Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de hoc sinh gioi tinh yen bai 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.33 KB, 4 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH YÊN BÁI
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2009 – 2010

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học lớp 12
Đề thi gồm có 20 câu, 3 trang Ngày thi (17/12/2009)
(Mỗi câu 1 điểm) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 a. Giai đoạn phân bào nào được vẽ dưới đây?
b. Giải thích tại sao NST có hình dạng như hình vẽ?
c. Có đặc điểm gì giống và khác biệt giữa cặp NST số 1 và cặp NST số 2?

Câu 2 Trong các vật chất dưới đây: Tinh bột, glicogen, lipit, protêin, ADN, xenlulozơ,
nhiễm sắc thể, vật chất nào có tính đặc thù? Yếu tố nào quyết định tính đặc thù
của các vật chất đó?
Câu 3 Trong tế bào thực vật ATP được tổng hợp ở các quá trình nào? Nơi tạo ra, hiệu
quả và việc sử dụng ATP ở các quá trình đó?
Câu 4 Hãy cho biết các loại vi sinh vật sau đây có kiểu dinh dưỡng nào? Nguồn năng
lượng, nguồn các bon chủ yếu, hình thức sống của mỗi loại vi sinh vật đó (vi
khuẩn lactic, vi khuẩn lam Anabena, vi khuẩn tả, vi khuẩn nitơrit hoá và nitơrat
hoá).
Câu 5 Theo bạn, các ý kiến sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a. Thuật ngữ “vi sinh vật khuyết dưỡng”chỉ các vi sinh vật có khả năng phát triển
với nguồn CO
2
là cacbon duy nhất.
b. Khi một sinh vật có khả năng sử dụng đồng thời hai loại cơ chất cacbon người
ta gọi là vi sinh vật sinh trưởng kép.
c. Sinh trưởng cấp số là sự sinh trưởng của một vi sinh vật mà ở đó số lượng tế


bào tăng gấp đôi.
d. Thời gian thế hệ là thời gian để một quần thể tế bào vi sinh vật sinh sản.
Câu 6 a. Hãy sắp xếp các thành phần sau đây vào các bộ phận của thực vật
(thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt): 1- Nhu mô giậu, 2- vòng gỗ hàng năm, 3- củ cà rốt,
4- củ khoai tây, 5- vòng đai Caspari, 6-lõi gỗ trung tâm, 7- vỏ ngoài (chu bì)
dày, 8- cutin, 9- tua cuốn, 10- bó mạch rải rác, 11- nhị, 12- phôi, 13- nhụy,
14 - nội nhũ, 15- bầu nhụy, 16 - tế bào nội bì.
b. Nêu vai trò vòng đai Caspari?
c. Giải thích hiện tượng vòng gỗ hàng năm? Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu
hiện tượng này?
Câu 7 Một nhà khoa học thực vật nghiên cứu tế bào để thực hiện nuôi cấy 1 loại tế bào
để kích thích phát triển thành cây. Ông ta đã dùng tế bào nội nhũ sơ cấp của một
phôi mới được hình thành ở một loại cây giao phấn, rồi cho phát triển thành cây.
a. Cây thu được đó có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?
1
1 2
b. Nhà khoa học muốn tạo giống từ cây đó thì ông phải sử dụng hình thức nào?
Tại sao?
c. Em hãy cho biết loại cây mà nhà khoa học tạo ra với mục đích thu hoạch sản
phẩm nông sản là gì?
Câu 8 Tại sao nói sự thoát nước qua lá là “ Tai họa tất yếu của cây”?
Câu 9 Ở người, nếu một phân tử CO
2
được giải phóng từ các tế bào trong chân trái vào
máu rồi đi ra mũi, nó không đi qua bộ phận nào sau đây? Giải thích?
a. Tâm nhĩ phải b. Tĩnh mạch phổi c. Phế nang
d. Phế quản e. Động mạch phổi
Câu 10 Thức ăn tiêu hóa được là nhờ enzim và hoocmôn tiết ra từ các vùng khác nhau
của hệ tiêu hóa. Hãy cho biết các cơ quan tiết các enzim và hoocmôn đó? Vai trò
của từng loại enzim và hoocmôn.

