Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Lá hẹ những tác dụng kì diệu của lá hẹ với sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.15 KB, 43 trang )

12 lý do nên
dùng hẹ
trong các
bữa ăn.
Hẹ giàu chất xơ, thúc đẩy tiêu hóa tốt, giúp
loại bỏ nguy cơ táo bón. Ngoài ra, loại rau này
chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức
khỏe.
1. Hỗ trợ giảm cân
Hẹ rất ít calories nhưng lại nhiều dưỡng chất có lợi. 100 g hẹ
tươi chỉ chứa 30 calories nhưng chứa nhiều chất chống oxy
hóa, chứa chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng
cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể.
Hẹ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức
khỏe. Ảnh: News.
2. Giảm huyết áp và cholesterol
Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có tác dụng giảm
huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể.
Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống
nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ
thống tiêu hóa hoạt động tốt.
3. Ngăn chặn táo bón
Hẹ giàu chất xơ nên giúp tiêu hóa hiệu quả. Ăn nhiều hẹ sẽ
cung cấp lượng lớn chất xơ cho ruột và ruột kết, giúp loại bỏ
nguy cơ bị táo bón.
4. Giúp ngăn ngừa ung thư
Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có
thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những
chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng
phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú,
tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.


5. Các vấn đề về da
Vì hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da,
đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da. Hẹ có
thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy và làm lành vết
thương hở. Nhờ đặc tính này, hẹ có thể tiêu diệt vi khuẩn,
nấm, giúp vết thương mau lành.
Hẹ có thể nấu thành nhiều món "ngon, bổ, rẻ".
Ảnh: News.
6. Giúp xương chắc khỏe
Hẹ chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho
sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn
chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ
dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ
giúp tăng mật độ xương.
7. Ngăn chặn những vấn đề khó chịu khi mang thai
Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axit folic là loại axit amin có
vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào). Phụ nữ
mang thai tiêu thụ một lượng axit folic phù hợp sẽ ngăn chặn
được đáng kể dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
8. Giàu dinh dưỡng
Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng
như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi,
riboflavin Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ
các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.
9. Ngăn ngừa đông máu
Flavonoid trong hẹ giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp
giảm huyết áp cao. Hẹ giàu vitamin C có tác dụng tăng
cường tính đàn hồi của các mao mạch máu và thúc đầy sự
hấp thụ sắt trong cơ thể. Ăn hẹ thường xuyên sẽ ngăn ngừa
chứng đông máu.

10. Giúp ngăn ngừa mụn
Sự xuất hiện của beta-carotene trong hẹ có tác dụng làm
sáng làn da, ngăn ngừa mụn. Ăn hẹ thường xuyên giúp da
sáng rạng rỡ.
11. Giải pháp tuyệt vời cho da khô
Nếu bạn bị da khô, hẹ tươi là biện pháp cho bạn. Nghiền hẹ
ra, rồi đắp lên mặt, để khô trong vòng 30 phút sau đó rửa mặt
lại. Làm thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy da có sự thay đổi rõ
rệt.
12. Mái tóc khỏe mạnh
Màu đen của tóc cũng được cải thiện đáng kể nhờ hẹ. Lá hẹ
giúp tăng cường nang tóc và làm tăng lưu lượng máu từ gốc
đến ngọn tóc. Do đó, hẹ được dùng trong một vài sản phẩm
chăm sóc tóc vì chúng ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc mọc
nhanh.
Những bài thuốc quý
từ cây hẹ.
Hẹ không những là một loại gia vị rất tốt
trong các bữa ăn, nó còn là vị thuốc quý trong
chữa trị cảm, ho, sốt, sổ mũi cho trẻ em.
Cây hẹ - kháng sinh từ thiên nhiên
Cây hẹ có tên khoa học Allium tuberosum Roxb. Hẹ còn có
tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo Cây hẹ là cây thân
thảo, có nhiều rễ con, lá hẹp, dài, dày, một bụi có từ 4-6 lá,
rộng từ 1,5-9mm, đầu lá hẹ nhọn. Cây hẹ có chiều cao
khoảng 20-40cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc
trưng, hoa mọc trên một cọng, màu trắng có cuống hoa dài từ
10-15mm. Quả hẹ khô dài từ 4-5mm, hạt hoa nhỏ màu nâu
đen. Hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn như
nấu canh, muối chua với dưa giá mà còn là cây thuốc chữa

