Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vài nét về thư viện trường học ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.41 KB, 21 trang )

Page 1 of 2
8/30/2010
Vài nét về thư viện trường học
Trong lịch sử tồn tại của mình, thư viện trường học từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng của mình
trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong các trường phổ thông. Người ta thấy
rằng thư viện trường học có tác động tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường, bao
gồm điểm số và khả năng học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Các chương trình thư viện hiệu quả
và mạnh mẽ sẽ dẫn đến kết quả học tập tốt hơn bất kể điều kiện kinh tế xã hội hay là trình độ dân trí
của người lớn tại cộng đồng đó. Sự hợp tác, phối kết hợp giữa giáo viên và giáo viên thư viện có ảnh
hưởng sống còn đến việc học tập của học sinh, đặc biệt là về mặt chuẩn bị giáo án môn học, việc bổ
sung tài liệu của thư viện, việc cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giáo viên.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
• Một môi trường phong phú về tài liệu in có chất lượng sẽ dẫn tới việc học sinh chăm đọc hơn
một cách tự giác, và việc này sẽ dẫn tới kết quả khả quan hơn về việc đọc hiểu, sự phát triển về từ vựng
của học sinh, việc đánh vần cũng như khả năng ngữ pháp và kỹ năng viết;
• Số lượng tài liệu mượn từ thư viện có liên quan mật thiết đến khả năng đọc.
• Việc lồng ghép chương trình giảng dạy về kiến thức thông tin vào chương trình học của học sinh
sẽ giúp cải thiện khả năng của học sinh cả về kỹ năng tìm kiếm thông tin cũng như kết quả học tập;
• Khi thư viện trường học hợp tác với thư viện công cộng về các mặt như hợp tác bổ sung, hợp tác
cung cấp dịch vụ tham khảo sẽ dẫn tới những kết quả đáng khả quan hơn nữa.
• Các thư viện trường học có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của học sinh, khả
năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân.
Một nghiên cứu ở Anh vào năm 2002 về lợi ích của việc sử dụng thư viện trường học đã chỉ 8 lĩnh vực
then chốt mà thư viện có thể đóng góp vào việc học tập và giảng dạy, đó là: hình thành môi trường học
tập kiểu mới; cung cấp những kinh nghiệm học tập đa dạng; hỗ trợ việc phát triển kỹ năng một cách có
hệ thống; cung cấp điểm truy cập tới nhiều nguồn thông tin khác nhau; khuyến khích và hỗ trợ việc học
tập; tạo cơ hội tiếp cận chương trình học một cách bình đẳng; nâng cao sự tự tin và khả năng học tập
độc lập của học sinh; và cung cấp dịch vụ hướng nghiệp.
Sự thay đổi vai trò của thư viện trường học trong môi trường học tập kiểu mới
Trong các lớp học kiểu truyền thống hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam, giáo viên được xem là người
cung cấp thông tin, kiến thức chỉ được truyền theo 1 chiều từ giáo viên tới học sinh. Trái lại, phương


pháp giảng dạy mới mang tính hợp tác chú trọng vào việc chia sẻ tri thức và chia sẻ cả việc ra quyết
định. Giáo viên có tri thức, kỹ năng và phương pháp truyền đạt nhưng họ cũng đánh giá cao những
đóng góp của học sinh. Các kinh nghiệm cá nhân, kiến thức có sẵn, và nền tảng văn hoá đa dạng mà
học sinh mang tới lớp học sẽ được sử dụng như là một nền tảng cho việc truyền thụ, hướng dẫn.
Phương pháp giảng dạy mang tính hợp tác này yêu cầu giáo viên phải chia sẻ quyền với học sinh, cho
phép học sinh có tiếng nói trong việc xác định mục tiêu và quyết định các hoạt động trong giờ học.
Giáo viên sẽ đưa ra các gợi ý để khuyến khích học sinh tự tìm hiểu vấn đề, ra các bài tập mở để học
sinh tự tìm kiếm thông tin về các chủ đề đó và làm bài tập, đưa ra ý kiến / đáp án / phương pháp giải
quyết vấn đề riêng của bản thân. Học sinh không chỉ ghi nhớ thông tin mà họ còn được phép tự làm
việc và sử dụng thông tin một mình hoặc với bạn học. Cách nhìn nhận, tiếp cận phong phú, đa dạng là
đầu vào cần thiết của mọi lớp học. Học sinh được phép có những lựa chọn và ra quyết định trong giờ
học. Trọng tâm của những lớp học kiểu này là các lựa chọn, các câu trả lời khác nhau thay vì một đáp
án duy nhất. Về cơ bản, học sinh phải là người đồng sáng tạo trong quá trình học tập, mỗi cá nhân với
những vấn đề và ý tưởng khác nhau sẽ làm phong phú sự quan tâm cũng như giải pháp cho các vấn đề
đặt ra.
Để có thể thích ứng và cung cấp các nguồn tư liệu và dịch vụ thư viện phù hợp với phương pháp dạy và
học lấy học sinh làm trung tâm kể trên, hiện nay trên thế giới, thư viện trường học đang có xu hướng
thay đổi trong cách thức đào tạo người sử dụng thư viện – học sinh và giáo viên, trong đó chuyển từ kỹ
năng nghe nhìn, kỹ năng thư viện nói chung, việc lựa chọn tài liệu, các kỹ năng độc lập, các tài liệu đầu
vào sang xu hướng chú trọng vào các loại tài liệu đa phương tiện, và truyền thông, kiến thức thông tin
và các đặt câu hỏi, phân tích nhu cầu người học, hợp tác và lồng ghép các nội dung giảng dạy kiến thức
Page 2 of 2
8/30/2010
thông tin vào chương trình học, sự đa dạng hoá các khả năng của người học để đáp ứng các nhu cầu cụ
thể, độc đáo của từng học sinh. Các chương trình đào tạo người dùng tin đang chuyển sang chú trọng
hơn vào học sinh và nhu cầu của họ thay vì chú trọng vào các nguồn tài liệu thư viện và các cách làm
đặc thù của nó.
Những công việc mà cán bộ thư viện trường học phải làm hiện nay tại các nước phát triển vẫn bao gồm
những việc mà họ đã từng làm trong hàng thế kỷ qua, và còn bao gồm thêm nhiều việc khác nữa, chủ
yếu liên quan đến công nghệ thông tin như quản lý và cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin, quản

