào của những ai
mang dòng máu Việt này. Và tại sao không yêu nghề ? Tại sao chúng ta
quay lưng với nghề giáo? Một khi cái nghề cho ta sống đúng nghĩa một con
người.
Có thể cuộc sống này thật phức tạp và hơi khắc nghiệt nhưng tôi nghĩ khi đã
chọn nghề giáo thì phải thật sự yêu nghề, dấn thân và sống cống hiến hết
mình.Cái mục đích của nghề chúng ta là đào tạo những thế hệ mới. Đó là

trách nhiệm xã hội, là vinh hạnh của nghề giáo. Người nào không hiểu điều
này và không mong muốn làm đìều này thì đừng nên bước vào nghề giáo.
Còn một khi đã chọn nó thì phải hiểu mục đích chính của nghề và sẽ cảm
thấy hạnh phúc .
Mọi người trong chúng ta đều nhớ một chân lý của mọi thế hệ nhà giáo đó là
muốn giáo dục người khác trước hết phải tự giáo dục mình. Mỗi CBGV
ngành giáo dục hôm nay cần tự rèn luyện bản thân, tự bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức, tự bảo vệ và nâng cao uy tín ngành
giáo, xứng đáng với lòng tin và mong đợi của xã hội .

Điều mong ước lớn nhất của tôi hiện nay là người Việt Nam, giới trí thức
VN nói chung và những cán bộ - giáo viên ngành giáo dục nói riêng hãy
đoàn kết , hợp tác với nhau để giải quyết rốt ráo những bất cập, bài trừ tiêu
cực, bệnh thành tích, đưa nền giáo dục nước nhà phát triển vững mạnh
ngang tầm với yêu cầu của thời đại.
Hằng năm, cứ đến 20 tháng 11 là cờ, hoa và học trò trong cả nước lại nô nức
tỏa về các ngả đường để thăm hỏi các thầy cô giáo của mình. Nét đẹp văn
hóa đó đã có từ rất lâu trong đời sống của con người Việt Nam vốn trọng
nghĩa cầu tài,tôn sư trọng đạo, thiên chức của người thầy là phát huy và
truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa của nhân loại và của dân tộc
mình.Chúng tôi tự hào bởi nghề dạy học đã góp phần hun đúc nên tâm hồn
Việt Nam qua các thời đại,là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai
của dân tộc.
Hôm nay, trong công cuộc kiến thiết đất nước,Đảng ta đã xác định: sự
nghiệp giáo dục - đào tạovà khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu!
Nhà trường đã được nhà giáo chúng tôi,với sự kiên định trong một sự
nghiệp không kém phần chông gai, đã vượt lên chính mình để làm tốt nhiệm
vụ xã hội giao ,tô đậm vẻ vang truyền thống nhà giáo Việt Nam tự ngàn
xưa.Trong dịp 20-11-2010 này ,tràn ngập niềm vui chung ngaỳ hội lớn cuả
dân tộc,với truyền thống ‘’ tôn sư trọng đạo ‘’, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ‘’, ở

trường ta,mỗi lớp ,mỗi thầy ,mỗi trò trong lòng lại bừng lên ngọn lửa nhiệt
tình thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp
tục thi đua dạy tốt và học tốt’’.Dạy tốt ,học tốt là nhiệm vụ chính trị của nhà
trường,trở thành tiêu chí thi đua của mỗi chúng ta .Đó cũng là việc làm thiết
thực nhất của thầy trò chúng tôi chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Kính thưa các vị khách quý !Ngày 20- 11 hàng năm đã trở thành ngaỳ lễ và
hội của toàn Đảng ,toàn dân ,ngày hội của đạo lý và nghĩa tình để tôn vinh
các nhà giáo.Chúng tôi vô cùng cảm động khi được đón nhận sự quan tâm
của các cấp lãnh đạo địa phương ,chúng tôi cũng rât biết ơn tấm lòng nồng
hậu của các bậc phụ huynh đã giành cho thầy trò chúng tôi sự ưu ái đặc biệt
cả về vật chất và tinh thần.Cảm kích trước tình cảm đằm thắm ấy ,chúng tôi
xin hứa sẽ quyết tâm cao hơn nữa trong sự nghiệp trồng người,xứng đáng
với vị trí ‘’quốc sách hàng đầu ‘’ trong sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại
hóa đất nước.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn, quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo. Kính
chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc và công tác tốt.
Trân trọng cảm ơn và kính chào !
Nguyễn Hữu Quang
Trường ĐH Phạm Văn Đồng


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×