được nhiều bệnh.
Theo nhiều bài thuốc dân gian, cây hẹ cho nhiều kháng sinh
quý đặc biệt với các bệnh về hô hấp và đường ruột của trẻ
em. Hẹ đã được các nhà khoa học nghiên cứu có các hợp
chất: Sunfua, saponin và chất đắng Đặc biệt, chất Odorin
có trong cây hẹ được xem như một kháng sinh đặc trị các
loại vi trùng staphyllococcus aureus và Bacillus coli. Ngoài
ra, trong hạt hẹ còn có ancaloit và saponin.
Trong nước ép tươi của lá hẹ có nhiều kháng sinh đối với
nhiều loại vi trùng, như một kháng sinh đa khuẩn cho các
loại vi trùng ở đường tiêu hóa nói chung và đặc biệt là đối
với bệnh lý đường ruột nói riêng như vi trùng
Staphyllococcus aureus, Samonella typhi, Sh Flexneri và
Subtilis, colipathogene và Coli bethesda. Tính chất của
kháng sinh này khá vững bền. Ưu điểm của nước ép lá hẹ
không cay, cho thêm một ít đường phèn thì được xem như
dạng siro nước và trẻ em chịu uống hơn. Chỉ cần một nắm lá
hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ trộn với một ít đường phèn hấp
trong nồi cơm sôi vừa cạn hoặc chưng cách thủy, để nguội
cho bé uống sẽ dịu ngay cơn ho, cảm, sốt. Cũng cần lưu ý
rằng, bài thuốc này cho trẻ em uống tốt hơn khi dùng lá hẹ
tươi sống, không nên đun sôi sẽ làm mất tác dụng của kháng
sinh.
“Viagra” từ cây hẹ
Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng
trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc,
cầm máu, tiêu đờm.
Sách Bản thảo thập di viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho
người, nên ăn thường xuyên”. Theo sách Lễ ký, củ hẹ trị
chứng di mộng tinh, đau lưng rất thần hiệu. Tác dụng dược

lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân, kỵ mật ong và thịt trâu.
Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt
không nên dùng hẹ lâu dài.
Lá hẹ thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trị
chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Với 0,5kg rau hẹ
tươi giã lấy nước, uống ngày 2 lần trong một tuần, các quý
ông có thể chữa được chứng di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt
dương Những món ăn dân dã thường thấy trong các bữa
cơm của người Việt như: cháo hẹ, rau hẹ xào lươn, rau hẹ
xào tôm nõn, hẹ xào đều có tác dụng chữa đau lưng, gối,
tiểu tiện nhiều, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.
Một số bài thuốc từ cây hẹ
Trị côn trùng chui vào tai: Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch giã
nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai có côn trùng, côn trùng sẽ
tự bò ra.
Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho
thêm ít đường phèn, hấp chín, ăn cái, uống nước.
Chữa ho trẻ em: Lấy lá hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn
vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ
uống dần trong ngày 2-3 lần.
Chữa di tinh, mộng tinh, phụ nữ khí hư đới hạ: Dùng 1kg hạt
hẹ cho vào nồi, đổ giấm vào đun sôi, sau vớt hạt hẹ ra phơi
khô, tán nhỏ mịn, cho mật trộn để viên hoàn to cỡ hạt đậu
xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên.
Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào
chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần
uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.
Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g
rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn

nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng
với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc
xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để
xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa
hậu môn.
Chữa ra mồ hôi trộm: Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ
đem cùng hấp chín, nêm gia vị vừa đủ để ăn hằng ngày.
Chữa tiểu nhiều lần vào ban đêm: Lá hẹ, dây tơ hồng xanh,
ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử (mỗi vị 40g),
đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với
nước ấm.
Chữa hen suyễn (thở khò khè): Lá hẹ một nắm giã nát, lấy
nước uống hay sắc lên để uống.
Bác sĩ Nguyễn Phương
(Bệnh viện Y Học cổ truyền)
Một số tác dụng
chữa bệnh của cây
hẹ
Cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi
dương thảo là cây thân thảo, có chiều cao
khoảng 20-40 cm, giàu dược tính và có mùi
thơm rất đặc trưng, không chỉ được dùng nhiều
trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa
được nhiều bệnh.
Cây rau hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Chỉ cần gieo
hoặc trồng bằng cây con một lần, là có thể thu hoạch nhiều
lứa, nhiều năm. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm
rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.
Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ

để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh
Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và
giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn
thương, Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung,
hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do
thực tích, đới hạ, các chứng ngứa, Hạt hẹ có tính ấm, vị
cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can,
Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa
tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
Hẹ hấp mật ong có tác dụng chữa ho.
Một số tác dụng chữa bệnh của cây hẹ
Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho
thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5
ngày.
Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã
nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100-
200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng
muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10
ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g,
nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái
tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần
uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g
rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn
nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với
đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén
vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 - 3 lần,

mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng,
ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh,
lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một
lần, 10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Rau hẹ 200g, tôm nõn 200g,
xào ăn với cơm.
Chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém: Hạt hẹ 20g, gạo
100g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
Lương y Nguyễn Hữu
Cây hẹ - hành khí,
kiện vị, giải độc
Cây hẹ còn có tên khác là cửu thái. Hẹ là
loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món
ăn. Ngoài ra, người ta còn dùng hẹ để chữa
nhiều bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn
cây.
Theo Đông y, hẹ vị cay, tính ôn; vào can, vị,
thận. Có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị,
tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho
các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cụt,
nôn thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh
tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương di tinh.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa
ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu
hóa kém. Hằng ngày có thể dùng 30 - 100g dưới
dạng vắt ép lấy nước, xào nấu.
Chữa ho trẻ em: lá hẹ 15g, hoa đu đủ đực 15g, hạt chanh 20
hạt. Dùng tươi, giã nát, thêm 10 - 20ml nước và 1 thìa canh
mật ong; hấp chín, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày.

Dùng 3 - 4 ngày.
Hen suyễn nguy cấp: lá hẹ 50g, sắc với 200ml nước còn
50ml. Uống trong ngày.
Chữa giun kim, ra mồ hôi trộm ở trẻ em: lá hẹ 30g, ép lấy
nước, thêm 10 - 20ml vào bã lá và ép gạn; hợp 2 nước ép,
thêm mật ong đủ ngọt để uống. Có thể làm rau ăn trong
ngày.
Tôm xào hẹ, gừng tươi.
Nước ép hẹ gừng tươi sữa bò: nước ép hẹ 60g, sữa bò
200ml, nước ép gừng tươi 10 - 20ml. Trộn đều, hâm nóng
cho uống. Dùng cho bệnh nhân nôn do trào ngược thực quản.
Nước sắc hẹ cam thảo: hẹ tươi 30g, cam thảo 15g. Hẹ rửa
sạch để ráo, cắt đoạn; cam thảo thái lát mỏng. Hãm nước cho
uống. Dùng cho bệnh nhân nổi ban, mề đay.
Bún (mỳ) xào hẹ: bún (mỳ) 150 - 200g, hẹ tươi 60 -100g, có
thể thêm thịt nạc hoặc tôm nõn 50g, gừng tươi. Xào với dầu
thực vật, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp ho suyễn lâu có
tính chất dị ứng.
Canh hẹ: rau hẹ 200 - 300g. Luộc hay nấu canh với ít muối.
Ngày 1 lần; ăn liên tục 3 - 5 tháng. Trị tiêu khát.
Cháo hẹ: hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo, khi cháo
được cho hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân
đau bụng tiêu chảy, liệt dương di tinh.
Rau hẹ, hồ đào xào dầu vừng: rau hẹ 240g, hồ đào nhân 60g.
Xào với dầu vừng, ngày ăn 1 lần, dùng trong 1 tháng. Dùng
cho bệnh nhân đau lưng liệt dương.
Kiêng kỵ: Người bị sốt nóng, viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt
đỏ không dùng.
BS. Tiểu Lan
TƯ VẤN CÁCH DÙNG HẸ

CHỮA BỆNH
Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-
50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc
ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có
rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng
mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm
hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4
lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm
nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình
trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ,
màu đen.
Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng: Hạt - Semen Alli Tuberosi,
thường gọi là Cửu thái tử. Toàn cây cũng được
dùng.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Á ôn đới, được
trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng.
Thường trồng bằng củ tách ở cây đã tàn lụi. Có thể trồng vào
mùa xuân, hoặc thu đông là tốt nhất. Ta thường thu hái rau
hẹ quanh năm, thường dùng tươi. Còn quả chín, phải chờ
mùa thu đông, lấy về phơi khô, đập lấy hạt.
Thành phần hóa học: Trong cây hẹ có hợp chất sulfur,
saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng
khuẩn và vitamin C.
Tính vị, tác dụng: Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng
ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố
thận tinh, tán ứ huyết. Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại
mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu, vít tinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt Hẹ dùng chữa chứng

