Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Làm việc nhóm có khó không? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.81 KB, 8 trang )

Làm việc nhóm
có khó không?
Để xây dựng được nhóm hiệu quả vấn đề cốt lõi là làm cho các thành
viên trong nhóm thấy và hiểu được cơ sở hình thành nên
nhóm. VietnamLearning giới thiệu với bạn các yếu tố bao gồm:

1.Bối cảnh: Để các thành viên trong nhóm hiểu được vì sao họ có mặt
trong nhóm. Vạch rõ cho họ thấy được kế hoạch làm việc nhóm sẽ giúp
cho tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra, và tầm quan trọng của việc
làm nhóm để hoàn thành những mục tiêu chung. Làm cho họ hiểu được
đâu là việc làm thích hợp trong mọi mục tiêu, nguyên tắc, tầm nhìn và
giá trị của tổ chức.

2. Khả năng: Làm cho các thành viên của nhóm cảm thấy họ hoàn toàn
phù hợp với vị trí của họ. Làm cho họ cảm thấy những hiểu biết, những
kỹ năng và năng lực của họ luôn được nâng cao trong quá trình đào tạo
và làm việc với nhóm. Nếu không, hãy làm cho các thành viên của nhóm
cảm thấy luôn dễ dàng có được sự hỗ trợ của cấp trên. Họ sẽ cảm thấy
khả năng của mình là một nguồn tài nguyên chiến lược và sự hỗ trợ cần
thiết cho việc hoàn thành sứ mệnh.

3. Sự hợp tác: Nhóm là tập hợp những thành viên cùng nhau làm việc
một cách hiệu quả. Nhóm trưởng cần làm cho thành viên hiểu được vai
trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Những thành viên của nhóm cũng
chính là những vị lãnh đạo và vị quan tòa của nhóm. Họ có quyền giải
quyết mọi vấn đề của nhóm, đưa ra phương pháp cải thiện công việc, đặt
mục tiêu và có chung quyền lợi. Làm cho những thành viên của nhóm
hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

4. Sự liên lạc: Làm sao để nhóm cung cấp và được cung cấp những
thông tin quan trọng về hoạt động chuyên môn đều đặn để họ hiểu được


đầy đủ bối cảnh xung quanh và sự tồn tại của họ. Làm cho những thành
viên của nhóm có sự liên lạc rõ ràng và trung thực với nhau. Tạo động
lực cho những thành viên của nhóm mang đến những ý kiến khác nhau
đặt trên bàn làm việc của bạn.

5. Sáng kiến, sáng tạo: Một tổ chức thực sự thì luôn quan tâm đến sự
thay đổi. Hãy để nhân viên của bạn tự do đưa ra những ý tưởng mới,
những suy nghĩ và những phương pháp độc đáo. Cần huấn luyện, đào
tạo họ những kỹ năng cần thiết đồng thời cho phép họ thư giãn với sách
báo, phim ảnh, tham gia các lĩnh vực giải trí cần thiết khác để khuyến
kích cho những suy nghĩ mới. Khi hiểu rõ được các yếu tố trên các thành
viên sẽ có ý thức xây dựng nhóm hiệu quả. Hiệu quả này thể hiện ở sự
đóng góp của tất cả các thành viên vào kết quả cuối cùng của công việc.
______________________________
______________________

LÀM VIỆC NHÓM – KHÔNG KHÓ!!!

Tại sao có thể khẳng định như vậy? Rất đơn giản vì nếu bạn tuân theo 3
gợi ý nhỏ sau của VietnamLearning thì thật sự “Làm việc nhóm –
Không khó”!

