Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Biểu tượng “made in China” đang thay đổi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.55 KB, 10 trang )

Biểu tượng “made in China” đang thay đổi
“Made in China” không mất đi vị thế của mình trên
trường quốc tế. Nó chỉ đang mang một hình hài mới -
và có thể sẽ ấn tượng hơn.

Chủ một nhà máy may mặc tại Chu Hải, một thành
phố của tỉnh Quảng Đông cho biết “Nó là một ngành
đang chết dần.” Giống như rất nhiều người cùng lĩnh
vực kinh doanh, người chủ này cũng đang dần từ bỏ.
Hai thế kỷ trước, bị hấp dẫn bởi nguồn nhân công rẻ
mạt, các nhà đầu tư tràn về Chu Hải. Nhưng dường
như thời kỳ hoàng kim của áo phông, đồ chơi, hoa
nhựa, ngói, móc, lò xo, và các sản phẩm tương tự đã
qua đi.

Ngày nay, chi phí sản xuất những hàng hóa này ở
các nước như Băng-la-det và Việt Nam còn thấp hơn
ở Quảng Đông.

Trung Quốc có mất đi vị trí là một công xưởng
của Thế giới?

Chi phí lao động tăng lên là điều không thể tránh khỏi.
Năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã ra các quy đinh
lao động khá khắt khe cùng với mức lương tối thiểu.
Các chính sách gần đây nhằm cải thiện điều kiện kinh
tế tại các vùng nông thôn đã làm chậm lại làn sóng di
dân khỏi vùng quê. Người lao động đang yêu cầu
khoản bồi hoàn cao hơn tương xứng với giá cả sinh
hoạt đang tăng nhanh tại các thành phố của Trung
Quốc, biểu hiện bằng các cuộc đình công với quy mô


rộng tại một nhà máy của Honda đặt tại Quảng Đông.
Vấn đề tiền lương là nguyên nhân chính của sự bất
đồng.

Những công nhân tham gia đình công yêu cầu được
tăng tiền lương từ 1.500 Nhân dân tệ (234,00 Đô la
Mỹ) lên 2.000-2.500 Nhân dân tệ (373.13 Đô la Mỹ)
mỗi tháng. Rõ ràng là, các nhà máy Trung Quốc
không còn khả năng cung cấp các mức giá siêu rẻ.

Ngành sản xuất may mặc là một ví dụ tiêu biểu cho
sức cạnh tranh ngày càng giảm của Trung Quốc trên
các thị trường phụ thuộc vào nhân công giá rẻ.

Theo nghiên cứu của hãng tư vấn Mỹ, Jassin
O’Rourke, chi phí nhân công của Trung Quốc cao
hơn bảy lần so với các quốc gia ở Châu Á. Chi phí
trung bình cho một công nhân là 1.08 Đô la Mỹ một
giờ ở các tỉnh ven biển của Trung Quốc và 0,55-0,80
Đô la Mỹ ở các tỉnh nội địa. Ấn Độ đứng thứ mười
một với mức 0,51 Đô la Mỹ một giờ. Băng-la-dét có
chi phí thấp nhất, chỉ bằng 1/5 mức giá tại các nơi
như Thượng Hải và Tô Châu.

Bên cạnh những rắc rối về vấn đề lao động của Trung
Quốc, cuộc khủng hoảng tài chính trong hai năm vừa
qua đã gây ảnh hưởng thảm khốc đến cầu nước
ngoài. Năm 2009, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc
đã giảm 16% so với năm 2008. Các ngành công
nghiệp tập trung sức lao động bị ảnh hưởng đặc biệt

nghiêm trọng. Trong ngành dệt, năm 2008, lần đầu
tiên trong suốt 10 năm, lợi nhuận bị giảm xuống.
Tháng 03 năm 2009, xuất khẩu hàng điện tử và công
nghệ thông tin giảm xuống gần 25% so với kỳ trước.

Mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu phục hồi
trong năm 2010, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính vẫn còn rõ rệt. Tính tới tháng 01 năm 2010,
kim ngạch xuất khẩu đã trở lại đạt mức của cùng kỳ
năm 2008. Nhưng có rất nhiều nhà máy đã bị phá
sản.

Đối với các nhà sản xuất Trung Quốc, xu hướng dài
hạn của các chi phí đang tăng lên cùng với sự đình
trệ ngắn hạn trong xuất khẩu là các thách thức chưa
từng có. Nhưng chính phủ và các doanh nghiệp đã
không ngồi yên nhìn sự trượt dốc của khả năng cạnh
tranh. Những điều kiện bất lợi này tình cờ thúc đẩy
việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp tập trung
nhân công đã bị trì hoãn từ lâu của Trung Quốc.


Nhà sản xuất Trung Quốc đang tìm kiếm giá trị
cao hơn

Dọc vành đai duyên hải năng động của Trung Quốc,
các chính quyền địa phương đang thảo ra các bản kế
hoạch kinh tế mới nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp
của mình đạt tới chuỗi giá trị gia tăng.


Hãy xem xét kỹ trường hợp của trung tâm sản xuất
vải dệt của tỉnh Giang Tô đã được biết đến với cái tên
“Thủ đô Lụa” của Trung Quốc. Ngành sản xuất vải sợi
chiếm 3/4 tổng sản lượng nội địa. Tuy nhiên, năm
ngoái, xuất khẩu giảm xuống khoảng 15%. Đối với
những người lập kế hoạch của chính quyền địa
phương, cú sốc về xuất khẩu như một hồi chuông
cảnh tỉnh đối với sự đổi mới.

