Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

một số điều thú vị về hacker

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.19 KB, 23 trang )



HACKER LÀ
AI?
Nếu bạn nghĩ hacker là những kẻ lấy được password của
người khác thì đó là 1 sai lầm lớn bởi vì định nghĩa
“Hacker” không chỉ thu hẹp trong phạm vi lấy password,
xem những chuyện riêng tư của người khác mà khái
niệm về nó có lẽ còn chưa ai hiểu được.
Nói chung ta có thể định nghĩa họ là những người thông
thạo và say mê tìm hiểu xử lý vượt qua những vấn đề về
máy tính.

Có một cộng đồng, một nơi có thứ văn hoá chia xẻ của các chuyên viên lập trình và
các cao thủ mạng từ nhiều thập kỷ trước. Các thành viên của cộng đồng này tạo ra
từ 'hacker'. Hackers xây dựng nên Internet. Hackers tạo ra hệ điều hành UNIX
ngày nay. Hackers điều quản Usenet. Hackers làm cho World Wide Web hoạt
động. Nếu bạn là một phần của cộng đồng này, nếu bạn đã đóng góp cho nó và
những người trong cộng động này biết đến bạn, gọi bạn là 'hacker' thì bạn chính là
hacker.
Có một nhóm người khác luôn tự cho họ là hackers một cách ầm ĩ nhưng thật sự họ
không phải là hackers. Những người này (phần lớn là các cậu ở tuổi đang lớn) là những
người "ghi bàn" được một vài cú thâm nhập vào máy tính và lừa lọc hệ thống điện
thoại. Những hackers thực thụ gọi loại người này là “crackers” và họ (hackers) chẳng
muốn dính dáng gì đến đám người này. Hackers thực thụ hầu hết cho rằng đám
“crackers” lười nhác, vô trách nhiệm và không thông minh cho lắm. Việc có thể bẻ gãy
cơ chế bảo mật chẳng biến anh thành một hacker; cái này chẳng khác gì khả năng “đề”
xe (không cần chìa) biến anh thành một kỹ sư xe máy. Không may, quá nhiều phóng
viên và cây viết đã lầm tưởng với việc dùng từ 'hacker' để mô tả crackers; điều này làm
cho các hackers thứ thiệt cực kỳ khó chịu.
Điểm khác biệt căn bản là: hackers => xây dựng, crackers => đánh đổ.



HACKER MŨ TR8NG
Bạn biết gì về những thuật ngữ: Hacker Mũ Trắng? Bạn có biết tính chất
thực sự của cái tên này? Chúng thể hiện điều gì?
Nếu việc xâm nhập máy tính của các hacker phức tạp bao nhiêu, thì
giới hacker chỉ dùng phép đặt tên đơn giản để tự mô tả về mình:
hacker mũ trắng (White Hat hacker) – người quan tâm đến việc cải
thiện tính bảo mật trong thế giới kỹ thuật số - và hacker mũ đen
(Black Hat hacker) – người muốn khai thác được những điểm yếu
trong hệ thống vì danh lợi. Hai tên gọi này xuất phát từ các bộ phim
câm của phương Tây, trong đó người hùng thể hiện bản tính lương
thiện của mình bằng cách ăn mặc quần áo màu trắng, trong khi nhân
vật phản diện luôn khiến khán giả căm ghét với bộ quần áo đen. Tuy
nhiên, việc xâm nhập máy tính (hacking) không phải là phim. Nếu
xem xét kỹ ra, người ta có thể thấy nhiều sắc xám khác nhau trên
những chiếc mũ.