trị trang web, kỹ thuật viên máy tính, tổ chức việc phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trong trường
mà không được bố trí thêm thời gian và nhân viên. Sự thay đổi này phản ánh nhu cầu ngày càng lớn
của cộng đồng trường học đối với thời gian, kỹ năng và nhiệt huyết của cán bộ thư viện.
Quan hệ của giáo viên thư viện với giáo viên và dịch vụ dành cho giáo viên
Để có thể thay đổi cách dạy và học trong giáo viên và học sinh, cán bộ thư viện cần phải tác động vào
giáo viên vì đó chính là nhân tố thúc đẩy sự thay đổi của học sinh. Làm được điều này cần phải có sự
phối hợp giữa giáo viên thư viện và giáo viên giảng dạy. Việc này sẽ giúp cải thiện quá trình học tập
của học sinh và chất lượng đầu ra.
Điểm đầu tiên là cần xác định kết quả của chương trình giảng dạy, trình độ và kiến thức hiện có của
học sinh, xác định khi nào và cần can thiệp vào nội dung gì về mặt thư viện trong chương trình học.
Đối với từng môn học hoặc bài học cụ thể, giáo viên thư viện có thể tìm hiểu về nội dung bài học/môn
học và cung cấp các danh mục tài liệu phù hợp cho môn học đó. Danh mục này có thể bao gồm cả tài
liệu in có tại thư viện và các tài liệu miễn phí trên mạng.
Giáo viên thư viện cũng có thể phối hợp với giáo viên để thiết kế bài giảng có lồng ghép nội dung về
kiến thức thông tin (kỹ năng phân tích nhu cầu thông tin, tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông tin hợp lý)
vào từng môn học, bài học cụ thể. Ví dụ: nếu học sinh được giao làm một bài luận về sao Hỏa, cùng
với nội dung giảng dạy kỹ năng viết bài luận, giáo viên thư viện có thể yêu cầu phối hợp lồng ghép nội
dung tìm kiếm thông tin về hành tinh này trong các nguồn tin khác nhau, ví dụ trong từ điển bách khoa,
các sách tham khảo về vật lý, các trang web. Các buổi học sẽ được giảng dạy phối hợp giữa giáo viên
và giáo viên thư viện, trong đó giáo viên có thể giảng dạy về kỹ năng viết bài luận, kỹ năng phân tích
chủ đề còn giáo viên thư viện có thể giảng dạy về kỹ năng phân tích nhu cầu tin, kỹ năng tìm kiếm
thông tin trên nhiều nguồn khác nhau, đánh giá thông tin và sử dụng thông tin phù hợp. Qua đó, giáo
viên sẽ có thêm hiểu biết về các nguồn thông tin trong thư viện, cách tra cứu cơ sở dữ liệu, trong khi
đó, giáo viên thư viện cũng học hỏi được về kỹ năng viết bài luận từ giáo viên. Như vậy, cả giáo viên
và giáo viên thư viện cùng hưởng lợi từ sự hợp tác này so với việc chỉ giảng dạy một cách riêng rẽ các
nội dung về kỹ năng viết bài luận và kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin.
Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy nếu giáo viên đã từng sử dụng thư viện và các dịch vụ thư viện thì
họ sẽ có xu hướng sử dụng thư viện nhiều hơn để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Trường
hợp giáo viên ít sử dụng thư viện có thể là do họ còn chưa nhận thức được vai trò mà thư viện có thể
đóng góp cho việc giảng dạy của giáo viên. Và một trong các cách giải quyết vấn đề này là giáo viên

