Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiện tương Elnino ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 6 trang )

El ninô (El nino) là sự nhiễu động của hệ thống khí quyển trên
vùng biển nhiệt đớí Thái Bình Dương. Điều này không những ảnh
hưởng đến sự thay đổi thời tiết tại khu vực đó mà còn ảnh hưởng
đến khí hậu toàn cầu.



Để hiểu rõ thêm về El ninô, chúng ta có thể xem xét điều kiện thời
tiết khi không xảy ra El ninô và khi xảy ra El ninô:
Khi El ninô không xảy ra: Trong khu vực biển nhiệt đới Thái Bình
Dương, gió tín phong thổi theo hướng đông làm cho các dòng biển
nóng trên mặt biển di chuyển về phía Philippin, Inđônêxia – đây là
nguyên nhân gây ra mưa bão tại khu vực này. Trong khi đó, dọc
theo bờ biển nam Mĩ thuộc khu vực phía đông Thái Bình Dương 1
dòng nước lạnh mang nhiều cá và phù du sinh vật trồi lên từ phía
đáy đại dương tiến về phía bờ (gần Pêru) mà người ta hay gọi là
dòng biển lạnh Pêru làm cho thời tiết khô hanh tại khu vực này.
Điều kiện thời tiết khi El
ninô không xảy ra (Hình minh hoạ)
Nhưng khoảng từ 4-5 năm, dòng biển lạnh không trồi lên.Trong lúc
đó, gió tín phong yếu đi làm cho dòng biển nóng dịch chuyển từ
phía tây về phía đông Thái Bình Dương. Sự xuất hiện lại của dòng
biển nóng là nguyên nhân gây ra những trận mưa lớn, bão tố, lũ
lụt… tại nhiều quốc gia Nam Mĩ: Chilê, Pêru. Ngược lại, tại khu
vực Nam Á, Đông Nam Á, châu Úc hạn hán kéo dài.
Hiện tượng này thường xảy ra vào cuối năm (tháng 12) trong dịp
Nôen nên người dân Pêru đặt tên là El ninô (tiếng Tây Ban Nha:
Chúa Hài Đồng- The Christ Child, tiếng Việt:“cậu bé”). El ninô còn
được gọi theo cách khác là: Southern Oscillation (ENSO)

El ninô xảy ra (Hình minh


hoạ)
Sự đảo lộn thời tiết (vùng không mưa thì lại mưa, vùng mưa nhiều
thì khô hạn, giông bão thường xuyên xảy ra… ) không chỉ bó hẹp
trong phạm vi khu vực nam Thái Bình Dương mà lan sang cả khu
vực các nước châu Âu, châu Phi và các khu vực khác trên toàn
cầu.
Chu kỳ của El nino
El nino thường diễn ra không đều đặn, nhưng nằm trong một chu
kỳ từ 2-7 năm. Mỗi đợt El niđo có cường độ và biên độ thời gian
khác nhau.
Các ảnh hưởng của El nino lên khí hậu toàn cầu được báo cáo
bởi các nước khác nhau có lưu trữ tại Trung Tâm Thông Tin.
Sau đây là bản đồ dự báo về ảnh hưởng của La nina lên khí hậu
toàn cầu

Ảnh Hưởng của El nino trên Thế Giới

Khi El Nino xuất hiện, kéo theo sự biến đổi khác thường của nhiệt
độ và lượng mưa của nhiều vùng. El Nino hạn chế sự phát triển
trong các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương nhưng lại làm tăng
số cơn bão ở vùng phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương.
Trong hai năm 1997-98, El Nino đã gây những thiệt hại nặng nề
nhất từ trước đến nay trên khắp thế giới, làm thiệt mạng 24,000
người, ảnh hưởng đến đời sống của 110 triệu người khác và gây
tổn thất đến 34 tỉ Mỹ kim. Vì ở ngay vùng xích đạo, Nam Dương là
nước chịu ảnh hưởng đầu tiên của El Nino. Năm 1997 những trận
cháy rừng lớn và liên tục làm nghẹt khói và ô nhiễm không khí
không những ở các thành phố Nam Dương mà ở các quốc gia lân
cận nữa. Đông Nam Á sản xuất hàng năm 25 phần trăm lúa gạo
trên thế giới, và mùa màng đã bị thiệt hại nặng vì hạn hán. Trung

Hoa, nước sản xuất gạo nhiều nhất thế giới đã kêu gọi các nông
dân tiết kiệm nước. Nước xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới, Thái
Lan, cũng đã báo động vì hiểm họa hạn hán. Gần đây, Cơ Quan
Thực Phẩm và Nông Nghiệp của Liên Hiệp Quốc (U.N. Food and
Agriculture Organization viết tắt là FAO) đã kêu gọi các nước Á
Châu nên bắt đầu tích trữ lúa gạo để đề phòng nạn đói.

