Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nuốt nghẹn có thể là dấu hiệu của các bệnh hiểm nghèo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.62 KB, 4 trang )

Nuốt nghẹn có thể là dấu hiệu của
các bệnh hiểm nghèo

Hiện tượng nuốt nghẹn không đáng lo nếu chỉ xảy ra khi bạn ăn
quá vội vàng hoặc cố nuốt một miếng đồ ăn lớn. Nhưng nếu nó xuất
hiện thường xuyên ngay cả khi bạn rất từ tốn và mức độ ngày một nặng
hơn thì hãy nghĩ đến một bệnh lý nào đó như u thực quản, phế quản,
tim to
Nuốt nghẹn là cảm giác chẹn lại của thức ăn, nước uống trên đường từ
miệng xuống dạ dày. Tùy theo mức độ, biểu hiện của nuốt nghẹn có thể chỉ
là cảm giác nuốt vướng hoặc không thể nuốt được. Tình trạng nuốt nghẹn
lặp lại nhiều lần, ngày càng nặng có thể là biểu hiện của những bệnh sau:
Có khối u thực quản: Thường là ung thư thực quản, đôi khi là khối u
lành tính. Bệnh này hay gặp ở người già. Ung thư thực quản là nguyên nhân
phổ biến nhất gây nuốt nghẹn, cần được xác định chẩn đoán và điều trị càng
sớm càng tốt. Nếu để đến giai đoạn muộn, kết quả điều trị sẽ rất hạn chế.
Hẹp thực quản: Do rối loạn chức năng vận động của thực quản như co
thắt thực quản, giảm nhu động thực quản (thường gặp ở người trẻ và trẻ em).
Viêm thực quản, có dị vật thực quản (hóc xương ) hoặc túi thừa thực
quản.
Khối u phế quản, khối u phổi (hay gặp ở người già), hoặc hạch to,
phình mạch, tuyến giáp to, tim to do bệnh tim (hay gặp ở người trẻ) gây
chèn ép thực quản.
Chú ý: Nếu nuốt nghẹn do tắc nghẽn (ví dụ như khối u làm hẹp lòng
thực quản) thì khởi đầu, bệnh nhân nuốt nghẹn với thức ăn đặc, mức độ tăng
dần, rồi nghẹn với cả thức ăn lỏng. Nếu nuốt nghẹn do sự co bóp của thực
quản thì mức độ thường ít tăng lên; có thể khởi đầu với thức ăn lỏng hay
đặc, hoặc với cả 2 dạng thức ăn này.




Cần làm gì khi có cảm giác nuốt nghẹn?
Nếu cảm giác này chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất thì phải theo
dõi xem nó có xuất hiện trở lại hay không. Nếu nuốt nghẹn xuất hiện trở lại
ngày một nhiều hay mức độ tăng lên thì nên đến cơ sở y tế tìm nguyên nhân
và điều trị.
Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn do nguyên nhân tại thực quản, các bác sĩ sẽ
cho làm nội soi thực quản, đồng thời có thể tiến hành sinh thiết. Nếu nghi
ngờ nuốt nghẹn do nguyên nhân ngoài thực quản, bác sĩ sẽ cho chụp tim
phổi, chụp cắt lớp hoặc soi phế quản. Quyết định điều trị nội khoa hay phẫu
thuật được đưa ra sau khi đã xác định được nguyên nhân.

×