Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Xét nghiệm dấu ấn tim mạch ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.6 KB, 13 trang )

Xét nghiệm dấu ấn
tim mạch
Medelab - Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính
mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn
đột ngột mạch máu nuôi tim.Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu
thì cơ vùng cơ tim âý sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội .Đồng thời
tim là nơi co bóp để duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan khác, do đó khi
không còn cung cấp máu sẽ tạo ra mất ổn điện học và tim không duy trì nhịp
co bóp đều đặn và gây loạn nhịp trong những giờ đầu thường là rung thất và
ngưng tim sau đó người bệnh sẽ tử vong.Một số bệnh nhân nếu may mắn
thoát chết thường phải đối mặt với bệnh vẫn còn tiến triển hoặc biến chứng
suy tim
Các xét nghiệm dưới đây là những xét nghiệm hay gặp nhất để ghi
nhận triệu chứng cũng như chẩn đoán sớm cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
1. Enzym creatinin kinase (CK toàn phần và CK-MB)
* Ý nghĩa lâm sàng:
Creatine kinase là một loại enzyme được tìm thấy trong tim, não, cơ
xương, và các mô khác. Enzyme là protein có chức năng giúp đỡ tế bào
thực hiện chức năng bình thường của chúng. Trong cơ bắp và tế bào tim, hầu
hết năng lượng này được sử dụng khi các cơ bắp bị thu nhỏ lại.
Có ba dạng khác nhau của CK trong cơ thể của bạn; chúng được gọi là
isoenzymes:
• CK-MM (tìm thấy trong cơ xương và tim),
• CK-MB (chủ yếu trong tim),
• CK-BB (chủ yếu trong não).
Lượng nhỏ tìm thấy của CK trong máu được tiết ra bởi các bắp cơ.
Còn CK trong não hầu như không bào giờ vào được máu. Mức CK trong
máu tăng lên khi các tế bào cơ hay tim bị tổn thương. Bác sĩ có thể cho kiểm
tra CK nếu bệnh nhân bị đau thắt ngực, hoặc có các dấu hiệu khác của một
cơn đau tim. Trong 4-6 giờ đầu tiên sau một cơn đau tim, nồng độ của CK


trong máu bắt đầu tăng. Nó đạt đến mức cao nhất trong 18-24 giờ và trở lại
bình thường trong vòng 2-3 ngày. Nồng độ CK trong máu cũng tăng lên khi
có tổn thương cơ xương.
Nếu nồng độ CK tăng lên sau mỗi lần lấy mẫu chứng tỏ rằng cơ tim
hay cơ bắp bình thường của cơ thể đã bị tổn thương. Đôi khi nó cũng tăng
trong trường hợp vừa có vận động nặng. Nếu bác sĩ nghi ngờ có một cơn
đau tim và nồng độ CK trong máu cao, bệnh nhân sẽ được chỉ định một test
cụ thể hơn (Troponin) để khăng định có tổn thương xảy ra tại tim.
Chi tiết về CK-MB
CK-MB là một trong ba dạng riêng biệt (isoenzymes) của enzym
creatine kinase (CK). CK-MB là dạng tồn tại chủ yếu ở cơ tim. Nó tăng lên
khi có xuất hiện tổn thương ở các tế bào cơ tim.
CK-MB cùng với tổng số CK, được xét nghiệm ở những người có đau
ngực để chẩn đoán họ có bị một cơn đau tim hay không. Do CK toàn phần
có thể tăng lên do tổn thương tại cả tim và cơ, CK-MB sẽ là chỉ số đặc hiệu
hơn để phân biệt giữa hai tổn thương đó.
Ngoài ra nếu bệnh nhân đang được chỉ định dùng một thuốc làm tan
cục máu đông, CK-MB có thể giúp bác sĩ biết được thuốc đó có hiệu quả
điều trị hay không. Khi cục máu đông tan, CK-MB có xu hướng tăng lên và
giảm nhanh hơn. Bằng cách đo CK-MB trong máu nhiều lần, bác sĩ có thể
khẳng định thuốc đã đạt hiệu quả.
CK-MB thường được chỉ định xét nghiêm cùng với CK toàn phần.
Tăng CK-MB thường có thể được phát hiện ở bệnh nhân đau tim khoảng 3-4
giờ sau khi khởi phát đau ngực. Nồng độ CK-MB đỉnh tại 18-24 giờ và sau
đó trở lại bình thường trong vòng 72 giờ.
Nếu giá trị của CK-MB cao và tỷ lệ CK-MB trong tổng số CK toàn
phần là hơn 2,5-3, nhiều khả năng là tim đã bị tổn thương nặng. Còn nếu tỉ
lệ này nhỏ hơn chứng tỏ rằng cơ xương mới là nơi bị tổn thương.
* Câu hỏi thường gặp
1. Đau tim nghĩa là gì?

