Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trật khớp pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.11 KB, 5 trang )

Trật khớp

Trật khớp là một tổn thương trong đó đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí
bình thường. Nguyên nhân thường do chấn thương, như va đập mạnh vào
khớp hoặc ngã. Trong một số trường hợp, những bệnh lý có sẵn như viêm
khớp dạng thấp có thể gây trật khớp.
Trật khớp là tổn thương hay gặp trong những môn thể thao có va
chạm, như bóng đá và khúc côn cầu, và trong những môn thể thao dễ ngã
như trượt tuyết, thể dục dụng cụ và bóng chuyền. Trật khớp có thể xảy ra ở
những khớp lớn như vai, háng, gối, khuỷu hoặc cổ chân và ở những khớp
nhỏ như ngón tay, ngón cái hoặc ngón chân. Tổn thương thường gây biến
dạng và mất vận động khớp tạm thời và có thể gây đau đột ngột dữ dội.
Trật khớp cần được điều trị tích cực nhằm đưa xương trở lại đúng vị
trí mà không làm tổn thương khớp. Hầu hết các khớp trật sẽ trở lại hoạt
động bình thường sau một vài tuần nghỉ ngơi và phục hồi chức năng.
Dấu hiệu và triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng trật khớp có thể bao gồm:
 Khớp biến dạng và mất vận động
 Sưng nề
 Ðau dữ dội
 Nhói hoặc tê gần tổn thương - ở bàn chân với trật khớp gối hoặc
ở bàn tay với trật khớp khuỷu.
Khi nào cần đi khám
Nếu bạn cho rằng mình bị trật khớp, hãy đi khám ngay. Việc cố đưa
khớp trật trở lại đúng chỗ có thể gây tổn thương khớp và cơ.
Trong khi chờ đợi, cần bất động khớp trật. Ðừng cố cử động khớp trật
hoặc đẩy nó trở lại. Việc làm này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây
chằng, thần kinh hoặc mạch máu.
Một ngoại lệ là trường hợp trật khớp làm tắc nguồn cung cấp máu cho
phần chi còn lại, và không bắt được mạch ở chi. Nếu điều này xảy ra và
chưa có ngay sự giúp đỡ y tế, có thể thử nắn lại khớp. Chườm đá lên khớp sẽ


làm giảm sưng nề nhờ làm giảm xuất huyết nội và tích dịch trong và xung
quanh khớp.
Sàng lọc và chẩn đoán
Ngoài khám thực thể, bác sỹ có thể yêu cầu những xét nghiệm sau:
 X quang: Chụp X quang có thể làm rõ tổn thương khớp và gãy
xương
 Chụp động mạch. Xét nghiệm này được tiến hành để xem trật
khớp có gây tắc mạch không. Bác sỹ sẽ tiêm một dung dịch cản quang vào
động mạch và quan sát sự lưu thông máu trong động mạch trên màn hình.
Ðiều trị
Ðiều trị trật khớp tùy thuộc vào mức độ nặng của tổn thương. Bác sỹ
có thể thử một số nghiệm pháp nhẹ nhàng để đưa xương trở lại đúng vị trí.
Tùy theo mức độ đau và sưng nề, có thể cần gây tê tại chỗ trước khi nắn.
Có thể cần phẫu thuật nếu mạch máu hoặc dây thần kinh bị tổn
thương hoặc nếu bác sỹ không thể đưa xương bị trật trở lại vị trí bình
thường. Cũng cần phẫu thuật nếu bạn có khớp và dây chằng yếu và bị trật
khớp nhiều lần.
Sau khi xương đã trở lại đúng vị trí, bác sỹ sẽ bất động khớp bằng nẹp
hoặc băng đeo. Thời gian mang nẹp hoặc băng đeo tuỳ thuộc vào tính chất
của trật khớp. Bác sỹ cũng kê đơn thuốc giảm đau và giãn cơ.
Sau khi tháo nẹp hoặc băng đeo, bạn sẽ bắt đầu một chương trình
phục hồi chức năng dần dần nhằm phục hồi tầm hoạt động và sức mạnh của
khớp. Tránh hoạt động mạnh ở khớp tổn thương cho tới khi cử động, sức
mạnh và độ ổn định của khớp phục hồi hoàn toàn.
Nếu bị trật khớp đơn giản không kèm theo tổn thương dây thần kinh
hoặc mô, khớp có thể sẽ trở lại tình trạng bình thường hoặc gần bình thường.
Nhưng việc cố trở lại hoạt động quá sớm có thể làm khớp bị tổn thương
hoặc bị trật lại.
Phòng ngừa
Ðể phòng ngừa trật khớp hoặc trật khớp tái phát, hãy:

 Giữ sức khoẻ bằng các bài tập kéo giãn.
 Tuân thủ các bài tập sức mạnh và độ ổn định mà bạn và bác sỹ
đã thảo luận dành cho chấn thương của bạn.
 Tránh các môn thể thao va chạm và các hoạt động nguy hiểm
khác.
 Nếu bạn có tham gia những hoạt động nguy hiểm, hãy mang
trang bị thích hợp để nâng đỡ và bảo vệ khớp và hãy cử động thận trọng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×