Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những người trắng tay làm nên cơ nghiệp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.94 KB, 9 trang )

Những người trắng tay làm nên cơ nghiệp
Gia cảnh khó khăn, chàng kĩ sư trẻ một mình lập
công ty, người thương binh quên đi nỗi đau thể xác
để vực một xí nghiệp đang ở bờ phá sản là những
gương điển hình làm kinh tế giỏi được chia sẻ trong
đại hội thi đua yêu nước 28/12.

Tròn 30 tuổi, anh Trương Văn Trị đã là giám đốc
Công ty TNHH Giống thuỷ sản Hải Long (Thái Bình).
Có được vị trí này, Trị đã đổ mồ hôi, nước mắt và bao
công sức cho ý tưởng thuần cá nước mặn thành cá
nước ngọt, có nhiều lúc tuyệt vọng vì thua lỗ nhưng
Trị lại tự gượng đứng lên, quyết tâm làm việc bởi anh
nghĩ "trời sẽ không phụ lòng người".
Là đứa con vùng ven biển Tiền Hải, cũng như bao
thanh niên nông thôn khác, Trị cần cù, chịu khó,
chăm chỉ lao động và luôn khát khao được được học
tập, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, do điều
kiện gia đình khó khăn, Trị chỉ thi và đỗ vào Trường
Trung cấp Nuôi trồng thuỷ sản Từ Sơn (Bắc Ninh).
Tốt nghiệp, với tấm bằng loại giỏi, năm 2003 anh vào
làm cho một công ty nuôi tôm, sau đó về làm việc tại
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I Hải Phòng.
Sau một quá trình làm việc, học hỏi được kinh
nghiệm và kĩ thuật nuôi thủy sản, Trị quyết định trở về
quê lập nghiệp. Với số vốn 4 triệu đồng vay từ Ngân
hàng Chính sách huyện Tiền Hải do tổ chức Đoàn
đứng ra tín chấp, Trị đã mạnh dạn đấu thầu gần 1
héc ta đất bãi bồi ven sông Kiến Giang (Nam Cường,
Tiền Hải) chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài
4 triệu đã dùng để thuê đất, anh không còn đồng nào


để thuê nhân công đào ao tôm, lắp đặt thiết bị hỗ trợ
tôm giống.
"Nhưng “cái khó ló cái khôn”, tôi đã nghĩ nhanh rằng
muốn sản xuất một viên gạch cần phải có nguyên
liệu, mà nguyên liệu đó là đất sét, khi đào ao lượng
đất sét dư thừa rất nhiều. Vậy là tôi đến gặp ông giám
đốc Công ty xây lắp của huyện Tiền Hải đặt vấn đề
hợp tác. Cuối cùng tôi không mất tiền đào ao mà lại
còn được thêm một khoản tiền để tu sửa, gia cố bờ
bao xung quanh", Trị kể lại đầy hào hứng.

Trương Văn Trị thành công với mô hình thuần hóa cá
nước mặn thành cá nước ngọt hoàn toàn.
Có ao rồi, Trị nhập 10.000 cá vược nước mặn về nuôi
và thuần hóa chuyển sang nước ngọt hoàn toàn. Một
tháng sau anh bắt cá bán, thu được 3 triệu, lỗ 17 triệu
đồng. Trị bất ngờ và choáng váng, tinh thần suy sụp.
"Phải mất một thời gian tôi mới lấy lại được thăng
bằng và bắt đầu huy động vốn ở bất cứ nơi nào có
thể. Tôi quyết tâm phải thuần hóa được loài cá nước
mặn này sang nước ngọt hoàn toàn", Trị cho hay.
Dồn tâm sức nghiên cứu cách chăm sóc, thuần hóa
5.000 con giống mua bằng 10 triệu đồng chạy vạy
khắp nơi, Trị đã sướng rơn người khi 25 ngày sau
bán cá anh đã lấy lại được vốn. Cứ thế, anh kiên trì
mua cá vược thuần hóa, nuôi dưỡng và bán. Từ lãi ít
đến lãi nhiều, Trị còn tìm ra quy trình thuần hoá và
nuôi thành công loài cá này trong nước ngọt hoàn
toàn, nuôi thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Đến nay, loài cá Vược mà Trị thuần hoá đã có mặt

