Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Văn 9_Tuyển sinh vào 10 Tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.07 KB, 5 trang )

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Khóa ngày 01 tháng 7 năm 2009
Môn thi: NGỮ VĂN
Đề thi gồm 02 trang
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
- Thí sinh làm cả hai phần tự luận và trắc nghiệm khách quan vào giấy thi.
- Thí sinh làm bài thi phần tự luận trước, thời gian làm bài 110 phút.
- Sau khi hết giờ làm bài thi phần tự luận, giám thị phát tiếp đề trắc nghiệm khách quan.
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

I. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm): Thời gian làm bài 110 phút.
Câu 1 (2,0 điểm):
Nêu cảm nhận của em về đoạn trích dưới đây trong tác phẩm Truyện Kiều
của Nguyễn Du:
“ Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
(Dẫn theo Ngữ văn 9 tập một,
NXB Giáo dục, 2005, tr. 84)
(Chỉ cần trình bày ngắn gọn, không yêu cầu viết thành bài văn)
Câu 2 (5,0 điểm):
Viết một bài văn phát biểu suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường.
HẾT PHẦN TỰ LUẬN
Họ và tên thí sinh: ……………………….………….… Số báo danh:……….……
Chữ kí của giám thị 1: ………… … ….Chữ kí của giám thị 2:…….…………….
Trang 1
Đề chính thức
UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Khóa ngày 01 tháng 7 năm 2009
Môn thi: NGỮ VĂN
Lưu ý: Thí sinh phải ghi rõ mã đề vào giấy làm bài trước khi trả lời phần trắc
nghiệm khách quan.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm): Thời gian làm bài: 10 phút.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc
với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây.
Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các
nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người
nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm
nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân
dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người
cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng
chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng
thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả
những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay
chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình
dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.
(Dẫn theo Ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr, 5)
1. Từ nào không phải là từ mượn?
A. Hải cảng. B. Cuộc đời. C. Bình dị. D. Dân tộc.
2. Trong câu văn: “Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp,
Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề”, các từ được gạch chân làm
thành phần gì trong câu?
A. Định ngữ. B. Trạng ngữ. C. Vị ngữ. D. Phụ chú.
3. Cụm từ “Có thể nói” được dùng để đảm bảo phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng.
C. Phương châm cách thức. D. Phương châm quan hệ.
4. Đoạn trích trên có bao nhiêu câu ghép?
A. 1. B. 2. C. 3. D. Không có.
5. Hai từ “Việt Nam”, “phương Đông” trong câu cuối của đoạn trích trên thuộc
từ loại:
A. danh từ. B. tính từ. C. động từ. D. đại từ.
6. Phép liên kết câu được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích là:
Trang 2
Đề chính thức
Mã đề: 106
A. phép thế. B. phép nối. C. phép lặp. D. phép đồng nghĩa.
HẾT
Họ và tên thí sinh: ……………………….………….… Số báo danh:……….……
UBND TỈNH TIỀN GIANG ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10
Đề chính thức Khóa ngày 01 tháng 7 năm 2009
Môn thi: NGỮ VĂN
I. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm):
1. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:
• Chỉ cần trình bày ngắn gọn, không cần viết thành bài văn.
• Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sử dụng từ ngữ chính xác, giàu hình ảnh.
2. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC: Thí sinh có thể cảm nhận hoặc trình bày theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:
Nội dung Điểm
• Hai câu đầu: vừa nói đến thời gian vừa gợi tả khung cảnh thiên nhiên.
- Hình ảnh “con én đưa thoi”: gợi tả khung cảnh ngày xuân tươi sáng, rộn
ràng.
- “Thiều quang… sáu mươi”: miêu tả thời gian (mùa xuân đã bước sang tháng

thứ ba) đồng thời gợi tả cảnh sắc (Thiều quang: ánh sáng ngày xuân).
1,0
• Hai câu cuối: miêu tả bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân.
- “Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian trải rộng, mênh mông với màu sắc
tươi tắn làm phông nền cho bức tranh mùa xuân (“xanh tận”) ;
- “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả
trong trạng thái sinh động, giàu sức sống (bông hoa trắng “điểm”).
1,0
Lưu ý:
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Câu 2: (5,0 điểm):
1. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:
• Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, xác định
được các luận điểm đúng đắn, luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) xác thực và biết lựa chọn các
thao tác lập luận phù hợp.
• Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp; chữ viết rõ ràng.
2. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác
nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:
Trang 3
Nội dung Điểm
A. Nêu chính xác vấn đề cần nghị luận.
0,5
B. Giải thích vấn đề: Khiêm nhường là:
• Khiêm tốn trong quan hệ đối xử (biết đánh giá cái hay của mình một cách
vừa phải và dè dặt), không tự đề cao cá nhân;
• Không giành cái hay về mình mà sẵn sàng nhường cho người
khác.
0,5
C. Vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:

Chẳng hạn:
• Khiêm nhường sẽ giúp cho mỗi cá nhân trở nên tiến bộ hơn trong cách cư
xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng…
• Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người
trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
• Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể,
trong xã hội.
1,5
D. Vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc, mở rộng vấn đề: Chẳng hạn:
• Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn, có lối sống tham lam, ích
kỉ.
• Phân biệt đức tính khiêm nhường với thái độ tự ti, tự hạ thấp mình…
1,5
E. Nêu phương hướng phấn đấu của bản thân: Chẳng hạn:
• Sẽ tích cực tu dưỡng, rèn luyện để có được đức tính khiêm nhường.
• Đề xuất những biện pháp, phương hướng tu dưỡng, rèn luyện cụ thể của
bản thân.
1,0
Lưu ý:
• Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
• Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo cách khác, miễn là chính xác, hợp lí.
• Khuyến khích những bài làm có tính riêng, sáng tạo.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm; mỗi câu trả lời đúng 0,5
điểm):
Mã đề 106 Mã đề 124 Mã đề 133 Mã đề 142
Câu hỏi Đáp án Câu hỏi Đáp án Câu hỏi Đáp án Câu hỏi Đáp án
1 B 1 C 1 D 1 A
2 D 2 B 2 C 2 D
3 A 3 C 3 A 3 C
4 A 4 A 4 C 4 B

5 B 5 D 5 A 5 C
6 C 6 A 6 D 6 A
Trang 4

HẾT
Trang 5

×