Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật phòng trị bệnh giun phổi cho lợn ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.22 KB, 4 trang )

Kỹ thuật phòng trị bệnh giun
phổi cho lợn

1. Triệu chứng.
- Bệnh do Metastrongyluss ký sinh ở phế quản và phế nang làm
lợn choai chết nhiều ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Lợn mắc bệnh ho nhiều,
thở khó, chậm lớn, thiếu máu. Trường hợp nặng gây ngạt thở, viêm phế quản
hay viêm phổi.
2. Bệnh tích.
- Khi mổ khám thấy phổi xẹp từng đám, vùng phổi lân cận bị khí
thũng.
- Cắt dọc phế quản và phế nang tại vùng phổi xẹp có nhiều giun
phổi.
- Vách phế quản bị viêm hay tăng sinh.
3. Cách phòng trị.
- Tẩy uế chuồng trại và ủ phân diệt trứng giun.
- Tẩy định kỳ bằng Lervamisole 7,5% (tiêm) hay 3,75% -5% (cho
uống). Lervamisole 7,5% tiêm dưới da 1ml/10 kg. Lervamisole 6,5mg/l kg
cho uống. Dùng Mebendasol 200 mg/1 kg cho uống.

Kỹ thuật phòng trị bệnh giun đũa cho lợn
1. Triệu chứng.
- Lợn con ỉa chảy, chậm lớn, kém ăn, gầy yếu lông xù.
- Do ấu trùng di hành lên phổi nên lợn ho khó thở, đôi khi có
triệu chứng thần kinh.
- Nếu nhiều giun đũa có thể gây tắc ruột.
2. Bệnh tích.
- Thấy nhiều giun đũa ở ruột non.
- Gan xù xì do ấu trùng di hành.
3. Cách phòng trị.
- Vệ sinh và tẩy uế chuồng trại và ủ phân trước khi bón ruộng.


- Lợn con từ 1-12 tháng tuổi trở lên nên dùng Piperazin 34% 2-3
ml/10 kg. Lervamisole 7,5% 1ml/10 kg, tiêm dưới da hay Mebendasol theo
qui định của thú y.

Kỹ thuật Phòng trị bệnh ghẻ cho lợn
1. Triệu chứng.
- Lợn rất ngứa, luôn cọ gãi, da có nhiều mụn ghẻ thường thấy ở
mặt tai, sau lan sang vai, mé sườn, bụng và 4 chân.
- Thông thường là ghẻ Sarcoptes dễ chữa hơn loại ghẻ Demodex
ăn sâu vào dưới da.
2. Bệnh tích.
- Da xù xì, có mụn hay mụn mủ, lợn cọ dễ bị loét và chảy máu.
3. Cách phòng trị.
- Tổng vệ sinh chuồng trại, cách ly lợn ghẻ.
- Dùng Lvermectine 0,5 ml/25 kg/ tiêm dưới da 1 lần.
- Cọ rửa da lợn và bôi mỡ trị ghẻ hay bôi thuốc Dimethyl
Photalate 40%.


×