Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh tim mạch vành docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.71 KB, 5 trang )

Bệnh tim mạch vành




Bệnh tim mạch vành là gì
Bệnh tim mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu
vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi
khác của bênh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do
xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Các nguyên nhân gây bệnh
Các yếu tố nguy cơ lớn không thể thay đổi được
Lớn tuổi: Khoảng 82% người tử vong vì bệnh mạch vành tim là từ 65
trở lên. Khi lớn tuổi, bệnh nhân nữ bị đau tim thường dễ bị tử vong vì đau
tim trong vòng vài tuần hơn nam giới.
Giới tính (nam): Nam giới có nguy cơ bị đau tim cao hơn phụ nữ và
bị sớm hơn. Ngay cả sau giai đoạn mãn kinh, khi tỉ lệ tử vong phụ nữ do
bệnh tim tăng lên thì cũng không bằng nam giới.
Yếu tố di truyền (kể cả chủng tộc): Trẻ có cha mẹ bệnh tim thì dễ bị
mắc bệnh này. Người Mỹ gốc Phi bị cao huyết áp nặng hơn người gốc châu
Âu và có nguy cơ mắc bệnh tim lớn hơn. Nguy cơ mắc bệnh tim cũng cao
hơn trong số các sắc dân người Mỹ gốc Mexico, người Mỹ gốc Da đỏ, người
Hawai bản địa và một số sắc dân Mỹ gốc Á. Điều này một phần là do tỷ lệ
béo phì và tiểu đường cao hơn. Phần lớn người có tiền sử gia đình mạnh về
bệnh tim có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa. Chỉ vì bạn không thể
kiểm soát tuổi tác, giới tính hay sắc tộc, bạn không thể kiểm soát tiền sử sức
khỏe gia đình. Do đó, điều thậm chí quan trọng hơn cả là điều trị và kiểm
soát bất cứ yếu tố nguy cơ khác nào mà bạn có.
Các yếu tố nguy cơ lớn có thể thay đổi, điều trị hay kiểm soát
bằng cách thay đổi lối sống hay thuốc
Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong vì bệnh mạch


vành gấp 2-3 lần người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng tác động cùng
với các yếu tố nguy cơ khác để làm tăng thêm nguy cơ mắc mệnh mạch vành
tim. Người hút xì-gà hay hút bằng tẩu dường như có nguy cơ tử vong vì
bệnh mạch vành (và có thể cả đột quỵ nữa) cao hơn người bình thường
nhưng không cao bằng người hút thuốc lá. Tiếp xúc với khói thuốc lá của
người khác làm tăng nguy cơ gây bệnh tim kể cả đối với những người không
hút thuốc.
Cholesterol trong máu cao: Khi cholesterol máu tăng, nguy cơ mắc
bệnh mạch vành tim cũng tăng theo. Khi có các yếu tố nguy cơ khác (chẳng
hạn như huyết áp cao và hút thuốc lá), nguy cơ này thậm chí còn tăng cao
hơn nữa. Mức cholesterol có thể thay đổi dưới tác động của tuổi tác, giới
tính, tiền sử sức khỏe gia đình và chế độ ăn uống.
Cao huyết áp: Huyết áp cao làm tăng tải lên tim, làm vách tim dày
lên và trở nên cứng hơn. Nó cũng làm tăng nguy cơ của bạn bị đột quỵ, đau
tim, suy thận và suy tim sung huyết. Khi huyết áp cao xảy ra ở người béo
phì, hút thuốc lá, có mức cholesterol trong máu cao hay là tiểu đường thì
nguy cơ đau tim hay đột quỵ tăng lên nhiều lần.
Hoạt động thể chất: Lối sống ít vận động là một yếu tố nguy cơ mắc
bệnh mạch vành tim. Hoạt động thể chất thường xuyên với cường độ vận
động từ vừa đến nặng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Cường độ vận động
càng nặng bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Tuy nhiên, ngay cả vận động
với cường độ trung bình cũng có ích nếu hoạt động thường xuyên và kéo
dài. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp kiểm soát cholesterol máu,
tiểu đường và béo phì, cũng như giúp làm hạ huyết áp trong nhiều trường
hợp.
Béo phì và dư cân: Người có lượng mỡ trong cơ thể quá mức —đặc
biệt nếu tích mỡ quá nhiều vùng bụng —dễ bị bệnh tim và đột quỵ ngay cả
khi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác. Cân nặng quá mức làm tăng
hoạt động tim. Nó cũng làm tăng huyết áp , tăng cholesterol và chất béo
trung tính và giảm cholesterol HDL (có lợi). Nó cũng có thể làm cho bệnh

tiểu đường dễ phát ra hơn. Nhiều người béo phì và dư cân gặp khó khăn khi
giảm cân. Nhưng ngay cả giảm cân ít cỡ chừng 10 pound đi chăng nữa, cũng
hạ thấp được nguy cơ bệnh tim mạch.
Tiểu đường: Tiểu đường làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch. Ngay
cả khi nồng độ glucose được kiểm soát, tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị
bệnh tim và đột quỵ, nhưng các nguy cơ này thậm chí còn cao hơn nữa nếu
đường huyết không được kiểm soát tốt. Khoảng 3 phần 4 bệnh nhân tiểu
đường tử vong vì nhiều dạng bệnh tim mạch. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy
hợp tác với cơ sở y tế để điều trị bệnh và kiểm soát bất cứ các yếu tố nào
khác mà bạn có thể có là điều cực kỳ quan trọng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×