Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thiên văn học ( phần II ) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.43 KB, 7 trang )

Thiên văn học ( phần II )
Phát triển khoa học


Phác hoạ và những quan sát Mặt trăng của Galileo cho thấy một bề mặt
nhiều đồi núi
Trong thời Phục hưng, Nicolaus Copernicus đã đề xuất một mô hình Nhật
tâm của hệ mặt trời. Công việc của ông được ủng hộ, mở rộng và sửa
chữa bởi Galileo Galilei và Johannes Kepler. Khám phá kính viễn vọng
của Galileo đã giúp đỡ rất nhiều cho những quan sát của ông.
Kepler là người đầu tiên sáng tạo một hệ thống miêu tả chính xác các chi
tiết chuyển động của các hành tinh với Mặt trời ở trung tâm. Tuy nhiên,
Kepler không thành công trong việc lập ra một lý thuyết cho những định
luật đã được ông viết ra. Phải tới khi Newton khám phá ra chuyển động
thiên thể và luật hấp dẫn các chuyển động của hành tinh cuối cùng mới
được giải thích. Newton cũng đã phát triển kính viễn vọng phản xạ.
Các khám phá thêm nữa đi liền với những cải thiện trong kích thước và
chất lượng kính thiên văn. Các catalogue sao chi tiết hơn được Lacaille
lập ra. Nhà thiên văn học William Herschel đã thực hiện một cataloge chi
tiết về các cụm sao và tinh vân, và vào năm 1781 phát hiện ra hành tinh
Sao Thiên Vương, hành tinh mới đầu tiên được tìm thấy. Khoảng cách tới
một ngôi sao lần đầu tiên được thông báo năm 1838 khi thị sai của 61
Cygni được Friedrich Bessel đo đạc.
Trong thế kỷ mười chín, sự quan tâm tới vấn đề ba vật thể của Euler,
Clairaut, và D'Alembert đã dẫn tới những dự đoán chính xác hơn về
chuyển động của Mặt trăng và các hành tinh. Công việc này được
Lagrange và Laplace chỉnh sửa thêm nữa, cho phép tính toán cả trọng
lượng của các hành tinh và vệ tinh trong các nhiễu loạn của chúng.
Những tiến bộ quan trọng trong thiên văn học đến cùng sự xuất hiện của
kỹ thuật mới, gồm quang phổ và chụp ảnh. Fraunhofer đã phát hiện
khoảng 600 băng trong quang phổ Mặt trời năm 1814-15, mà, vào năm


1859, Kirchhoff quy cho sự hiện diện của những nguyên tố khác nhau.
Các ngôi sao được chứng minh tương tự như Mặt trời của Trái đất, nhưng
ở dải nhiệt độ, khối lượng và kích thước khác biệt.
[13]

Sự tồn tại của thiên hà của Trái đất, Ngân hà, như một nhóm sao riêng
biệt, chỉ được chứng minh trong thế kỷ 20, cùng với sự tồn tại của những
thiên hà "bên ngoài", ngay sau đó, sự mở rộng của vũ trụ, được quan sát
thấy trong sự rời xa của hầu hết các thiên hà khỏi chúng ta. Thiên văn học
hiện đại cũng đã khám phá nhiều vật thể kỳ lạ như các quasar, pulsar,
blazar, và thiên hà radio, và đã sử dụng các quan sát đó để phát triển các
lý thuyết vật lý miêu tả một số vật thể đó trong các thuật ngữ của các vật
thể cũng kỳ lạ như vậy như các hố đen và sao neutron. Vật lý vũ trụ đã có
những phát triển vượt bậc trong thế kỷ 20, với mô hình Big Bang được
các bằng chứng thiên văn học và vật lý ủng hộ rộng rãi, như màn bức xạ
vi sóng vũ trụ, định luật Hubble, và sự phong phú các nguyên tố vũ trụ.
Thiên văn học quan sát


Mạng cực lớn tại New Mexico, một ví dụ về kính viễn vọng radio.
Bài chi tiết: Thiên văn học quan sát
Trong thiên văn học, thông tin chủ yếu được tiếp nhận từ việc khám phá
và phân tích ánh sáng nhìn thấy được hay các vùng khác của bức xạ điện
từ.
[20]
Thiên văn học quan sát có thể được phân chia theo vùng quan sát
của quang phổ điện từ. Một số phần của quang phổ có thể được quan sát
từ bề mặt Trái đất, trong khi những phần khác chỉ có thể được quan sát từ
các độ cao lớn hay từ vũ trụ. Thông tin đặc biệt về các lĩnh vực nhỏ đó
được cung cấp ở dưới đây.

