Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kinh nghiệm khi đi du lịch bụi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.31 KB, 5 trang )

Kinh nghiệm khi đi du lịch bụi
Du lịch bụi không còn xa lạ với giới trẻ, nếu không muốn nói đã trở thành
một trào lưu. Nếu bạn muốn có một tuần xả hơi thật thoải mái, tại sao bạn
không một lần thử "bụi"?
1.Mười kinh nghiệm du lịch bụi như thế nào đỡ tốn tiền nhất?


Thứ nhất, ngủ dorm (phòng ngủ tập thể, nhiều giường dành cho khách du lịch
ba lô).

Thứ hai, ăn bụi (ăn ngoài đường, không vào nhà hàng sang trọng).

Thứ ba, sử dụng giao thông công cộng hoặc đi bộ (vừa đỡ tốn tiền, vừa quan
sát nhiều, vừa có cơ hội ăn nhiều món ăn địa phương - đi bộ thì dễ đói bụng
nên ăn nhiều chứ sao).

Thứ tư, kết bạn với những tay đi bụi khác để học hỏi kinh nghiệm tiết kiệm và
để chia sẻ tiền taxi khi cần.

Thứ năm, thân thiện với người địa phương (vừa để học hỏi ít tiếng địa phương
để khi đi chợ trả giá cho dễ, vừa hỏi thông tin trong khu vực).

Thứ sáu, an toàn cho bản thân là trên hết nên không la cà quán bar, nhậu nhẹt
(vừa tốn tiền vừa nguy hiểm bởi vì môi trường phức tạp ở đó và không khí làm
cho người ta uống trên khả năng của mình).

Thứ bảy, giỏi truy cập Google để tìm vé máy bay giá rẻ và tìm những nơi có
giảm giá, khuyến mãi. .

Thứ tám, phải có thẻ thanh toán quốc tế để phòng trong trường hợp thấy vé
máy bay quá rẻ là mua ngay, nếu chậm người khác "rinh" mất. Ngoài ra, còn có


thể phòng thân trong trường hợp mất sạch tiền.

Thứ chín, mang theo ba lô càng nhỏ càng tốt để tránh mua nhiều đồ mang về -
vừa tốn tiền vừa phải mang vác nặng.

Thứ mười, phải biết chút ít tiếng Anh để làm vốn - nếu không biết thì học ngay
bây giờ. Không cần phải giỏi lắm chỉ cần có trí nhớ tốt, khả năng "tám" và ham
muốn học hỏi là được.

2. Hãy là một du khách đẹp

Đối với nhiều nước, hình ảnh của du khách Việt Nam không "đẹp" lắm. Vì vậy,
chúng ta hãy góp sức thay đổi hình ảnh của người dân mình qua chính những
hành động của chúng ta khi đi du lịch. Nên nhớ rằng mỗi một khách du lịch
Việt Nam là một "đại sứ của người dân Việt Nam". Do đó, hãy trở thành một
du khách "đẹp". Và làm thế nào để là một du khách "đẹp"?

1. Không xả rác bừa bãi ở những nơi mình đã đi qua. Trước khi đến, nơi ấy như
thế nào thì trước khi ta đi hãy hoàn trả lại sự nguyên thủy cho nó. Chúng ta nên
tập quen dần với việc không vứt rác bừa bãi nếu không muốn trở thành một du
khách "xấu xí".

2. Tôn trọng phong tục, tập quán ở nơi mình đang tham quan. Chính sự khác
biệt phong tục tập quán làm cho chúng ta muốn đi đến đó. Nên góp sức bảo vệ
nó để sau này con cháu chúng ta còn có thể thấy được sự khác biệt này.

3. Tham gia vào các công tác cộng đồng ở những nơi mình tham quan dù là chỉ
ở đó 1-2 ngày. Ví dụ những buổi giao tiếp với người địa phương, dạy cho họ
một kỹ năng nào đó như tin học, giao tiếp tiếng Anh, chải răng đúng cách, tham
gia dọn dẹp rác ở trên núi hoặc kênh rạch Như thế mình sẽ tiếp xúc nhiều hơn

với dân bản địa và có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của họ dù chỉ ở đó
trong một thời gian ngắn.

4. Mua hàng trực tiếp từ dân bản địa; thay vì vào siêu thị, trung tâm thương
mại, hãy ra chợ địa phương. Điều này giúp cho số tiền mà bạn tiêu vào thẳng
túi người dân bản địa.

5. Khi mua hàng, trả giá ở một mức mà cả người bán và người mua đều thấy
hài lòng. Không nên ép họ quá mức bởi vì có khi 1-2 đô la đối với mình là
chuyện nhỏ nhưng đối với họ là cả một bữa ăn cho gia đình.

6. Nếu ở tập thể như dorm thì hãy tôn trọng những người ở chung với mình
bằng cách tránh gây tiếng ồn, tránh nói lớn tiếng, tránh cầm đồ đạc của người
khác mà không hỏi trước, tránh phê bình lối sống của người khác nếu nó không
ảnh hưởng đến mình, tránh có thái độ dè bỉu, khinh khi người khác khi họ làm
điều gì trái ý, hãy góp ý một cách lịch sự.