Hacker mũ trắng là những người thích tìm kiếm những lỗ hổng bảo mật trong
một hệ thống máy tính với mục đích “vá” những lỗ hổng đó hơn là khai thác
chúng với ý đồ xấu. Nhiều hacker mũ trắng tập hợp lại thành những nhóm
kiểm tra bảo mật, được các công ty thuê để xâm nhập vào hệ thống mạng nội
bộ hay các dịch vụ trên Web nhằm kiểm tra tính nguyên vẹn của nó. Ngoài
ra, những nhà phát triển phần mềm thường phải tự xâm nhập vào sản phẩm
của mình để phát hiện những điểm yếu bên trong chương trình của mình.
Hành vi chuẩn của những hacker mũ trắng là không nói chuyện đến tiền bạc
và cung cấp toàn bộ thông tin về lỗi bảo mật cho người sở hữu hệ thống hay
hãng sản xuất phần mềm với mục đích giúp đỡ.
Những chiếc “mũ trắng” bắt đầu ngã sang màu xám khi họ tìm cách xâm nhập
trái phép vào một hệ thống, mà luật pháp xem hành vi này là phạm pháp. Một
số hacker mũ trắng tự phong khác thông báo trực tiếp lỗi bảo mật đến nhà

quản trị mạng hay bí mật để lại một “danh thiếp” trong hệ thống, cảnh báo cho
các nhà điều hành hệ thống rằng có ai đó đã xâm nhập trái phép vào hệ thống.

HACKER MŨ ĐEN
Mặc dù có thể còn nhiều tranh luận về
hacker mũ trắng và hacker mũ xám,
nhưng mọi người đều nhất trí về bản chất
và hành vi của hacker mũ đen: người
xâm nhập vào một hệ thống với ý định
ban đầu là phá hoại hệ thống mạng hay
làm giàu cho bản thân.
Cách thức hoạt động của hacker mũ đen khá đa dạng. Trong những năm
gần đây, họ xâm nhập vào các địa chỉ có cơ sở dữ liệu cao như eBay,
Amazon.com, MSNBC… với những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Dos):
sử dụng các máy tính để làm tràn ngập một địa chỉ nào đó với một số
lượng yêu cầu kết nối không thể kiểm soát được, khiến người dùng không
thể truy cập được.

Hành vi nghiêm trọng nhất của hacker mũ đen là ăn cắp hay tống tiền.Vào
năm 1994, một nhóm hacker tại Moscow, Nga, xâm nhập vào hệ thống
mạng để rút đi 10 triệu USD. Ngoài ra, hacker mũ đen còn có thể ăn cắp hồ
sơ thẻ tín dụng của khách hàng một công ty để đòi tiền chuộc. Theo một
chuyên gia bảo mật của một hãng tư vấn CNTT thì những hacker loại này
sẽ thông báo cho đồng nghiệp của mình khắp thế giới về những lỗ hổng mà
họ tìm thấy.
Tính đạo đức trong các hành động của hacker mũ đen có vẻ hơi mơ hồ,
nhưng một số người có thể hoan nghênh một nhóm hacker mới xuất hiện
nào đó tấn công vào một địa chỉ có nội dung đồi truỵ cho dù về bản chất đó
là một hành vi xấu. Và thực tế là hacker mũ đen còn vô tình đóng vai trò
như là những người thầy cho cộng đồng các chuyên gia bảo mật – hacker

mũ trắng. Hầu hết các nhóm hacker mũ trắng đều có những người bạn nằm
trong cộng đồng hacker bất hợp pháp để tìm kiếm thông tin và cung cấp lại
cho họ.

Gần đây, trong nhóm hacker mũ đen có xuất hiện một thành phần
hacker mới và trẻ hơn, được gọi là “script kiddies” hay “packet
monkeys”. “Script kiddies” thực sự phá hoại các trang Web bằng cách
sử dụng những tiện ích được người khác viết và có sẵn trên mạng.
Những công cụ này có thể dò tìm những cổng mở của một hệ thống
mạng trên Web hay xâm nhập vào hệ thống mạng của thư viện hay
trường học và kết hợp các máy tính của nó để thực hiện các cuộc tấn
công Dos vào các trang Web truyền thông.
THẾ HỆ MỚI CỦA CÁC HACKER
Đó là Newbie (còn gọi là Script Kiddies hoặc Packet
Monkeys)

