Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.52 KB, 53 trang )

Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh
TĐ-NA: 14:06-03/03/2009
PHẦN MỞ ĐẦU
Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Lực lượng
nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và địa bàn dân cư.
Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi
trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đội TNTP Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới, vì quyền lợi
của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc.
Đội TNTP Hồ Chí Minh thành lập ngày 15/5/1941.

CÁC BIỂU TRƯNG CỦA ĐỘI

Cờ Đội :
- Nền đỏ.
- Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài.
- Ở giữa có hình huy hiệu Đội.
- Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng cờ.

ĐỘI CA : “Cùng nhau ta đi lên”
Nhạc và lời: Phong Nhã

Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Lời thề ta ghi sâu
mãi mãi trong tim không phai. Quyết xứng danh thiếu niên anh dũng nước nhà. Tiến quyết tiến hướng quốc kỳ
thắm tươi anh em ta yêu tổ quốc suốt đời. Cùng yêu nhân dân, yêu chuộng lao động tăng gia, thi đua học hành
ngày một tiến xa.
Huy hiệu Đội :
Hình tròn, ở trong có hình Măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ “Sẵn sàng”.


Khẩu hiệu Đội:
“Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại : Sẵn sàng!”.

- Khăn quàng : bằng vải màu đỏ, hình tam giác cân có đường cao bằng một phần tư (1/4) cạnh đáy. (Đường cao
0,25 m và cạnh đáy 1 m).

Chương I: ĐỘI VIÊN

Điều 1 : Thiếu niên việt Nam từ 9 đến 14 tuổi, có những điều kiện sau đây đều được vào đội :
- Tự nguyện xin vào đội.
- Đước quá nữa số đội viên trong chi đội đồng ý.
Điều 2 : Lời hứa đội viên
1. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
2. Tuân theo Điều lệ Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
3. Giữ gìn danh dự Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
Điều 3: Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh có quyền :
1. Yêu cầu Đội và Đoàn giúp đỡ để phát huy năng lực trong học tập, hoạt động, vui chơi, công tác xã hội.
2. Yêu cầu Đội và Đoàn bảo vệ quyền lợi của mình theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và Điều lệ Đoàn, Đội.
3. Được sinh hoạt Đội và bàn bạc, quyết định mọi công việc của liên, chi đội. Được ứng cử, đề cử, bầu cử vào ban
chỉ huy liên, chi đội.
Điều 4: Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ
1. Thực hiện Điều lệ Đội, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện đội viên.
2. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ; phấn đấu lớn lên là công
dân tốt, là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
3. Làm gương tốt cho thiếu niên, nhi đồng noi theo, giúp đỡ thiếu niên và nhi đồng trở thành đội viên Đội TNTP Hồ
Chí Minh.

Chương II: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH


Điều 5:
- Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Cấp cơ sở là liên đội và chi đội.
- Hội Đồng Đội Đội TNTP Hồ Chí Minh các cấp đại diện cho tổ chức Đội, do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra
và giúp Đoàn phụ trách Đội.
Điều 6: Đội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của Phụ trách đội. Khi
quyết định công việc của chi đội hoặc liên đội, phải được quá nữa số đội viên của chi đội, liên đội đồng ý thì Nghị
quyết của Đội mới có giá trị.
Điều 7:
- Tổ chức cơ sở của Đội được thành lập trong trường học và địa bàn dân cư.
- Trong các trường Đội, Cung, Nhà thiếu nhi và các hoạt động tập thể của Đội … được thành lập các liên đội, chi
đội tạm thời để tổ chức các hoạt động theo Điều lệ, Nghi thức Đội.
Điều 8 :
- Có từ 3 đội viên trở lên thành lập một chi đội. Chi đội có nhiều đội viên được chi thành các phân đội.
- Trong các trường hoặc ở địa bàn dân cư có từ hai chi đội trở lên thì thành lập một liên đội.
Việc thành lập các chi đội, liên đội do Hội Đồng Đội hoặc cấp bộ Đoàn cùng cấp ra quyết định.
Điều 9 : Nhiệm kỳ đại hội chi đội, liên đội là 1 năm.
- Ban chỉ huy liên đội, chi đội do đại hội liên đội, chi đội bầu. Ở các đơn vị thành lập tạm thời Ban Chỉ huy đội do
Hội Đồng Đội hoặc cấp bộ Đoàn cùng cấp cử ra.
- Phân đội trưởng, phân đội phó do tập thể đội viên trong phân đội cử.

Chương III: ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH VỚI NHI ĐỒNG

Điều 10:
- Nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi là lớp dự bị của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Đội giúp đỡ nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành đội viên
TNTP.
Điều 11: Liên đội, chi đội có nhiệm vụ phụ trách và phân công đội viên hướng dẫn nhi đồng sinh hoạt, học tập, vui
chơi theo chương trình dự bị rèn luyện đội viên, mỗi Sao nhi đồng có số lượng tối thiểu 5 em, trong đó có 1 trưởng
Sao.


Chương IV: TÀI CHÍNH CỦA ĐỘI

Điều 12 :
- Kinh phí của Đội và hoạt động thiếu nhi do Nhà nước cấp, đơn vị được sử dụng có trách nhiệm quyết toán theo
qui định hiện hành.
- Quỹ Đội : Được xây dựng từ kết quả lao động, tiết kiệm; đóng góp của đội viên; do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các
cơ quan, đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế và cá nhân ủng hộ.
Điều 13: Quỹ của liên đội và chi đội do Ban Chỉ huy liên đội, chi đội quản lý, sử dụng vào các hoạt động của Đội và
báo cáo công khai trước đại hội Đội.

Chương V: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 14: Những tập thể và cá nhân có thành tích được biểu dương, khen thưởng.
Điều 15: Những đội viên vi phạm khuyết điểm đã được giúp đỡ nếu không sửa chữa thì phê bình, khiển trách
trước liên đội, chi đội. Trường hợp đặc biệt bị xóa tên trong danh sách đội viên.

Chương VI: SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ ĐỘI

Điều 16: Điều lệ Đội do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định.
NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
TĐ-NA: 16:31-30/07/2009
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách.
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực
lượng dự bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát
triển mọi khả năng trong học tập hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ chăm sóc và
giáo dục trẻ em.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế

giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc.
Khẩu hiệu của Đội
"Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!"
Lời hứa: của đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
1) Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy:
Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
2) Tuân theo Điều lệ Đội
3) Giữ gìn danh dự Đội
Nhiệm vụ: của đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
1) Thực hiện Điều lệ, Nghi thức Đội và chương trình đội viên, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con
ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
2) Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, giúp đỡ nhi đồng và thiếu niên trở thành đội viên thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh.
Bác Hồ, vị lãnh tụ của Đảng và Trung ương Đảng luôn luôn quan tâm đến việc tập hợp tuổi trẻ vào tổ chức để làm
cách mạng cứu nước. Từ 20 đến 26/3/1931 tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai, Đảng có những quyết định
về công tác thanh niên, và Đoàn được giao phụ trách Thiếu nhi.
Ngay từ sau ngày Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, vào những năm 1930 ở các địa phương đã có các đội
thiếu niên ra đời để hoạt động theo các tổ chức cách mạng của Đảng, chống thực dân Pháp mang tên Đội thiếu
niên nhi đồng Tử Quân. Đội thiếu nhi Canh Đế, Đội Thiếu nhi Xích Vệ ở Từ Trưng, Thượng Trưng (Vĩnh Tường)
hoặc các nơi khác có Hồng Nhi Đội Các đội thiếu nhi đã tập hợp được những em gan dạ, tháo vát để làm nhiệm
vụ giao thông, liên lạc, canh gác bảo vệ các cuộc họp của Đảng.
Năm 1941, Bác Hồ từ nước ngoài trở về sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương đảng
vào tháng 5/1941 đã mở ra giai đoạn mới của Cách mạng Việt Nam. Mặt trận Việt Minh ra đời để đoàn kết nhân
dân đánh Tây đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
Đội nhi đồng cứu quốc đầu tiên ra đời vào 15/5/1941 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao

Bằng đã được Mặt trận Việt Minh coi là một thành viên và Đội hoạt động theo Điều lệ của Mặt trận Việt Minh với
nội dung: " Dự bị giúp đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".
Ngày 15/5/1941 mãi mãi sáng chói trong trang lịch sử Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Ngày ấy ở gần
hang Pắc pó xuôi dòng suối Lênin, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ có năm thiếu niên là Nông Văn Dền,
Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nạ, Lý Thị Xậu. Được anh Đức Thanh và các anh cán bộ cách mạng giác
ngộ, thử thách, tập hợp để lập thành Đội Nhi đồng cứu quốc theo quyết định của Đảng. Đội có mục đích là "Đánh
Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà" với nhiệm vụ: làm giao thông liên lạc, đưa đón, bảo vệ cán bộ, canh
gác các cuộc họp của Đảng ". Để đảm bảo bí mật, tổ chức cũng đã đặt bí danh cho các đội viên. Dền mang bí
danh Kim Đồng, Thàn là Cao Sơn, Tịnh là Thanh Minh, Xậu là Thanh Thủy, Nì là Thủy Tiên và cuộc họp đã bầu
Kim Đồng làm đội trưởng. Cuối buổi lễ, cả 5 đội viên được kết nạp đã làm lễ tuyên thệ trung thành với Đảng, tuyệt
đối giữ bí mật, dù có phải hy sinh đến tính mạng cũng không phản bội lại nhân dân và cách mạng. Thế là Đội Nhi
đồng cứu quốc chính thức được thành lập (sau này gọi là Đội Thiếu niên cứu quốc).
Từ sau tháng 5/1941 các Đội thiếu nhi cứu quốc ở mọi nơi được thành lập để tham gia cách mạng, góp phần
vào thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945.
Lúc này các tổ chức thiếu nhi cả nước được gọi chung là Hội Thiếu nhi cứu quốc, mỗi đơn vị gọi là một Đội. Ở
khắp nơi các đội thiếu nhi đều tích cực tham gia các hoạt động cách mạng cùng với cha anh và tham gia các hoạt
động xã hội như: dạy bình dân học vụ, cổ động, tham gia sản xuất, tiết kiệm hoặc bảo vệ mọi trật tự trị an, giúp đỡ
bộ đội, tự vệ. Ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lich sử, khai sinh ra
nước Việt nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam.
Tháng 9/1945, Bác Hồ viết thư cho thiếu nhi cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Trong thư, Bác căn dặn " Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có
được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các cháu".
Nhưng hòa bình chưa được bao lâu, giặc Pháp lại xâm lược nước ta một lần nữa. Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Các Đội thiếu nhi cứu quốc đã làm theo lời Bác tham gia kháng chiến. Nhiều đội thiếu niên đã lập công xuất sắc
làm sáng ngời trang sử vàng của Đội thiếu nhi Hoàng Văn Thụ. Đội thiếu nhi Bát Sắt (Hà Nội), Đội tình báo thiếu
niên Thành Huế, Đội thiếu niên du kích Đình Bảng (Hà Sắc0, Đội thiếu niên du kích Kiến an, Đội thiếu nhi Đồng
Tháp Mười, Đội Thiếu nhi Phản Đế và các đội thiếu nhi ở Sàigòn và nhiều anh hùng liệt sĩ thiếu niên như Lê văn
Tám (Sàigòn), Dương Văn Nội (Hà Nội), Vừ A Dính (Lai Châu), Phạm Ngọc Đa (Kiến An), Nguyễn Văn Thu

