Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nghị luận xã hội lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.04 KB, 2 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LỚP 11
* Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ,
bình luận để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như: tình
bạn tuổi học trò, phòng chống tệ nạn xã hội trong trường học, việc xây dựng
nhân cách con người (tính kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, sự
trung thành, lòng hiếu thảo .v v )
Đề 1: Em nghĩ thế nào về tình bạn tuổi học trò?
1/ Thế nào là tình bạn tuổi học trò?
- Tình bạn được thiết lập trong môi trường học đường, trong khoảng
thời gian rất đẹp của cuộc đời con người: thời gian đi học.
- Tình bạn trên cơ sở các mối quan hệ liên quan đến sách vở, trường
lớp, thầy trò, nhà trường và xã hội.
- Tình bạn tuổi học trò cụ thể là lứa tuổi phổ thông chứ không phải
các cấp học khác như Đại học, Cao đẳng hay học nghề. Ở đây chủ yếu trong
giai đoạn THCS và THPT, khi con người ý thức được khá rõ cũng như có
những ấn tượng về tình cảm này.
2/ Các biểu hiện của tình bạn tuổi học trò:
- Tình bạn ngây thơ, trong sáng, lành mạnh dựa trên các mối quan hệ
hàng ngày từ nhà đến lớp.
- Giữa một cộng đồng trường, lớp hay đôi khi chỉ trong một nhóm bạn
thân thiết nào đó.
- Liên quan đến bài vở, cuộc sống của lứa tuổi vào đời, tuổi mới lớn.
3/ Ưu điểm và những điều còn tồn tại của tình bạn tuổi học trò:
* Ưu điểm:
- Tình bạn tuổi học trò thường rất vô tư, trong sáng, ít toan tính.
- Sống với nhau hết sức chân thành và lành mạnh.
- Có nhiều kỉ niệm đẹp gắn bó với trường, lớp, cộng đồng.
- Có những trò chơi dễ thương, sinh động phù hợp với tuổi trẻ.
- Dễ giận hờn nhưng cũng dễ quên và dễ làm lành.
*Tồn tại:
- Vì là tuổi mới lớn nên bồng bột, đôi khi dễ mắc phải những sai lầm.


- Nhiều khi có những xích mích hoặc những mâu thuẫn lặt vặt không
đáng có nhưng cũng làm đời sống học trò trở nên xao động hơn.
4/ So sánh tình bạn tuổi học trò với tình bạn ở những lứa tuổi khác:
- Đều dựa trên quan hệ của tình bằmg hữu thân thiết.
- Tuy nhiên, tình bạn tuổi học trò ít những lo toan, cũng ít cả những
suy tư nặng nề của những người lớn tuổi.
- Tình bạn tuổi học trò không đa dạng, phong phú và phức tạp như
tình bạn ở các lứa tuổi khác.
 Tóm lại, bàn về tình bạn tuổi học trò, chúng ta nhận ra những nét
đẹp của tuổi vào đời, đồng thời cảm nhận được cả những vui buồn của tình
bạn này.
Mãi mãi, đây sẽ là những tình cảm rất đẹp đẽ và đầy ấn tượng tốt đẹp
trong lòng mỗi người đã trải qua thời đi học.
Đề 2: Bàn về việc sử dụng ma tuý trong học đường
1/ Ma tuý là gì?
- Là chất heroin kích thích thần kinh và làm tê liệt cảm giác của con
người.
- Ma tuý hiểu theo nghĩa tiêu cực rất có hại cho sức khoẻ, lúc đầu làm
cho con người cảm thấy hưng phấn nhưng sau khi dùng nhiều sẽ gây nghiện
và giết chết các bộ phận trong cơ thể dần dần.
- Ma tuý còn được gọi bằng một cái tên giàu hình tượng: "cái chết
trắng".
2/ Ma tuý có tác hại trong đời sống học đường:
- Ma tuý làm cho học sinh có cảm giác hưng phấn, kích thích những
hành động thiếu kiểm soát dẫn đến hậu quả như: đánh nhau, ngủ gật trong
giờ học, biếng học ham chơi, tệ nạn mãi dâm v.v
- Ma tuý đưa vào học đường sẽ làm rối loạn kỉ cương trường học, làm
suy đồi đạo đức học sinh và gây tác hại khôn lường.
- Tuy nhiên, chính môi trường học đường lại rất dễ khiến cho các kẻ
xấu dòm ngó và đưa ma tuý trở thành mồi nhử, bởi vì tuổi học trò bồng bột

thường nhẹ dạ cả tin nên rất dễ bị dụ dỗ.
3/ Làm thế nào để có thể ngăn chặn việc ma tuý xâm nhập vào không
gian trường học?:
- Nhà trường phải nghiêm khắc trong việc nêu ra nội quy về việc cấm
sử dụng ma tuý, cấm thông tin sai sự thực về ma tuý
- Học sinh cần có ý thức cao, thường xuyên theo dõi tin tức trên các
phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác
trước chất kích thích đáng sợ này.
- Học sinh cần hiểu rõ kiến thức về ma tuý: "Không được thử dù chỉ
một lần!".
(Lưu ý: Bài làm cần chú ý lập luận chặt chẽ thông qua hệ thống lí lẽ
và dẫn chứng; tham khảo thêm các tài liệu về ma tuý trên các phương tiện
thông tin đại chúng)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×