Hầu hết các vụ phá hoại gần đây ở VN thường do những người mà giới hacker
gọi là newbie (lính mới) thực hiện. Khác với hacker, lính mới không đủ trình độ
viết công cụ riêng. Họ dùng các tiện ích được người khác viết và có sẵn trên
mạng để dò tìm lỗ hổng của website và tấn công. Kỹ năng của họ chỉ ở mức
bình thường nhưng vì công cụ có sẵn rất nhiều nên số lượng lính mới ngày càng
tăng và mức độ phá phách của họ khá nguy hiểm.
Theo một số chuyên gia, với công
cụ hack được cung cấp tràn lan, giới
trẻ có khả năng tin học tò mò muốn
dùng thử là điều khó tránh. Khi lỗi
bảo mật còn hớ hênh như hiện nay
thì những cuộc tấn công hoặc thả
virus sẽ còn tiếp diễn. Điều phải
làm hiện nay là chú trọng đến công

tác bảo mật cũng như tuyên truyền
cho những hacker biết rằng trong
những lần chứng tỏ mình ấy, không
chỉ người bị tấn công bị thiệt hại,
mà chính họ cũng bị ảnh hưởng
không nhỏ về tài sản cũng như sự
phát triển tương lai.

V{Y AI L• HACKER
S‚ 1 THƒ GI„I???
Đó là Kevin Mitnick, ông vua
của mọi hacker
Kevin Mitnick cất tiếng khóc chào đời tại North Hills, Hoa Kỳ vào năm 1964. Tròn ba
tuổi cậu bé Kevin đã phải sống trong cảnh chia ly của bố mẹ, sau đó theo mẹ về sống tại
Los Angeles. Mẹ cậu - một tiếp viên quán ăn đã phải lao động cật lực để kiếm sống qua
ngày và chăm sóc cậu con trai. Từ nhỏ Kevin tỏ ra rất say mê máy tính, và đến năm 16
tuổi thì cậu đã chính thức gia nhập đội quân các "chuyên gia" thích tìm tòi quậy phá máy
tính. "Chiến tích" đầu tiên của cậu là chui vào được mạng quản trị trường học của quận -
nơi cậu cư ngụ. Tuy nhiên, Kevin đã không lợi dụng cơ hội này để sửa xóa hoặc thay đổi
các điểm số của mình mặc dù cậu có thể làm được việc đó một cách dễ ợt. Và cậu đã
không sử dụng mánh khóe này để trục lợi cho mình, đối với cậu có lẽ mỗi một "chiến
tích" như vậy là một lần cậu có thêm nhiều kiến thức mới về mạng máy tính

Sau khi ra trại, Kevin lại vẫn tiếp tục công việc "phá khóa" các hệ thống
máy tính. Lần này thì cậu chui được vào hệ thống máy tính của trường
đại học tổng hợp địa phương với mục đích từ đó sẽ lần ra được mật mã
của hệ thống máy tính Nhà trắng. Và "quà tặng" của nhà chức trách dành
cho Kevin lần này là án 6 tháng tù giam. Và cho đến lúc mãn hạn tù thì
cũng là lúc mà kiến thức của cậu về mạng máy tính thế giới đã ở mức
không hề thua kém các chuyên gia giỏi nhất của Bell Labs.

Niềm đam mê máy tính là một
đặc tính riêng biệt của Kevin.
Và cậu đã quyết định tìm cách
chui vào mạng máy tính của
Pacific Bell. Nhưng cuối cùng
thì cậu và nhóm bạn của mình
cũng bị các nhà chức trách
"sờ gáy". Kevin bị phạt ba
tháng tù giam và 1 năm thử
thách lao động trong trại giáo
dưỡng trẻ vị thành niên.