cần phải được giới thiệu về thư viện và các nguồn tài liệu, dịch vụ mà nó có thể cung cấp cho giáo viên
để phục vụ công tác giảng dạy của mình, qua đó làm cho chất lượng đầu ra của học sinh được nâng
cao.
Cán bộ thư viện có thể tổ chức một chương trình giảng dạy về kiến thức thông tin cho giáo sinh và giáo
viên để cung cấp cho họ những kỹ năng về xác định, truy cập, đánh giá và sử dụng thông tin. Giáo viên
cần được đào tạo về cách sử dụng thư viện và lồng ghép các buổi học về kiến thức thông tin và cách sử
dụng thư viện vào giờ giảng, vào các bài tập của học sinh, các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động
khác. Các đề cương giảng dạy mẫu trong đó lồng ghép các hoạt động sử dụng thông tin thư viện có thể
được phối hợp với giáo viên để xây dựng và chia sẻ với các giáo viên khác. Qua đó cán bộ thư viện có
thể chia sẻ về những đóng góp của thư viện trường học trong việc nâng cao chất lượng và sự hiệu quả
của bài giảng và các hoạt động khác của trường. Mặt khác, lợi ích của việc phối hợp với thư viện cũng
sẽ được đề cao.
Page 3 of 2
8/30/2010
Một điều nữa có thể làm để cải thiện chất lượng sử dụng thư viện đó là đảm bảo rằng tất cả các trường
học phải được bố trí một cán bộ thư viện chuyên trách và được đào tạo bài bản về thư viện. Hiện tại,
tuyệt đại đa số các trường học tại Việt Nam không có vị trí cán bộ thư viện chuyên trách mà thường vị
trí này được giao cho các giáo viên kiêm nhiệm, không có chuyên môn thư viện đảm trách. Một cán bộ
thư viện chuyên trách sẽ có đủ thời gian để đóng góp vai trò tích cực chủ động hơn trong việc quảng bá
việc sử dụng thư viện trong việc giảng dạy, các hoạt động ngoại khóa, các bài tập của học sinh cũng
như để giáo viên và học sinh giải trí. Một cán bộ thư viện chuyên trách cũng sẽ giúp cải thiện kiến thức
thông tin của giáo viên và học sinh.
Để làm được việc này, thư viện cũng cần được bổ sung tài liệu một cách đầy đủ, phù hợp với nhu cầu
giảng dạy, học tập và giải trí của giáo viên và học sinh. Thêm vào đó, cán bộ thư viện cũng phải tìm
cách để giáo viên tham gia vào việc đánh giá kho tư liệu của thư viện xem có phù hợp hay không cũng
như tìm cách để giáo viên giúp đỡ trong việc lựa chọn tài liệu mới cho phù hợp với trường. Những cách
hợp tác này có thể giúp giảm thiểu những nhận thức chưa phù hợp về kho tài liệu thư viện, dịch vụ thư
viện cũng như các trang thiết bị thư viện.
Quan hệ của giáo viên thư viện với học sinh và dịch vụ dành cho học sinh
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất tác động đến vai trò của thư viện trường học và cán bộ thư viện trường

học trong việc nâng cao chất lượng đầu ra của học sinh là sự bùng nổ thông tin, đặc biệt là các nguồn
thông tin điện tử đã diễn ra trong những năm gần đây. Với lượng thông tin khổng lồ hiện hữu trên
Internet, với sự lạc hậu nhanh chóng của thông tin, và chất lượng còn chưa được kiểm định của thông
tin, vai trò của cán bộ thư viện trường học ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thư viện
không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp các nguồn tài liệu cho học sinh mà ngày nay thư viện, cùng với
các cơ quan khác, quan tâm đến việc tạo ra cộng đồng những người có kỹ năng học tập suốt đời, trong
đó, các kỹ năng xác định, sử dụng và đánh giá thông tin là một phần quan trọng. Và kỹ năng thông tin
chính là một phần then chốt trong các dịch vụ thư viện. Theo Bản ghi nhớ về vấn đề Học tập suốt đời
của Uỷ ban châu Âu thì “mọi người cần phải được trang bị các kỹ năng học hỏi, thích ứng với sự thay
đổi và hiểu được quá trình luân chuyển của dòng thông tin”. ở Việt Nam, điều này càng quan trọng hơn
bởi lẽ giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường, và
nhiều em sau khi hoàn thành bậc tiểu học hoặc trung học cơ sở không theo học ở cấp cao hơn nữa, vì
vậy điều cần thiết là phải trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết này để các em có thể áp dụng
chúng trong cuộc sống sau này. Trong một xã hội cần những người lao động có nhiều kỹ năng để có
thể hoà nhập tốt vào môi trường thay đổi nhanh chóng, bao gồm cả thế giới kỹ thuật số, trọng tâm của
việc dạy học phải là cung cấp cho học sinh những kỹ năng cho phép mỗi cá nhân có thể sử dụng vào
việc học tập suốt đời chứ không chỉ là trong những năm ngồi trên ghế nhà trường.
Ngoài vai trò đào tạo kiến thức thông tin cho học sinh, thư viện còn có thể đóng góp tích cực vào việc
học tập của học sinh thông qua các hoạt động và dịch vụ như tổ chức các hoạt động như các giờ kể
chuyện, mời các diễn giả đển nói chuyện về các chủ đề liên quan đển chủ đề học tập của học sinh, mời
các tác giả văn học đến giao lưu. Cán bộ thư viện trường học cũng có thể cung cấp dịch vụ tham khảo
cho học sinh để hỗ trợ cho học sinh làm bài tập, ví dụ như hướng dẫn cách tìm kiếm các tài liệu tham
khảo cho một bài tập cụ thể của học sinh, hay cung cấp danh mục các tài liệu tham khảo cho một môn
học.
Thư viện trường học cũng có thể vận động cha mẹ, gia đình của học sinh tham gia vào các hoạt động
của mình. Ví dụ: hội những người bạn của thư viện, trong đó sẽ có những người tình nguyện tham gia
vào việc sửa chữa, bổ sung tài liệu, tổ chức các giờ kể chuyện, làm các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, vv. Tất
cả những hoạt động này sẽ giúp cho thư viện trường học cải thiện hình ảnh và vai trò của mình trong
con mắt của học sinh, giáo viên và những nhóm liên quan.
Kết luận

