Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giống ngô lai CP 989 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.74 KB, 6 trang )

Giống ngô lai CP 989

1. Nguồn gốc giống
Giống ngô lai đơn CP 989 có nguồn gốc từ Thái Lan, được
Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam nhập nội và phát triển. Giống được
tạo ra từ tổ hợp lai (AT001/AT003)//(AC004/AC098). Giống CP 989 tham
gia vào mạng lưới khảo nghiệm ngô quốc gia từ 1999-2004. Được Bộ Nông
nghiệp &PTNT công nhận giống chính thức năm 2005.
2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống.
Là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, ở phía Bắc 113 -
118 ngày (vụ đông), 105-115 ngày (vụ xuân) ; Tây Nguyên 105-110 ngày.
Chiều cao cây trung bình 200-210 cm, cao đóng bắp 90-95 cm;
Khả năng chống đổ, chịu hạn tốt, chịu rét khá, nhiễm nhẹ khô vằn và bệnh
khảm lá. Bắp to, dài 19-24 cm, có 12-14 hàng hạt. Hạt mầu vàng cam, dạng
bán răng ngựa. Năng suất trung bình từ 65-70 tạ/ha, trong điều kiện thâm
canh tốt có thể đạt 80-85 tạ/ha.
3. Quy trình kỹ thuật thâm canh
Thời vụ:
+ Phía Bắc: vụ xuân gieo tháng 1-2; vụ thu đông 15/7-15/8; vụ
đông gieo tháng 9 (nếu sau 25/9 phải tiến hành làm ngô bầu).
+ Khu vực Tây Nguyên: vụ hè thu 20/4-20/5; vụ thu 20/8-
10/9.
Mật độ: Miền Bắc khoảng cách 75 x 25-30 cm/cây, mỗi hốc 1
cây; Tây Nguyên 75 x 25 cm/cây.
Phân bón:
Lượng phân bón cho 1 ha: 10-12 tấn phân chuồng + 400-450
kg ure + 500-600 kg lân super + 100-120 kg kaly clorua.
Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân.
+ Bón thúc lần 1 khi ngô 3-5 lá, bón 1/2 lượng ure + 1/2 lượng
kaly.


+ Bón thúc lần 2 khi ngô 7-9 lá, bón 1/2 lượng ure + 1/2 lượng
kaly.
Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu đục thân, bắp bằng cách
bỏ 3-5 hạt Basudin vào nõn lúc 20 và 40 ngày sau khi trồng.
Thu hoạch: Thu hạt khô khi ngô chín sinh lý (75% số cây có
lá bi khô, chân hạt xuất hiện điểm đen), tuy nhiên có thể thu muộn hơn nếu
thời tiết cho phép.







Giống ngô lai đơn CPA88
1. Nguồn gốc giống
Giống ngô lai đơn CPA 88 có nguồn gốc từ Thái Lan, được
Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam nhập nội và phát triển. Giống được
tạo ra từ tổ hợp lai NK001/AP864. Giống CPA 88 tham gia vào mạng lưới
khảo nghiệm ngô quốc gia từ 2001-2004. Được Bộ Nông nghiệp &PTNT
công nhận giống chính thức năm 2005 cho tất cả các vùng trồng ngô trên cả
nước.
2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống.
Là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, ở phía Bắc 110 -
115 ngày (vụ đông), 106-111 ngày (vụ xuân) ; Tây Nguyên 105-110 ngày;
Đông Nam bộ 95-100 ngày.
Chiều cao cây trung bình 190-210 cm, cao đóng bắp 90-100
cm, Tán lá đứng, gọn; Khả năng chống đổ, chịu hạn khá, nhiễm nhẹ khô
vằn. Bắp dài 18-20 cm, có 14-16 hàng hạt, hạt mầu vàng cam, dạng bán đá.
Tiềm năng năng suất cao 80-95 tạ/ha và ổn định.

3. Quy trình kỹ thuật thâm canh
Thời vụ:
+ Phía Bắc: vụ xuân gieo tháng 1-2; vụ thu đông 15/7-15/8; vụ
đông gieo tháng 9 (nếu sau 25/9 nên làm ngô bầu).
+ Khu vực Đông Nam bộ và Tây Nguyên: vụ hè thu 20/4-20/5;
vụ thu 20/8-10/9.
Mật độ: Miền Bắc khoảng cách 75 x 25-30 cm/cây, mỗi hốc 1
cây; Miền Nam và Tây Nguyên 70 x 25 cm/cây.
Phân bón:
Lượng phân bón cho 1 ha: 10-12 tấn phân chuồng + 350-400
kg ure + 400-500 kg lân super + 100-120 kg kaly clorua.
Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/3 ure.
+ Bón thúc lần 1 khi ngô 3-5 lá, bón 1/3 lượng ure + 1/2 lượng
kaly.
+ Bón thúc lần 2 khi ngô 7-9 lá, bón 1/3 lượng ure + 1/2 lượng
kaly.
Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu đục thân, bắp bằng cách
bỏ 3-5 hạt Basudin vào nõn lúc 20 và 40 ngày sau khi trồng.
Thu hoạch: Thu hạt khô khi ngô chín sinh lý (75% số cây có
lá bi khô, chân hạt xuất hiện điểm đen), tuy nhiên có thể thu muộn hơn nếu
thời tiết cho phép.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×