Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kinh nghiệm khi chinh phục đỉnh Phan –xi -păng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.66 KB, 7 trang )

Kinh nghiệm khi chinh phục đỉnh Phan –xi -păng
Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn (thuộc tỉnh Lào Cai), cao
3.143m so với mực nước biển còn được gọi là nóc nhà Đông Dương. Chinh
phục đỉnh Phan (dân du lịch thường gọi thế) là mơ ước của rất nhiều người.
Hay theo như một câu nói đã được dân du lịch bụi truyền tụng: “ Phi Phan bất
phượt kí” – nghĩa là chưa leo đến đình Phan-xi-păng thì không phải là dân
“Phượt”.

Phan-Xi -Păng, nóc nhà Đông Dương.
Trước đây, leo Phan-xi-păng mất khoảng 5-6 ngày, giờ thì không cần phải tốn
nhiều thời gian đến thế. Hiện nay, việc leo lên đỉnh Phan-xi-păng không còn
quá khó khăn. Nhà nhà đi Phan, người người leo Phan. Đường nhiều người đi
đã mòn cả lối. Thế nhưng Phan-xi-păng không là một điều gì đó dễ dàng, nó
vẫn là một thử thách rất đáng để chúng ta vượt qua. Nhiều người leo Phan-xi-
păng đã phải bỏ giữa chừng vì không được chuẩn bị tốt về sức lực, hành trang
và tinh thần. Chắc chắn chỉ cần quyết tâm, ai cũng có thể lên đến đỉnh.

1. Chuẩn bị leo núi:

* Luyện thể lực
Theo kinh nghiệm của những người đã leo Phan-xi-păng, bạn nên tập luyên để
có một thể lực tốt Bạn nên tập thể lực 1 đến 2 tháng trước khi thực hiện
chuyến leo núi Phan. Đầu tiên là khởi động kỹ các khớp, để tránh gây ra chấn
thương lãng xẹt như: khớp háng, đầu gối, mắt cá chân Bước tiếp theo kết hợp
đi bộ, leo cầu thang hoặc chạy trong thời gian ít nhất 1 giờ; tập khoác ba lô
(nặng 5kg) trên đường dốc Các bài tập này nhằm đánh giá khả năng đi bộ của
bạn.

Hiện nay, lên đỉnh Phan-xi-păng không còn quá khó khăn.
* Trang phục
Trên đường đi Phan-xi-păng, bạn sẽ gặp những thời tiết đa dạng, thay đổi


nhanh tới mức chóng mặt. Không chuẩn bị kỹ càng về trang phục có thể ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe của bạn và kéo theo là cuộc hành trình có thể dang dở.
Dưới đây là những trang phục bạn cần có.
- Balô: Loại có quai đeo mềm, có dây thắt quanh bụng, để đi cho đỡ nặng, có
túi cạnh để nước. Không nhất thiết loại chống nước, vì tốt nhất là có một túi
nylon to bên trong, mọi đồ đều cho trong túi nylon đó, balô có ướt, bẩn cũng
không sao. Khi đi quai balô nên kéo cao, để lực dồn lên vai, không kéo người
về sau rất khó chịu.

- Giầy: Từ trước tới giờ mọi người thường lựa chọn giầy bộ đội cho chuyến leo
Phan của mình. Nó vừa rẻ (70k/đôi cao cổ có kèm tất chống vắt), lại cũng
tương đối gọn gàng, bám đường cũng tốt. Tuy vậy giầy không được êm và
phần trong giầy không được nhẵn nên trong quá trình cọ sát có thể gây phồng
rộp, ngoài ra giầy cũng ko chống nước nên khi ướt sẽ làm lạnh bàn chân.

Nếu có điều kiện thì bạn nên sắm cho mình một đôi giầy chuyên dành cho việc
trekking để bảo vệ đôi chân của mình (những hãng chuyên về đồ thể thao như
Nortface, Nike, Starfoce rất sẵn các loại giày này).

- Tất: Đi 2 đôi tất sẽ làm giảm sự cọ xát với giầy, tránh chân bị rộp. Nếu bạn e
ngại bọn vắt thì nên có thêm một đôi tất dài, ít nhất là tới đầu gối. Tất chống
vắt ngoài Lê Duẩn bán cũng chỉ đơn thuần vậy thôi. Có cả loại tất nilon để đi ra
ngoài chống ướt, loại này rất nhanh rách, mỗi ngày sẽ cần thay ít nhất 1 lần. Có
thể tìm loại này ở Yết Kiêu.

- Bọc khớp mắt cá và đầu gối: Giúp bảo vệ tránh trật khớp cho các bộ phận
này, đồng thời giảm trấn thương khi va chạm.

- Quần: không nên mặc quần jeans. Tốt nhất là quần kaki rộng rãi một chút,
phần gấu có thể có dây để thắt lại cho gọn gàng. Mang 2 cái là đủ, một cái mặc

ban ngày và một cái giữ khô ráo để mặc khi đi ngủ.

- Áo: Nên mặc nhiều áo mỏng hơn là ít áo dày để khi nóng mình cởi ra từng thứ
một, tránh gây cảm lạnh. Tốt nhất là áo thun dài tay, thấm mồ hôi.