trên 20 tỉnh, thành. Anh tư vấn kỹ thuật và cung ứng
hàng chục triệu bột cá hương lẫn cá giống cho người
chăn nuôi. Thông qua các hoạt động nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, Trị đã thu lợi
nhuận hàng năm từ 300-500 triệu đồng, giải quyết
việc làm cho bảy lao động là thanh niên có thu nhập
ổn định từ 1,7 – 2 triệu đồng một tháng. Trị vinh dự
được Trung ương Đoàn trao tặng Bằng khen và cúp
Giải thưởng Lương Định Của năm 2008, 1 trong 15
thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2009 và là đại
biểu tham dự Đại hội tài năng trẻ, thanh niên tiên tiến
làm theo lời Bác
Anh hùng lao động Lê Hồng Quang, thương binh
hạng 2/4 cũng chia sẻ với đại hội câu chuyện về
quá trình đưa xí nghiệp sản xuất dây chun và chỉ
khâu sang mặt hàng bao bì. Ông Quang cho hay,
tiền thân của công ty Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên bao bì 27-7 Hà Nội (do ông hiện làm giám
đốc) là xí nghiệp thương binh 27/7.
Năm 1990, khi ông được bổ nhiệm làm giám đốc,
công ty sản xuất với hiệu suất thấp kém, cơ sở vật
chất chỉ có 10 chiếc máy cũ kĩ. Một số công nhân
phải nghỉ việc, số còn lại thì cuộc sống khó khăn. Ông
Quang đau đớn và trăn trở tìm cách khắc phục tình
hình.
"Tôi nghĩ mặt hàng dây chun và chỉ khâu không còn
là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống nên đã mạnh dạn
chuyển đổi sang sản xuất bao bì và quần áo, những
mặt hàng đang rất cần khi công nghiệp và đời sống
phát triển", ông Quang nói.

Để có vốn sản xuất, ông Quang đã chạy ngược chạy
xuôi vay mượn, thế chấp nhà cửa để có tiền nhập
máy móc hiện đại, cử công nhân ra nước ngoài học
tập. Với sự thay đổi toàn diện, chỉ 3 năm sau ông đã
trả được nợ cả lãi và gốc, sản phẩm cạnh tranh được
với thị trường trong nước với giá hợp lý, thậm chí sản
phẩm của ông còn có mặt ở những thị trường khó
tính như Mỹ, Đức, Nhật, EU.
"Giờ đây, hằng năm tôi đều tuyển nhân viên thiết kế
tốt nghiệp các trường Đại học, thành lập phòng thiết
kế với hàng chục mẫu mã trong một tháng. Tôi còn
mở rộng sản xuất bao bì thân thiện với môi trường,
duy nhất có mặt tại thị trường Việt Nam", ông Quang
cho hay.
Là người có công trong việc duy trì và phát triển
hợp tác xã, đại biểu Đinh Huy Chiến (Thái
Nguyên) làm người nghe bất ngờ về sự phát triển
nhanh chóng của HTX công nghiệp và vận tải Chiến
Công (thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) do ông
làm chủ nhiệm.
Ông Chiến kể, ông sinh ra trong gia đình đông anh
em, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nên học hết cấp 2
phải nghỉ học, đi làm kinh tế, tạo điều kiện cho các
em ăn học. Ông tham gia vào hợp tác xã thêu ren
xuất khẩu. Cuối thập niên 90, thị trường xuất khẩu
khó khăn do Đông Âu và Liên Xô tan rã, HTX thêu ren
cũng trên vực phá sản.
Năm 1993, ông Chiến được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm
HTX. Theo đuổi ước mơ xuất khẩu hàng đi các nước
trên thế giới, ông quyết định thành lập tổ HTX Cơ khí

Chiến Công với số vốn ban đầu là 160 triệu đồng và
có 8 thành viên. Ngành nghề sản xuất là hàng kết cấu
thép và kinh doanh vận tải hàng hóa. Sau 5 năm, ông
chuyển đổi thành HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến
Công, đầu tư mới các trang thiết bị máy móc tiên tiến
hiện đại như: ô tô, máy xúc, máy gạt và các hệ thống
máy tuyển khoáng sản đồng bộ của các nước như
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản để phục vụ cho
lĩnh vực kinh doanh vận tải và phục vụ việc khai thác
mỏ.
Khi có luật khoáng sản, ông xin phép các cấp có thẩm
quyền để được cấp phép đầu tư khai thác các vùng
nguyên liệu quặng Mangan tại tỉnh Cao Bằng, xây
dựng một nhà máy luyện Ferô Mangan với công suất
10.000 tấn sản phẩm một năm. Trong quá trình xây
dựng, HTX phải chở từng ô tô nước cách nhà máy
gần 10 km để có nước phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt nhưng với lòng quyết tâm, ông Chiến luôn bên
cạnh động viên anh em.
Tháng 3 năm 2010, HTX tiếp tục khởi công đầu tư
xây dựng cụm cảng Đa Phúc, với tổng diện tích là
30,8 ha. HTX được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
đến dự lễ khởi công xây dựng, khích lệ, động viên
cán bộ xã viên. Với sự đồng lòng của các thành viên,
đến hết tháng 10 năm 2010, HTX và các đơn vị thành
viên đã có doanh thu 1.314 tỷ đồng, đóng góp ngân
sách nhà nước 30 tỷ đồng với lợi nhuận 72 tỷ.
"Từ chỗ khó khăn, gần như phá sản, sau chuyển đổi
chúng tôi đóng góp đầy đủ bảo hiểm cho xã viên.
Hàng năm, đơn vị còn tích cực tham gia đóng góp

các quỹ từ thiện xã hội hàng tỷ đồng", ông Chiến tự
hào cho biết.

×