Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật phòng bệnh vàng lá cây có múi bằng cách trồng xen ổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.39 KB, 5 trang )


Kỹ thuật phòng bệnh vàng lá cây có
múi bằng cách trồng xen ổi


Phương pháp xua đuổi rầy chổng cánh truyền bệnh vàng lá
(greening) ra khỏi vườn cây có múi bằng cách trồng xen ổi là một phát hiện
mới, mọi nhà vườn có thể áp dụng ngay và không phải tốn kém. Sau khi báo
Khoa Học Phổ Thông (số 4/07, ngày 26/1/2007) đăng tin, rất nhiều bạn đọc
quan tâm tìm hiểu. Nay các nhà khoa học của Viện nghiên cứu cây ăn quả
Miền Nam vừa hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật áp dụng trồng xen ổi trong
vườn cây có múi như sau:
Cây ổi "đuổi" rầy gây bệnh gây vàng lá
Trong các cơ hội lây lan bệnh đối với bệnh vàng lá gân xanh
(greening), nguy hiểm nhất do rầy chổng cánh (tên khoa học Diaphorina citri
Kuwayana, họ: Psyllidae - bộ: Homoptera). Thành trùng thích sống và đẻ
trứng trên cây chanh, cam, quýt, bưởi, nguyệt quới, cần thăng, kim quýt
Chích hút nhựa cây để sống, nhưng đồng thời rầy chổng cánh vô tình mang
theo vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus trên kim chích và nước bọt
truyền cho cây khỏe. Theo cơ chế này hàng loạt cây có múi khỏe bị rầy
chổng cánh truyền bệnh greening và sau đó, trong tầm hoạt động, rầy chổng
cánh tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh trong một vùng
rộng lớn.
Có nhiều biện pháp phòng trừ rầy chổng cánh: Nuôi kiến vàng
Oecophylla smaragdina, sử dụng dầu khoáng; thuốc trừ sâu lưu dẫn Việc
trồng xen ổi vào vườn cây có múi được nhiều nhà vườn chú ý quan tâm hiện
nay. Đây là biện pháp ít tốn kém, mang lại thu nhập từ cây ổi sau một năm
thay vì chỉ trồng thuần cây có múi ba năm sau mới bắt đầu có thu nhập.
Biện pháp áp dụng trồng xen ổi
Bước 1: Vệ sinh nguồn bệnh xung quanh:
- Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn bằng cách nhổ bỏ các cây bị


nhiễm.
- Trồng cây sạch bệnh (được sản xuất trong nhà lưới 2 cửa), có
nguồn gốc rõ ràng, có bảo vệ khi vận chuyển (xử lý thuốc trước khi vận
chuyển).
- Tỉa cành và bón phân hợp lý để điều khiển các đợt đọt ra tập trung
để dễ theo dõi và dễ phát hiện sự hiện diện của rầy chổng cánh.
- Trồng cây chắn gió xung quanh vườn (chiều cao 4 m) để hạn chế
sự tái xâm nhiễm của rầy chổng cánh từ nơi khác đến, vì gió cũng có tác
dụng ảnh hưởng đến sự phát tán và di chuyển của rầy trưởng thành.
- Không nên trồng các loại cây nguyệt quới, cần thăng, kim quýt gần
vườn cam quýt, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.
Bước 2: Đào mương lên liếp nên áp dụng ở vùng ĐBSCL nhằm mục
đích xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương thoát và tiêu nước có
chiều rộng từ 1 - 2 m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6 - 8 m. Lên liếp có
thể áp dụng theo kiểu cuốn chiếu hoặc đắp mô.
Bước 3: Chọn giống ổi, cây có múi: ổi xá lỵ nghệ; nhân giống bằng
chiết cành, ghép cành (cây cao 40 cm); giống cây cam quýt phải sạch bệnh
mua từ viện, trường, trung tâm giống các tỉnh.
Bước 4: Khoảng cách trồng:
- Trồng ổi trước 6 tháng (tháng 12 âm lịch năm trước) để cây ổi có
đủ mùi xua đuổi rầy chổng cánh. Sau đó trồng cam quýt (tháng 4 âm lịch).
- Khoảng cách trồng ổi: 2,5 x 2,5 m hoặc 3 x 3 m.
- Khoảng cách trồng giống cam quýt: 2,5 x 2,5 m hoặc 3 x 3 m;
bưởi: 4 x 5 m hoặc 5 x 6 m.
Bước 5: Tạo khung cành và tỉa cành
- Cây ổi có chiều cao thấp hơn hoặc cao hơn cây cam quýt chừng 20
- 30 cm là có đủ mùi xua đuổi rầy. Ở ĐBSCL cây ổi được cắt đọt nhiều lần
trong năm, đây là điều kiện tốt tạo mùi xua đuổi rất mạnh xua đuổi rầy
chổng cánh.
Bước 6:

- Vào mùa mưa ẩm độ cao, nhà vườn chú ý cắt bỏ các cành ổi giúp
giảm bớt ẩm độ và rút hết nước trong vườn sau những cơn mưa kéo dài.
- Chú ý thăm vườn thường xuyên phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ.

×