Thiên văn học radio
Bài chi tiết: Thiên văn học radio
Thiên văn học radio nghiên cứu bức xạ với các chiều dài sóng lớn hơn
hay xấp xỉ 1 milimét.
[21]
Thiên văn học radio khác biệt so với hầu hết các
hình thức thiên văn học quan sát khác trong đó các sóng radio được quan
sát có thể được coi là các sóng chứ không phải các photon riêng biệt. Vì
thế, nó khá dễ dàng để đo cả biên độ và phase của các sóng radio, trong
khi điều này không dễ thực hiện ở các bước sóng ngắn hơn.
[21]

Dù một số sóng radio được tạo ra bởi các vật thể thiên văn dưới hình thức
phát xạ nhiệt, hầu hết phát xạ radio được quan sát từ Trái đất được thấy
dưới hình thức bức xạ synchrotron, được tạo ra khi các electron giao động
quanh các từ trường.
[21]
Ngoài ra, một số lượng đường quang phổ do khí
liên sao tạo ra, đáng chú ý là đường quang phổ hydro ở kích thước 21 cm,
có thể được quan sát ở các chiều dài sóng radio.
[7][21]

Rất nhiều vật thể có thể được quan sát ở các chiều dài sóng radio, gồm
sao siêu mới, khí liên sao, các pulsar, và các nhân thiên hà hoạt động.
[7][21]

Thiên văn học hồng ngoại
Bài chi tiết: Thiên văn học hồng ngoại
Thiên văn học hồng ngoại chịu trách nhiệm thám sát và phân tích bức xạ
hồng ngoại (các chiều dài sóng dài hơn ánh sáng đỏ). Ngoại trừ các chiều

dài sóng gần ánh sáng nhìn thấy được, bức xạ hồng ngoại bị khí quyển
hấp thụ mạnh, và khí quyển cũng tạo ra nhiều phát xạ hồng ngoại. Vì thế,
các đài quan sát hồng ngoại được đặt ở những địa điểm cao và khô hay
trong không gian. Quang phổ hồng ngoại rất hữu dụng khi nghiên cứu các
vật thể quá lạnh để có thể phát xạ ra ánh sáng nhìn thấy được, như các
hành tinh và đĩa cạnh sao. Các chiều dài sóng hồng ngoại dài hơn cũng có
thể xuyên qua vào các đám mây bụi vốn ngăn ánh sáng, cho phép quan
sát các ngôi sao trẻ trong các đám mây phân tử và lõi của các thiên hà.
[22]

Một số phân tử phát xạ mạnh ở dải
sóng hồng ngoại, và điều này có
thể được sử dụng để nghiên cứu
hoá học không gian, cũng như phát
hiện ra nước trong các thiên
thạch.
[23]

Thiên văn học quang học


Kính viễn vọng Subaru (bên trái) và Đài quan sát Keck (trung tâm) tại
Mauna Kea, chúng là hai ví dụ về một đài quan sát thiên văn hoạt động ở
các chiều dài sóng gần hồng ngoại và có thể thấy được. Cơ sở Kính viễn
vọng Hồng ngoại NASA (bên phải) là một ví dụ về một kính thiên văn
chỉ hoạt động ở các chiều dài sóng gần hồng ngoại.
Bài chi tiết: Thiên văn học quang học
Về lịch sử, thiên văn học quang học, cũng có thể được gọi là thiên văn
học ở ánh sáng nhìn thấy được, là hình thức cổ nhất của thiên văn học.
[24]