(Quảng Ninh) xuất hiện trở thành gương sáng cho các thế hệ mai sau.
Vào tháng 2/1948 Bác Hồ đã gửi thư căn dặn thiếu nhi cả nước ta làm công tác Trần Quốc Toản. Từ đó, một
phong trào lớn của Đội ra đời để giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, neo đơn. Đến nay công tác Trần Quốc Toản
đã trở thành phng trào truyền thống của Đội ngày càng phát triển và có ý nghĩa xã hội rộng lớn.
Trong những năm kháng chiến cho đến ngày hòa bình lập lại, tổ chức Đội ở các địa phương ngày càng phát
triển, phong trào của Đội mở rộng dành được những kết quả mới. Ở các tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc, quân khu
Ba đã mở các Đại hội "thiếu nhi gương mẫu".
Tháng 3/1951, Đội thiếu nhi cứu quốc được đổi tên thành Đội thiếu nhi tháng Tám.
Năm 1954, hòa bình lập lại, nhưng nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt nước
ta và phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Từ đó, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vừa đấu tranh thống nhất Tổ
quốc, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Miền Bắc hòa bình, trẻ em được cắp sách đến trường. Tổ chức Đội phát triển mạnh đến các thôn xóm, bản làng
và các trường học. Các phong trào của Đội cũng phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt",
"Đi thăm miền Nam".
Sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 2, ngày 4/11/1956 Đội được đổi tên là Đội Thiếu niên tiền phong. Đến năm
1961, các em ở lứa tuổi nhi đồng được tổ chức vào Đội nhi đồng tháng Tám.
Năm 1958 HTX Măng Non Thạch Khối (Hải Hưng) được thành lập, mở đầu cho phong trào xây dựng hợp tác xã
Măng non ở miền Bắc. Hợp tác xã Măng non Phú Mẫn (Hà Bắc) đã trở thành điển hình của phong trào, được Bác
Hồ gửi thư khen vào năm 1969.
Ngày 02/12/1958, Bác Tôn Đức Thắng - Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 2- đã viết thư hoan nghênh
sáng kiến của thiếu nhi Hải Phòng và Sơn Tây, đề nghị Quốc hội và chính phủ cho phép thiếu nhi mở phong trào
làm kế hoạch nhỏ, xây dựng Nhà máy nhựa Thiếu niên tiền phong ở Hải Phòng. Ngày 30/5/1959, Nhà máy nhựa
mang tên đội khánh thành, Ban giám đốc đã trao cho đoàn đại biểu thiếu nhi miền Bắc 18.000 đồ chơi - sản phẩm
của nhà máy để trao tặng cho các bạn thiếu nhi miền Nam.
Ngày 15/5/1961, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội, Bác Hồ đã căn dặn các cháu thiếu niên nhi đồng 5
điều, từ đó đến nay 5 điều Bác Hồ dạy đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.
- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
- Học tập tốt, lao động tốt
- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
- Giữ gìn vệ sinh thật tốt

- Khiêm tốn, thật thà dũng cảm
Năm 1961, phong trào "Nghìn việc tốt" của Đội xuất hiện ở Tam Sơn, Hà Bắc và phát triển khắp các địa phương
trở thành một phong tràolớn của Đội cho đến nay, với nội dung: "Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu
ngoan Bác Hồ".
Ngày 20/12/1961 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong ở miền Nam
được thành lập và phong trào "Việc nhỏ chí lớn chống Mỹ cứu nước" của thiếu nhi miền Nam phát triển theo cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thiếu nhi cả
hai miền đã lập nên những chiến công xuất sắc.
Ngày 15/5/1966, nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội, Bác Tôn Đức Thắng thay mặt Đảng và Nhà nước đã
trao cho đội lá cờ thêu nhiệm vụ của Đội trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
"Vâng lời Bác dạy,
Làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ cứu nước
Thiếu niên sẵn sàng".
Ngày 30/4/1970, sau ngày Bác Hồ đi xa, thể theo nguyện vọng của thanh niên, đoàn viên, đội viên, thiếu nhi cả
nước, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết trao cho Đoàn và Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu
và từ đó đến nay Đội được mang tên: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh.
Ngày 30/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, ngày giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Tháng
6/1976, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 23 họp tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất tổ
chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong cả nước và đề nghị Ban chấp hành Trung ương đảng trao cho
Đội khẩu hiệu: "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!".

Hội đồng Đội Trung ương:
Địa chỉ: 64 Bà Triệu , Hà Nội
Điện thoại: 9430208
Kỹ năng Đội viên
TĐ-NA: 14:23-31/07/2009
Kỹ năng thứ nhất: THẮT KHĂN QUÀNG ĐỎ
Gấp chiều cạnh đáy khăn để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, đặt khăn vào cổ áo, dựng cổ áo lên, chỉnh
đuôi khăn giữa lưng áo, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.

Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra phía ngoài.
Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút (Từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.
Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải khăn trên và dưới nút khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống.
Kỹ năng thứ hai: CHÀO KIỂU ĐỘI VIÊN THIẾU NIÊN TIỀN PHONG.
Đội viên đứng ở tư thế nghiêm, mắt hướng về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đỉnh
đầu cách thùy trán bên phải khoảng 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khủy tay chếch ra phía trước tạo với
thân người một góc khoảng 130o.
Giơ tay lên đầu biểu hiện đội viên luôn luôn đặt lợi ích Tổ quốc và của tập thể Đội lên trên, năm ngón tay khép kín
tượng trưng cho ý thức đoàn kết của đội viên để xây dựng Đội vững mạnh.
Giơ tay chào và bỏ xuống theo đường ngắn nhất, không gây tiếng động.
Đội viên chào khi dự lễ chào cờ, đón đại biểu, báo cáo cấp trên, làm lễ tưởng niệm . . . chỉ chào khi đeo khăn
quàng đỏ hoặc đeo huy hiệu Đội.
Kỹ năng thứ ba: CẦM CỜ, GIƯƠNG CỜ, KÉO CỜ VÀ VÁC CỜ
* Cầm cờ : Bàn tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt lưng, đốc cán cờ đặt trên mặt đất, sát ngón út bàn chân phải.
Cầm cờ ở tư thế nghiêm : Khi có lệnh “Nghiêm!”, kéo cán cờ áp sát vào thân mình, người ở tư thế nghiêm.
Cầm cờ nghỉ : Khi nghe khẩu lệnh “Nghỉ!”, chân trái chùng và ngả cờ ra phía trước, tạo với thân người 1 góc 45o.
* Giương cờ : Được thực hiện khi chào cờ, lễ duyệt Đội, diễu hành và đón đại biểu.
+ Từ tư thế cầm cờ nghiêm chuyển sang giương cờ : Tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông
góc với thân người, cán cờ dựng thẳng đứng. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm – 30cm, tay
phải di chuyển xuống nắm sát đốc cán cờ, kéo sát vào ngang sườn đưa về tư thế giương cờ.
+ Từ tư thế vác cờ chuyển sang giương cờ : Tay phải kéo đốc cán cờ về sát thân người, tay trái đẩy cán cờ ra
phía trước về tư thế giương cờ.
* Vác cờ : Được sử dụng khi diễu hành, khi đưa cờ vào làm lễ chào cờ, lễ duyệt Đội, lễ đón đại biểu . . .
Động tác tư thế vác cờ : Từ tư thế cầm cờ nghiêm, tay phải cầm cờ giương lên trước mặt, tay thẳng và vuông góc
với thân người. Tay trái nắm cán cờ dưới bàn tay phải khoảng 20cm – 30cm, tay phải di chuyển xuống nắm sát
đốc cán cờ, đưa thẳng ra phía trước nghiêng với mặt đất góc khoảng 45o, tay trái kéo cán cờ đặt lên vai phải đưa
về tư thế vác cờ.

Kỹ năng thứ tư : HÔ ĐÁP KHẨU HIỆU ĐỘI.
- Khẩu hiệu Đội : “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa - Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại! Sẵn sàng!”, toàn đơn vị hô đáp lại :

“Sẵn sàng!”. Khi hô không giơ tay.
Kỹ năng thứ năm : CÁC ĐỘNG TÁC CÁ NHÂN TẠI CHỖ VÀ DI ĐỘNG.
- Đứng nghỉ : Người ở tư thế đứng, khi có lệnh “Nghỉ!” hai tay để thẳng thoải mái, chân trái hơi chùng xuống, trọng
tâm dồn vào chân phải, khi mỏi có thể đổi chân.
- Đứng nghiêm : Người ở tư thế đứng, khi có lệnh “Nghiêm!” người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng khép
sát thân người, bàn tay nắm tự nhiên, hai chân thẳng, khép sát, hai bàn chân tạo thành hình chữ V ( Góc 60o ).
- Quay bên trái : Khi có lệnh “Bên trái – Quay!”, sau động lệnh “Quay!” người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm
trụ, mũi chân phải làm điểm đỡ, quay người sang trái một góc 90o, sau đó rút chân phải lên, trở về tư thế đứng
nghiêm.
- Quay bên phải : Khi có lệnh “Bên phải – Quay!”, sau động lệnh “Quay!” người đứng nghiêm, lấy gót chân phải
làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người sang phải một góc 90o, sau đó rút chân trái lên, trở về tư thế đứng
nghiêm.
- Quay đằng sau : Khi có lệnh “Đằng sau – Quay!”, sau động lệnh “Quay! ” lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái
làm điểm đỡ, quay người sang phải một góc 180o, sau đó trở về tư thế đứng nghiêm.
- Dậm chân tại chỗ : Khi có lệnh “Dậm chân – Dậm!”, sau động lệnh “Dậm!”, bắt đầu bằng chân trái, dậm theo nhịp
hô hoặc còi, trống, nhưng không chuyển vị trí. Khi đặt chân xuống đất, mũi chân đặt trước rồi đến gót chân. Tay
phải vung về phía trước, bàn tay cao ngang thắt lưng, tay trái vung thẳng về phía sau. Khi có lệnh “Đứng lại –
Đứng!” (Động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải ), đội viên dậm chân thêm một nhịp, kéo chân phải về tư thế đứng
nghiêm.
- Chạy tại chỗ : Khi có lệnh “Chạy tại chỗ – Chạy!”, sau động lệnh “Chạy!”, bắt đầu bằng chân trái, chạy đều theo
nhịp còi hoặc lời hô, nhưng không chuyển vị trí, hai tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người, bàn tay
nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy. Khi có lệnh “Đứng lại – Đứng!” (Động lệnh
“Đứng!” rơi vào chân phải), đội viên dậm chân thêm ba nhịp nữa. Dậm chân phải về tư thế đứng nghiêm.
- Tiến : Khi có lệnh : “Tiến . . . bước – Bước!”, sau động lệnh “Bước!” người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu
bằng chân trái bước lên trước liên tục theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn
chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Lùi : Khi có lệnh : “Lùi . . . bước – Bước!”, sau động lệnh “Bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, bắt đầu
bằng chân trái bước liên tục về phía sau theo số bước người chỉ huy hô, khoảng cách bước chân bằng một bàn
chân, bước xong trở về tư thế nghiêm.
- Bước sang trái : Khi có lệnh : “Sang trái . . . bước – Bước!”, sau động lệnh “Bước!”, người đứng thẳng, mắt nhìn