Vào những năm 80 Kevin tiếp tục gây sóng gió cho các nhà quản lý máy tính
bằng hàng loạt các vụ đột nhập vào hệ thống viễn thông mà vẫn không bị các
nhà chức trách "thăm hỏi". Đến năm 1987 thì Kevin bị tóm vì tội "ăn cắp các
chương trình phần mềm máy tính của Santa Cruz Operation với mức 3 năm tù
cho hưởng án treo. Tuy nhiên, trong thời gian này, chưa đầy 1 năm sau khi y án
thì Kevin lại tiếp tục gây nên một vụ động trời khác: ăn cắp mật mã riêng của
phòng thí nghiệm nghiên cứu thuộc Digital Equipment Corp. ở Palo Alta. Và
lần này thì nhà chức trách quyết định tống giam cậu 1 năm. Ngoài ra, theo quyết
định của Tòa án, Kevin buộc phải điều trị 6 tháng để dứt khỏi mọi ám ảnh của
máy tính. Kevin được mãn hạn tù vào năm 1990 với điều kiện không được
"ngựa quen đường cũ" và buộc phải chấm dứt mọi hoạt động liên quan đến máy
tính hoặc các linh kiện máy tính.

Tháng 9-1992 FBI nhận được lệnh phong tỏa căn hộ của Kevin tại Calabasas,
bang California do cậu bị tình nghi là thủ phạm của vụ đột nhập vào hệ thống
máy tính của Sở Giao thông California. Các nhà chức trách cũng cho rằng Kevin
chính là thủ phạm của các vụ đột nhập vào hệ thống máy tính của Nhà Trắng và
FBI. Tuy nhiên điều mà họ quan tâm nhất chính là vấn đề ai là kẻ chuyên nghe

trộm các cuộc điện thoại thuộc diện "tối mật" của các chuyên viên bộ phận an
ninh của Pacific Bell. Dĩ nhiên Kevin cũng đủ thông minh để dự đoán được điều
gì sẽ xảy ra với anh ta. Và cậu thanh niên này bỗng nhiên "biến mất" một cách
khó hiểu. Chỉ đến giữa năm 1994, khi hãng điện thoại di động Motorola và
McCaw Cellular Communication đồng loạt làm đơn gửi các nhà chức trách về
việc có kẻ lạ mặt nào đó đã đánh cắp chương trình quản lý mạng điện thoại di
động và đôi khi là cả các mã số diện thọai di động của họ thì chính quyền mới
lần ra được tung tích của Kevin. Lúc này Kevin đang làm việc tại một bệnh viện
gần Trường ĐHTH Washington với tư cách là một kỹ thuật viên máy tính. Tuy
nhiên, đánh hơi thấy sự nguy hiểm gần kề, lại một lần nữa cậu thanh niên này
chơi trò ảo thuật với các nhà chức trách: Kevin đã biến khỏi địa phương một
cách bí ẩn và khó hiểu.

Vụ "phá khóa" cuối cùng trong cuộc đời Kevin là vào ngày 25/12/1994. Kevin đã đột
nhập được vào mạng máy tính của Xutomu Simomur -một chuyên gia hàng đầu của
Hoa Kỳ về quản lý mạng máy tính. Sau khi phát hiện thấy có dấu hiệu khả nghi trong
các tài liệu lưu giữ trên máy tính của mình, bằng linh cảm nghề nghiệp và sự trợ giúp
của một đồng nghiệp, Xutomu Simomur đã quyết tâm tìm cho ra kẻ đã dám xúc phạm
uy tín và danh dự của mình. Theo báo cáo của FBI thì Kevin nằm trong danh sách
những kẻ bị tình nghi số một. Và nhẫu nhiên cũng thời gian này xảy ra một số vụ
"nhầm lẫn" trong các tài khoản thanh toán của The Well. Các chuyên gia an ninh được
tung vào cuộc với các chiến dịch theo dõi và truy lùng ráo riết. Được sự trợ giúp của
các chuyên gia an ninh FBI cũng như các đồng nghiệp khác, sau khi nghiên cứu kỹ
lưỡng các quy trình đột nhập cũng như các địa điểm đột nhập của hacker, Xutomu
Simomur đã đi đến kết luận rằng tên phá khoá này chỉ quanh quẩn ở vùng Raleys
thuộc vùng Bắc California. Và cuối cùng thì "chuyên gia pha khoá" Kevin cũng đành
phải cho tay vào còng với 23 tội danh liên quan đến việc đột nhập vào các mạng máy
tính của nước Mỹ mà thiệt hại cho ngành CNTT ước tính khoảng 80 triệu dollars. Đó
là ngày 15/2/1996. Viện Kiểm sát đề nghị tuyên án 8-10 năm đối với Kevin, tuy nhiên,
nhờ nỗ lực của các luật sư mà trong 23 tội danh, Tòa án đã rút đi 22 tội danh, chỉ còn