Kết quả là, các nhà chức trách của Giang Tô đã
không còn bằng lòng với ngành may mặc. Nhằm thúc
đẩy sự đa dạng trong chỉ đạo hành chính và các động
cơ tiền tệ, chính quyền thành phố dự định giảm tỷ lệ
của ngành may mặc trong tổng sản phẩm dệt may
xuống 25% trong ba năm tới và tăng cường các ứng
dụng công nghiệp của sợi hóa học, một sản phẩm
hứa hẹn doanh thu cao hơn rất nhiều so với ngành
may mặc. Theo các nhà chức trách địa phương, các
nhà máy của thành phố đã có khả năng sản xuất theo
khối lượng lớn sợi siêu mỏng lần đầu tiên được thiết
kế tại Nhật Bản.

Trên thực tế, suy thoái kinh tế toàn cầu có thể trở
thành điều may mắn đối với việc cải tiến công nghiệp.
Sự giảm xuống của đơn đặt hàng đã phá hủy các nhà
sản xuất hạng thấp, những nhà sản xuất chỉ sống sót
dựa vào những biên lợi nhuận rất mong manh.

Tính tới cuối năm 2008, một nửa xí nghiệp sản xuất
đồ chơi của Trung quốc đã bị phá sản. Mặc dù hoang

mang trong một thời gian ngắn, sự đào thải những
doanh nghiệp nhỏ đã trở thành một tin tốt lành cho
những doanh nghiệp sống sót sau cuộc khủng
khoảng. Khi các doanh nghiệp hợp nhất thị phần, họ
đã đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô. Các doanh
nghiệp lớn hơn có khả năng lớn hơn về vốn dành cho
nghiên cứu và phát triển, một chìa khóa đối với tham
vọng leo lên thang giá trị của Trung Quốc.

Các ngành công nghiệp ít bị xé lẻ hơn cũng dễ thành
công hơn. Theo thông lệ, các nhà sản xuất theo hợp
đồng của Trung Quốc chỉ rải rác và cạnh tranh khốc
liệt. Họ có ít tiếng nói trong các quy định quốc tế và
nội địa. Lấy ví dụ, các nhà sản xuất tại Giang Tô buộc
phải liên tục thích nghi với sự an toàn sản phẩm và
các tiêu chuẩn về môi trường không ổn định trong thị
trường xuất khẩu.

So sánh với các nhà sản xuất tại Mỹ và Châu Âu, các
nhà sản xuất tại Trung Quốc được tổ chức thiếu chặt
chẽ và thụ động.

Nhưng điều này có thể thay đổi. Khi các doanh
nghiệp sống sót lớn lên về quy mô, các doanh nghiệp
của Trung Quốc có thể thực hiện nhiều quyền thỏa
thuận hơn với chính quyền Trung Quốc và các doanh
nghiệp nước ngoài.

Việc có được tiếng nói hiệu quả hơn về chính trị trong
nước và nước ngoài có thể làm giảm bớt sự thiếu

chắc chắn đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Cùng xem xét chiến lược của Lenovo, một hãng máy
tính lớn nhất của Trung Quốc; Công ty này đã thuê
một người vận động hành lang trong Washinton DC
và là công ty Trung Quốc đầu tiên làm việc này.

Trong hai thập kỷ tới, Trung Quốc không còn giữ
những lợi thế về chi phí như đã xác định trong thời kỳ
đầu của thành công trong xuất khẩu. Nhưng sẽ là sơ
suất khi nghĩ rằng sản xuất của Trung Quốc vẫn đang
trong thời kỳ lặng gió.

So sánh với các nước đang phát triển khác, chính
quyền Trung Quốc ổn định và có tiềm năng cho đầu
tư nước ngoài. Các nhóm công nghiệp đã thiết lập
trong rất nhiều bộ phận của đất nước, nơi các kết nối
kinh tế có thể bù đắp lại chi phí đang tăng lên. Tiêu
dùng nội địa cũng tăng lên.

Thêm vào đó, do các nghề nghiệp sử dụng sức lao
động trình độ thấp, chi phí thấp đang dịch chuyển
sang các công việc có trình độ cao hơn, chi phí cao
hơn, Trung Quốc sẽ không chỉ chuyển sang các hàng
hóa sản xuất với giá trị cao hơn, mà còn chuyển sang
các ngành dịch vụ, như thiết kế. Sự thay đổi này cũng
mang tới cho Mỹ sự cạnh tranh mới khó khăn hơn.

Khi các ngành tập trung sức lao động của Trung
Quốc nổi lên từ sự thay đổi của chính các ngành này,
chúng ta có thể hi vọng sẽ được thấy các doanh

nghiệp với quy mô rộng hơn, đầu tư nhiều hơn vào
sự đổi mới và thiết kế sản phẩm và có ảnh hưởng lớn
hơn tới kinh tế và các chính sách kinh doanh. Vì vậy,
“Made in China” không mất đi vị thế của mình trên
trường quốc tế. Nó chỉ đang mang một hình hài mới -
và có thể sẽ ấn tượng hơn.

×