thẳng, chân trái bước sang trái, (Chân phải bước theo kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ huy hô.
Mỗi bước rộng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm.
- Bước sang phải : Khi có lệnh : “Sang phải . . . bước – Bước!”, sau động lệnh “Bước!”, người đứng thẳng, mắt
nhìn thẳng, chân phải bước sang phải, (Chân trái bước theo kiểu sâu đo), cứ như vậy đến hết số bước người chỉ
huy hô. Mỗi bước rộng bằng vai, bước xong, trở về tư thế nghiêm.
- Đi đều : Khi có lệnh “Đi đều – Bước!”, sau động lệnh “Bước!”, bắt đầu bước bằng chân trái theo nhịp còi, trống
hoặc lời hô, tay phải đánh ra trước thắt lưng, tay trái vung thẳng ra phía sau đưa dọc theo người, bàn tay nắm tự
nhiên, bước đều đặn, người thẳng, mắt nhìn thẳng. Khi có lệnh “Đứng lại – Đứng!”, Động lệnh “Đứng!” rơi vào
chân phải, chân trái bước thêm một bước, rồi đưa chân phải lên, trở về tư thế đứng nghiêm.
Đi đều khác dậm chân tại chỗ cơ bản ở bước chân di chuyển, đầu gối không nhấc cao, bước đi bình thường, gót
chân xuống trước, mũi xuống sau, không đá hất chân về phía trước hoặc giật ra phía sau.
- Chạy đều : Khi có lệnh “Chạy đều – Chạy!”, sau động lệnh “Chạy! ”, bắt đầu chạy bằng chân trái theo nhịp còi
hoặc lời hô, đầu gối không nhấc cao, không đá chân, hai cánh tay co tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào thân người,
bàn tay nắm, đánh nhẹ ở tư thế thoải mái và vung dọc theo hướng chạy, người hơi đổ về trước. Khi có lệnh “Đứng
lại – Đứng!”, Động lệnh “Đứng!” rơi vào chân phải, đội viên chạy thêm 3 bước nữa rồi kéo chân phải về tư thế
đứng nghiêm.
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho đội ngũ cán bộ Đoàn
TĐ-NA: 14:27-31/07/2009
Là hạt nhân nòng cốt của phong trào Đoàn, đồng thời là người tổ chức, duy trì các hoạt động của tổ chức
Đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn mà trung tâm là Bí thư chi đoàn có vai trò quan trọng trong duy trì và tổ chức thực
hiện các hoạt động phong trào của tổ chức Đoàn. Tiến hành các hoạt động đó như: tổ chức diễn đàn, toạ đàm,
mạn đàm, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu người cán bộ Đoàn phải thuyết trình vấn đề trước đám dông.
Không những vậy, trong quá trình sinh hoạt Đoàn, kỹ năng thuyết trình của người cán bộ Đoàn cũng có vai trò
quan trọng giúp người Đoàn viên quán triệt tốt nội dung. Để rèn luyện cho đội ngũ cán bộ Đoàn có phương
pháp thuyết trình tốt mang lại hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, Cán bộ Đoàn cần phải chuẩn bị tốt nội dung vấn đề nào đó muốn trình bày. Bởi lẽ, việc chuẩn bị chu
đáo, cụ thể, tỉ mỉ nội dung vấn đề và lôgíc giữa các vấn đề sẽ giúp người cán bộ Đoàn hình thành nên phương
pháp thuyết trình phù hợp cho từng đối tượng, từng lĩnh vực, mỗi một nhiệm vụ và là cơ sở cho việc chuẩn bị
tâm lý. Ngược lại, nếu chuẩn bị không tốt nội dung cần trình bày, sẽ làm cho người cán bộ Đoàn trở thành
người bị động, lúng túng khi trình bày vấn đề trước đám đông, từ đó dẫn đến những ức chế cho người nghe,

làm cho vấn đề thuyết trình đạt hiệu quả không cao.
Hai là, phải chuẩn bị tốt tâm lý khi trình bày vấn đề. Tâm lý của người cán bộ Đoàn có ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả thuyết trình vấn đề, vì nếu có chuẩn bị nội dung tốt, nhưng khi trình bày vấn đề, người cán bộ Đoàn có
cảm giác thiếu tự tin, lúng túng, hồi hộp thì sẽ dẫn đến những lỗi thường gặp khi thuyết trình như: nói lắp, nói
nhát gừng, thậm chí nhầm lẫn nội dung khi trình bày. Ngược lại, nếu có tâm lý bình tĩnh, tự tin sẽ giúp cho
người cán bộ Đoàn truyền tải nội dung vấn đề một cách dễ dàng. Mặt khác, giải quyết được những tình huống
có thể nảy sinh khi trình bày vấn đề. Muốn có sự chuẩn bị tốt tâm lý, người cán bộ Đoàn phải có sự hiểu biết về
đối tượng cần trình bày, và điều quan trọng là phải thường xuyên tham gia các hoạt động trước đám đông.
Ba là, Phải chuẩn bị trước phương pháp trình bày vấn đề. Trước khi thuyết trình, người cán bộ Đoàn phải hình
thành cho mình phương pháp thuyết trình phù hợp với từng đối tượng, đối với những cán bộ Đoàn trẻ, ít tham
gia thuyết trình nếu cần thiết thì có thể luyện tập trước nội dung muốn trình bày, thông qua đó để điều chỉnh, bổ
sung nội dung, phương pháp trình bày cho phù hợp.
Thuyết trình là một hình thức diễn đạt vấn đề mang lại hiệu quả cao cho người cán bộ Đoàn trong quá trình
tham gia hoạt động phong trào, cũng như tổ chức duy trì sinh hoạt Đoàn. Muốn vậy người cán bộ Đoàn phải
thường xuyên rèn luyện khả năng thuyết trình của mình.
Theo tạp chí thanh niên Online
Kỹ năng tổ chức trò chơi thanh thiếu niên
TĐ-NA: 16:03-30/07/2009
Muốn tổ chức trờ chơi, người điều khiển trò chơi phải có một số kỹ năng và những hiểu biết cơ bản. Nội dung trò
chơi phong phú hấp dẫn, người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò vụng về thì cuộc chơi tập thể sẽ kém hiệu
quả và khó thành công. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng quản trò là vấn đề hết sức qua trọng và cần thiết đối với cán bộ
thanh niên cơ sở.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI THANH THIẾU NIÊN.
- Đáp ứng nhu cầu giao lưu, vui chơi giải trí của thanh thiếu nhi, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tạo sức
hấp dẫn của tổ chức Đoàn, Đội đối với thanh thiếu nhi.
- Thông qua trò chơi nhằm tạo môi trường tiên tiến để thanh thiếu niên rèn luyện nhân cách và các kỹ năng cần
thiết trong giao tiếp ứng xử.
- Tạo cơ hội cho thanh thiếu nhi thể hiện khả năng, năng khiếu, óc sáng tạo của mình trong những tình huống
có vấn đề.
II. KỸ NĂNG QUẢN TRÒ:

Muốn tổ chức trò chơi, người điều khiển trò chơi phải có một số kỹ năng và những hiểu biết cơ bản. Nội dung
trò chơi phong phú hấp dẫn, người chơi tham gia nhiệt tình nhưng quản trò vụng về thì cuộc chơi tập thể sẽ
kém hiệu quả và khó thành công. Vì vậy rèn luyện kỹ năng quản trò là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết
đối với cán bộ thanh niên ở cơ sở.
Người quản trò phải biết nhiều trò chơi
Biết nhiều trò chơi là điều không thể thiếu được đối với người quản trò. Trước hết trong cẩm nang của người
quản trò phải có đủ các loại trò chơi, có thể phân loại theo tính chất, nội dung, theo độ tuổi theo địa hình (vị trí
chơi) theo yêu cầu, theo quy mô vv để từ đó có thể tổ chức.
Trước hết quản trò phải nắm vững một số trò chơi hay nhất, dễ thực hiện nhất đã được người chơi hưởng ứng
và đã được tổ chức thành công để khởi đầu cho những trò chơi mới lạ tiếp theo.
- Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với tâm trạng người chơi.
Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt tình của người chơi từ đó
lựa chọn những trò phù hợp. Hãy chọn những trò chơi đơn giản làm mọi người đều có thể dễ dàng hưởng ứng.
Khi người chơi đã nhập cuộc thì bắt đầu đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn.
- Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hấp dẫn.
Điều kiện để cuộc chơi thành công là người chơi muốn chơi, chăm chú nghe quản trò và nắm vững luật chơi, tự
nguyện, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi.
Vì vậy, trước hết cần dùng những lời nói hết sức ngắn gọn, hài hước, dí dỏm, giới thiệu tên trò chơi, mục đích,
ý nghĩa của trò chơi. Tiếp theo cần nêu rõ cách chơi và những luật lệ cần tuân thủ. Sau cùng là nêu trước ý
định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật.
Cần cho mọi người chơi thử một lần, chơi nháp, sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng tài bắt lỗi những ai
phạm luật.
- Biết điều hành trò chơi một cách linh hoạt thông minh
Dự kiến những tình huống bắt trước và xử lý những tình huống bất trắc và xử lý những tình huống đó một cách
hợp lý.
Quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra những
người lanh lợi, hoạt bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi.
Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ thoải mái và hào hứng.
Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp dần lên. Biết dùng những trò chơi phụ làm
hình phạt tạo điều kiện tốt cho mọi người được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là