duy nhất một tội danh mà mức án cho tội danh này chỉ còn 54 tháng tù giam thay vì
460 năm nếu tổng cộng tất cả 23 tội danh theo tính toán của Assosiated Press.

Đến tháng 1/2000 Kevin được ra tù sớm do cải tạo tốt, tuy nhiên pháp luật không cho
phép tay hacker này làm bất cứ việc gì có dính dáng đến máy tính trong vòng ba năm.
Và lệnh này có hiệu lực tới 1/2003, nghĩa là cho đến thời hạn trên Kevin cứ việc ở nhà
"ngồi chơi xơi nước".
Nhưng người tài như Kevin ít khi có thời gian để mà nghiền ngẫm sự đời. Chỉ một
tháng sau khi ra tù, tay hacker số một của đất nước nhiều màu da này đã được Steven
Brill - Tổng biên tập của tạp chí chuyên về công nghệ thông tin "Brill's Content" để mắt
tới. Steven Brill đề nghị Kevin hợp tác bằng các bài nghiên cứu về đề tài công nghệ
thông tin. Và để không vi phạm vào quy định của pháp luật, Kevin đã buộc phải sử
dụng máy đánh chữ hoặc có lúc phải đọc chính tả qua điện thoại thông thường cho
Tổng biên tập ghi chép lại. Vào tháng 7/2000, sau khi gửi tới tòa án nhiều đơn từ trình
bày nguyện vọng được làm việc bình thường như các công dân khác, Kevin được chính
quyền chấp thuân trở lại làm việc với tư cách như là một chuyên viên tư vấn về an toàn
mạng máy tính hoặc biên tập viên các chương trình về CNTT online. Và như vậy, với
giải pháp này, cả nhà chức trách cả hacker đều cảm thấy yên tâm hơn

Tháng 9/2000 Kevin tham gia hội thảo về an toàn mạng máy tính Giga Information
Group tổ chức tại Los Angeles. Tại hội thảo này Kevin đã phát biểu nhiều về tầm
quan trọng của việc an toàn mạng máy tính. Cựu hacker cũng đã chỉ ra các điểm yếu
của các nhà quản lý mạng cũng như các "mánh khóe" đột nhập mạng máy tính của các
hacker.
Tháng 8/2001 Kevin được mời vào làm tại một công ty chuyên cung cấp dịch vụ viễn
thông với tư cách như là một cố vấn kỹ thuật. Và theo lời ông chủ công ty viễn thông
này thì việc đóng góp của Kevin đối với công ty quả là vô giá.
Cách đây không lâu trên các kênh truyền hình Mỹ có công chiếu bộ phim nhiều tập
trong đó Kevin thủ vai chính - chuyên viên máy tính. Và cho đến tận bây giờ vẫn chưa
có ai qua mặt được ông vua hacker này. Người ta vẫn thường gọi Kevin là "trùm

hacker", "chàng trai nguy hiểm nhất của ngành CNTT Mỹ". Người này thì cho rằng
Kevin chính là một hình mẫu mới của nền văn minh nhân loại, kẻ khác lại cho rằng
Kevin cũng chỉ là một tên đạo tặc bình thường và chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng có
một điều ít ai hiểu được: dù có là ai đi chăng nữa thì đối với Kevin, hạnh phúc lớn nhất
chính là được làm việc, tìm tòi mày mò với niềm đam mê máy tính đến cháy bỏng của
mình.

