Bệnh đái tháo đường ở trẻ em và
những điều cần biết
Đái tháo đường trẻ em là một bệnh nội tiết không phổ biến như
người trưởng thành.
Khoảng 90% Đái tháo đường trẻ em là týp 1, số còn lại là ĐTĐ týp 2,
thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác
như HC Prader-Willi, Laurence - Moonbiedl
Nguyên nhân Đái tháo đường trẻ em thường do yếu tố di truyền và
quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tụy làm giảm sản xuất
insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay
thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán ĐTĐ càng sớm
càng tốt. Đái tháo đường trẻ em không được uống các loại thuốc Đông y
hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị tiêm insulin
trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử
vong.
Chẩn đoán đái tháo đường
Chẩn đoán Đái tháo đường trẻ em gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chẩn đoán sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa
có biểu hiện lâm sàng, nên bệnh chỉ được phát hiện khi được khám và làm
các xét nghiệm. Trong kết quả xét nghiệm nhận thấy có sự thay đổi về miễn
dịch, tìm thấy kháng thể kháng tế bào tiểu đảo như ICA (Islet Cell
Antibodies). Khi nhiều kháng thể có mặt như: GAD (Glutamic Acid
Decarboxylase), IAA (Insulin Autoantibodies), nguy cơ ĐTĐ > 70% vào 5
năm tới. Các Marker gen làm tăng nguy cơ là HLA DR3-DQ A1*0501-
DQB1* 0201, HLA DR4-DQ A1*0301-DQB1*0302 và HbA1C tăng trong
máu thì nguy cơ từ 40-60% ĐTĐ xảy ra và trong khoảng 5-7 năm tới.
- Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những
triệu chứng, với hai đặc điểm lâm sàng là:
Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối
loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.
Khởi phát từ từ: với triệu chứng, đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và
gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác
như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn,
mệt mỏi, giảm tập trung khi học.
Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu và niệu để phát hiện bệnh
Đái tháo đường trẻ em khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.
- Giai đoạn thuyên giảm một phần “Tuần trăng mật”: Bệnh nhân
không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu
cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30-60% trẻ em có giai đoạn
thuyên giảm bệnh sau 1-6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó với bệnh
nhân mới chẩn đoán ĐTĐ phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng
đầu điều trị insulin.
- Giai đoạn đái tháo đường vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá hủy,
thiếu insulin toàn bộ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị
lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm ít gặp
trẻ dưới 1 tuổi, tuổi mắc bệnh tăng dần và tuổi thường bị ĐTĐ khi dậy thì
10-14 tuổi.
Điều trị
Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn
định trong giới hạn cho phép từ 4-7mmol/l vào ban ngày và 4-9mmol/l vào
ban đêm. HbA1C < 7 %; trẻ tăng cân đi học được; phát triển thể lực và sinh
dục bình thường; hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị.
Chế độ ăn
Chế độ ăn của trẻ bị ĐTĐ không kiểm soát cặth chẽ như người lớn, vì
cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng
trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu
ổn định.