Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày (3) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.78 KB, 4 trang )

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày
Hoàng Xuân Việt
Chương 3
Đừng Làm Người Ta
Ngượng
Trong xã hội, thứ người hay nói về hạnh phúc của mình trước mặt kẻ
khốn khổ quả nhiều như lá rừng. Rất có thể, họ là những bậc "thánh
sống", những vị lão thành, những biển kiến thức, nhưng họ phải cái tật là
không biết dùng lương tri của mình trong câu chuyện. Họ hay buột
miệng buông nhiều tiếng không hợp với người nghe, khiến kẻ khác phải
ngượng nghịu, mắc cỡ, khổ tâm. Người chạm tự ái kẻ khác, không
những bằng lời nói của mình, mà còn bằng những nét cười, những điệu
bộ đi theo lời nói đó.

Khi ngồi cùng một bà lão không còn răng, họ mời bà nhai khô mực, và
nói rằng răng của mình còn nguyên vẹn không có cái nào bị gãy hay sứt
mẻ. Thăm viếng người cùi, rụng hết những lóng tay chân và ốm như
mắm, họ bàn về thể dục, thể thao, nói rằng mình có một em, bằng tuổi
người cùi mà thân thể rất "lực sĩ " quanh năm không biết bệnh là gì.
Đang bàn chuyện cùng một phụ nữ có mang, họ nói về nhà bảo sanh, về
những tin tức trong báo thuật lại những cuộc sinh quái thai rất rùng rợn.

Gặp cha mẹ một học sinh ngu đần, thi mấy lần là hỏng mấy lần, họ đem
khoe đứa cháu của họ có óc thông minh, hy vọng sẽ đoạt nhiều bằng đại
học sau này. Họ cũng thích bàn về những cuộc trúng số độc đắc của kẻ
nọ người kia cho người vừa bị ăn trộm nghe.

Trong nhiều trường hợp, họ không có đầu óc và cặp mắt tinh tế, sâu sắc
để hiểu người nghe của mình. Họ giao tiếp với kẻ khác, nói năng cùng
bất cứ ai một cách tự nhiên, có khi tự đắc nữa. Thiệt là thứ người đáng
tội nghiệp. Có người sửa tật xấu của mình dễ dàng. Có người rất khó


sửa.

Họ thấy mình nhiều lần, bị kẻ khác "sửa lưng", cho những lời cảnh cáo
như tát nước vào mặt, nên cố gắng ăn nói duyên dáng hơn. Nhưng đến
khi gặp dịp để nói, họ quên liền. Không biết tại sao vậy? Bản tánh ư? Hễ
nói là nói lãng xẹt, nói trật đề, nói không hợp tuổi tác, địa vị người nghe.
Có nhiều khi họ tốt bụng, thương người, hiền lành lắm nhưng nói chơi
một tiếng là nói bậy, ai nghe cũng phát ghét.

Muốn câu chuyện của mình được duyên dáng, hấp dẫn, xin bạn đề
phòng khiếm khuyết này. Đừng vì cao hứng, vì quá thân thiện, hay vì lý
do gì đó mà không chọn lọc kỹ lời trước khi nói. Con người, kể cả
những đứa thất phụ, những người không được dạy dỗ chu đáo về tâm
đức, đều có tự ái ít nhiều. Cẩu thả trong việc ăn nói, có thể bạn làm cho
họ đau khổ trong lòng và oán ghét bạn. Trong xã hội, thứ người này tuy
ít hơn những tay già hàm, nhưng không phải là không có. Khi bàn
chuyện với họ, vì lý do thu tâm, bạn đừng "sửa lưng" họ một cách chua
chát. Có rất nhiều người giàu lương tri thiệt, nhưng không đủ quân tử,
hay "chỉnh" ngay mặt những người đó bằng đủ thứ lý luận, đủ thứ bài
học luân lý. Bạn đừng bắt chước thứ người thông tái rởm này. Hãy
quăng đại với kẻ vụng ăn vụng nói.

Họ là người đáng thương, chớ không phải đáng ăn thuạ Sống chung một
cộng đồng nhiều kẻ chỉ trích họ, nếu bạn khoan hồng với họ, họ sẽ là
người bạn thân với bạn, và giúp bạn đắc lực. Đôi khi lỡ miệng nói những
lời, làm chạm tự ái kẻ khác, nếu muốn khỏi mất danh giá, theo chúng
tôi, bạn nên xin lỗi liền. Đó là diệu kế. Xin lỗi như vậy, bạn tỏ ra mình
có lương tri, biết rõ phải quấy, tỏ ra mình kính trọng người nghe, lúc nào
cũng muốn đẹp lòng họ. Như thế mà họ không mến phục bạn sao được.


Đừng vì lời nói mà gieo oán thù. Như vậy, cuộc đời sẽ bớt cô độc hơn.

×