Đau tim có nghĩa là một số các cơ trong trái tim của bạn đã không còn
hoạt động. Thuật ngữ y tế cho điều này là nhồi máu cơ tim (MI). Một cách
phổ biến nhất, cơn đau tim bắt đầu với huyết áp tăng cao hoặc đau ngực,
thường lan tỏa đến cổ hoặc cánh tay trái. Bệnh nhân cảm thấy khó thở, hay
ra mồ hôi lạnh. Một cơn đau tim thường xảy ra khi một trong động mạch
vành mang máu lại cơ tim bị chặn. Điều này xuất hiện khi một cục máu
đông các mạch máu đó, Nguyên nhân là do chất béo quá nhiều trong các
mạch máu (xơ vữa động mạch).
2. Nếu tôi có cơn đau thắt ngực, điêu đó có nghĩa là tôi bị nhồi máu cơ
tim?
Nhiều bệnh cảnh khác có thể gây ra đau ngực, và không phải lúc nào
đau ngực cũng là biểu hiện của một cơn nhồi máu cơ tim. Nhiều người bị
đau ngực do căng cơ ở ngực của họ, và đau ngực có thể xảy ra với một số
vấn đề về phổi. Đau ngực có thể là một dấu hiệu cảnh báo tổn thương động
mạch của tim (bệnh động mạch vành). Đau ngực xảy ra trong thời gian tập
thể dục, làm việc chăm chỉ, hoặc vào các thời điểm căng thẳng, kéo dài vài
phút và lan xa được gọi là đau thắt ngực.
3. Các test kiểm tra tim bao gồm những gì?
Bác sĩ có thể sử dụng nhiều hơn một test để xác định xem một người
có đau ngực là bị đau tim hay không. Troponin thường được coi là test
chính xác nhất, và isoenzyme CK-MB cũng rất chính xác trong việc phát
hiện tổn thương tại tim, ngay cả khi không có dấu hiệu khác của bệnh tim.
Myoglobin và creatine kinase toàn phần hầu như luôn luôn tăng ở bệnh nhân
bị đau tim nên không đặc hiệu bằng.
2 AST
Mặc dù AST là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để chẩn đoán nhồi
máu cơ tim nhưng nó không đặc hiệu với tim nên hiện nay không có ý nghĩa
lâm sàng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim nữa. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ
vẫn chỉ định xét nghiệm AST để tham khảo thêm
3 LDH