7. Tránh uống say quá mức, đặc biệt khi đi du lịch một mình. Điều này vừa
mang lại nguy hiểm cho mình vừa biến mình trở thành một du khách "xấu xí".
3. Một số lưu ý quan trọng khác
Bạn có thể đi hai người hay một nhóm. Điều quan trọng không ở số lượng
thành viên tham gia mà nhất thiết phải chung sở thích để chia sẻ những khám
phá.

4 "no"

Để một chuyến du lịch được gọi là "bụi" thì phải đảm bảo ít nhất hai điều: "no-
tour" (không đi theo tour du lịch) và "no-guider" (không người hướng dẫn). Pro
hơn, có thể còn thêm "no-bus", "no-hotel". Điều này đồng nghĩa với việc một
nhân du lịch bụi phải kiêm tất tật từ A đến Z.


Trong cái oi bức có phần ngột ngạt đầu hè này, quần bò - áo phông là lựa chọn
hàng đầu. Bụi không quan trọng trang phục đẹp, quần áo càng cơ động, ít nhăn
- lâu bẩn càng tốt.
Và để nuôi dưỡng hành trình dài tới 4 - 5 ngày, bạn phải chuẩn bị hành lí thật
tốt. Đồ dùng cá nhân, thực phẩm, thuốc thang, vật dụng đa năng cho đến giấy
tờ tùy thân … tất cả đều phải được nằm trong danh sách. Thường thì mỗi thành
viên trong nhóm sẽ lo một món. Và phương châm sống cho chiếc ba lô của
chuyến đi là "gọn - nhẹ khỏe lưng, dồn lực cho hai cẳng"!
Bạn nhất thiết phải biết mình sẽ đến đâu để lên kế hoạch chi tiết và lo phương
tiện. Nếu ở gần, có thể đi xe máy, vừa cơ động vừa linh hoạt (tất nhiên là đảm
bảo an toàn). Những lộ trình cần đến ô tô hay tàu hỏa, bạn nên tìm hiểu trước
giờ xe chạy và đặt trước vé (nếu không muốn chen chúc).

Và dù có đầy mình kinh nghiệm về du lịch cũng không nên coi thường tấm bản
đồ, nó sẽ giúp bạn kiểm soát lịch trình qua mỗi chặng đường.
Đừng quên mang theo máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc tụ tập khó quên
hay khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nơi bạn đến.
Nên đi đâu?

Bạn chỉ có 1 tuần để xả hơi nên những chuyến xuyên Việt hay quá cảnh qua
biên giới đều phải tạm xếp lại. Nếu lấy Hà Nội điểm xuất phát, những tour gần
nhất có các địa danh quen thuộc như: Khoang Xanh - Suối Tiên (Hà Tây), Tam
Cốc – Bích Động (Ninh Bình).

Đẹp hơn hết bạn có thể đến Sầm Sơn - ở bãi biển đẹp nhất nhì miền Bắc này,
ban ngày bạn có thể tắm hoặc leo núi, ban đêm đốt lửa trại. Việc duy nhất bạn
phải làm để có một chuyến đi hoàn hảo là hãy giữ mình trước những dịch vụ
mọc lên như nấm và nhiệt tình số một của những kẻ khéo mồi chài.
Nếu đã đến Sầm Sơn, bạn có thể tới Cát Bà - Hạ Long. Chỉ với 45 phút đi tàu

từ phà Bính bạn đã đặt chân tới hòn đảo nước trong tới đáy. Đến đây, cả nhóm
có thể vừa đi bộ vừa ngắm cảnh mà hướng thẳng tới bãi tắm Cát Bà, Cát Tiên.
Hoặc bạn thuê tàu gỗ du ra vịnh Lan Hạ - nơi có vô số hòn đảo nổi lô nhô và
neo lại những bãi cát mịn màng ngắm san hô qua làn nước trong vắt. Nếu còn
hào hứng, bạn có thể rẽ vào vườn quốc gia Cát Bà rồi ghé sang vịnh Hạ Long
và Bái Tử Long. Bấy nhiêu hành trình đủ ngốn của bạn từ 4 đến 5 ngày cả đi
lẫn về.
Cũng là hướng Bắc nhưng chếch sang mé Tây một chút, dân bụi đích thực luôn
mong một lần được lên Sa Pa. Tại đây bạn có khá nhiều sự lựa chọn. Thích đến
bản tìm hiểu đời sống của người dân tộc thì đi Hàm Rồng – Thác Mạc - Cầu
Mây – Cát Cát - Tả Van. Mê cảm giác mạnh thì leo Fanxipang, chinh phục nóc
nhà Đông Dương. Khoái mua sắm thì ngó qua biên giới Việt – Trung.
Thực tế, du lịch bụi không đơn thuần là giải trí. Mỗi chuyến đi là một hành
trình khám phá bản thân, trở về với thiên nhiên, thậm chí với nhiều người là
tìm kiếm trí kỉ.


×