Ngày nay sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và kỹ năng của nguồn nhân
lực. Các thư viện trường học có nguồn tài liệu và trang thiết bị tốt đi đôi với đội ngũ cán bộ chuyên
nghiệp sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao nhận thức về mục tiêu cơ bản của đất nước trong việc xây
dựng và phát triển những thế hệ công dân tương lai có tri thức, sáng tạo, độc lập và năng động, những
Page 4 of 2
8/30/2010
người sẽ làm chủ tương lai số hóa trong thế kỷ 21. Những con người đó sẽ giúp cho Việt Nam nâng cao
tính cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức toàn cầu và đảm bảo cho sự tăng trưởng và thành công bền
vững của cả dân tộc
Tóm tắt
Là một cán bộ thư viện chúng ta cần phải tích cực trong việc tiếp thị và quảng bá dịch vụ thư viện. Bài
báo này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp marketing các dịch vụ của thư viện và cung cấp các
giải pháp thực tế để thực hiện một chiến lược tiếp thị, đặc biệt chú trọng đến giá trị của việc sử dụng
công nghệ thông tin trong marketing. Nó cũng cho thấy mối liên kết giữa quảng bá các dịch vụ thông
tin thư viện với việc nâng cao hình ảnh của thư viện.
1. Giới thiệu
Marketing thường được xem như là một tập hợp các chiến lược và kỹ thuật của các nhà quản trị kinh
doanh . Tuy nhiên, theo chúng tôi, tất cả các thư viện hiện nay đều có liên quan đến quá trình
marketing. Marketing được Học viện Marketing Chartered của Anh định nghĩa như sau:: `` Marketing
là quá trình quản lý để xác định, dự báo và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu
quả ''. Do đó bản chất của marketing liên quan đến việc tìm ra nhu cầu của người dùng, sau đó thiết
lập các dịch vụ sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu này. Là cán bộ thư viện, chúng ta cần tham gia vào
quá trình đánh giá nhu cầu người dùng và nỗ lực để đáp ứng chúng. Vì vậy, chúng ta cần phải có kỹ
năng marketing thông tin thư viện. Tuy nhiên, để làm được điều này một cách hiệu quả các cán bộ thư
viện cần phải nắm được các chức năng của marketing bao gồm : nghiên cứu và phân tích thị trường, lập
kế hoạch phát triển dịch vụ và quảng bá dịch vụ.
2. Nghiên cứu Thị trường
Nghiên cứu thị trường bao gồm “ việc thu thập có hệ thống, lưu trữ và phân tích dữ liệu'' liên quan đến
nhu cầu về một dịch vụ hoặc sản phẩm (Katz 1988). Các cơ quan chủ quản cần phải được phân tích về
các nguồn tài trợ, đóng góp của các thư viện đối với nhiệm vụ của cơ quan , nguồn lực sẵn có và nhu