vào lúc cao điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí hoàn toàn thoải mái,
thư giãn thật sự, không kể thắng thua.
- Biết cách luyện tập tác phong cho phù hợp trong khi điều khiển trò chơi.
Dáng điệu, cử chỉ phải gây được thiện cảm, tạo được sự chú ý ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong
suốt cuộc chơi.
Tâm hồn trong sáng cởi mở, toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động biết nói sao cho đúng lúc,
đúng chỗ, đúng đối tượng, biết khích lệ sự cố gắng của mọi người đảm bảo hiệu quả giáo dục sâu sắc trong
cuộc chơi.
Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn, không cáu gắt, la mắng và sẵn sàng nhường "diễn đàn" cho
những quản trò khác mà không mặc cảm.
Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, nhanh chóng phát hiện và chỉ định quản trò
cho phù hợp với từng trò chơi.
- Biết tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị.
Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân về
vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức và phong cách của người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe các ý kiến nhận
xét, quan sát thái độ của người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lý.
Quản trò cần thuộc và hát đúng một số bài hát cộng động (đơn giản, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hát) để phục vụ cho
trò chơi.
Nên có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng và những băng reo trong sinh hoạt tập
thể.
- Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn:
Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích cực, hăng hái nhiệt tình
trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, mạnh dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn
tượng, tránh đứng ngoài cuộc bình phẩm, chê bai người khác.
Những điều nên tránh:
- Đưa trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
- Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi thiếu văn hoá, thiếu tính giáo dục.
- Dùng hình thức thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay thua, dễ gây nhàm chán.
- Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là một trọng tài khi thi đấu thể thao.
- Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua.

- Tự ái, nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách.
III. KỸ NĂNG XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG
- Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý.
Tình huống này gặp ngay trong các buổi sinh hoạt, hội hộp của Đoàn, Hội. Để tạo sự chú ý ban đầu, quản trò
có thể:
- Thực hiện một số băng reo "tràng pháo tay", "mưa rơi", vỗ tay theo qui ước
- Dùng còi hay tiếng võ tay (tạo tiếng vỗ khác thường) để tập trung chú ý, sau đó thực hiện vài trò chơi đơn
giản.
- Sử dụng một "vài hình phạt vui" để buộc những người khác phải cố gắng để không phạm luật.
- Sử dụng nhóm "thành viên tích cực" (ngay từ đầu đã trật tự chăm chú lắng nghe) làm nòng cốt cho một trò
chơi đơn giản. Khi đó buộc các người khác phải dừng các "việc riêng" khác "tò mò" quan sát, sau đó sẽ tự
nguyện nhập cuộc.
- Hát ngay một bài hát (không cần giới thiệu) rất tự nhiên và tỏ vẻ say sưa, từ đó tạo chú ý cho mọi người
- Không khí nặng nề trầm lắng, người chơi rụt rè, thiếu mạnh dạn.
- Nếu thực hiện ngay trò chơi sẽ dễ dàng thất bại.
- Nên bắt đầu bằng một "trò ảo thuật" hoặc kể một câu chuyện tiếu lâm.
- Tiếp đó thực hiện một số trò chơi tương ứng.
- Tăng dần liều lượng những trò chơi mang tính chất thi đua giữa các nhóm. Khi các nhóm đã vào cuộc để
giành thắng lợi là bạn đã thành công.
- Quản trò cũng có thể bắt đầu bằng cách cho tập thể hát một bài. Một bông hoa hay một cái mũ được chuyển
từ tay người này sang tay người khác theo nhịp bài hát. Khi bài hát đã kết thúc hoặc quản trò (quay mặt hướng
khác) bất ngờ thổi một tiếng còi thì người cầm bông hoa hay cái mũ ở thời điểm đó sẽ là người bắt buộc phải
hát một bài, cứ như vậy trò chơi tiếp tục.
- Người chơi nhiệt tình nhưng có sự ganh đua mãnh liệt giữa các nhóm chơi.
Đây là điều thường xảy ra, nếu như quản trò không có biện pháp xử lý thoả đáng thì cuộc chơi mất hết ý nghĩa.
Trước hết quản trò phải nhanh chóng phát hiện nguyên nhân. Thông thường là do luật chơi không chặt chẽ,
quản trò thưởng phạt không công minh, người chơi khích bác chê bai nhau, vv
- Sau khi phát hiện đúng nguyên nhân, quản trò công khai tuyên bố trước mọi người, rồi mới tiếp trò chơi cũ
hoặc chuyển sang trò chơi mới và bắt đầu bằng những quy ước chặt chẽ và kín kẽ hơn.
- Khi chia nhóm chơi nên cử nhóm trưởng và chọn một số trọng tài "công minh" không nằm trong các nhóm

chơi.
- Linh hoạt thay đổi trò chơi hay phương pháp điều khiển để tạo cho nhóm nào cũng có thể thắng cuộc.
- Khi cuộc chơi ở mức cao trào, có thể chuyển sang hình thức hoạt động khác tạo ra sự hoà hợp giữa các
nhóm.
Người chơi mệt mỏi và tỏ vẻ chán chường.
Có nhiều nguyên nhân như: Trò chơi quá khó, cuộc chơi quá dài hay luât chơi bắt buộc một người phải lặp đi
lặp lại nhiều động tác đứng lên, ngồi xuống, chạy đổi vị trí trò chơi đơn điệu không hấp dẫn hoặc không phù
hợp. Từ những nguyên nhân cụ thể mà quản trò lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp. Nhưng nói chung có thể
chọn một trò chơi thật nhẹ nhàng, hấp dẫn hay một bài hát tập thể để chấm dứt cuộc chơi. Cũng có thể chuyển
sang thực hiện những trò chơi trí tuệ như: "Đố vui có thưởng", "Hát đối" hoặc "kể chuyện vui".
- Không khí trầm lặng kém sôi nổi.
Đây cũng là tình huống thường gặp trong các buổi gặp mặt hay đi tham quan, dã ngoại. Trong trường hợp này
nên sử dụng một số loại trò chơi như: "Nối từ" (chia nhóm, nhóm này nêu ra một từ nhóm khác tìm từ khác nói
vào sao cho hai từ đó có nghĩa, cứ như vậy cho đến khi nhóm nào không tìm được thì thua. Ví dụ: màu xanh -
xanh tươi - tươi mát - mát mẻ - mẻ chua - chua ngoa - ngoa ngoắt - "hát liên khúc, "hát nối", "đối vui", "thi kể
chuyện tiếu lâm ").
- Người chơi đề nghị thực hiện những trò chơi ngoài dự kiến
Trong trường hợp này quản trò nhanh chóng khéo léo thực hiện đề nghị đó, xem như đó là trò chơi được dự
định từ trước (nếu quản trò hiểu rõ trò chơi đó). Cũng có thể khéo léo giới thiệu ngay người đề nghị điều khiển
trò chơi tập thể, khi đó mình đóng vai trò "quản trò phụ".
- Chỉ định ai làm gì nhưng họ không thực hiện
Muốn thoát khỏi tình huống này có 3 cách như sau:
Thứ nhất, phát cho mỗi người một mẩu giấy trắng nhỏ. Người chơi với sự quen biết của mình trong tập thể sẽ
ghi vào mẩu giấy của mình để đề nghị ai đó làm một việc gì hợp với khả năng của họ. Quản trò thu lại và đọc
từng mẩu giấy.
Thứ hai, dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi, những người bị phạm luật là những người buộc phải thực hiện
một yêu cầu hợp lý của quản trò.
Thứ ba, quản trò chuẩn bị một số mẫu giấy trong đó có ghi rõ yêu cầu phổ thông nhất; hát, kể chuyện, đọc thơ,
cười, khóc Sau đó chọn một trong các mẩu giấy gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một bài và bông hoa
được chuyển từ người này sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa ở trên tay ai thì người đó sẽ mở

mẩu giấy ra và đọc cho mọi người biết và thực hiện yêu cầu ghi trên mảnh giấy đó.
- Những người phạm lỗi không muốn thực hiện hình phạt của cuộc chơi
Trong trường hợp này có thể vì hình phạt ngoài khả năng của người phạm lỗi, cũng có thể vì nhút nhát quá
không dám thực hiện hoặc do quản trò không nghiêm minh khi phạt những người phạm lỗi trước đó. Vì vậy
trước hết quản trò chọn những hình phạt dễ thực hiện, chọn những trò chơi phụ để phạt như: "phỏng vấn", "tìm
người yêu", "tìm chỉ huy" Nếu người phạm lỗi quá nhút nhát có thể tiếp tục trò chơi khác để bắt lỗi tập thể và
dùng hình phạt chung cho tập thể những người phạm lỗi, khi đó mọi người sẽ mạnh dạn lên.
Ngoài 8 tình huống thường gặp nêu trên còn có biết bao những tình huống khác cần xử lý kịp thời. Bí quyết
thành công chính là ở chỗ người quản trò biết nắm vững tâm lý, nhu cầu của người chơi, thường xuyên rèn
luyện kỹ năng quản trò và thu thập, phân loại các trò chơi, thực hiện sự ham chơi khi cần thiết.
V. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ''CẨM NANG" TRÒ CHƠI
1. Sưu tầm trò chơi:
Mỗi cán bộ Đoàn, Hội, Đội nên có bộ sưu tập trò chơi theo thể loại. Trò chơi dân gian, trò chơi sinh hoạt tập thể
và trò chơi thể thao từ các nguồn sau:
- Các loại trò chơi đã in thành sách
- Các loại trò chơi đã in trong các báo viết và giới thiệu trên truyền hình.
- Các trò chơi trong sinh hoạt cộng đồng mà bản thân được tham dự, được quan sát, sau đó ghi chép lại.
- Các trò chơi được người khác phổ biến lại.
2. Tổ chức thi sưu tầm và điều khiển trò chơi.
Thông qua các cuộc sinh hoạt cộng đồng, các lớp tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, Đội có thể tổ chức cuộc thi sưu
tầm và điều khiển trò chơi phục vụ cho từng chủ đề nhất định. Sau đó chọn biên tập lại, nếu có điều kiện thì tổ
chức chơi mà mỗi trò chơi đều do người sưu tầm đứng ra làm quản trò.
3. Sáng tác trò chơi:
a. Tổ chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đã nêu trên có thể tổ chức cuộc thi sáng tác trò chơi trong
cán bộ, đoàn viên, hội viên theo các hướng sau:
- Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng đối tượng: thiếu niên, nhi đồng, thanh niên nông thôn, thanh niên trường
học, thanh niên quân đội
- Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các vấn đề dân số, sức khoẻ, môi
trường và sinh hoạt thường ngày của các bạn trẻ.
- Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh hoạt như; cắm trại, dã ngoại, CLB gia đình trẻ, CLB ngoại