* Ý nghĩa lâm sàng: Để giúp xác định được nguyên nhân và vị trí của
tổn thương các tế bào trong cơ thể và theo dõi tiến triển của tổn thương đó.
LDH có thể tăng cao trong nhiều trường hợp (điều này phản ánh sự phân bố
rộng rãi trong mô của nó). Trước đây LDH được sử dụng để giúp chẩn đoán
và theo dõi một cơn đau tim, nhưng hiện nay Troponin đã thay thế phần lớn
LDH trong vai trò này. Tuy nhiên LDH vẫn có vai trò trợ giúp trong chẩn
đoán bệnh tim
Chi tiết về xét nghiệm
Lactate dehydrogenase (LDH ) là một loại enzyme được tìm thấy ở
hầu hết các mô của cơ thể, nhưng chỉ có một số lượng nhỏ của nó được phát
hiện trong máu. Do được chứa trong mô tế bào, LDH được giải phóng vào
máu khi tế bào bị tổn thương hoặc phá hủy. Do đó, các xét nghiệm LDH có
thể được sử dụng như một điểm đánh dấu chung của tổn thương các tế bào.
Nồng độ cao của LDH có thể được đo bằng DH toàn phần hoặc dạng
isoenzyme LDH. LDH toàn phần là một tổ hợp chung của năm isoenzymes
LDH khác nhau. Mức LDH toàn phần phản ánh sự tổn thương chung của tế
bào nhưng không đặc hiệu và cụ thể. Do đó một mình lDH toàn phần không
thể được sử dụng để xác định nguyên nhân hoặc vị trí của tổn thương.
Mỗi enzym trong số 5 isoenzymes LDH thường tập trung ở các mô
khác nhau của cơ thể. Do đó, nồng độ của các LDH isoenzyme riêng biệt có
thể được sử dụng để giúp xác định các bệnh gây tổn thương tế bào và để
giúp xác định các cơ quan và các mô liên quan:
• LDH-1, tim, hồng cầu, thận, các tế bào mầm
• LDH-2, tim, hồng cầu, thận (thấp hơn LDH-1)
• LDH-3, phổi và các mô khác
• LDH-4, các tế bào bạch cầu, hạch bạch huyết, bắp thịt, gan (ít hơn
LDH-5)
• LDH-5, gan, cơ xương
Trong số tất cả các isoenzymes LDH, thì LDH-2 thường chiếm tỷ lệ
lớn nhất.

Nông độ LDH bắt đầu tăng khi tế bào bị phá hủy, đạt đỉnh sau một
khoảng thời gian nhất định, và sau đó bắt đầu giảm. Ví dụ, khi bệnh nhân có
một cơn đau tim, nồng độ LDH tổng số sẽ tăng trong vòng 24 đến 48 giờ,
đạt đỉnh trong 2-3 ngày, và trở về bình thường trong 10-14 ngày.
Chức năng chính của xét nghiệm LDH là để theo dõi sự tồn tại, mức
độ nặng nhẹ của các tổn thương cấp và mạn tính có thể gay tổn thương mô tế
bào. Isoenzymes LDH cũng có thể được sử dụng trong chẩn đoán xác định
cơ quan bị tổn thương. LDH1 đặc hiệu với cơ tim nhất, việc xác định hoạt
độ của nó có thể giúp xác định diễn tích nhồi máu vì có sự liên quan giữa
mức tăng hoạt độ này với diện tích nhồi máu.
Mức độ LDH cao còn có thể được nhìn thấy với:
• Thuốc: anesthetics, aspirin, ma túy, procainamides, rượu
• Thiếu máu ác tính
• Viêm bạch cầu mono
• đường ruột và nhồi máu phổi
• Bệnh thận
• Bệnh gan
• Bệnh tụy
• Ung thư bạch huyết hoặc bệnh ung thư khác
* Câu hỏi thường gặp
1. Tại sao nồng độ các isoenzyme LDH thường tăng lên đồng loạt với
nhau?
Một số isoenzymes LDH có thể tăng cùng một lúc, nếu số lượng cơ
quan bị tổn thương nhiều hơn một . Ví dụ trong trường hợp của bệnh nhân
có bệnh viêm phổi, và rồi đột nhiên có một cơn đau tim. Hoặc nếu bệnh
nhân ung thư di căn đó có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan.
4. Troponin
* Ý nghĩa lâm sàng: Để xác định xem bệnh nhân có một cơn đau tim
hoặc tổn thương đến cơ tim hay không
Khi nào cần xét nghiệm: Xét nghiệm ngay lập tức và một lần nữa sau