Các hình ảnh quang học ban đầu được vẽ bằng tay. Cuối thể kỷ mười
chín và trong hầu hết thế kỷ hai mươi, các hình ảnh được thực hiện bằng
thiết bị chụp ảnh. Các hình ảnh hiện đại sử dụng thiết bị thám sát số, đặc
biệt là các thiết bị thám sát sử dụng charge-coupled devices (CCDs). Dù
chính ánh sáng nhìn thấy được kéo dài từ xấp xỉ 4000 Å tới 7000 Å (400
nm tới 700 nm),
[24]
thiết bị tương tự cũng được sử dụng để quan sát một
số bức xạ gần cực tím và gần hồng ngoại.
Thiên văn học cực tím
Bài chi tiết: Thiên văn học cực tím
Thiên văn học cực tím nói chung được dùng để chỉ những quan sát tại các
chiều dài sóng cực tím giữa xấp xỉ 100 và 3200 Å (10 to 320 nm).
[21]
Ánh
sáng ở các chiều dài sóng này bị khí quyển Trái đất hấp thụ, vì thế những
quan sát ở các chiều dài sóng đó phải được tiến hành từ thượng tầng khí
quyển hay từ không gian. Thiên văn học cực tím thích hợp nhất để nghiên
cứu bức xạ nhiệt và các đường phát xạ từ các ngôi sao xanh nóng (Sao
OB) rất sáng trong dải sóng này. Điều này gồm các ngôi sao xanh trong
các thiên hà khác, từng là các mục tiêu của nhiều cuộc nghiên cứu cực
tím. Các vật thể khác thường được quan sát trong ánh sáng cực tím gồm
tinh vân hành tinh, tàn tích sao siêu mới, và nhân thiên hà hoạt động.
[21]

Tuy nhiên, ánh sáng cực tím dễ dàng bị bụi liên sao hấp thụ, và việc đo
đạc ánh sáng cực tím từ các vật thể cần phải được tính tới số lượng đã
mất đi.
[21]


Thiên văn học tia X
Bài chi tiết: Thiên văn học tia X
Thiên văn học tia X là việc nghiên cứu các vật thể vũ trụ ở các chiều dài
sóng tia X. Đặc biệt là các vật thể phát xạ tia X như phát xạ synchrotron
(do các electron dao động xung quanh các đường từ trường tạo ra), phát
xạ nhiệt từ các khí mỏng (được gọi là phát xạ bremsstrahlung) ở trên 10
7

(10 triệu) độ kelvin, và phát xạ nhiệt từ các khí dày (được gọi là phát xạ
vật thể tối) ở trên 10
7
độ Kelvin.
[21]
Bởi các tia X bị khí quyển Trái đất
hấp thụ, toàn bộ việc quan sát tia X phải được thực hiện trên những khí
cầu ở độ cao lớn, các tên lửa, hay tàu vũ trụ. Các nguồn tia X đáng chú ý
gồm sao kép tia X, pulsar, tàn tích sao siêu mới, thiên hà elíp, cụm thiên
hà, và nhân thiên hà hoạt động.
[21]

Thiên văn học tia gamma
Bài chi tiết: Thiên văn học tia gamma
Thiên văn học tia gamma là việc nghiên cứu các vật thể vũ trụ ở các chiều
dài sóng ngắn nhất của quang phổ điện từ. Các tia gamma có thể được
quan sát trực tiếp bằng các vệ tinh như Đài quan sát Tia Gamma
Compton hay bởi các kính viễn vọng đặc biệt được gọi là kính viễn vọng
khí quyển Cherenkov.
[21]
Các kính viễn vọng Cherenkov trên thực tế

không trực tiếp thám sát các tia gamma mà thay vào đó thám sát các đám
loé bùng của ánh sáng nhìn thấy được được tạo ra khi các tia gamma bị
khí quyển Trái đất hấp thụ.
[25]

Đa số các nguồn phát xạ tia gamma trên thực tế là các loé bùng tia
gamma, các vật thể chỉ tạo ta bức xạ gamma trong vài phần triệu tới vài
phần ngàn giây trước khi mờ nhạt đi. Chỉ 10% nguồn tia gamma là các
nguồn kéo dài. Những vật thể phát xạ tia gamma bền vững đó gồm các
pulsar, sao neutron, và các vật thể bị cho là hố đen như các nhân thiên hà
hoạt động.
[21]