ngữ, CLB toán, thơ
Mỗi trò chơi khi sáng tác cần tuân thủ những quy định chặt chẽ; mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của trò chơi, đối
tượng, số lượng người chơi, luật chơi và cách tổ chức.
Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho mọi người thông qua chơi thử. Những trò
chơi nào đạt yêu cầu đưa ngay vào bộ sưu tập.
b. Từ một trò chơi đã có trên thực tế, thiết lập nguyên tắc đưa ra nhiều trò chơi khác tương tự.
Trên thực tế có những trò chơi hay có thể phát triển thành nhiều trò chơi khác (là hệ quả của nó) mà người chơi
không cảm thấy bị trùng lặp. Bí quyết chính là ở chỗ tìm thấy nguyên tắc của nó rồi dựa vào từng hoàn cảnh,
từng đối tượng cụ thể để hình thành các trò chơi khác.
4. Sưu tập các mẫu chuyện vui, câu đố
Những mẫu chuyện vui, các loại câu đố dân gian hàng ngày là kho tư liệu quý cho chúng ta trong điều hành
cuộc chơi. Người quản trò nhất thiết phải có vốn đó để sử dụng khi cần thiết như làm thư giãn cuộc chơi, hay
chuyển sang trò chơi trí tuệ (đố vui) hoặc trò chơi mang tính vui chơi dân gian giải trí (thi kể chuyện vui)
Ngoài những phương pháp trên có thể tận dụng mọi điều kiện, mọi lúc để ghi ghép những kinh nghiệm, tư liệu
của người khác mà mình bất chợt gặp hay những ý nghĩ xuất hiện trong đầu.
Nếu quan tâm thường xuyên đến những vấn đề trên bạn sẽ có thể trở thành người quản trò "giàu có" một hành
trang không thể thiếu được của người cán bộ thanh thiếu niên hôm nay.
Nguồn: tapchithanhnien.org
Hướng dẫn tổ chức Đại hội đoàn các cấp
TĐ-NA: 08:49-25/02/2009
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đoàn của cấp ấy. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo
là Ban Chấp hành, giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ.
I. NHIỆM KỲ ĐẠI HÔỊ CỦA CÁC CẤP BỘ ĐOÀN :
1. Đại hội Chi đoàn, Đoàn trường Trung học phổ thông và dạy nghề là 1 năm 1 lần. Nhiệm kỳ của Liên chi đoàn
theo nhiệm kỳ của Đoàn cấp trên trực tiếp.
2. Đại hội Chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đoàn các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp là 5 năm 2 lần.
3. Đại hội Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn; đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên là 5 năm 1 lần.
4. Nhiệm kỳ đại hội Đoàn Đại học Quốc gia, đại học khu vực là 5 năm 1 lần. Các trường thành viên trực thuộc
Đoàn Đại học quốc gia, Đại học khu vực nhiệm kỳ đại hội là 5 năm 2 lần.

II. NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP:
1. Thảo luận thông qua các báo cáo của Ban chấp hành trong nhiệm kỳ vừa qua.
2. Quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong nhiệm kỳ tới.
3. Bầu Ban chấp hành mới.
4. Góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có)
5. Bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên ( nếu có)
Bình thường đại hội Đoàn các cấp có ba nhiệm vụ 1, 2, 3. Khi chuẩn bị cho Đại hội Đoàn cấp trên thì đại hội Đoàn
các cấp có thêm hai nhiệm vụ 4, 5.
III. QUY TRÌNH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI :
1. Công tác chuẩn bị đại hội :
+ Thành lập và phân công nhiệm vụ các tiểu ban :
Có thể hình thành 4 tiểu ban cơ bản gồm :
Tiểu ban Nội dung.
Tiểu ban Nhân sự.
Tiểu ban Tuyên truyền.
Tiểu ban Hậu cần.
Số lượng, cơ cấu, nội dung công việc, quy chế làm việc của các tiểu ban do BTV Đoàn các cấp quyết định, trưởng
các tiểu ban nên phân công các đồng chí là Bí thư, Phó Bí thư, Uỷ viên Thường vụ hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành
phụ trách. Nhiệm vụ cơ bản của các tiểu ban như sau :
Tiểu ban Nội dung :
- Xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội gồm : Báo cáo tổng kết, phương hướng công tác; diễn văn khai mạc, bế
mạc, nghị quyết đại hội …
Định hướng các nội dung cần thảo luận đóng góp ý kiến cho báo cáo tổng kết, phương hướng công tác và các văn
kiện của đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có).
Xây dựng chương trình đại hội.
Tổng hợp các ý kiến đóng góp vào dụ thảo các văn kiện của Đại hội.
Dự thảo các bài phát biểu cho lãnh đạo( nếu cần), biên bản đại hội, kịch bản điều hành đại hội ( chi tiết) cũn như
chuẩn bị các diễn đàn đặt các bài tham luận, báo cáo điển hình…
Biên tập, xuất bản các sách như Lịch sử Đoàn của địa phương, đơn vị, gương điển hình, mô hình thanh niên tiêu
biểu, chuẩn bị công tác khen thưởng tại đại hội ( nếu có)

Tiểu ban Nhân sự :
Xây dựng đề án phân bổ đại biểu cho các đơn vị cấp dưới.
Xây dựng đề án và chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành cùng cấp
Xây dựng đề án nhân sự đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành.
Xây dựng các văn bản phục vụ đại hội như : Thông tri triệu tập đại biểu, nội quy đại hội, các văn bản phục vụ cho
công tác bầu cử, thể lệ bầu cử; biên bản kiểm phiếu, biên bản thẩm tra tư cách đại biểu…
Tiểu ban Tuyên truyền :
- Tham mưu cho BTV phát động phong trào thi đua, hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền trước, trong và
sau khi đại hội.( Văn hoá, văn nghệ, TDTT, các cuộc thi…)
- Chuẩn bị trang trí khẩu hiệu, pa-nô, áp phích và trang trí khánh tiết hội trường đại hội.
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ diễn ra trong thời gian đại hội hoạt động chào mừng thành công đại hội.
Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền sau đại hội.
Tiểu ban Hậu cần :
- Chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện để phục vụ cho đại hội.
IV. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI.
1. Chuẩn bị các tư liệu cho báo cáo
Nghị quyết đại hội Đoàn.
Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi các năm trong nhiệm kỳ
Báo cáo của đại hội Đoàn các đơn vị cấp dưới.
Nghị quyết của đaij hội Đảng cùng cấp.
Các văn kiện và các loại thông tin khác.
2. Đề cương của báo cáo. Có thể gồm 3 phần :
Phần 1: Đặc điểm tình hình ( của địa phương, của tổ chức Đoàn, tình hình thanh niên, nêu khái quát những đặc
điểm liên quan trực tiếp đến đánh giá).
Phần 2: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên nhiệm kỳ vừa qua.
Kết quả và những việc đã làm được.
Những hạn chế và tồn tại, những khó khăn của tổ chức Đoàn, của cán bộ, đoàn viên và thanh niên.
Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.
Phần 3 : Phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên nhiệm kỳ tới.

a. Những căn cứ để xác định phương hướng ( nên dựa vào yêu cầu, nội dung của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của địa phương đơn vị và nhu cầu nguyện vọng của đoàn viên thanh niên để xây dựng phương
hướng).
b. Các mục tiêu và chương trình công tác trong nhiệm kỳ tới( cấp cơ sở có thể đưa nội dung phân công
trách nhiệm cụ thể đối với từng uỷ viên Ban Chấp hành, các điều kiện để đảm bảo cho hoạt động…)
Những giải pháp cơ bản để thực hiện các mục tiêu và chương trình.
Chú ý: Báo cáo cần xây dựng ngắn gọn, cụ thể, sát thực tế ( nhất là cấp cơ sở).
V. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÂN BỔ ĐẠI BIỂU:
Số lượng : Thực hiện theo mục 3 điều 7 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Cách phân bổ đại biểu :
Số đại biểu là uỷ viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội :
Các đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành ở đơn vị nào là đại biểu chính thức của đơn vị đó.
b. Số đại biểu chỉ định : Nên chỉ định những trường hợp thật cần thiếi và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu
( không nhất thiêt đến 5 %). Đại biểu chỉ định được phân về làm thành viên của các đoàn đại biểu.
c. Số đại biểu do Đại hội Đoàn cấp dưới bầu lên. Cách phân phối như sau :
+ Để đảm bảo số lượng, tránh sự chênh lệch đại biểu quá lớn giữa các đoàn, nên dự kiến mặt bằng số
lượng đại biểu của các đơn vị cấp dưới và các đơn vị trực thuộc.
+ Sau khi có mặt bằng số lượng đại biểu ở các đơn vị thì số đại biểu còn lại sẽ được phân phối cho các đơn
vị theo số lượng đoàn viên hiện có.
Ví dụ :
- Tỉnh Đoàn A có 16 huyện, thị Đoàn và 4 Đoàn trực thuộc với tổng số đoàn viên là 63.000. Số lượng uỷ viên Ban
Chấp hành đương nhiệm là 29 đồng chí. Ban chấp hành Tỉnh đoàn quyết định số lượng đại biểu đại hội là 250
đồng chí. Cách phân phối đại biểu như sau :
Số lượng đại biểu là Uỷ viên Ban Chấp hành : 29.
Số lượng đại biểu chỉ định là 7 ( tối đa là 250 x 5% = 13 ).
biểu do bầu cử từ cấp dưới lên là 214 ( 250 – 36 = 214 đ/c) dự kiến phân phối như sau :
a. Dự kiến mặt bằng số lượng đại biểu.
+ Các huyện, thị xã là 5 đ/c x 16 = 80 đại biểu.
+ Các đơn vị trực thuộc là 2 đ/c x 4 = 8 đại biểu.
( Tổng số là 88 đại biểu )