cầu của người sử dụng. Có hai chức năng cơ bản của nghiên cứu thị trường:
(1. Để giảm thiểu sự không chắc chắn của quá trình ra quyết định marketing
(ii) Theo dõi và kiểm soát việc thực hiện các hoạt động marketing
Các thông tin thu thập được thông qua nghiên cứu thị trường sẽ tạo cơ sở cho việc ra quyết định
marketing.
3. Lập kế hoạch marketing
Qua sự phân tích các dữ kiện thu được từ nghiên cứu thị trường, các kết luận cần được tổng kết và công
bố để làm cơ sở lập kế hoạch marketing. Kế hoạch marketing là quá trình thiết lập các mục tiêu kinh
doanh, mục tiêu của tổ chức và cách thức để đạt được chúng. Katz (1988) mô tả : `` hoạt động
marketing sẽ trở nên hiệu quả nhất khi các hoạt động có liên quan được hoạch định và phối hợp''. Kế
hoạch marketing là công cụ đảm bảo cho các dịch vụ thư viện được nhìn nhận một cách tập trung và rõ
ràng.
4. Mục tiêu và chiến lược
Khi nhu cầu của người dùng tin,định hướng phát triển và nguồn lực thư viện đã được thiết lập thì việc
tiếp theo của thư viện là lập ra mục tiêu của kế hoạch marketing, các tài nguyên sẽ được sử dụng, thời
gian, địa điểm và quy mô hoạt động, các chiến lược để đạt đuợc mục tiêu. Quá trình thiết lập mục tiêu
sẽ phục vụ cho nhiều mục đích. Nó sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về dịch vụ thư viện và cung cấp
những định hướng cho việc thực hiện mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu đề ra cần được định lượng để có
thể đánh giá hiệu quả. Nếu mục tiêu marketing thay đổi theo thời gian thì cần phải cập nhật kế hoạch
marketing.
5. Quảng bá
Về cơ bản quảng bá là các phương tiện thông báo cho người dùng tin của bạn những dịch vụ và sản
phẩm của thư viện và khả năng đáp ứng nhu cầu của thư viện đối với người dùng. Những lợi ích của
quảng bá dịch vụ thư viện bao gồm: tần suất sử dụng dịch vụ tăng lên, tăng giá trị trong tổ chức, đào
tạo người dùng tin, thay đổi nhận thức của người dùng tin về thư viện.
Kế hoạch quảng bá là một phần của kế hoạch marketing, bao gồm:
Page 5 of 2
8/30/2010
Mô tả các dịch vụ hiện có
Mô tả các dịch vụ cần làm để đạt đựoc mục tiêu đã định

Mô tả chi tiết các phương pháp sẽ sử dụng để quảng bá và phân phối dịch vụ ra cộng đồng
Thực hiện chiến dịch
Phân tích đánh giá hiệu suất của chiến dịch
Thiết lập các mục tiêu rõ ràng về quảng bá dịch vụ sẽ đảm bảo có thể đánh giá được mức độ thành
công của chiến dịch. Sau một thời gian thực hiện có thể các thư viện sẽ thấy được các hoạt động này
chưa đáp ứng được mục tiêu. Lúc này chiến lược markeing cần phải được đánh giá lại dựa trên các
thông tin phản hồi nhận được từ phía bạn đọc.
6. Truyền thông
Các hoạt động quảng bá sản phẩm dịch vụ có thể đòi hỏi rất nhiều hình thức và các phương tiện truyền
thông quảng cáo phụ thuộc vào bản chất của các đối tượng và mục tiêu quảng bá.
- Kỹ năng giao tiếp của cán bộ thư viện
Dù là trên điện thoại hay gặp gỡ trực tiếp, kỹ năng cá nhân sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của người dùng
về thư viện.Cán bộ thư viện cần có tính chuyên nghiệp nhưng cũng cần có cả nụ cười và thiết lập một
mối quan hệ cá nhân với càng nhiều người dùng tin càng tốt. Nếu bạn phản ứng tích cực với các khiếu
nại, sẽ khuyến khích được người dùng tin chia sẻ những kiến nghị khác mà họ muốn thư viện phải thay
đổi. Thay vì bảo vệ vị trí của mình, cán bộ thư viện nên suy nghĩ về đề nghị của bạn đọc.
Trong quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo và nhân viên thư viện, các nhà lãnh đạo thư viện nên quan sát
nhiều hơn, hãy vào phòng nhân viên, ghi nhớ tên, tìm hiểu sở thích của nhân viên thay vì chờ họ đến
thăm.
Internet
Internet là công cụ đầy quyền lực để cải thiện hình ảnh của thư viện và cho phép các thư viện cung cấp
các dịch vụ nâng cao. Mặc dù phải mất thời gian để thiết lập và duy trì các dịch vụ trên Internet, nó có
thể gặt hái phần thưởng là sự hài lòng và công nhận của người dùng. Một trang Web là công cụ quảng
bá, xúc tiến dịch vụ thư viện và các nguồn lực thông tin điện tử. Trang web nên có liên kết e-mail đến
các cán bộ thư viện và làm cho các nhân viên thư viện dễ dàng iên lạc với nhau.
E-Mail
Nếu như có một tỷ lệ lớn người dùng tin có địa chỉ e-mail thì đó là một cách dễ dàng, nhanh chóng và
rẻ tiền để tiếp cận họ. Email có thể giúp việc quảng bá đến được đúng ngưòi cần nhận và chính xác hơn
hầu hết các phương pháp khác, và như vậy hiệu quả đạt đựoc là rất cụ thể. Tôi đã nhận thấy rằng các
nhân viên phản ứng nhanh với e-mail hơn bất kỳ phương tiện nào khác. Bằng cách duy trì địa chỉ và

