Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Những vần thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.97 KB, 4 trang )

Những vần thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Người
TT - Một người không Phật mà rất Phật
Không tắm Hoàng Hà tắm sông Lam
Một người rất Mác mà ngoài Mác
Nghèo như chút nhút ngọt như cam
Một người quốc tế vì dân tộc
Một lòng sau trước nghĩa kết đoàn
Một người hóa thân thành dân nước
Không là thần thánh chẳng vua quan
Một người mang đủ bao khao khát
Như mọi con người ở trần gian
Cuộc đời vạn biến mà không khác
Một người toàn vẹn chỉ Việt Nam.
VIỆT PHƯƠNG (2005)
Ảnh tư liệu
Di chúc của Người
Bác bình yên viết Di chúc ngay giữa ngày sinh nhật
Khi non sông đang chúc thọ Người
Dẫu ra đi cũng là ngày gieo hạt
Giấu niềm đau dưới một ngày vui.
Di chúc không viết lên đá, khắc lên vàng chói lọi
Mà trên bản tin hằng ngày, lật lại,
Sau bản tin một hôm, Người ký thác chuyện muôn đời.
Người không muốn lúc ra đi làm ta đột ngột
Bảo cái sinh cái tử cũng thường thôi
Câu thơ Đỗ Phủ “cổ lai hi”, Người sẽ nhắc
Bác chẳng muốn ta cau vầng trán nhìn quy luật
Bác không nói tuổi già, Bác bảo tám mươi xuân!
Lời văn trong suốt trong veo như nước mắt,
Cái nỗi đau đã lọc đến trong ngần.


Ôi, muôn vàn tình thương yêu tỏa ra từ lúc ấy
Muôn vàn tình thương yêu tràn lên khắp núi sông
Ngỡ như trên nghìn đỉnh non cao, vạn dòng nước chảy
Có tình thương của Bác bao trùm.
Người sắp xa nhân dân từng yêu suốt một đời
Xa miền Nam nửa thế kỷ rồi chẳng gặp
Xa các cháu nhi đồng, mùa hoa Tổ quốc
Gần Mác, Lênin, nhưng sắp chia tay đồng chí đấy rồi!
Di chúc Người viết cho ta, đâu phải vì Người
Bác sợ khi Bác đi rồi, ta sẽ lạnh
Sợ ta đau, sợ rồi ta lơ đễnh,
Sợ ta quên
Người gửi lại một niềm tin
Còn như Người, Người đã hóa hương sen,
Trở về cái làng Sen muôn thuở
Mắt rưng lệ, ta đọc Di chúc Người từng câu từng chữ
Ngỡ như trước mắt, trên cao đâu đó, Bác nhìn.
CHẾ LAN VIÊN
(19-3-1976 - trích)
____________________
Thấm trong di chúc
Quá thương đời và lo nỗi dân đau,
Bác cố tránh nói những lời ly biệt
Mượn câu thơ để khuây lòng thương tiếc.
Ôi lòng Người đo sao hết mông mênh
Nghĩ việc gì Bác cũng nghĩ từ dân
Nói về Đảng cũng vì dân mà nói,
Nước còn giặc, dân còn khi lạnh đói
Bác đắng lòng trong mỗi miếng cơm ăn,
Thắng quân thù dẫu phải mấy mươi năm

Nhưng hạt thóc rụng giữa đồng Bác tiếc.
Nguồn biển lớn uống muôn đời không hết
Vẫn kính nhường từng hạt nước trong sông.
Bác Hồ ơi! Vị muối mặn con ăn
Đã kết đậm bao tình thương của Bác,
Manh áo ấm con mặc khi trở rét
Đã dệt vào trăm mối Bác lo toan.
Phút giã từ trong ánh mắt đăm đăm
Nỗi ưu ái lại trào lên lần chót:
Hãy giữ đức cho trong, giữ lòng cho khiết
Sống kiệm cần, tương kết tương thân
Thế kỷ này đâu phải đã bình yên
Trái tim lớn nặng niềm đau mặt đất.
Tình bè bạn, phút ra đi, còn nhắc
Dao cắt lòng nhưng vẫn ngập yêu tin.
Lần đầu tiên Bác nói đến niềm riêng,
Cả nước khóc nghe những lời dặn cuối.
Ôi trời rộng và núi cao vời vợi
Sông biển nào sánh được Bác thương ta!
Bữa cơm ăn vẫn quen nhút quen cà,
Lúc nhắm mắt xin dân đừng tang chế.
Ôi tim Bác sao mà mênh mông thế!
Gương trong ngần cho muôn thuở cùng soi.
Triệu lòng người cùng cất gọi: Bác ơi!
“Muôn vàn tình thương yêu” Bác gửi lại trong lời.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
(12-1969 - trích)
Về ba bản Di chúc của Bác Hồ
Di chúc của Bác có ba bản: bản viết năm 1965, bản viết năm 1968 và bản cuối cùng viết năm
1969. Những năm 1966, 1967 Bác chỉ xem chứ không sửa.

Bản di chúc viết năm 1965 gồm ba trang, Bác tự tay đánh máy (ghi rõ nhân dịp mừng 75 tuổi),
đây là nội dung cơ bản của Di chúc, tương đối hoàn chỉnh so với những gì chúng ta đã biết.
Bản viết năm 1968 dài sáu trang, Bác viết tay hoàn toàn. Bác đã xem lại bản năm 1965, viết
thêm về những việc cần làm của Đảng. Bác viết cả hai mặt giấy, đó là thói quen của Người,
hoặc viết trên giấy một mặt, đã là giấy trắng thì bao giờ cũng viết tay trên cả hai mặt.
Bản cuối cùng năm 1969, chỉ có một trang, Bác viết thêm đoạn mở đầu của Di chúc. Đây cũng
là bản viết tay, Bác viết trên mặt sau của tờ Tin Nhanh Tham Khảo Đặc Biệt của TTXVN mà
ngày nào Bác cũng đọc để nắm tình hình đất nước và thế giới. Bản tin đề ngày 3-5-1969.
Cả ba bản thảo gốc Di chúc của Bác Hồ hiện còn nguyên hiện trạng, chất lượng tốt, được bảo
quản tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Bản trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh là
bản photocopy màu.
Tiến sĩ NGUYỄN THỊ TÌNH
(nguyên giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh)

×