mộng tinh, Di tinh, đái ra huyết, lưng gối mỏi, tả và chứng
đàn bà bạch đới và ỉa chảy. Còn dùng chữa viêm tiền liệt
tuyến. Liều dùng 6-12g. Cây Hẹ dùng trị cơn hen suyễn
nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ
họng khó nuốt, đổ máu cam, lỵ ra máu, viêm mũi,viêm tiền
liệt tuyến. Ngày dùng 20-30g giã nát, thêm nước, gạn uống.
Dùng ngoài, lấy nước Hẹ nhỏ tai trị viêm tai giữa. Rễ Hẹ là
vị thuốc tẩy giun kim rất nhẹ nhàng và hiệu nghiệm.
Đơn thuốc:
1. Cổ họng khó nuốt: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước
uống.
2. Yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục
đâm vắt nước nuốt lần lần.
3. Viêm tai giữa: Giã Hẹ tươi lấy nước nhỏ tai.
4. Côn trùng bò vào tai: Lá Hẹ đâm vắt lấy nước nhỏ vào tai
ít giọt, côn trùng sẽ bò ra.
5. Hen suyễn nguy cấp: Lá Hẹ, một nắm, sắc uống.
6. Đổ máu cam, lỵ ra máu: Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước
uống.
7. Ho trẻ em: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc
đun cách thuỷ lấy nước cho uống.
8. Giun kim: Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống.
9. Di tinh: Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu
cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn
một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với
nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.
10. Sản hậu Chóng mặt bất tỉnh: Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12g,
đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.

10 lợi ích sức khỏe

tuyệt vời của lá hẹ.
Lá hẹ cũng là một loại thực phẩm giàu dinh
dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lá hẹ vốn "nổi tiếng" với tác dụng trị ho cho
trẻ nhỏ. Tuy nhiện, nhiều người không biết lại
nghĩ rằng lá hẹ chỉ có tác dụng trang trí cho các
món ăn giống như thể loại thực phẩm gia vị.
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Hẹ cũng
là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có
nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của cây hẹ mà chị em
nên biết.
1. Bổ sung vitamin cho cơ thể
Cực kỳ ít calo, hẹ làm cho một chế độ ăn uống thực phẩm
tuyệt vời. 100g hẹ tươi chiếm 30 calo nhưng được nạp với
nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, canxi và khoáng
chất Do đó, tiêu thụ loại thực phẩm này vừa có tác dụng bổ
sung dưỡng chất cho toàn bộ cơ thể vừa không gây tăng cân
nên chị em rất yên tâm khi ăn.
Hẹ cũng rất giàu vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng
như đồng, pyridoxine, sắt, niacin, mangan, thiamin, canxi và
riboflavin - các chất dinh dưỡng hỗ trợ các chức năng của cơ
thể.
Lá hẹ vốn "nổi tiếng" với tác dụng trị ho cho trẻ nhỏ. Ảnh
minh họa
2. Giúp hạ huyết áp và cholesterol
Cũng giống như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có "trách
nhiệm" làm giảm huyết áp và hạn chế tốc độ sản xuất
cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, nó cũng có đặc tính chống
vi khuẩn và chống nấm nên tiêu thụ hẹ cũng giúp loại bỏ vi

khuẩn và nấm trong đường ruột đảm bảo rằng các chức năng
hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.
3. Ngăn chặn táo bón
Hẹ rất giàu chất xơ và điều này có nghĩa là nó cũng có thể hỗ
trợ tiêu hóa thuận lợi. Trong quá trình tiêu hóa hẹ, chất xơ
hình thành trong ruột giúp việc đào thải chất thải tốt hơn,
hạn chế nguy cơ táo bón rất tốt.
4. Giúp ngăn ngừa ung thư
Hẹ là một nguồn tự nhiên của chất flavonoid và lưu huỳnh
có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Các
chất này có thể "chiến đấu" chống lại các gốc tự do và ngăn
chặn sự phát triển của bệnh ung thư, nhất là ung thư đại
tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày
5. Chống lại các vấn đề về da
Hẹ có đặc tính kháng khuẩn và chống nấ, vì vậy, nó đặc biệt
tốt cho làn da của bạn và giảm nguy cơ bi nhiễm trùng da
hoặc các bệnh về da khác. Nếu bị vết bầm tím trên da, bạn
cũng có thể đắp lá hẹ để giảm tình trạng này.
Lá hẹ cũng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có
nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa
6. Giúp xương chắc khỏe

×