- Găng tay: Để mình có thể tự tin bám đá, bám trúc khi đi chuyển. Dùng loại
có hạt nhựa ở lòng bàn tay. Cần 1 đôi/ngày.

- Mũ: Mũ mềm, nếu trời lạnh thì nên có một mũ kiểu biên phòng, trùm tai và
gáy.

Ngoài ra, một số đồ sơ cứu y tế và bánh kẹo, đồ uống sẽ không bao giờ thừa.
Mỗi người cần đeo một cái còi ở trên cổ (24/24) đề phòng lúc cần báo động
(như bị tai nạn, cần trợ giúp )
Đồ dùng

Nhưng để chinh phục được, bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

- Lều ngủ: Chuẩn bị lều ngủ vì trên đường đi có 2 chặng nghỉ đêm một điểm ở
độ cao 2.200m nhiệt độ ở điểm này thường vào mùa đông khoảng 8-10oC vào
mùa hè khoảng 12-15oC, điểm còn lại ở độ cao 2.800m mùa đông khoảng 1-
5oC mùa hè khoảng 10-15oC. Tuỳ theo sức khoẻ của bạn áp dụng cho hành
trình (2 ngày 1 đêm) hoặc (3 ngày 2 đêm). Nếu Bạn đi (2 ngày 1 đêm) thì thông
thường nên ngủ ở độ cao 2.800m. Nếu đi (3 ngày 2 đêm) thì đêm 1 ngủ 2.200,
đêm 2 lại ngủ ở 2.200 và trở về bằng đường Sinchải thì đẹp hơn. Mỗi điểm ngủ
này thường chỉ ngủ được 15-20 người. Nên vào những ngày nghỉ khách đi
nhiều có thể sẽ hết chỗ ngủ. Vì vậy Bạn nên mang theo lều ngủ, túi ngủ cho
chắc chắn về chỗ ngủ của bạn. Lều ngủ có nhiều loại - loại dành cho 2 người, 3
người, 10 người… tuỳ theo số lượng người trong đoàn của Bạn.


- Đồ ăn: Cần nhất là đồ tạo năng lượng nhanh: chocolate, pho mát sợi, bò cười,
C sủi, ruốc 2 lạng/người/ngày…. Nên mang theo một số loại quả có hàm lượng
dinh dưỡng cao như quýt, cam, xoài… để ăn dọc đường lấy lại sức.

Bạn nhớ mang theo giấy ăn, tăm, giấy vệ sinh, dao gọt hoa quả

- Nước uống: Mỗi người khoảng 3 - 4 chai nước lọc nhỏ, cà phê tan, trà gừng.
Nước nên uống nhấm nháp làm nhiều lần không nên uống đầy bụng sẽ rất khó
di chuyển và dễ bị tức bụng. Khi mệt nên hít thở bằng mũi cho đỡ hại phổi và
thở ra bằng miệng sẽ giữ được sức bền tốt hơn.

Ngoài ra, các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, giấy vệ
sinh, băng salonpas hoặc deep heat; đèn pin và mang nhiều túi nylon to nhỏ để
bỏ đồ vào tránh mưa ướt.

2. Trong quá trình leo

Và hơn hết bạn nên là vị khách du lịch có văn hóa.
Nên chọn một người dẫn đường thông thạo địa hình, nhiệt tình người này có
thể là người Mông hoặc những hướng dẫn bản địa tại Sapa thì càng tốt nhưng
chi phi cao hơn chút.

Khi leo núi, bạn phải giữ cho hơi thở điều hoà, nếu thở nhanh hay hổn hển có
nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 – 10 phút (không nên
nghỉ lâu, vì bắp thịt sẽ bị lạnh và giãn cơ, gây đau nhức do bị phản ứng).

Trong trường hợp gặp dốc đứng, các bạn men theo triền để tiến lên theo hình
chữ Z, sử dụng thêm cả hai tay để hỗ trợ bằng cách bám vào đá, thân, rễ cây
Nhưng nhớ ướm thử độ chắc chắn của những vật mà bạn dùng làm điểm tựa.


Khi xuống núi, các bạn cần cẩn thận, không nên đi quá nhanh (cho dù trọng
lượng của cơ thể và hành lý như đẩy các bạn chạy về phía trước), vì rất dễ bị
vấp ngã, lăn xuống dưới. Khi xuống dốc, hãy khom người và chùn đầu gối lại,
giữ cho ba lô ổn định và cân đối trên lưng. Nếu đi thẳng người, trọng tâm balô
sẽ nằm phía sau, khiến bạn dễ bị trượt ngã. Nếu dốc khá đứng, bạn xoay người
lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám mà leo xuống.

Ngoài ra Yêu Du Lịch khuyên bạn nên là vị khách du lịch có văn hóa. Hãy
bảo vệ rừng, giữ vệ sinh môi trường và thực một số nội quy của Vườn quốc gia
Hoàng Liên như: không vứt rác trên dọc đường đi, khi có rác bạn nên cho vào
túi hoặc ba lô đến mỗi điểm dừng chân ạn cho vào thùng đựng rác; không khắc
lên đã, khắc lên cây trên dọc đường đi; không tự ý chặt cây, đốt lửa trong rừng
đặc biệt vào mùa khô.

×