cập nhật danh sách nhóm người dùng khác nhau,. bạn có thể được mục tiêu thông báo các thông tin
mới tới bạn đọc.
Bản tin và Tờ rơi
Bản tin, tờ rơi đều là phương tiện cung cấp thông tin. Một bản tin có thể được sử dụng để liệt kê danh
sách các trang web thú vị mới, tạp chí mới và các dịch vụ trực tuyến, và có thể là các tin tức khoa học
chung đang được quan tâm. Bản tin hay tờ rơi không cần phải dài nhưng phải được sản xuất thường
xuyên. Tờ rơi và hướng dẫn có thể được phát cho bạn đọc hoặc hiển thị trên bảng thông báo. Các bảng
thông báo của thư viện phải được đặt ở một vị trí nổi bật.
7. Truyền tải thông điệp
Một khi bạn đã quyết định chiến dịch quảng cáo. bạn cần phải xem xét làm thế nào để truyền đạt thông
điệp bạn muốn. Các từ ngữ và cách bố trí của quảng cáo rất quan trọng:
· Việc quảng cáo nên được in nhiều màu hoặc trên nền trắng cho dễ đọc
· Sử dụng chất lượng in tốt
· Không in văn bản bằng chữ in vì sẽ khó đọc hơn chữ thường.
· Sử dụng bảng biểu và hình ảnh minh họa.
· Dùng dấu đầu dòng với những ký hiệu thú vị với các điểm nhấn. phân nhóm các đoạn v.v.
· Sử dụng màu sắc đậm cho các tiêu đề hấp dẫn hơn và in chữ to các tiêu đề
· Nhấn mạnh đến lợi ích của độc giả khi sử dụng sản phẩm dịch vụ
Page 6 of 2
8/30/2010
· Sử dụng câu ngắn, đoạn văn ngắn, và tránh những từ dài. Tránh những thuật ngữ.
· Đưa ra các ví dụ minh hoạ
· Hãy nhìn những quảng cáo khác và tự hỏi bạn quan tâm đến điều gì nhất trong quảng cáo đó.
Một quảng cáo tốt phải thu hút Chú ý, sự Thích thú, tạo ra Mong muốn và kích thích Hành động.
Quảng cáo như vậy đuợc gọi là dãy AIDA. ( Attention, Interest, Desire and Action)
Sự chú ý
Bạn cần phải nhận được sự chú ý của người đọc. Trong vòng hai giây, hầu hết các độc giả bỏ đi chỗ
khác vì vậy công việc của bạn là phải gây sự chú ý của họ trong hai giây để giữ cho độc giả đọc quảng
cáo. Điều quan trọng nhất của một tiêu đề là nó cần phải nhấn mạnh lợi ích của các dịch vụ cho người
đọc. Các tiêu đề có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi `` Có cái gì trong đó dành cho tôi?”

Sự thích thú
Khi bạn đã có được sự chú ý của người đọc thì điều tiếp theo là chuyển sự chú ý đó thành sự thích thú
thật sự. Đoạn văn đầu tiên nên kích thích người đọc muốn đọc đoạn tiếp theo. Quảng cáo nên tập trung
vào những lợi ích ngưòi đọc thu được từ những sản phẩm và dịch vụ mới
Mong muốn.
Thành phần quan trọng tiếp theo trong quảng cáo của bạn là mong muốn. Quảng cáo của bạn cần phải
nuôi dưỡng trong lòng ngưòi đọc mong muốn sở hữu sản phẩm hoặc tận dụng lợi thế của dịch vụ. Tuy
nhiên, cần tạo ra nó môt cách trung thực và không cường điệu.
Hành động
Mong muốn cần phải được chuyển thành hành động. Giới thiệu với người đọc những việc cần làm để
sử dụng dịch vụ : “ Hãy gọi theo số này…'', “ Hãy ghi chú trong nhật ký của bạn ”, “Hãy làm ngay bây
giờ ”. Cần khuyến khích hành động và sự tham gia của người dùng.
Thời gian và chi phí liên quan đến nhu cầu quảng bá dịch vụ cũng cần phải đựoc xem xét. Dù bạn làm
gì để thúc đẩy các dịch vụ cũng sẽ kéo theo những chi phí, thậm chí nếu nó chỉ là chi phí thời gian của
bạn, do đó bạn cần phải chắc chắn rằng bạn sẽ có được lợi ích đầy đủ cho các chi phí phát sinh. Quảng
cáo vào đúng thời điểm và đúng tấn suất cũng là một điều khá quan trọng
8. Kết luận
Là những cán bộ thư viện chúng ta cần phải tiến hành marketing các dịch vụ thư viện. Mục đích cơ bản
của marketing là biết và hiểu nhu cầu người dùng tin để có thể đáp ứng những nhu cầu đó một cách
hiệu quả. Một kế hoạch marketing là một công cụ thiết yếu cho phép chúng ta tập trung nỗ lực để nâng
cao việc đáp ứng nhu cầu tin. Một kế hoạch marketing cần đánh giá chỗ đứng hiện tại của bạn( nghiên
cứu thị trường ), nơi mà bạn sẽ đến (mục tiêu) và làm thế nào bạn đến được đó (chiến lược)
Nhiệm vụ:
a. Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất , trang thiết bị và sách báo theo quy định chung. Lập kế hoạch bổ
sung tài liệu, sách báo hàng năm theo chương trình đào tạo của nhà trường.
b. Phục vụ bạn đọc, thông tin, biên mục, thư mục và tra cứu tài liệu. Làm công tác giới thiệu sách cho
bạn đọc.
c. Giữ gìn, bảo quản và sử dụng tốt các loại sách báo, tài liệu. Lưu trữ, thanh lý sách báo và tài liệu;
giáo trình và tài liệu tham khảo theo đúng các quy định của Nhà nước.
d. Kiểm kê kho sách và phòng đọc giáo trình theo đúng chế độ quy định.

