Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thắt dây an toàn khi lái xe pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.88 KB, 3 trang )

Thắt dây an toàn khi lái xe, việc đơn giản - an toàn cao 01/09/2008
Ở Việt Nam, ra đường thấy lái xe ôtô không hề thắt dây an toàn là “chuyện thường ngày ở
huỵên”. Tự mình lái xe cũng không, đi taxi cũng không bao giờ thấy lái xe thắt dây an toàn. Thậm
chí, rất nhiều nếu không muốn nói là hầu hết mọi người ngồi lên xe ô tô không bao giờ chú ý việc
thắt dây an toàn, kể cả khi cho trẻ nhỏ lên xe. Việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy dù đã được
khuyến cáo rất nhiều nhưng việc thực hiện thì nhiều khi chỉ là “luật bắt thế”. Còn với người đi xe
ô tô, việc trút bỏ những vấn đề về dây an toàn, với nhiều người điều này “quả thật là dễ chịu”.?

Có một thực tế mà ít người quan tâm là việc thắt dây an toàn khi lái xe lại là một yếu tố
đảm bảo an toàn rất cao. Chắc chắn đã có rất nhiều người từng bị “chúi mũi” về phía trước khi
ngồi xe gặp trường hợp phanh gấp, nặng hơn có thể bị xây xát. Theo các chuyên viên kỹ thuật,
khi bị đâm về phía trước, người lái xe chỉ có thể giữ cho mình không bị chấn thương trong điều
kiện xe đang chạy với tốc độ “rùa bò” 5km/h. Khi xe chạy với tốc độ 70km/giờ, theo quy luật của
lực quán tính, người ngồi trong xe có lực quán tính đạt tốc độ cũng gần bằng tốc độ của xe.
Trường hợp xe dừng lại đột ngột, nếu bạn đeo dây an toàn thì bạn sẽ được dây giữ lại. Nếu
không có dây an toàn thì cả người bạn sẽ bị ném về phía trước với tốc độ 70 km/giờ. Với người
lái xe có cân nặng 70kg khi bị đâm chính diện sẽ phải chịu một lực đập mạnh lên người khoảng 3
tấn. Còn nếu tốc độ lên tới 80km/h, thì lực quán tính đó sẽ đạt tròn 9 tấn. Đó là bản án tử hình
mà người lái xe tự ký cho bản thân và những người đồng hành, kể cả khi đang chạy với tốc độ
60km/h. Tất nhiên điều này chỉ xảy ra với trường hợp người lái xe và hành khách không thắt dây
an toàn.
Theo thống kê của một số nước tiên tiến trên thế giới như Thuỵ Sĩ, từ khi Luật bắt buộc
thắt dây an toàn khi lái xe được áp dụng đã làm giảm số thương vong nặng trong các vụ tai nạn
xuống 3 lần. Ở Nhật Bản, các chuyên gia đã công bố rằng 75 trong 100 trường hợp, dây an toàn
sẽ cứu người lái xe khỏi lưỡi hái tử thần khi bị đâm va mạnh. Còn trong các vụ tai nạn bị lật đổ
xe thì tỷ lệ đó sẽ là 91 trên 100.

Hiện nay, ở tất cả các nước văn minh trên thế giới, thắt dây đa an toàn là điều bắt buộc đối
với lái xe. Nếu vi phạm điều này thì người lái xe sẽ phải chịu một số tiền phạt rất lớn. Ở một vài
nước, khi gặp tai nạn, nếu không thắt dây an toàn, người lái xe sẽ không nhận được tiền bảo
hiểm và ngược lại nếu sử dụng dây an toàn sẽ được tăng tiền bảo hiểm lên 25%.


Ở Việt Nam, trước hết là ý thức tự bảo vệ mình của người lái xe và người đi xe còn chưa
cao. Đa số người dùng xe đều có ý kiến rằng, việc thắt dây bảo hiểm chỉ làm vướng víu, bất tiện.
Thêm vào đó là luật của Việt Nam về vấn đề này còn rất lỏng lẻo. Khoản 2 Điều 9 Luật Giao
thông đường bộ năm 2001 có quy định về việc phải thắt dây an toàn khi chạy xe ôtô. Tuy nhiên,
luật chỉ áp dụng cho người lái và người ngồi ở hàng ghế đầu, kèm thêm một điều kiện khá “mở”
là nếu xe không có dây thì khỏi thắt dây an toàn. Điều 8 Nghị định 146 năm 2007 cũng chỉ phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền 40.000-60.000 đồng đối với người điều khiển xe, người ngồi hàng ghế
phía trước trong xe ôtô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy.
Điều kiện đường xá của Việt Nam không đảm bảo để chạy tốc độ cao đặc biệt là lưu thông
trong phố rất chật chội điều này cũng tạo tâm lý chủ quan cho người dùng xe. Tuy nhiên, để đảm
bảo an toàn cho mình và người thân khi đi xe thì tốt nhất vẫn là tự ý thức. Việc thắt dây an toàn
khi lái xe chỉ là việc nhỏ, đơn giản nhưng hiệu quả rất lớn. Vậy nên, ngay cả khi luật không bắt
buộc, thì vì chính bản thân, hãy tự tạo cho mình thói quen thắt dây an toàn ngay khi ngồi lên xe./.

×