Các lĩnh vực không dựa trên quang phổ điện từ
Ngoài việc phát xạ điện từ, một số vật thể có thể được quan sát từ Trái đất
có nguồn gốc từ những khoảng cách rất xa.
Trong thiên văn học neutrino, các nhà thiên văn học sử dụng các cơ sở
ngầm dưới đất như SAGE, GALLEX, và Kamioka II/III để thám sát
cácneutrino. Các neutrino này chủ yếu có nguồn gốc từ Mặt trời nhưng
cũng có từ các sao siêu mới.
[21]

Các tia vũ trụ gồm các phần tử có năng lượng rất cao có thể phân rã hay
bị hấp thụ khi đi vào khí quyển Trái đất, tạo ra các đợt phân tử.
[26]
Ngoài
ra, một số thiết bị thám sát neutrino tương lai có thể nhạy cảm với các
neutrino được tạo ra khi các tia vũ trụ đâm vào khí quyển Trái đất.
[21]


Thiên văn học sóng hấp dẫn là một ngành mới xuất hiện của thiên văn
học, nó có mục đích sử dụng các thiết bị thám sát sóng hấp dẫn để thu
thập các dữ liệu quan sát về các vật thể nén. Một số cuộc quan sát đã
được tiến hành, như Laser Interferometer Gravitational Observatory
LIGO, nhưng các sóng hấp dẫn rất khó để bị thám sát.
[27]

Thiên văn học hành tinh đã được hưởng lợi từ việc quan sát trực tiếp dưới
hình thức tàu vũ trụ và các phi vũ lấy mẫu vật. Chúng gồm các phi vụ bay
lướt qua với các cảm biến từ xa; các thiết bị hạ cánh có thể tiến hành thực
nghiệm với các vật thể trên bề mặt; các thiết bị nén cho phép cảm biến từ
xa vật thể bị chôn vùi phía dưới, và các phi vụ lấy mẫu cho phép thực
hiện thí nghiệm trực tiếp trong phòng thí nghiệm.
Các cơ cấu vũ trụ và phép đo sao
Bài chi tiết: Phép đo sao và Các cơ cấu vũ trụ
Một trong những lĩnh vực cổ nhất của thiên văn học, và trong mọi ngành
khoa học, là việc đo đạc các vị trí của các vật thể vũ trụ. Về mặt lịch sử,
hiểu biết chính xác về các vị trí của Mặt trời, Mặt trăng các hành tinh và
các ngôi sao là kiến thức rất quan trọng trong hoa tiêu thiên văn.
Những đo đạc tỉ mỉ về các vị trí của các hành tinh đã dẫn tới sự hiểu biết
chính xác về các nhiễu loạn hấp dẫn, và khả năng xác định các vị trí trong
quá khứ và trong tương lai của các hành tinh với độ chính xác rất cao,
một lĩnh vực được gọi là các cơ cấu vũ trụ. Gần đây hơn việc thám sát các
vật thể gần Trái đất sẽ cho phép các thực hiện các dự đoán về các vụ va
chạm gần, và những vụ va chạm có khả năng diễn ra, với Trái đất.
[28]

Việc đo đạc thị sai sao của các ngôi sao ở gần cung cấp những cơ sở nền
tảng cho thang khoảng cách vũ trụ được sử dụng để đo đạc tầm mức vũ
trụ. Các đo đạc thị sai của các ngôi sao ở gần cung cấp một cơ sở chắc

chắn về các tính chất của các ngôi sao ở sa hơn, bởi các tính chất của
chúng có thể được so sánh. Việc đo đạc tốc độ xuyên tâm và chuyển động
thực thể hiện động học của các hệ thống đó xuyên qua thiên hà Ngân hà.
Các kết quả đo đạc sao cũng được sử dụng để đo sự phân bố của vật thể
tối trong thiên hà.
[29]

Trong thập niên 1990, kỹ thuật đo đạc lắc lư sao đã được dùng để thám
sát các hành tinh ngoài thái dương hệ lớn quay quanh các ngôi sao ở bên
cạnh.
[30]


×