e. Tổ chức in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ các hệ đào tạo theo quy định của nhà trường và pháp luật
hiện hành.
Cơ sở vật chất của thư viện:
Đơn vị tính Hiện nay
Tổng diện tích sử dụng của thư viện m
2
631
Diện tích kho sách m
2
288
Diện tích phòng sách m
2
256
Sức chứa của phòng đọc Chỗ ngồi 200
Sách và tập chí hiện có trong phòng đọc
Tổng số đầu sách hiện có nói chung tại thư viện Đầu sách 14101
Page 7 of 2
8/30/2010
Chia theo loại sách
Số đầu sách giáo trình Đầu sách 2021
Số đầu sách chuyên nghành Đầu sách 9060
Số đầu sách kham khảo khác Đầu sách 3020
Tổng số đàu sách phát hành từ năm 1990 trở lại đây Đầu sách 7868
Trong đó số đầu sách tiếng nước ngoài Đầu sách 2755
Tổng số đầu sách phát hành từ năm 2000 trở lại đây Đầu sách 4918
Trong đó số đầu sách tiếng nước ngoài Đầu sách 2516
Tổng số tên tập chí hiện có nói chung tại thư viện Loại TC 57
Chia ra theo loại tập chí
Tổng số tên tập chí chuyên nghành Loại TC 52
Tổng số tên tập chí khác Loại TC 05

Tổng số tên tập chí phát hành từ 1990 trở lại đây Loại TC 57
Trong đó số đầu sách tiếng nước ngoài Loại TC 04
Kết nối ADSL X
Số máy tính phục vụ tra cứu chung tại thư viện Máy tính 4
Số máy tính phục vụ tra internet tại thư viện Máy tính 4
1. Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện theo hướng hiện đại. Từng bước phát triển thư viện thành
trung tâm thông tin kinh tế của trường ĐH trọng điểm quốc gia.
2. Tổ chức các loại hình hoạt động, quầy giới thiệu sách, báo, tạp chí, giáo trình kinh tế, tư liệu thông
tin kinh tế , phục vụ cho các đối tượng bạn đọc trong và ngoài trường. Cải tiến công tác phục vụ bạn
đọc theo hướng văn minh lịch sự.
3. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc: Mua, tiếp nhận, trao đổi , bổ sung các loại tài liệu, sách báo
mới , tài liệu điện tử trên internet nhằm phục vụ đào tạo , nghiên cứu khoa học.
4. Tổ chức quản lý theo hướng sử dụng các thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ
phục vụ .
5. Cập nhật thông tin thường xuyên, tổ chức giới thiệu thông tin mới hoặc thông tin chuyên đề về
khoa học kinh tế .
6. Tổ chức quản lý lưu trữ và bảo quản các kho sách báo, tư liệu thông tin theo đúng qui định.
7. Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với cơ quan thông tin thư viện trong và ngoài
nước, từng bước hiện đại hóa công tác thông tin tư liệu.
8. Lập và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ, nhân viên thư viện.
9. Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động của thư viện , thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu
của cấp trên và của trường.
10. Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình
xây dựng và phát triển nhà trường.
11. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được nhà
trường giao.
Chức năng:
Trung tâm Thông tin Thư viện có chức năng đảm bảo việc thu thập, lưu trữ và phổ biến, cung
cấp thông tin khoa học về y tế công cộng, cũng như hỗ trợ khai thác hiệu quả những nguồn thông tin

