Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI VÀO 10 -VĂN (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.57 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
QUẢNG NAM Năm học 2009-2010
Môn NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là thành phần khởi ngữ?
b) Tìm thành phần khởi ngữ trong các câu sau:
- Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ
tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
- Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2 (3,0 điểm)
Nêu các yếu tố kì ảo và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong “Chuyện người
con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Câu 3 (5,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M. Gorki:
“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay
đắng nhất của cuộc đời.”
HẾT
Họ và tên thí sinh Số báo danh
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Giám khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần
quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.


- Điểm lẻ của câu 1, 2 được tính đến 0,25 điểm; riêng câu 3 (phần làm văn) tính đến 0,5
điểm. Sau khi chấm xong, không làm tròn điểm toàn bài.
II. Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1 a) Thế nào là thành phần khởi ngữ?
b) Tìm thành phần khởi ngữ trong các câu.
2,00
a) Thành phần khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để
nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
1,00
b) - Điều này
- mắt tôi
0,50
0,50
Câu 2 Nêu các yếu tố kì ảo và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo
đó trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
3,00
-Các yếu tố kỳ ảo:
+Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa. 0,50
+Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp
Vũ Nương - người cùng làng đã chết, được sứ giả của Linh Phi rẽ
nước đưa về dương thế.
0,50
+Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn tràng
giải nỗi oan cho nàng ở bến Hoàng Giang lung linh huyền ảo với
kiệu hoa, võng lọng lúc ẩn lúc hiện rồi bóng Vũ Nương mờ nhạt
dần và biến mất.
0,50
-Phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo:

+Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ
Nương (một con người dù đã ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc
đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được
phục hồi danh dự).
0,50
+Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước
mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời - người
tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được minh oan.
0,50
+Tình tiết Vũ Nương trở lại dương thế: Hạnh phúc dương thế của
những con người như Vũ Nương khao khát chỉ là ảo ảnh thoáng
chốc, khó lòng tìm thấy được - điều đó khẳng định niềm cảm
thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong
chế độ phong kiến.
0,50
Lưu ý:
+Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các ý chính trên.
+Điểm quy định cho từng ý là điểm tối đa của ý đó. Giáo viên căn
cứ thực tiễn bài làm của học sinh để tính toán điểm số hợp lí.
Câu 3 Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sau của M. Gorki:
“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong
những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”
5,00
a)Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết
cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b)Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm

rõ các ý chính sau:
*Giải thích, chứng minh
-Trong diễn biến bình thường của đời sống, con người thường có
nhiều bạn bè (xuất phát từ sự tương đồng về sở thích, tâm hồn, ước
mơ, lí tưởng ) nhưng không phải ai trong số đó cũng là người dám
đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta.
1,00
-Người bạn tốt nhất (người đến với ta bằng một tình bạn chân tình,
không vụ lợi) không chỉ đến với ta trong những lúc bình thường mà
chính là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn (đối
mặt với những giờ phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời ta) vì
người bạn đó hiểu rằng đó là lúc ta u sầu, tuyệt vọng, cần sự cảm
thông và chia sẻ nhất.
1,50
-Bằng hành động đến và chia sẻ cùng ta lúc ta khó khăn phiền muộn
nhất, bạn sẽ giúp ta vượt qua khó khăn của cảnh ngộ, giữ vững niềm
tin để vươn lên.
1,00
*Đánh giá
Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn.
Quan niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của
tình bạn, xây dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt.
1,50
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả hai yêu cầu về
kĩ năng và kiến thức. Trường hợp học sinh không có ý thức tổ chức
phần đánh giá như một yêu cầu bắt buộc ở phần thân bài mà
chuyển phần này vào kết bài, giám khảo chỉ cho điểm tối đa phần
này là 0,5 điểm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×