Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lên kế hoạch chăm sức khỏe cho từng tháng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.35 KB, 7 trang )

Lên kế hoạch chăm sức khỏe
cho từng tháng





Trong tháng hai này, bạn hãy quan tâm nhiều đến sự khỏe mạnh của
trái tim, còn trong tháng sau, hãy lưu tâm đến giấc ngủ.
Trong năm mới này, sống khỏe mạnh là món quá lớn nhất dành cho
mỗi chúng ta. Muốn như thế, bạn hãy nhanh chóng lên kế hoạch chăm sóc
sức khỏe cho từng tháng nhé.
Tháng một: Phòng chống các chất gây dị ứng trong nhà
Vào mùa lạnh, việc thường xuyên đóng cửa ra vào, cửa sổ đồng nghĩa
với việc bụi bẩn, nấm mốc, lông thú nuôi được giữ lại trong nhà. Nếu ai bị dị
ứng thì bệnh có thể nặng hơn với triệu chứng chảy nước mũi, thở khò khè,
ho dai dẳng mà thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh. Chúng ta cần làm tăng lưu
thông khí trong phòng, thường xuyên làm sạch bộ đồ trải giường, đồng thời
có chế độ ăn uống hợp lý để chống dị ứng.
Tháng Hai: Chăm sóc trái tim
Thông thường, chúng ta dễ mắc các bệnh tim mạch vào cuối mùa
đông đầu mùa xuân bởi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ của thời gian đó.
Vì vậy, các chuyên gia y tế cho rằng, nếu trong nhà có trẻ em 2-10 tuổi thì
nên cho chúng đi xét nghiệm máu và tim. Còn đối với người lớn, ngay cả khi
kết quả là bình thường, vẫn nên đi kiểm tra mỗi 5 năm một lần.
Tháng ba: Cố gắng ngủ
Quỹ Khoa học thần kinh và Sức khỏe tinh thần Quốc tế đã lấy ngày
21/3 hằng năm là Ngày cả thế giới đều ngủ. Cùng với sự kéo dài thời gian
ban ngày, tháng ba là tháng tốt nhất để phát triển các thói quen ngủ, đặc biệt
đối với những trẻ ngủ kém. Các chuyên gia cho rằng, để tạo ra một bầu
không khí ấm áp trong phòng ngủ, hãy đặt một quả táo trên gối giúp có một


giấc ngủ sâu. Trẻ em và thanh thiếu niên tốt nhất nên được ngủ 9 giờ một
ngày.
Tháng Tư: Chăm sóc răng miệng
Mùa xuân là mùa của sự phục hồi. Cơ thể vào mùa xuân thường tăng
sự trao đổi chất, tăng lượng máu lưu thông, tăng tiết hormone, đặc biệt là
kích thích sự phát triển xương và răng. Đây là thời gian tốt nhất cho cả gia
đình bảo vệ răng. Đối với cả người lớn và trẻ em, ngoài việc kiểm tra thường
xuyên và làm sạch răng hằng ngày, cần phải đi chữa sâu răng, tránh răng
càng sâu hơn nữa. Để răng và nướu khỏe mạnh, phải kiểm tra 8 tháng một
lần.
Tháng 5: Cẩn thận với muỗi
Tháng này, muỗi sinh sôi phát triển mạnh nên rất dễ mắc các bệnh
truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết… Khi thấy một vùng da bị muỗi
đốt, hãy cẩn thận kiểm tra nách, da đầu và các bộ phận khác. Nếu cần thiết,
chúng ta có thể giặt quần áo bằng nước nóng và là khô ở nhiệt độ cao. Mệt
mỏi, sốt, nhức đầu, đau cơ và khớp và các triệu chứng khác cần được khám
kịp thời.
Tháng 6: Tránh ánh nắng mặt trời
Hoạt động ngoài trời trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung
thư da, chưa kể da sẽ bị cháy nắng và gây ra nếp nhăn. Chính vì thế, kem
chống nắng là sự lựa chọn cần thiết, khá an toàn để bảo vệ làn da. Ngoài ra,
chúng ta nên đội những chiếc mũ rộng vành hoặc kính mát để ngăn chặn tia
cực tím.
Tháng 7: Cả gia đình cùng tập thể dục
Thời gian ban ngày của mùa hè khá dài, các công việc trong ngày
không mấy bận rộn, nên rất thích hợp cho việc luyện tập thể dục. Có thể du
ngoạn, leo núi, những hoạt động này không chỉ tốt cho thị lực của trẻ mà còn
có một số lợi ích trong việc tăng cường chức năng tim phổi, xương khớp cho
người cao tuổi. Nếu thời tiết quá nắng nóng và gay gắt, có thể lựa chọn các
hoạt động, trò chơi trong nhà hoặc đến công viên, đi xe đạp, bơi lội.

Tháng 8: Đặt rau củ quả tươi lên bàn ăn
Mùa này có rất nhiều loại rau củ quả tươi như ngô, bí ngô, đào, mận,
táo được bán trong siêu thị hoặc chợ. Nghiên cứu mới cho thấy, mỗi người
mỗi ngày nên ăn rau củ quả với 5 màu sắc khác nhau, không chỉ có lợi cho
tim mạch và các cơ quan khác mà còn trì hoãn lão hóa và tăng khả năng
miễn dịch.
Tháng 9: Bảo vệ mắt
Đầu tháng 9, nhiều trẻ em bắt đầu năm học mới, đồng nghĩa với việc
phải tiếp xúc với khối lượng kiến thức lớn. Vào thời gian này, cha mẹ cần
phải rèn luyện cho con cái thói quen tốt cho mắt và cần tập thể dục mắt
thường xuyên. Đồng thời, người lớn cũng cần thường xuyên luyện tập tầm
nhìn để tránh bệnh tăng nhãn áp. Ví dụ nếu cảm thấy đau đầu khi đọc sách,
bạn nên đeo kính.
Tháng 10: Phòng chống cúm
Thu và đông là mùa cúm nhưng chúng ta vẫn có thể làm giảm xác suất
mắc bệnh cúm và cảm lạnh. Mỗi thành viên trong gia đình nên tiêm vaccine
cúm. Ngoài ra, nên thường xuyên rửa tay để phòng ngừa nhiễm khuẩn, duy
trì tập thể dục 30 phút mỗi ngày để có trạng thái tinh thần tốt và một chế độ
ăn uống hợp lý.
Tháng 11: Ăn ít đồ ngọt
Gần cuối năm có nhiều bữa tiệc liên hoan. Cùng với thời tiết lạnh,
lượng đường vào cơ thể sẽ tăng lên. Ăn ít đồ ngọt không chỉ tránh sâu răng
mà còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, ở những người ăn đồ ngọt, nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường
tăng lên đáng kể. Thay vì uống sữa có đường, nước là một sự lựa chọn tốt
hơn hết.
Tháng 12: Làm người khác thấy vui vẻ
Sự thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông dễ làm người ta bị trầm cảm.
Hãy dành thêm thời gian để giúp đỡ những người xung quanh chúng ta, sẽ
giúp họ cải thiện tâm trạng, thoát khỏi những chán nản. Các nghiên cứu cho

thấy rằng, việc làm dịch vụ tự nguyện có thể giảm nguy cơ trầm cảm và kéo
dài được 7 năm tuổi thọ.

×