khoảng 4-6 giờ nếu bệnh nhân bị đau ngực hoặc có các triệu chứng khác có
thể liên quan đến cơn đau tim
Chi tiết về xét nghiệm
Các troponin là một họ protein được tìm thấy trong xương và các sợi
cơ tim. Ba kiểu khác nhau của Troponin được gọi là Troponin C (TnC),
Troponin T (TnT), và Troponin I (TnI). Cả ba protein đều có chức năng điều
khiển sự co cơ. Riêng TnI và TnT chỉ được tìm thấy trong tim với số lượng
rất nhỏ trong máu. Khi có tổn thương các tế bào cơ tim, troponin l và T được
giải phóng vào vong tuần hoàn máu. Mức độ tổn thương càng lớn, nồng độ
Tnl và TnT càng lớn.
Khi bệnh nhân có một cơn đau tim, nồng độ các troponin sẽ tăng cao
trong máu sau 3 hoặc 4 giờ và có thể vẫn duy trì mức đó cho 10-14 ngày.
Troponins thường được chỉ định xét nghiệm cùng với các dấu ấn tim
mạch khác như CK-MB hoặc myoglobin. Tuy nhiên, troponin là những test
thích hợp nhất cho chấn đoán bệnh về tim, do chúng có tính đặc hiệu cao
hơn các xét nghiệm khác (ngoài tổn thương tim, các xét nghiệm này cũng
cho giá trị cao trong chấn thương cơ xương). Đồng thời mức troponin và vẫn
còn cao trong một thời gian dài sau tổn thương.
Bình thường, nồng độ Troponin tim rất thấp, gần như không định
lượng được. Do đó chỉ một sự tăng nhẹ cũng có thể cho thấy tim đang bị tổn
thương. Khi bệnh nhân có nồng độ Troponin tăng lên đáng kể, chứng tỏ
bệnh nhân đã bị tổn thương tim nghiêm trọng.
Các giá trị troponin có thể vẫn cao cho 1-2 tuần sau cơn đau tim. Do
có tính đặc hiệu cao, test troponin không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên
ngoài như tổn thương cơ, tai nạn, hay tác dụng của thuốc. Ngoài ra, troponin
có thể tăng sau khi vận động nặng.
5. Peptid bài niệu natri nguồn gốc não (BNP)
* Ý nghĩa lâm sàng:
BNP là một hormon peptid được tách chiết lần đầu tiên từ mô não của
lợn, nó có tác dụng sinh học tương tự nhu peptid bài niệu natri của tâm nhĩ

(ANP). BNP được dự trữ chủ yếu ở cơ tâm thất. Nồng độ BNP trong máu
tăng khi có tăng thể tích máu như xung huyết tim, tăng huyết áp. Khi đó, BN
và ANP được bài tiết ra để điều hòa thể tích dịch, áp suất máu và cân bằng
điện giải.
Ở người, tuy BNP được sản xuất bởi não nhưng nguồn gốc BNP trong
máy chủ yếu là từ tâm thất. BNP được giải phóng từ một prohormon là Pro-
BNP. BNP và NT-proBNP giúp bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt giữa suy
tim và các bệnh khác, ví dụ như bệnh phổi. Mức độ của BNP hoặc NT-
proBNP trong máu có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của suy tim.
Nồng độ NT-proBNP càng cao chứng tỏ tình trạng của bệnh nhân càng có
tiên lượng xấu.
Mãi đến năm 2000, xét nghiệm BNP mới bắt đầu được sử dụng trong
lâm sàng như một dấu ấn chẩn đoán xung huyết tim. Tuy nhiên, BNp cần
được phối hợp với các xét nghiệm khác để củng cố khảng định chẩn đoán
cho bác sĩ.
Giới hạn bình thường của BNP là dưới 100ng/L.
6. Myogobin (Mb)
Mb là một protein Hem kết hợp Oxy, chiếm từ 5% tới 10% của
protein bào tương. Mb được giải phóng nhanh chóng từ cơ vân ( cả cơ
xương và cơ tim) khi cơ bị tổn thương. Mb bắt đầu được sử dụng như một
dấu ấn tim mạch từ 1970, nhờ kĩ thuật miễn dịch phóng xạ RIA. Mb nhạy
hơn so với Ck và CK-MB ở những giờ đầu sau khi khởi phát nhồi máu cơ
tim, do đó nó có tác dụng phát hiện sớm. Mb bắt đầu tăng trong vòng 2-4h,
và được tìm thấy ở tất cả các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp trong
khoảng thời gian từ 6-10h sau khi khởi phát nhồi màu cơ tim. Tuy nhiên nếu
sau 10-12h thì xét nghiệm CK-MB đặc hiệu hơn vì khi đó nồng độ Mb đã
trở lại bình thường.

×