b. Số lượng đại biểu còn lại để phân phối cho các đơn vị là :
214 – 88 = 126 đại biểu.
c. Tỷ lệ số lượng đoàn viên trên 1 đại biểu là :
63 000 : 126 = 500 đoàn viên / 1 đại biểu.
d. Căn cứ vào tỷ lệ phân phối 126 đại biểu còn lại theo số lượng đoàn viên hiện có của các đơn vị.
3. Dự kiến xây dựng cơ cấu đại biểu của đại hội :
Trong đề án phân phối đại biểu nên dự kiến các tỷ lệ sau :
+ Tỷ lệ đại biểu nữ.
+ Tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số.
+ Tỷ lệ đại biểu thanh niên Tôn giáo.
+ Tỷ lệ cơ cấu đại biểu theo các đối tượng ( Cán bộ Đoàn chuyên trách, cán bộ Đoàn cơ sở, cán bộ Chi đoàn và
Đoàn viên, cán bộ phụ trách đội…)
+ Tỷ lệ cơ cấu đại biểu theo khu vực ( nông thôn, đô thị, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, trường
học, lực lượng vũ trang…)
- Căn cứ tỷ lệ chung và số lượng đại biểu của các đoàn để hướng dẫn và chỉ đạo cơ cấu đại biểu theo khu vực
( nông thôn, cơ quan doanh nghiệp, trường học, đường phố, lực lượng vũ trang…)
Căn cứ tỷ lệ chung và số lượng đại biểu của các đoàn để hướng dẫn và chỉ đạo cơ cấu đại biểu đại hội của các
đơn vị.
VI. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH (ÁP DỤNG CHO CẤP ĐOÀN CƠ SỞ
TRỞ LÊN )
1. Quy trình :
1.1. Đánh giá kết quả hoạt động của Ban Chấp hành đương nhiệm về cơ cấu, số lượng và hiệu quả chỉ
đạo… những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc xây dựng Ban Chấp hành khoá mới.
1.2. Xác định yêu cầu tiêu chuẩn và cơ cấu của Ban Chấp hành khoá mới để Đoàn cấp dưới thảo luận và
giới thiệu nhân sự ( văn bản giới thiệu cần có ý kiến của cấp uỷ Đảng cùng cấp ).
1.3. Tập hợp danh sách, lập hồ sơ nhân sự giới thiệu tham gia Ban Chấp hành khoá mới đồng thời tiến
hành xác minh đối với các trường hợp cần thiết.
1.4. Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ Đảng cùng cấp và Đoàn cấp trên về dự kiến nhân sự.
1.5. Hoàn chỉnh danh sách dự kiến Ban Chấp hành khoá mới ( kể cả hồ sơ ) để Đoàn chủ tịch đại hội giới
thiệu ( hoặc cung cấp ) khi đại hội yêu cầu.

2. Duyệt nhân sự Ban Chấp hành Đoàn các cấp :
Đoàn cấp trên duyệt cơ cấu Ban Chấp hành Đoàn cấp dưới trực tiếp và danh sách dự kiến bầu vào Ban
Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực. Thủ tục khi xét duyệt gồm :
+ Đề án Ban Chấp hành.
+ Danh sách trích ngang nguồn bố trí vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn.
+ Sơ yếu lý lịch của Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư dự kiến.
3. Phương pháp tiến hành đại hội :
* Trang trí đại hội :
Tuỳ theo điều kiện thực tế ở các đơn vị mà tiến hành công tác tuyên truyền và trang trí, tạo nên màu sắc
không khí trang nghiêm, trẻ trung của đại hội.

- Đường chính tới địa điểm tổ chức đại hội và xung quanh phía ngoài có thể bố trí cờ, pa-nô, áp phích, băng
rôn…
* Trong hội trường nhìn từ phía dưới lên :
+ Trên cùng ngang phông là khẩu hiệu : “ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”.
+ Cờ Đoàn và Huy hiệu Đoàn treo thấp hơn phông treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng; phía dưới cờ Tổ quốc, cờ
Đảng là tượng Bác ( hoặc ảnh Bác ); dưới cờ ( hoặc Huy hiệu Đoàn ) là dòng chữ “ Đại hội Đoàn…”trình bày theo
mẫu ( có thể bố trí 2 hoặc 3 hàng với 2 kiểu chữ khác nhau).
+ Dưới chân phông có thể bố trí một hàng cây cảnh.
+ Hai bên cánh gà có thể để 2 tấm pa-nô, áp phích trích nghị quyết của Đảng của Đoàn về công tác thanh
niên.
+ Xung quanh hội trường có thể trang trí khẩu hiệu, tranh ảnh cổ động tuyên truyền.
VII. TRÁCH NHIỆM VÀ CÁCH BẦU ĐOÀN CHỦ TỊCH, CỬ ĐOÀN THƯ KÝ, VÀ BẦU BAN THẨM TRA TƯ CÁCH
ĐẠi BIỂU CỦA ĐẠI HỘI :
1. Trách nhiệm :
a. Trách nhiệm của Đoàn Chủ tịch:
- Điều khiển đại hội theo chương trình đã được đại hội quyết định.
- Hướng dẫn đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành, quyết định phương hướng
nhiệm vụ công tác Đoàn nhiệm kỳ tới và những vấn đề có liên quan.
- Quyết định việc lưu hành các tài liệu và kết luận các vấn đề của đạ hội hoặc hội nghị.

- Lãnh đạo việc bầu cử của đại hội, gồm các nội dung :
+ Hướng dẫn để đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành và đại biểu
đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
+ Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử, tiếp thu ý kiến và quyết định cho rút tên hay không cho rút tên người trong danh
sách bầu cử.
+ Giới thiệu số lượng, danh sách Ban kiểm phiếu, Trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết, điều hành hoạt
động của Ban kiểm phiếu.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đại hội.
- Điều khiển thông qua nghị quyết đại hội.
- Tổng kết đại hội.
b- Trách nhiệm của Đoàn thư ký :
- Ghi Biên bản đại hội. Tổng hợp ý kiến phát biểu và các biểu quyết.
- Trình bày nghị quyết đại hội ( việc biểu quyết Nghị quyết đại hội do Đoàn chủ tịch điều hành).
- Nhận và đọc thư, điện chào mừng đại hội.
c- Trách nhiệm của Ban Thẩm tra tư cách đại biểu :
- Căn cứ tiêu chuẩn đại biểu và các nguyên tắc, thủ tục về bầu cử để xét tư cách đại biểu do cấp dưới bầu lên.
- Tổng hợp và báo cáo với đại hội về tình hình đại biểu.
- Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu, về thực hiện nguyên tắc, thủ tục bầu cử của các cấp
dưới và những trường hợp xét thấy không đầy đủ tư cách đại biểu để đại hội quyết định.
Trong quá trình đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu có trách nhiệm theo dõi hoạt động của đại biểu, nếu có
những hiện tượng vi phạm nội quy, quy định, gây khó khăn cho đại hội thì có thể nhắc nhở phê bình hoặc đề nghị
đại hội bác bỏ tư cách đại biểu. Đại biểu bị bác bỏ tư cách đại biểu thì không được dự đại hội nữa.
Ban Chấp hành triệu tập đại hội, khi tổng hợp danh sách về đại biểu dự đại hội cần chuẩn bị trước các nội dung
thuộc về trách nhiệm của Ban Thẩm tra tư cách đại biểu để đến đại hội Ban Thẩm tra tư cách đại biểu thẩm tra
báo cáo kết quả. Nếu có đơn thư khiếu nại hoặc phản ánh về tư cách đại biểu sẽ xem xét thẩm tra và báo cáo với
đại hội.
d- Trách nhiệm của Ban kiểm phiếu :
- Hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục và cách tiến hành bầu cử.
- Phát phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả.
- Xem xét tập thể báo cáo với Đoàn chủ tịch hoặc đại hội quyết định những trường hợp vi phạm nguyên tắc

bầu cử hoặc đơn từ khiếu nại về bầu cử.
- Làm biên bản bầu cử.
2. Cách bầu Đoàn chủ tịch, Ban thẩm tra tư cách đại biểu và Ban kiểm phiếu:
a- Bầu Đoàn Chủ tịch :
- Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội dự kiến danh sách Đoàn chủ tịch là những đại biểu chính thức của đại
hội để giới thiệu với đại biểu của đại hội.
- Nếu đại biểu đại hội không giới thiệu thêm thì có thể biểu quyết bằng cách giơ tay một lần toàn bộ danh sách
dự kiến.
Nếu đại biểu đại hội có giới thiệu thêm thì biểu quyết từng người một để lấy những người được tín nhiệm cao hơn.
Số lượng Đoàn chủ tịch : tuỳ điều kiện cụ thể ở mỗi cấp, mỗi địa phương, để có số lượng hợp lý, song không nên
quá đông và không nên cấu tạo hình thức. ( Ngoài những uỷ viên của Đoàn chủ tịch là những đại biểu chính thức
được đại hội bầu. Tuỳ tình hình cụ thể có thể mời đại diện cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên tham gia Đoàn chủ tịch).
b- Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu :
- Tương tự như bầu Đoàn Chủ tịch ( đối với đại hội toàn thể, không phải bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Việc
xem xét tư cách đại biểu do Đoàn chủ tịch quyết định).
c- Bầu Ban kiểm phiếu :
- Đoàn chủ tịch giới thiệu dự kiến danh sách Ban kiểm phiếu ( là những đại biểu chính thức không có tên trong
danh sách bầu cử ).
- Nếu đại biểu đại hội không giới thiệu thêm thì giơ tay biểu quyết một lần toàn bộ danh sách ( bằng hình thức giơ
tay ).
- Nếu đại biểu giới thiệu thêm thì biểu quyết từng người một.
d- Thư ký đại hội :
Do Đoàn chủ tịch quyết định số lượng và lựa chọn để báo cáo với đại hội.
Chú ý : Trừ Ban kiểm phiếu còn việc bầu Đoàn Chủ tịch, Ban thẩm tra tư cách đại biểu tiến hành bầu ở phần trù bị
đại hội.
VIII- CHƯƠNG TRÌNH ĐẠi HỘI :
1. Đại hội cấp cơ sở :
- Chào cờ, hát Quốc ca, bài ca chính thức của Đoàn.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu ( khai mạc đại hội)
- Bầu Đoàn chủ tịch và Đoàn chủ tịch giới thiệu giới thiệu các thư ký của đại hội.

- Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu ( trừ đại hội đoàn viên ).
- Đoàn chủ tịch công bố chương trình và thời gian làm việc của đại hội.
- Trình bày báo cáo nhiệm kỳ qua, phương hướng công tác trong nhiệm kỳ tới và bản kiểm điểm hoạt động
của Ban Chấp hành. Báo cáo đóng góp ý kiến vào văn kiện đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có ).
- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu.
- Đại hội thảo luận.
- Khen thưởng ( nếu có ).
- Đại diện cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên phát biểu ý kiến.
- Đoàn chủ tịch công bố Ban Chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tiến hành bầu Ban Chấp hành của nhiệm kỳ
mới. Trình bày đề án nhân sự Ban Chấp hành khoá mới, yêu cầu, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn uỷ viên Ban Chấp
hành. Đại hội thảo luận và ứng cử, đề cử.
- Đoàn chủ tịch trả lời, giải thích những ý kiến của đại biểu, quyết định cho rút tên hoặc không cho rút tên ra
khỏi danh sách bầu cử ( nếu có )và điều khiển đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử.
- Bầu ban kiểm phiếu.
- Bầu cử.
- Đại hội tiếp tục thảo luận hoặc giải lao trong khi ban kiểm phiếu tiến hành công tác kiểm phiếu.
- Công bố kết quả, Ban chấp hành mới ra mắt.
- Thông qua Nghị quyết của đại hội.
- Tổng kết, bế mạc đại hội ( có chào cờ ).
Trong trương hợp có bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên thì trong chương trình đại hội có thêm phần bầu cử
này. Đoàn chủ tịch đại hội cần sắp xếp thời gian hướng dẫn đại hội bầu cử theo đúng yêu cầu và số lượng do
Đoàn cấp trên phân bổ. ( Trường hợp có khen thưởng tập thể, cá nhân trong nhiệm kỳ hoặc trao tặng bức trướng,
thì có thể bố trí trong khoảng thời gian Ban kiểm phiếu làm việc hoặc trứơc khi cấp uỷ và Đoàn cấp trên phát biểu
ý kiến).
2. Đại hội cấp huyện, tỉnh và tương đương :
Phần trù bị ( hoặc đại hội chính thức – phiên nội bộ )
Có thể họp từ hôm trước để làm các việc sau :
- Ổn định tổ chức, hướng dẫn đại biểu những vấn đề cần thiết trong đại hội, phổ biến nội quy, xác định thái độ và
trách nhiệm của đại biểu trong trong quá trình đại hội.
- Bầu Đoàn chủ tịch và Ban thẩm tra tư cách đại biểu, cử thư ký đại hội.

- Đoàn Chủ tịch hội ý, phân công điều khiển, thực hiện chương trình đại hội.
- Thông qua chương trình và thời gian làm việc của đại hội.
Phần chính thức :
- Chào cờ, hát Quốc ca và bài ca chính thức của Đoàn.
- Đọc lời khai mạc và giới thiệu đại biểu.
- Trình bày báo cáo của Ban Chấp hành cũ ( đầy đủ hoặc tóm tắt ) đánh giá kết quả công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu niên nhiệm kỳ qua và chương trình hoạt động của nhiệm kỳ tới.
- Báo cáo kiểm điểm công tác của Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ.
- Ban Thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo kết quả thẩm tra và biểu quyết tư cách đại biểu.
- Đại hội thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo của đại hội và các văn bản của đại hội Đoàn cấp trên.
- Đoàn Chủ tịch công bố Ban Chấp hành cũ hết nhiệm kỳ và tuyên bố đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành của
nhiệm kỳ mới.
Trình bày đề án Ban Chấp hành mới và đề án bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có ).
- Đại hội thảo luận góp ý vào đề án và biểu quyết thông qua đề án Ban Chấp hành mới và đề án đoàn đại biểu đi
dự đại hội Đoàn cấp trên (nếu có ).
- Đại hội thảo luận về nhân sự và ứng cử, đề cử đại biểu tham gia Ban Chấp hành ( có thể chia tổ nếu cần ).
- Đoàn Chủ tịch báo cáo với đại hội danh sách ứng cử, đề cử, dành thời gian cho các đại biểu ứng cử, đề cử hoặc
xin rút tên. Đoàn Chủ tịch hội ý và quyết định về việc cho rút tên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu cử và
báo cáo với đại hội. Đại hội xem xét và biểu quyết thông qua danh sách bầu cử. ( Bốn nội dung về bầu Ban Chấp
hành khoá mới này có thể thực hiện ở phần đại hội nội bộ và sau đó họp Ban Chấp hành để phiên chính thức công
bố và ra mắt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư tại đại hội).
- Bầu Ban kiểm phiếu
- Bầu cử, kiểm phiếu.
- Thi đua khen thưởng ( nếu có )
- Phát biểu ý kiến của cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên.
- Công bố kết quả bầu cử, Ban Chấp hành mới ra mắt.
- Đại hội biểu quyết thông qua Nghị quyết.
- Tổng kết và bế mạc đại hội ( có chào cờ ).
( Trong phần đại hội chính thức tuỳ điều kiện cụ thể có thể sắp xếp chương trình đại hội thành phiên họp nội bộ và
phiên họp công khai).

Trong quá trình đại hội, Đoàn chủ tịch cần bố trí thời gian để đại hội tiếp nhận các đoàn đại biểu đến chào mừng,
nghe ý kiến của cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên, nghe thư, điện chào mừng của các địa phương, sinh hoạt và văn
nghệ tổng kết thi đua.vv…
IX. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BẦU CỬ BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN:
1. Đoàn Chủ tịch trình bày với đại hội đề án xây dựng Ban Chấp hành mới ( đề án này đã được Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ, cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên góp ý kiến ). Trong đề án cần nêu rõ yêu cầu nhiệm vụ, tiêu
chuẩn, dự kiến số lượng, cơ cấu uỷ viên Ban Chấp hành.
2. Đại hội thảo luận và biểu quyết về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, uỷ viên Ban Chấp hành khoá mới.
3. Các tổ hoặc đoàn đại biểu họp thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
Trưởng đoàn hoặc tổ trưởng có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo đoàn, tổ thảo luận về dự kiến cơ cấu
nhân sự đã đươc cấp uỷ Đảng và Đoàn cấp trên cho ý kiến. Vì vậy, trước khi thảo luận tổ, Đoàn chủ tịch hoặc
đồng chí Bí thư đương nhiệm cần bố trí thời gian để họp riêng vơí các trưởng đoàn, tổ trưởng nắm vững và thông
suốt để giới thiệu đảm bảo tập trung. Hội nghị này cần đến sự thống nhất.
Dưới sự định hướng của các trưởng đoàn( hoặc tổ trưởng), đại biểu thảo luận góp ý xây dựng đề án Ban
Chấp hành mới. Cần dành thời gian đích đáng để thảo luận kỹ và thống nhất cao về cơ cấu Ban Chấp hành. Sau
đó bám sát cơ cấu để tiến hành ứng cử, đề cử. Không nhất thiết đề cử đủ số lượng, mà biết ai, hiểu ai, tín nhiệm
ai thì đề cử người đó. Khi đề cử người giới thiệu cần cung cấp về trích ngang lý lịch của đồng chí mà mình giới
thiệu. Khi hết ý kiến ứng cử, đề cử tổ trưởng tổng hợp danh sách để báo cáo Đoàn Chủ tịch.
4. Đoàn chủ tịch tổng hợp dnah sách ứng cử, đề cử; nếu thấy số lượng ứng cử, đề cử quá nhiều so với số
lượng Ban Chấp hành mới, có thể gây khó khăn cho việc bầu Ban Chấp hành mới thì Đoàn Chủ tịch cần họp lại
với tổ trưởng hoặc trưởng đoàn để thảo luận thống nhất cách chỉ đạo và hướng giải quyết. Nếu cần, Đoàn Chủ
tịch có thể đề nghị các tổ hoặc một số tổ có liên quan thảo luận tiếp theo hướng chỉ đạo chung. Sau khi các đoàn,
các tổ phản ánh kết quả việc thảo luận lần thứ hai với Đoàn Chủ tịch về những trường hợp xin rút hoặc để lại trong
danh sách bầu, Đoàn Chủ tịch tập hợp lại danh sách những người ứng cử và được đề cử .
5. Đoàn Chủ tịch công bố danh sách ứng cử, đề cử do các đoàn, các tổ thảo luận giới thiệu với đại hội.
- Công bố những trường hợp xin rút tên của người ứng cử, được đề cử và những ý kiến xin rút của tập thể
hoặc cá nhân người đề cử.
- Công bố những trường hợp được Đoàn Chủ tịch đồng ý hay không đồng ý cho rút tên.
- Công bố danh sách ứng cử, đề cử chính thức để đại hội biểu quyết thông qua, sau đó tiến hành in phiếu
bầu.

6. Đại hội bầu Ban kiểm phiếu : Ban kiểm phiếu báo cáo nguyên tắc, thủ tục bầu cử, hướng dẫn cách bỏ
phiếu , kiểm tra số lượng phiếu, thùng phiếu và phát phiếu cho các trưởng đoàn hoặc tổ trưởng nên ghi chép số
lượng phiếu và ký nhận.
7. Tiến hành bầu cử :
Lưu ý: Khi đại hội yêu cầu hoặc khi xét thấy thật cần thiết, không làm mất dân chủ trong bầu cử thì Đoàn chủ
tịch có thể công bố danh sách dự kiến Ban Chấp hành mới do Ban Chấp hành khoá cũ giới thiệu.
Nếu có điều kiện nên in trích ngang ngắn gọn danh sách bầu cử, theo thứ tự phiếu bầu để đại biểu tham khảo,
theo dõi.
- Phiếu bầu in theo thứ tự vần chữ cái A, B, C tên những người đựơc bầu; có thể in danh sách phiếu bầu theo cơ
cấu khu vực của đề án ( xếp theo vần chữ cái A, B, C ở mỗi cơ cấu khu vực) để thuận tiện cho bầu cử.
- Trước khi bầu cử, Ban kiểm phiếu có thể nhắc lại cơ cấu, số lượng mà đại hội đã biểu quyết thông qua để đại
biểu nhớ và sẵn sàng đổi phiếu cho những đại biểu cần đổi phiếu do nhầm lẫn trong lúc bầu cử.
- Khi đại biểu đã ghi phiếu bầu xong, Ban kiểm phiếu hướng dẫn đại biểu lần lượt theo một trật tự nhất định.
8. Ban Kiểm phiếu làm việc và công bố kết quả bầu cử ( đọc biên bản ).
Việc bầu cử đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên tiến hành như bầu Ban Chấp hành. Căn cứ tiêu chuẩn, số
lượng, yêu cầu cơ cấu do Đoàn cấp trên quy định, Đoàn Chủ tịch có thể dự kiến danh sách giới thiệu để đại hội
tham khảo ( lưu ý chỉ những đại biểu chính thức của đại hội cấp dưới mới đựơc ứng cử, đề cử để bầu làm đại biểu
đi dự đại hội Đoàn cấp trên).
X. NHỮNG VIỆC CẦN GIẢi QUYẾT SAU ĐẠI HỘI.
1. Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn của khoá cũ triệu tập phiên họp thứ nhất của của Ban Chấp hành khoá mới
và chủ trì để bầu chủ toạ hội nghị. Sau đó chủ toạ hội nghị điều khiển Hội nghị Ban Chấp hành khóa mới bầu Ban
Thường vụ, các chức dnah Bí thư, Phó Bí thư ( Từ cấp huyện trở lên có thêm phần bầu chức danh chủ nhiệm và
các uỷ viên UBKT ).
2. Hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo kết quả đại hội lên Đoàn cấp trên, bao gồm :
Biên bản đại hội :
- Có chữ ký của thư ký đại hội và người thay mặt Đoàn Chủ tịch.
- Có đóng dấu treo của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, hội nghị ( từ đoàn cơ sở trở lên).
Biên bản bầu cử các loại :
- Có chữ ký của trưởng ban kiểm phiếu và người thay mặt Đoàn Chủ tịch.
- Có đóng dấu treo của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, Hội nghị ( từ Đoàn cơ sở trở lên).