NHỮNG HACKER NỔI TIƒNG NHẤT THƒ GI„I
Kevin Mitnick
Mitnick được Bộ Tư pháp Mỹ mô tả “một trong những tội phạm nguy hiểm nhất trong lịch
sử Mỹ”. Mitnick đã bị FBI bắt vào năm 1995, bị kết án 5 năm tù giam với cáo buộc đã tấn
công vào hệ thống máy tính của những công ty viễn thông hàng đầu thế giới: Nokia,
Fujitsu và Motorola. Năm 2000, Mitnick được trả tự do và hiện đang làm tư vấn về bảo
mật máy tính.
Kevin Poulson
Vào những năm 1980, Poulson – với nickname là Dark Dante – đã
tham gia vào một số cuộc tấn công vào cơ sở dữ liệu của Chính phủ
Mỹ. Năm 1990, đài phát thanh địa phương ở Los Angeles (Mỹ) công
bố một cuộc thi với phần thưởng là chiếc xe hơi sành điệu Porsche
944S2 dành cho người thứ 102 gọi điện đến chương trình. Và lại là
hacker Kevin Poulsen chiếm được quyền kiểm soát toàn bộ mạng điện
thoại của thành phố này để đảm bảo anh ta là người có số thứ tự đó, và
cuối cùng đoạt được phần thưởng ô tô sang trọng nói trên. Poulson bị
bắt vào tháng 6.1994 và bị kết án với 7 tội danh: rửa tiền, gian lận e-
mail, truy cập vào mạng máy tính trái phép, cản trở công lý… Bị kết án
51 tháng tù giam và tiền phạt là 56.000 USD, sau khi ra tù Poulson trở
thành một nhà báo, hiện là biên tập viên uy tín của tờ báo công nghệ
Wired News (Mỹ).

Adrian Lamo

Được gọi là một hacker “vô gia cư”, sở thích của Lamo là sử dụng các máy tính
trong các cửa hàng cà phê internet, thư viện… làm công cụ để hack. Tuy nhiên, ngay
sau khi tấn công Lamo đều báo lại cho nạn nhân về các lỗ hổng bảo mật để họ kịp
thời sửa chữa. Thành tích đáng kể của Lamo là đã đột nhập thành công vào mạng nội
bộ của tờ New York Times để tự ý thêm tên tuổi của mình vào cơ sở dữ liệu; đã sử
dụng tài khoản của LexisNexis để xem thông tin bí mật của các nhân vật giàu có.
Hiện tại Lamo đang làm việc như một nhà báo.
Stephen Wozniak
Nổi tiếng là đồng sáng lập ra hãng Apple, nhưng trước đó Stephen Wozniak lại
được nhiều người biết đến với cương vị là một hacker “mũ trắng”. Khi còn là sinh
viên Đại học California, ông đã thiết kế một thiết bị để bạn bè thực hiện các cuộc
điện thoại đường dài miễn phí; sau đó Wozniak bị buộc tội vì đã dùng thiết bị này để
gọi điện cho giáo hoàng. Sau đó ông bỏ học và bắt đầu sáng tạo các ý tưởng trên
máy tính. Cùng với người bạn Steve Jobs, ông đã sáng lập ra đế chế Apple hùng
mạnh.