Câu 11 Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a.Tại sao ở người bị mắc bệnh lao phổi người ta phải thở gấp hơn người bình
thường?
b. Hiện tượng tiếng khóc chào đời?
Câu 12 Dưới đây là một trình tự ADN mã hóa một phần trình tự axit amin trong “Phân
đoạn peptit thứ tư” của β-globin bình thường. Ở người thiếu máu hồng cầu hình
liềm, người ta biết rằng một đột biến thay thế trong vùng được giới hạn trong
khung.
1. Trong các trình tự dưới đây, hãy chọn trình tự phù hợp mang đột biến đó.
Bình thường: TGAGGAXTXXTXTTXAGA

2. Hãy cho biết đó là dạng đột biến nào? Nêu tính chất, đặc điểm, hậu quả của
đột biến đó?
3. Đột biến này chịu áp lực của chọn lọc tự nhiên theo hướng nào?
Câu 13 Một cây thuộc loài A hạt phấn có n = 5 NST, thụ phấn cho noãn một số cây
thuộc loài B có n = 7 NST. Chỉ một vài hạt phấn được hình thành ở cây lai đời
F
1
, những hạt phấn này đem thụ phấn cho noãn của loài B. Một số cây lai đời F
2
có 19 NST. Những cây lai này đều bất thụ nhưng bằng con đường tự thụ phấn
bắt buộc cây này có thể sinh ra một số cây đời F
3
có 24 NST. Nhưng cây lai đời
F
3
có kiểu hình khác hẳn với thế hệ xuất phát và lại có khả năng sinh sản? Mô tả
quá trình trên bằng sơ đồ lai.
Câu 14 Hai alen G và g có mặt trong một locus của một loài dương xỉ. Bào tử thu được
từ một bào tử thể dị hợp tử có kiểu gen Gg của loài dương xỉ này. Giao tử thể

mọc từ các bào tử này sau đó tự thụ phấn và được cách ly.
Tỷ lệ kiểu gen GG: Gg: gg của các bào tử thể theo lý thuyết sẽ như thế nào?
a. GAGGAXXXTXTTXAGA b. AGGAXTAXXTXTTXAGA
c TGAGGAXAXXTXTTXAGA d. TGAGGAXXTXTTXAGA
e. AGGAAXTXXTXTTXAGA
2
Giải thích?
Câu 1 5 a. Dựa vào sơ đồ mô tả dưới đây, hãy cho biết các kiểu gen và các kiểu hình tạo
ra về tính trạng màu sắc.
b. Cho biết kiểu tác động của 2 cặp gen, biết cặp gen Aa nằm trên cặp NST số
2, cặp gen Bb nằm trên cặp NST số 6.
c. Kiểu tác động của các gen liên quan đến đặc tính nào của enzim trong phản
ứng hóa sinh?



A–B– (màu xám) ; A–bb (bạch tạng) ; aaB – (đen ); aabb (bạch tạng)
Câu 16 Trong một giống thỏ, các alen qui định màu lông có mối quan hệ trội lặn như sau:
C(xám) > c
ch
(chinchilla) > c
h
(Himalaya) > c (bạch tạng).
Người ta lai thỏ lông xám với thỏ có lông kiểu Himalaya và thu được đời con có
50%thỏ lông xám và 50% có lông kiểu Himalaya. Phép lai nào sẽ cho kết quả đó?
Câu 17
Tần số của hai alen đồng trội có cùng giá trị thích ứng trong một quần thể chuột
là 0,55A
1
và 0,45A

2
. Sau 5 thế hệ giá trị thích ứng thay đổi tương ứng thành
0,35A
1
và 0,65A
2
. Hai cơ chế nào sau đây gây nên tình trạng trên? Giải thích?
I. Đột biến điểm.
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III.Các yếu tố ngẫu nhiên. IV. Áp lực chọn lọc tự nhiên.
Câu18 Vì sao đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá ?
Câu 19 Hãy xác định mối quan hệ của các sinh vật trong hệ sinh thái: Trùng roi xanh
trong ruột mối, sán lá trong gan trâu, gà ấp trứng cho vịt, sư tử đực đánh nhau để
được quyền giao phối với các sư tử cái, đàn kiến tha mồi, cừu và thỏ kiếm ăn trên
đồng cỏ, sâu và chim ăn sâu.
Câu 20 Trong một hệ sinh thái thuỷ sinh, sinh khối khô của mỗi nhóm sinh vật là:
I. Động vật có roi: 1,162g II. Ấu trùng muỗi vằn: 0,9623g
III.Giun ít tơ : 1,005 g IV.Rận nước: 0,846 g
a. Hãy mô tả chuỗi thức ăn (biểu diễn bằng đường mũi tên chỉ mối liên hệ giữa
các loài).
b.Trong các loại sinh vật trên loài nào được coi là thiên địch? Hãy cho biết thiên
địch là gì? Vai trò của chúng trong nông nghiệp?

Hết
Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. SBD của thí sinh:
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Chữ ký giám thị số 1 Chữ ký giám thị số 2


3

Sản phẩm của gen B Sản phẩm của gen A

Tiền chất không màu sắc tố đen sắc tố xám

4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×