Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khắc phục điểm yếu trong giao tiếp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.73 KB, 6 trang )

Khắc phục điểm
yếu trong giao tiếp.
Biết kiềm chế cảm xúc không chỉ để thành công trong giao tiếp mà
nó còn giúp bạn luôn cảm thấy cuộc sống này tươi mới và hạnh
phúc hơn!


Những người kiểm soát được cảm xúc và hành vi là người có tình cảm
lành mạnh. Họ có thể xử lý những vấn đề không thể tránh khỏi trong
cuộc sống, xây dựng được các mối quan hệ thân tình bền vững, thuận lợi
trong công việc và khi những điều xấu xảy ra, họ có thể nhanh chóng
phục hồi trở lại và vượt qua. (Hình: Swiei.com)

Để khắc phục các điểm yếu của mình trong giao tiếp, việc trước tiên là
đánh giá khả năng hiện tại của bạn về việc “quản lý cảm xúc”, bạn hãy
tự hỏi mình: - “Khi cảm thấy bị kích động, tôi có biết làm thế nào để
nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh?”. Cụ thể như: - “Tôi có thể nhận biết
sự tức giận của mình ngay lúc tôi đang tức giận?”

Né tránh những tình huống nổi giận: Một trong những nguyên nhân
khiến bạn không thể kiềm chế được cảm xúc của mình đó là tình trạng
“lửa cháy đổ thêm dầu”. Bạn đang bực bội về một việc làm, lời nói của
ai đó, bạn sẽ rất dễ có ấn tượng không tốt và khó lòng cư xử một cách
mềm mỏng, nhã nhặn với họ. Lúc ấy, bất cứ lời nói việc làm nào của họ
cũng sẽ bị bạn nhìn nhận một cách tiêu cực. Và khi bạn nổi giận, bạn sẽ
đánh mất cảm tình của mọi người, kể cả người mắc lỗi gây ra rắc rối.
Chính vì vậy, cách tốt nhất là chưa nên tiếp xúc với họ vội. Hãy để khi
cảm xúc của bạn lắng xuống, cơn giận tan đi, bạn sẽ tỉnh táo hơn để
đánh giá, nhận xét mọi thứ một cách thực sự khách quan. Khi bạn bình
tĩnh giải quyết vấn đề, mọi người sẽ nể phục bạn, người có lỗi sẽ hối hận
và nhớ mãi sai lầm của mình… Tóm lại, bởi bạn rất coi trọng hình ảnh


bản thân, hãy biết rằng người khác cũng vậy. Đừng bao giờ đánh giá
người khác chỉ dựa trên vẻ ngoài.

Nghệ thuật xin lỗi: Một vài người cho rằng xin lỗi sẽ làm họ mất thể
diện và là một hành động hạ mình, nhưng nếu không xin lỗi kịp thời bạn
dễ làm tổn thương người đối diện và phá hỏng mối quan hệ đang có.
Đừng quên lời xin lỗi chân thành, kịp thời có thể giúp bạn hàn gắn mối
quan hệ đang xấu đi và cũng tạo điều kiện để ai đó tha thứ cho bạn.

Điều quan trọng nhất là thành ý và thái độ của bạn. Trước bạn bè, có thể
bạn không cần quá rườm rà nhưng phải thật sự chân thành nếu muốn
được tha thứ và nên cho thấy mình hối hận về những gì đã làm. Hãy tỏ
ra có trách nhiệm bằng cách nhìn nhận lỗi lầm của mình và không cố
gắng bào chữa hay đổ lỗi cho người khác. Cho người ta biết bạn đã hiểu
rằng hành động đó làm tổn thương đối phương ra sao và sẵn sàng làm
bất cứ điều gì để bù đắp những tổn thương đã gây ra. Nếu lời xin lỗi trực
tiếp không có tác dụng, nên tìm cách khác như viết một bức thư để họ có
thời gian suy xét và đưa ra quyết định. Có thể lúc đầu họ từ chối, nhưng
theo thời gian, bạn sẽ được tha thứ.

Nghệ thuật nói lời không đồng ý: Đừng nói “không đồng ý” với một
quan điểm nào đó khi chưa đưa ra được lý do chính đáng (mà chỉ muốn
“đàn áp” giành phần thắng). Đừng nói không đồng ý chỉ để chứng tỏ bạn
khôn ngoan, sành sỏi và để thỏa mãn cái “tôi” của mình.

Dù trong mối quan hệ nào, xung đột là điều không thể tránh khỏi, nhưng
để giữ được mối quan hệ tốt đẹp, cả hai phía cần phải cảm thấy đã được
lắng nghe. Mục tiêu không phải để giành chiến thắng, mà giải quyết
cuộc xung đột với sự tôn trọng và tình yêu.



Luôn hài hước trong mọi hoàn cảnh: Sự
hài hước luôn tạo cảm xúc tốt ngay cả khi bạn ở vào thời điểm đen tối
nhất. Nếu bạn muốn cuộc sống của mình thú vị và được nhiều người yêu
mến, hãy luôn mỉm cười mỗi khi có thể! Hãy quan sát mọi người, mọi
sự việc bằng con mắt hài hước, vui vẻ. Hãy học cách tự giễu bản thân và
giúp người khác nhận ra lỗi cũng bằng cách vui vẻ, hài hước như vậy
(nhưng đừng quá mức nhé!). Bạn càng tập trung vào những điểm tích
cực của sự việc thì bản thân bạn sẽ càng dễ kiềm chế cảm xúc và bạn sẽ
cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn.
(Xem tiếp: => Cách giao tiếp cho người ít nói).

Như vậy, làm chủ cảm xúc có nghĩa là bạn nhận biết và tự chủ trước
những cung bậc cảm xúc, nhất là cảm xúc tiêu cực để bạn có thể “chọn”
được hành động nào mà bạn thấy rằng đó là hành động phù hợp nhất.
Biết kiềm chế cảm xúc không chỉ để thành công trong giao tiếp, mà nó
còn có thể tạo cho bạn một tâm hồn tươi mới và hạnh phúc hơn nữa!

Nguồn HH

×