Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kiến thức đại tu cơ bản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.43 KB, 4 trang )

Kiến thức đại tu cơ bản Các Bước Đại Tu

-1-

Khái Quát

Khái Quát
Thế nào là "Đại tu"?
Đại tu là công việc phát hiện hư hỏng và phục hồi
chức năng làm việc thông qua việc tháo cụm tổng
thành /tháo rời động cơ, hộp số, vi sai v.v. và điều
chỉnh, sửa chữa hay thay thế các bộ phận khi
cần.

(1/2)
Quy trình đại tu
Chương này phân loại quy trình đại tu thành 4
bước và mô tả các điểm quan trọng.

1.
Xác nhận hư hỏng/Triệu chứng
2.
Tháo cụm tổng thành/Tháo rời
3.
Vệ sinh/Kiểm tra
4.
Lắp ráp/Lắp cụm tổng thành

(1/2)
Các Bước Đại Tu
Xác nhận hư hỏng / triệu chứng


Xác định mục đích của việc đại tu; những loại hư
hỏng nào đang xảy ra và bộ phận nào cần đại tu.

1. Xác nhận hư hỏng / triệu chứng
2.
Đưa ra những giả thuyết về nguyên nhân của
hư hỏng
3.
Quyết định xem việc đại tu có cần phải thực
hiện hay không

(1/1)
Kiến thức đại tu cơ bản Các Bước Đại Tu

-2-

Tháo cụm tổng thành/ Tháo rời
1. Tháo cụm tổng thành
Tháo những cụm tổng thành cần đại tu ra khỏi
xe sao cho chúng có thể tháo rời ra được.

(1) Tháo động cơ hay hộp số từ bên trên hay
bên dưới xe bằng cầu nâng, kích v.v.
(2) Khi tháo những bộ phận nặng như động cơ
hay hộp số, hãy làm việc với sự chú ý an
toàn lạo động cao để tránh làm rơi chúng.
(3) Khi tháo những bộ phận ra khỏi xe, hãy làm
việc sao cho xe không bị xước hay hỏng.

(1/3)

2. Tháo rời
Tháo rời các bộ phận để kiểm tra, điều chỉnh
và/hay sửa chữa.
(1)
Động cơ:
Tháo rời chúng thành các bộ phận như: trục
cam, nắp quy lát hay thân máy, píttông, trục
khuỷu v.v.
(2)
Hộp số:
Tháo rời chúng thành các bộ phận như: vòng
đồng tốc, càng chuyển số, vi sai v.v.

LƯU Ý:
Khi tháo các bộ phận, hãy quan sát kiểm tra từng bộ
phận.

(2/3)

3. Sắp xếp
Trong khi tháo rời, hãy xắp xếp từng chi tiết theo
vị trí/khu vực lắp ráp của chúng để sao cho có
thể lắp ráp chúng về vị trí ban đầu.
Do điểm tiếp xúc và mòn khác nhau thậm chí
giữa các chi tiết giống nhau, hãy xắp xếp chúng
sao cho không bị nhầm bộ.

GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Vị trí/Hướng lắp
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản”

ở trang 34-36 của file PDF)
(3/3)
Kiến thức đại tu cơ bản Các Bước Đại Tu

-3-

Vệ sinh/Kiểm tra
1. Vệ sinh
Làm sạch các chi tiết đã tháo ra sẽ mang lại những kết
quả sau.
(1) Nó sẽ nâng cao độ chính xác của phép đo.
(2) Nó sẽ dễ dàng tìm ra hư hỏng.
(3) Nó sẽ ngăn được những ngoại vật lọt vào trong quá
trình lắp ráp.
(4) Nó sẽ loại bỏ được những cặn bẩn như muội than
hay cặn, giúp cho các chi tiết phục hồi tính năng ban
đầu của chúng.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Vệ sinh/Rửa
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ bản”
ở trang 61-63 của file PDF)
(1/2)
2. Kiểm tra
Đo đạc và/hay kiểm tra những bộ phận bằng một phương
pháp thích hợp với mục đích như kiểm tra bằng quan sát
hay đo bằng dụng cụ.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Khe hở
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 50-53 của file PDF)

Đo
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 53-55 của file PDF)
Kiểm tra bằng quan sát
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 63 của file PDF)
3. Mức độ chắc chắn trong kiểm tra
Kiểm tra xem xem hư hỏng phát hiện bởi phép đo hay
kiểm tra có phải là nguyê nhân của hư hỏng hay không.
Nếu chúng không chắc chắn, hãy một lần nữa tìm kiếm
nguyên nhân cơ bản.

(2/2)


Cân lực

Gioăng mới

Dầu

Dấu phía trước
Lắp ráp/Lắp cụm tổng thành
1. Lắp ráp/Lắp cụm tổng thành
Lắp ráp theo phương pháp/quy trònh đúng. Đừng
quên tham khảo Hướng dẫn sửa chữa.
LƯU Ý:

Đừng quên tuân theo các giá trị tiêu chuẩn/mômen.


Đừng quên thay các chi tiết không thể dùng lại như
keo/gioăng.

Trước khi lắp ráp, bôi dầu/mỡ chỉ ra trong Hướng
dẫn sửa chữa vào những vị trí trượt.

Lắp ráp các chi tiết dưới những điều kiện như
trước và cùng vị trí/hướng.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Vị trí/Hướng lắp
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 34-36 của file PDF)
(1/2)

Kiến thức đại tu cơ bản Các Bước Đại Tu

-4-

2. Thao tác điều chỉnh/kiểm tra
Mỗi khi lắp ráp các chi tiết, hãy tiến hành điều
chỉnh và kiểm tra hoạt động theo tiêu chuẩn bảo
dưỡng.

3. Kiểm tra sau khi hoàn thành
Sau khi hoàn thành công việc hãy kiểm tra lại
những triệu chứng của hư hỏng trước đó để xác
định xem có còn thấy hư hỏng nữa hay không.
Ngoài ra, cùng lúc đó kiểm tra xem có bị nhầm
lẫn và từng bộ phận có hoạt động đúng không.


(1/2)

×