Loyd Blankenship
Loyd Blankenship – còn được gọi là “cố vấn đầy kinh nghiệm” – là thành viên của
nhóm hacker Legion of Dom. Ông cũng chính là tác giả của “tuyên ngôn hacker”,
viết sau khi bị bắt vào năm 1986. Cuốn sách nói về đạo đức, triết lý của hacker do
ông viết vẫn còn ảnh hưởng cho tới ngày nay. Năm 1995, những tiêu chí này đã
được vận dụng vào bộ phim hành động Hackers do Angelina Jolie thủ vai.
Michael Calce
15 tuổi, Calce đã nổi tiếng khi đột nhập thành công vào một số trang web thương
mại hàng đầu thế giới. Ngày 14.2.2000, Calce đã sử dụng bí danh MafiaBoy gây ra
tình trạng tắc nghẽn của 75 máy tính trong 52 mạng khác nhau. Hậu quả là một số
trang web thương mại như eBay, Amazon và Yahoo bị tê liệt hoàn toàn. Calce bị
tóm gọn ngay sau đó khi khoe khoang thành tích của mình trên một chatroom trực
tuyến.


Masters of Deception
Masters of Deception (MOD) được thành lập từ nhóm New York và Legion of Doom
(LoD) vào những năm giữa thập niên 80. Mục tiêu của các hacker này là tấn công vào
hệ thống viễn thông của Hoa Kỳ, sau khi phá hủy thành công các máy tính của AT&T.
Những thành viên trong nhóm lần lượt bị bắt vào năm 1992.
Robert Tappan Morris
Vào tháng 5.1988, một loại sâu máy tính (mà sau khi điều tra
nó có nguồn gốc từ Đại học Cornell) đã tấn công khoảng
6.000 máy tính và gây thiệt hại hàng triệu USD. Theo biện hộ
của Morris – tác giả con sâu trên – thì mục đích của anh ta là
để “đo kích thước internet” chứ không phải phá hoại. Tuy
nhiên, hacker này vẫn phải chịu trách nhiệm cho “nghiên
cứu” của mình bằng 3 năm bị quản thúc và 4.000 giờ lao động
công ích kèm một số tiền phạt. Hiện tại, mã nguồn của loại
sâu trên vẫn còn lưu trữ trên một đĩa máy tính và được trưng
bày ở Bảo tàng khoa học Boston.

David L.Smith
Smith chính là tác giả của virus Melissa nổi tiếng và cũng là
người đầu tiên thành công trong việc phát tán các loại virus
thông qua e-mail. Smith đã bị bắt và bị kết án 5 năm tù vì đã
gây ra các thiệt hại lên đến hơn 80 triệu USD.
Timothy Lloyd
Năm 1996, hacker Timothy Lloyd (Mỹ) "cấy" 6 dòng mã lệnh vào mạng máy
tính của hãng Omega Engineering, vốn là nhà cung cấp linh kiện lớn nhất cho Cơ
quan hàng không vũ trụ NASA và Hải quân Mỹ. Mã "độc" nói trên cho phép một
"trái bom logic" phát nổ và xóa hết các phần mềm đang kiểm soát hoạt động sản
xuất của Omega, khiến công ty này thiệt hại 10 triệu USD.

Gary McKinnon

Tháng 11/2002, hacker người Anh Gary McKinnon sa lưới sau
khi chui vào hơn 90 hệ thống máy tính của quân đội Mỹ tại Anh.
Nhân vật này sau đó bị dẫn độ sang Mỹ xử án.
Vladimir Levin
Năm 1995, tay chơi máy tính người Nga Vladimir Levin khoét
thủng mạng thông tin Citibank để cuỗm đi 10 triệu USD và trở
thành hacker đầu tiên xâm nhập vào hệ thống máy tính ngân
hàng ăn cắp tiền. Cảnh sát quốc tế Interpol tóm được anh chàng
này tại Anh năm 1995 sau khi phát hiện Levin chuyển tiền vào
nhiều tài khoản ở Mỹ, Phần Lan, Hà Lan, Đức và Israel.

Trên đây là những điều chúng tôi đã tìm hiểu
được về thế giới hacker, mong rằng các bạn sẽ
hiểu thêm về 1 góc của thế giới IT chúng ta
đang sống và hãy tự phân định hướng đi cho
bản thân để không phải hối hận nhé. ^_<

×