Nạn đói do hạn hán cũng đe dọa hàng triệu người dân ở Phi Châu
và Nam Mỹ. Năm nay Liên Hiệp Quốc đã báo động 700,000 người
có thể bị đói ở các nước Trung Mỹ. Ở Nam Phi, mùa màng đang
bị đe dọa vì hạn hán. Ở Ba Tây, người ta đang lo ngại cho các
ruộng mía làm đường và đồn điền trồng cà phê.
Trong khi hạn hán xảy ra ở Châu Á, Châu Úc, Phi Châu và một
phần Nam Mỹ, thì El Nino lại gây ra những trận bão lụt lớn tại
nhiều nơi khác trên thế giới, nhất là dọc theo bờ biền Thái bình
Dương thuộc Hoa Kỳ và Nam Mỹ và các nước ở Tây Âu. Năm
1998, những trận bão tuyết đã làm tê liệt miền Đông Bắc Mỹ, và
miền nam California đã bị ngập lụt vì quá nhiều mưa. Trong lúc đó,
các trận lụt lớn nhất từ trước đến nay đã xãy ra tại Đông Phi Châu,
Ecuador và Peru. Ở Peru, lượng sản xuất cá biển đã bị giảm 50%
vì dòng nước ấm El Nino.
Ảnh Hưởng của El nino tại Việt Nam
Trong 47 năm gần đây có 331 cơn bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp
hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thời tiết nước ta. Tính chung những
năm xảy ra EL NINO, mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của 6 đến
7 cơn bão và ATNĐ, ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng
0,3 cơn.
Mùa bão 1997-1998 thể hiện rõ rệt tác động của El Nino đến hoạt
động của bão và ATNĐ ở Việt Nam. Trong cả 2 năm này mùa bão
đến chậm hơn bình thường 2 tháng. Trên Biển Đông năm 1997

bão tập trung trong vòng 4 tháng (từ đầu tháng 8 đến đầu tháng
11) bắt đầu muộn hơn khoảng tháng 10 và kết thúc muộn hơn
khoảng 1 tháng so với TBNN. Cả mùa có 5 cơn bão và áp thấp
nhiệt đới (ít hơn TBNN 4 cơn) trong đó 3 cơn bão đổ bộ vào đất
liền, bằng một nửa số cơn bão và ATNĐ trung bình hàng năm ảnh
hưởng đến nước ta, cụ thể 3 cơn bão là:
 Bão số 2 (Zita - 9715) đổ bộ vào Quảng Ninh- Hải Phòng
sáng ngày 23/8.
 Bão số 4 (FriT2-9721) đổ bộ vào Quảng Nam- Đà Nẵng
ngày 25/9.
 Bão số 5 (Linda- 9726) đổ bộ vào khu vực Bạc Liêu – Cà
Mau ngày 2/11.
Năm 1998 mùa bão bắt đầu chậm, số lượng bão và ATNĐ ít. Mãi
đầu tháng 7 mới xuất hiện cơn bão đầu tiên ở khu vực Tây Thái
Bình Dương muộn nhất kể từ 1951 đến nay. Hết tháng 10 mới
xuất hiện 2 cơn bão và ATNĐ ở Thái Bình Dương bằng 50%
TBNN cùng kì. Thời gian này không có cơn bão nào ảnh hưởng
vào nước ta ngoài ảnh hưởng của hai ATNĐ : Từ tháng 1, 2 đến
tháng 7, 8 tình trạng mưa ít, nắng nóng, khô hạn xảy ra trên diện
rộng ở hầu khắp đất nước. Đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ,
Tây nguyên, nhiều sông suối bị cạn kiệt nước, nước sinh hoạt
thiếu, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng Nam Bộ và Nam
Trung Bộ.
Nhìn chung, 15 - 16 đợt El Nino đã xuất hiện trong hơn nửa thế kỷ
qua trước hết làm nền nhiệt độ ở hầu hết các khu vực trong cả
nước

đều tăng hơn so với bình thường, các kỷ lục cao của nhiệt độ ở
hầu hết các khu vực của nước ta thường gắn với hiện tượng El
Nino. Nơi chịu tác động nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Nam Trung

Bộ. Nơi ảnh hưởng ít nhất là vùng Tây Bắc. El Nino làm giảm sút
lượng mưa ở hầu hết các khu vực, nhất là khu vực Trung Bộ, bao
gồm cả Tây Nguyên. Bởi đa phần lượng ẩm cung cấp cho khu vực
Việt Nam do gió mùa mùa hè. El Nino xuất hiện thì cường độ gió
mùa hè yếu, mùa mưa đến chậm hơn hoặc kết thúc sớm hơn,
lượng mưa ít hơn. Số lượng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên
Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam ít hơn so với bình thường.
Tuy nhiên cần lưu ý là trong các năm El Nino xuất hiện những cơn
bão trái quy luật. Tần số không khí lạnh (gió mùa đông bắc) ít hơn
và kết thúc sớm hơn mọi năm dẫn đến mùa đông ấm hơn bình
thường ở các tỉnh phía Bắc. Ngoài quy luật này, đôi khi có El Nino
tác động ngược lại sẽ làm tăng lượng mưa ở một vài nơi.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×