1. Nội quy nhóm:

Trước khi bắt tay làm việc, nhóm nên chung sức để đề ra nội quy cho cả
nhóm. Bao gồm:
• Thời khóa biểu cho lịch họp (cứ bao lâu thì sẽ họp một lần, thời gian
và địa điểm cụ thể).
• Thông tin liên lạc của mỗi thành viên.
• Tạo điều kiện để chắc rằng mỗi thành viên có thể phát biểu ý kiến một

cách dễ dàng nhất (ví dụ, ngồi thành vòng tròn, và lần lượt từng người
phát biểu cho tới khi hết vòng)
• Vạch ra những cách xử lí rõ ràng để giải quyết vấn đề nhóm
• Mỗi thành viên nên có một cuốn photo về nội quy

2. Liệt kê và giao nhiệm vụ

• Bạn chỉ cần lên danh sách những việc mà nhóm cần hoàn thành.
• Giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên, tùy theo khả năng của từng người
sao cho mỗi người có thể phát huy khả năng của mình cao nhất. Nếu có
thành viên muốn thử sức nhưng chưa có kinh nghiệm? Hãy bắt cặp bạn
này với người có kinh nghiệm hơn. Bí quyết là hãy để từng cá nhân phát
huy tối đa thực lực, trong khi vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
• Cuối cùng, thống nhất thời gian hạn chót cho từng thành viên.
• Chọn một nhóm trưởng

3. Cách cư xử

Làm việc nhóm có thể là ác mộng khủng khiếp khi các thành viên không
có phép lịch sự tối thiểu với người khác như:
Lắng nghe khi người khác đang phát biểu ý kiến.
Khuyến khích các thành viên ít nói có ý kiến.
Dàn hòa các thành viên quá khích trong việc tranh luận.
Không tư thù cá nhân khi ý kiến của một người nào đó qua mặt ý kiến
của mình.
Nếu bạn đã làm tốt những gợi ý đơn giản này thì bạn đã thấy “Làm việc
nhóm – Không khó” phải không nào?

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÓM


1. Tự cam kết làm việc hiệu quả
- Mỗi thành viên là 1 chủ thể trong nhóm
- Chủ động hoàn thành nhiệm vụ cụ thể của mình trong nhóm
- Chủ động đưa ý kiến và ra quyết định

2. Thỏa thuận thông qua nhất trí
- Biểu quyết - Hạn chế ý kiến và cảm giác cá nhân
- Xung đột phải được giải quyết dựa trên sự nhất trí của toàn bộ thành
viên
- Quá trình đi đến quyết định và chiến lược hành động không được thể
hiện sở thích, nhu cầu, mong muốn hay khả năng của 1 cá nhân

3. Xung đột và sáng tạo lành mạnh
- Xung đột là lành mạnh nếu nó tạo tiền đề cho sự sáng tạo và thành quả
cao
- Sự không nhất quán dẫn đến việc đưa ra những ý kiến sáng tạo
- Xung đột phải được kiểm soát tránh dẫn đến tác động tiêu cực

4. Giao tiếp trong nhóm
- Giao tiếp ở mức độ cao liên kết 3 đặc điểm trên
- Kích thích tinh thần trách nhiệm và cách cư xử thích hợp của mỗi
thành viên
- Mỗi thành viên hiểu rõ cách cư xử, ý kiến và hành động của nhau
- Chấp nhận cả nhận xét tích cực lẫn tiêu cực
- Sẵn sàng cộng tác dựa trên nỗ lực chung và chia sẻ thông tin

5. Chia sẻ quyền lực
- Tạo cảm giác là người gây ảnh hưởng, kích thích thành viên ra quyết
định và thực thi quyết định

- Chia sẻ quyền lực: kích thích phát triển năng lực cá nhân, kỹ năng và
sở thích
- Chia sẻ tầm nhìn: nhìn thấy mục tiêu lớn và tìm ra những thách thức
- Chia sẽ trách nhiệm
- Chia sẻ mức độ đáp ứng: vạch ra những cơ hội phát triển mới Có rất
nhiều cách đánh giá hiệu quả làm việc nhóm khác nhau và trên đây là
cách phổ biến nhất. Chúc bạn áp dụng thành công!

Nguồn: vietnamlearning

×