Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu mô hình hoạt động công ty chứng khoán pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.04 KB, 7 trang )

I-KHÁI NIỆM:
Nguyên tắc trung gian là một trong những nguyên tắc hoạt
động cơ bản nhất của TTCK.Theo nguyên tắc này, mọi hoạt
động diễn ra trên TTCK tập trung đều phải thông qua tổ
chức trung gian, đó là công ty chứng khoán Công ty chứng
khoán là một định chế tài chính trung gian chuyên kinh
doanh chứng khoán, là đơn vị có tư cách pháp nhân, có vốn
riêng và hạch toán độc lập.Tại Viêt Nam, theo qui chế về tổ
chức hoạt động của công ty chứng khoán qui định: “Công ty
chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH thành
lập hợp pháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực
hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán”
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt
Nam:
*Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán.
*Có đủ cơ sởvật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán.
*Có mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh như
sau:
_Môi giới chứng khoán: 3 tỷ đồng
_Tự doanh chứng khoán: 12 tỷ đồng
_Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: 22 tỷ đồng
_Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng
*Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó giám đốc),
các nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải đáp
ứng đầy đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh
doanh chứng khoán do UBCKNN cấp.
*Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có
giấy phép tư doanh.
II-MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hiện nay trên thế giới có hai loại hình hoạt động của công ty


chứng khoán:
Công ty chuyên kinh doanh chứng khoán:
Theo mô hình này, động kinh doanh chứng khoán sẽ do các
công ty độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng
khoán đảm nhận, các ngân hàng không được trực tiếp tham
gia kinh doanh chứng khoán.
Ưu điểm của mô hình này:
+Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
+Tạo điều kiện cho TTCK phát triển do tính chuyên môn hoá
cao hơn.
Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật,
Canada…
Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán:
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động vời
tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và
kinh doanh tiền tệ
Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hoá,
kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi roc
do hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các
biến động của thị TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận
dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán,
khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và
lâu năm của ngân hàng.
Tuy nhiên mô, hình này bộc lộ một số hạn chế như không
phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu
hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là
bảo lãnh phát hành cổ phiếu trái phiếu. Mặt khác, theo mô
hình này, nếu có biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh
đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hang, dễ dẫn
đến các cuộc khủng hoảng tài chính.

Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác
đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm
1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh
chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay.
Tại Việt Nam, do qui mô các ngân hàng thương mại nói
chung là rất nhỏ bé, và đặc biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt
động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong
lĩnh vực thương mại ngắn hạn,trong khi hoạt động của TTCK
thuộc lĩnh vực vốn dài hạn.Khả năng khắc phục những yếu
điểm này của ngân hang Việt Nam còn rất lâu dài.Do đó, để
bảo vệ an toàn cho các ngân hang,Nghị định 144/CP về
chứng khoán và TTCK qui định các ngân hang thương mại
muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự
có của mình thành lập một Công ty chứng khoán chuyên
doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng
III-CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào loại
hình nghiệp vụ mà công ty đó thực hiện và qui mô hoạt
động kinh doanh của nó.Tuy nhiên, phải đảm bảo tách biệt
giữa hoạt động tư doanh với hoạt động mội giới và quản lý
danh mục đầu tư. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của công ty
chứng khoán như sau:
Sơ đồ tổ chức của công ty chứng khoán
Cơ cấu tổ chức công ty chứng khoán là hệ thống các phòng
ban chức năng được chia làm hai khối lượng tương ứng với
hai khối công việc.
• Khối I (Front Office)
Do ít nhất một phó giám đốc trực tiếp phụ trách,thực hiện
các giao dịch mua bán chứng khoán như: tự doanh, môi giới,
bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán,

quản lý danh mục đầu tư. Đây là khối mang lại thu nhập
chính cho công ty chứng khoán.Nhìn chung, khối này có
quan hệ trực tiếp với khách hàng bởi vì ngoài nghiệp vụ tư
doanh, khối này mang lại thu nhập cho công ty bằng cách
đáp ứng nhu cầu của khách hang và tạo ra sản phẩm phù
hợp với nhu cầu đó.
• Khối II (Back Office):
Thường cũng do 1 phó giám đốc phụ trách, thực hiện các
công việc yểm trợ cho khối I như hành chính tổ chức, kế
toán…
IV-CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN :
1-Môi giới chứng khoán: là một hoạt động kinh doanh của
công ty chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đại diện
cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao
dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà
chính khách hang sẽ phải chịu trách nhịêm đối với hậu quả
kinh tế của việc giao dịch đó.
Khi thực hiện nghiập vụ môi giới, công ty chứng khoán phải
mở tài khoản giao dịch chứng khoán và tiền cho từng khách
hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công
ty.
Trong trường hợp khách hàng của công ty chứng khoán mở
tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân
hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
công ty chứng khoán có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục
giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng
bằng văn bản với tổ chức lưu ký.Tiền hoa hồng môi giới
thường được tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao
dịch.
Tuỳ theo qui định của mỗi nước, cách thức hoạt động của

từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia
thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau như sau:
Môi giới dịch vụ (Full Service Broker):
Là loại môi giới có thể cung cấp đầy đủ dịch vụ như mua bán
chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, hu cổ tức, cho khách hàng
vay tiền, cho vay cổ phiếu đề bán trước, mua sau và nhất là
có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu
tư .
Môi giới chiếc khấu (Discount Broker) :
Là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ
chứng khoán. Đối với môi giới loại này thì khoản phí và hoa
hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có tư vấn
,nghiên cứu thị trường .
Môi giới uỷ nhiệm hay môi giới thừa hành
Đây là những nhân viên của một công ty chứng khoán thành
viên của một sở giao dịch, làm việc hưởng lương của một
công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh
mua bán cho các công ty chứng khoán hay cho khách hàng
của công ty trên sàn giao dịch.Vì thế họ có tên chung là môi
giới trên sàn (Floor Broker).Các lệnh mua bán được chuyển
đến cho các nhà môi giới thừa hành này có thể từ văn phòng
công ty cũng có thể từ các môi giới đại diện (Registered
Representative)
Môi giới độc lập hay môi giới 2 đôla:
Môi giới độp lập (Independent Broker) chính là các môi giới
làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng hay thù lao theo
dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở
giao dịch (Sàn giao dịch) giống như các công ty chứng khoán
thành viên.
Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác

của sở giao dịch.Sở dĩ có điều này là tại các sở giao dịch
nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của
các công ty chứng khoán đôi khi rất nhiều, các nhân viên
môi giới của các công ty này không thể làm xuể hoặc một lý
do nào đó vắng mặt. Lúc đó các công ty chứng khoán sẽ hợp
đống với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho
khách hàng của mình và trả cho người môi giới này một
khoản tiền nhất định
Ban đầu các nhà môi giới độc lập được trả 2 đôla cho một lô
tròn chứng khoán (100 cổ phần) nên người ta quen gọi là
“môi giới 2 đôla”.
Môi giới độc lập cũng được gọi là môi giới trên sàn (floor
broker), họ đóng vai trò không khác gì một môi giới thừa
hành, chỉ khác là họ có tư cách độc lập-tức họ không đại
diện cho bất kì một công ty chứng khoán nào cả.
• Nhà môi giới chuyên môn:
Các sở giao dịch chứng khoán thường qui định mỗi loại
chứng khoán chỉ được phép giao dịch tại một điểm nhất định
gọi là quầy giao dịch (post) các quầy này được bố trí liên
tiếp quanh sàn giao dịch (floor).Trong quầy giao dịch có một
số nhà môi giới được gọi là nhà môi giới chuyên môn hay
chuyên gia.Các chuyên gia này chỉ giao dịch một số loại
chứng khoán nhất định.Nhà môi giới chuyên môn thực hiện
hai chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch và
lệnh thị trường.
2 - Tự doanh chứng khoán: là nghiệp vụ mà trong đó công
ty chứng khoán thực hiện mua và bán chứng khoán cho
chính mình .
Công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ tự doanh nhằm
mục đích thu lợi hoặc đôi khi nhằm mục đích can thiệp điều

tiết giá trên thị trường .Chứng khoán tự doanh có thể là
chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK . Ngoài
ra công ty chứng khoán có thể tự doanh chứng khoán lô lẻ
của khách hàng sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để giao
dịch trên TTCK.
Theo Điều 20 quy chế hoạt động và tổ chức và tổ chức của
công tychứng khoán số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004
qiu định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán
như sau :
+ Công ty chứng klhoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng
khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình .
+ Khi tiến hành nghiệp vụ tự doanh , công ty chứng khoán
không được :
- Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn
điều lệ của công ty chứng khoán .
- Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một
tổ chức niêm yết.
- Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ
chức không niêm yết .
Hoạt động tự doanh hiện nay đươc xem là một trong những
hoạt động quan trọng nhất của các công ty chứng khoán tại
Việt Nam trong việc nâng cao lợi nhuận .Tuy nhiên ,do
nghiệp vụ tự doanh và môi giới dễ nảy sinh xung đột lợi ích
nên các nước thường qui định các công ty chứng khoán phải
tổ chức thực hiên hai nghiệp vụ ở 2 bộ phân riêng biệt nếu
công ty chứng khoán đó được thự hịên cả 2 nghiệp vụ .
3- Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: là hoạt động quản lý
vốn của khách hàng thông qua việc mua,bán,và nắm giữ các
chứng khoán vì quyền lợi khách hàng theo hợp đồng được kí
kết giữa công ty chứng khoán va khách hàng.

Nghiệp vụ này được thực hiện khi một số nhà đầu tư tổ chức
hoặc cá nhân muốn tham gia TTCK nhưng họ không có đủ
điều kiện về thời gian hoặc kiến thức chuyên môn để quyết
định đầu tư ,vì vậy họ uỷ thác cho công ty chứng khoán đầu
tư kèm theo thoã thuận lãi lỗ. Người uỷ thác đầu tư thường
không can dự vào việc đầu tư của công ty chứng khoán và
trả một khoản phí cho công ty chứng khoán theo thoã thuận.
Các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ này ngoài
việc được hưởng phí quản lý họ còn có thể nhận dược những
khoản tiền phí nhất định khi mang lại lợi nhuận cao cho nhà
đầu tư.
Khi thực hiện quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng
khoán phải quản lý tiến và chứng khoán cho từng khách
hàng uỷ thác và sử dụng tiền trong tài khoản theo đúng các
điều kiện qui định trong hợp đồng đã ký kết.Hợp đồng phải
xác định rõ mức dộ uỷ quyền của khách hàng phải chịu mọi
rủi ro của hoạt động đầu tư. Để đảm bảo quyền lợi của
khách hàng, định kỳ, công ty chứng khoán phải gửi báo cáo
giá trị các khoản đầu tư theo giá thị trường tại thời điểm báo
cáo cho khách hàng.

×