c- Danh sách trích ngang Ban Chấp hành mới có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch và đóng dấu
treo ( Ghi theo thứ tự : Bí thư – Phó Bí thư - Uỷ viên Thường vụ - Uỷ viên Ban Chấp hành).
d- Danh sách Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, các Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra ( đối với cấp bộ Đoàn từ cấp huyện trở
lên).
- Danh sách trích ngang đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên ( nếu có).
- Trong trường hợp đặc biệt cần thiết, Đoàn cấp trên có thể xét công nhận Ban Chấp hành mới của tổ chức Đoàn
cấp dưới mà chưa cần phải đầy đủ thủ tục. Trường hợp này, sau khi công nhận xong, Ban Chấp hành mới có
trách nhiệm hoàn chỉnh thủ tục như quy định.
3. Tổ chức báo cáo nhanh kết quả đại hội, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng
thành công của đại hội.
4. Xây dưng, thông qua ban hành quy chế hoạt động của Ban Chấp hành mới, phân công nhiệm vụ các Uỷ
viên Ban Chấp hành.
5. Ban Chấp hành mới lãnh đạo thực hiện nghị quyết của đại hội./.
Bạn đang ở: Trang chủ Thế giới học trò Kể chuyện Bác Hồ kính yêu

"Bác về, Bác lại vô "

8 giờ 15 phút ngày 16-6-1957, chuyên cơ mang số hiệu Li-203 chở Bác hạ cánh xuống sân
bay Đồng Hới. Ngay khi đặt chân đến Quảng Bình, Bác Hồ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Quảng Bình. 14 giờ 30 phút cùng ngày, Bác Hồ nói chuyện với 600 cán bộ cốt cán Quảng
Bình - Vĩnh Linh tại hội trường lớn.
Một tiết mục trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình (16-6-1957 16-6-2007)

Trong buổi gặp mặt này, Bác đã chỉ ra cho đồng bào Quảng Bình - Vĩnh Linh nhiệm vụ
chiến lược quan trọng: “Quảng Bình cùng với Vĩnh Linh ở tuyến đầu miền Bắc, tiếp giáp với
miền Nam, mọi việc làm tốt hay xấu của các cô, các chú đều có ảnh hưởng nhất định đến cách
mạng miền Nam, đều có ảnh hưởng đến việc bảo vệ miền Bắc. Nếu kẻ địch có hành động liều
lĩnh gì thì Quảng Bình, Vĩnh Linh phải đương đầu với chúng trước hết và phải đảm bảo đánh
thắng chúng trước hết ”.
16 giờ, Bác Hồ có cuộc nói chuyện với hơn 2 vạn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ

trang Quảng Bình và toàn quân, dân, chính Đảng khu vực Vĩnh Linh tại sân vận động Đồng
Hới. 4 giờ sáng ngày 17-6, Bác gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 325. 5 giờ sáng ngày 17-6,
Bác lên chuyên cơ ra Hà Nội. Trong lần gặp Bác này, đoàn đại biểu của bà con Vân Kiều đã
xin phép Bác cho bà con Vân Kiều được lấy họ Hồ đặt cho họ của mình.
Những cán bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Bình ngày đó bịn rịn chia tay Bác Hồ tại chân cầu thang
máy bay. Bác cũng rất xúc động. Khi bước lên máy bay, Bác nhìn khắp lượt mọi người rồi hạ
giọng: “Bác về, Bác lại vô ”. Lời chia tay ấy khắc ghi trong trái tim cán bộ, nhân dân Quảng
Bình. Lời hứa của Bác như một động lực mạnh mẽ cho Quảng Bình ngàn lần kiên cường
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, người
Quảng Bình đã chiến đấu và phục vụ chiến đấu bằng tất cả tinh thần, ý chí, xương máu để
mong đến ngày hòa bình, để lại đón Bác về thăm. Quảng Bình khắc ghi lời Bác, hiên ngang
đứng thẳng trước mưa bom bão đạn, trở thành một hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền
Nam. Quảng Bình qua những tháng năm anh hùng chống Mỹ.
Ngày 17-5-1965, Quảng Bình bắn rơi chiếc máy bay thứ 100, Bác Hồ đã gửi thư khen quân
và dân Quảng Bình chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi. Sau này, phong trào “Hai giỏi” theo lời khen
tặng của Bác Hồ đã trở thành một phong trào cách mạng mạnh mẽ, hiệu quả, có sức sống bền
lâu với người Quảng Bình, đọng lại cho đến hôm nay. Ngày 14-6-1966, Bác Hồ gửi thư khen
Quảng Bình bắn rơi chiếc máy bay thứ 200. Ngày 9-4-1968, Bác gửi thư khen Quảng Bình
bắn rơi chiếc máy bay
thứ 400.
Ngày 3 - 5 - 1968, Bác lại gửi thư khen Quảng Bình bắn rơi chiếc máy bay thứ 500 và bắn
chìm 42 tàu chiến Mỹ. Hơn một tháng sau, ngày 27-6-1968, Bác lại gửi thư khen Quảng Bình
bắn rơi chiếc máy bay thứ 3.000. Dòng sông Nhật Lệ đẹp như tranh vẽ đã lần nữa đẹp hơn lên
nhờ sự xuất hiện 3 nữ anh hùng: Mẹ Suốt, chị Khíu, chị Trần Thị Lý.
Để thực hiện mong ước của Bác “Bác về, Bác lại vô ”, quân và dân Quảng Bình đã không
quản ngại khó khăn gian khổ, tay cày, tay súng, sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, trở thành một
vùng đất anh hùng, trở thành niềm tự hào của cả nước. Sự quan tâm của Bác, những lá thư
khen của Bác, tình cảm của Bác và Trung ương Đảng đã là sức mạnh vô địch, che chở và cổ
vũ quân và dân Quảng Bình vượt qua muôn ngàn gian khổ, không tiếc máu xương mình, bảo
đảm vững chắc tuyến đầu của hậu phương miền Bắc, góp sức mình vào cuộc cách mạng giải

phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh (Phần III)
NGHI THỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
2. Đội ngũ
a> Đội ngũ tĩnh tại
* Chỉnh đốn đội ngũ: Sau khi tập hợp, cần phải chỉnh đốn đội ngũ để có một đơn vị sắp xếp ngay ngắn, nghiêm
chỉnh, có cự li thích hợp để bắt đầu hoạt động. Cự li hẹp bằng một khuỷu tay trái, bàn tay trái chống ngang thắt
lưng, 4 ngón đặt phía trước), cự li rộng bằng một cánh tay trái (nếu đưa sang ngang, lòng bàn tay úp; nếu đưa
lên phía trước, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất).
* Chỉnh đốn hàng dọc:
- Phân đội: Khẩu lệnh "Nhìn trước - thẳng !". Nghe động lệnh "thẳng!", đội viên nhìn gáy người trước, tay trái
giơ thẳng, lòng bàn tay vuông góc với mặt đất, các ngón tay khép kín và chạm vào vai trái người đứng trước
(không đặt cả bàn tay, không kiễng chân). Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
- Chi đội: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội trưởng (trừ
phân đội cuối) dùng tay trái để xác định cự li giữa các phân đội (chỉnh đốn hàng ngang). Đội viên phân đội 1 dùng
tay trái xác định cự li giữa các đội viên (chỉnh đốn hàng dọc). Các đội viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng để
chỉnh đốn hàng dọc, nhìn đội viên phân đội 1 cùng hàng ngang để chỉnh đốn hàng ngang. Khi nghe khẩu lệnh
"thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
* Chỉnh đốn hàng ngang:- Phân đội: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!",
đội viên nhìn phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang, dùng tay trái để xác định cự li giữa các đội viên. Khi
nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
- Chi đội hàng ngang: Khẩu lệnh " Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!". Sau động lệnh "thẳng!", các phân đội
trưởng dùng tay trái xác định cự li hàng dọc, đội viên phân đội 1 dùng tay trái xác định cự li hàng ngang. Các đội
viên phân đội khác nhìn phân đội trưởng của mình để chỉnh đốn hàng ngang, nhìn đội viên phân đội 1 để chỉnh
đốn hàng dọc. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
- Chi đội hình chữ U: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp), nhìn chuẩn - thẳng!”. Sau động lệnh "thẳng!" các đội viên nhìn
phân đội trưởng để chỉnh đốn hàng ngang và dùng tay trái xác định cự li. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ
tay xuống, về tư thế nghiêm. Riêng ở góc chữ U luôn luôn có khoảng cách là một cự li rộng được xác định bởi
tay trái phân đội phó phân đội 1 đưa ngang chạm vai phải phân đội trưởng phân đội 2 và tay trái phân đội phó
phân đội 2 (hoặc 3, 4, 5 nếu các phân đội đáy là một hàng) đưa ra phía trước chạm vai phải phân đội trưởng

phân đội cuối.

* Đội hình vòng tròn: Khẩu lệnh "Cự li rộng (hẹp) chỉnh đốn đội ngũ!" Cự li hẹp được tạo nên do 2 đội viên
đứng cạnh nhau, cánh tay tạo với thân người một góc khoảng 450.
- Cự li rộng được tạo nên do 2 đội viên đứng cạnh nhau nắm tay nhau, đứng thẳng cánh tay, vuông góc với
thân người. Khi nghe khẩu lệnh "thôi!", đội viên bỏ tay xuống, về tư thế nghiêm.
* Điểm số, báo cáo: Trước buổi sinh hoạt Đội, các đơn vị điểm số, báo cáo sĩ số
- Điểm số:

+ Điểm số phân đội: Phân đội trưởng tiến 1 bước, quay đằng sau, hô "Nghiêm! Phân đội điểm số!" và phân đội
trưởng hô số "một", các đội viên đánh mặt sang trái hô số tiếp theo, lần lượt cho đến người cuối cùng điểm số
xong hô: "hết".

+ Điểm số toàn chi đội: Sau khi nghe lệnh "Nghiêm! Các chi đội điểm số, báo cáo! Nghỉ", các chi đội trưởng
đứng lên vị trí chỉ huy chi đội mình, hô: "Nghiêm! Chi đội điểm số!", phân đội trưởng phân đội 1 hô : "một", các đội
viên phân đội 1 tiếp tục điểm số cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng điểm số xong hô: "hết". Phân đội

×