phục vụ cho công tác giảng dạy học tập và NCKH của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường cũng
như các bạn đọc bên ngoài có quan tâm.
Nhiệm vụ cụ thể:
1. Bổ sung-trao đổi, phân tích-xử lý, bảo quản các loại hình tài liệu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống
tra cứu, tìm kiếm phù hợp, hướng dẫn bạn đọc truy cập, khai thác kho tư liệu một cách hiệu quả
2. Cung cấp các dịch vụ thư viện chất lượng cao, cụ thể như sau:
o Dịch vụ mượn trả, mượn liên thư viện
o Hỗ trợ tra cứu trực tuyến, trực tiếp hoặc qua thư điện tử
Page 8 of 2
8/30/2010
o Cung cấp thông tin theo yêu cầu
o Đào tạo:
 Đào tạo định kỳ: Định kỳ hàng tuần có các buổi hướng dẫn miễn phí cho bạn đọc
có nhu cầu về các chủ đề khác nhau: Các kỹ năng tìm kiếm cơ bản; Hướng dẫn tìm kiếm, đánh giá các
nguồn tin YTCC; Hướng dẫn tra cứu trên một số cơ sở dữ liệu nhất định như: HINARI, PubMed,
EBSCO; Hướng dẫn viết thư mục tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học
 Đào tạo cho sinh viên mới nhập học: Tham gia phối hợp với phòng Quản lý sinh
viên và/ hoặc BM Tin học giảng dạy cho sinh viên mới nhập học kiến thức cơ bản về sử dụng thư viện.
o Các dịch vụ photocopy, cho thuê giáo trình
o Đảm bảo việc truy cập thông suốt tới các nguồn thông tin đa dạng
o Hỗ trợ môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi cho bạn đọc
3. Mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các cơ hội đào tạo cho cán bộ, các cơ hội mở rộng nguồn
tin, bổ sung vốn tài liệu, phát triển cơ sở vật chất
Trung tâm Thông tin tư liệu và Thư viện có chức năng giữ gìn, thu thập và tổ chức việc xây dựng cơ sở
dữ liệu, tổ chức in ấn, phát hành và cung cấp các loại tài liệu nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông
tin phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và học
viên cao học; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học,
công nghệ, kinh tế, văn hoá, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực và đất nước.
Nhiệm vụ:
1. Không ngừng đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, học sinh, sinh viên trong

việc sử dụng vốn tài liệu của Trung tâm Thông tin Tư liệu và Thư viện.
2. Thu thập, bổ sung và xử lý nghiệp vụ vốn tài liêu, bảo quản vốn tài liệu và thanh lọc ra khỏi kho các
tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy chế của thư viện.
3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu Trung tâm Thông tin Tư liệu và Thư viện,
tham gia xây dựng và hình thành thói quen đọc sách, báo trong cán bộ, học sinh, sinh viên.
4. Xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
5. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào công tác thư viện, xây dựng
nguồn cơ sở dữ liệu, từng bước hiện đại hoá Trung tâm Thông tin Tư liệu và Thư viện, xây dựng thư
viện điện tử; Thực hiện việc hợp tác, trao đổi tài liệu liên thông giữa các thư viện trong và ngoài nước.
6. Tổ chức việc in ấn, phát hành và cung cấp các tài liệu, giáo trình, mẫu biểu phục vụ cho công tác đào
tạo của trường.
7. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của đơn vị có trình độ, năng lực đáp ứng được với yêu cầu hiện
đại hoá và tự động hoá thư viện.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước
cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 đã đề ra
phương hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp
nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên
cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải
pháp phù hợp, khả thi.
Như vậy, những định hướng lớn cho tương lai phát triển của ngành giáo dục đã nhấn mạnh đến đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập. Để đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi: "Người dạy phải dạy
thật, người học phải học thật".
Vậy thì lối dạy và học mới như thế nào?
Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, Thầy chỉ là
người tổ chức, trọng tài cho các nhóm làm việc, học sinh tranh luận chất vấn nhau nếu có điểm tranh
cãi chưa ngã ngũ thì thầy giáo sẽ là người giúp học sinh giải quyết. Đó là kiểu dạy lấy người dạy làm
trung tâm, kiểu học lấy việc tự học có hướng dẫn làm chính.
Muốn" dạy thật, học thật " tôi nghĩ phải có sự thay đổi mang tính hệ thống từ các cấp quản lý giáo dục,
đội ngũ giáo viên và học sinh - trong đó cần thiết phải xây dựng các thư viện trở thành" Giảng đường
thứ hai"của mỗi nhà trường. Cán bộ Thông tin Thư viện không chỉ là người giữ sách, không chỉ là

Page 9 of 2
8/30/2010
người trông coi thiết bị thư viện, mà phải là những cán bộ có chuyên ngành, có bản lĩnh và đủ lương
tâm để trở thành những trợ giảng đắc lực cho giáo viên và là người định hướng cho học sinh, sinh viên
trong việc tìm thông tin. Phải đưa các thư viện vào hoạt động phục vụ theo mô hình thư viện mở, Thư
viện thân thiện, lấy người học làm trung tâm, định hướng hội nhập thư viện trường học khu vực và
quốc tế.
Do đặc thù của ngành thư viện nước ta nhất là trong các trường học, vẫn mang nặng tính truyền thống,
người sử dụng thư viện vẫn còn tâm lý trông chờ vào sự bao cấp tài liệu, giáo trình mà không nghĩ rằng
nếu cứ mãi như thế sẽ mất đi tính sáng tạo, óc tư duy độc lập của người học. Để trợ giúp và chia sẻ
nhiệm vụ xây dựng và phát triển các thư viện, nhất thiết phải nhờ đến xã hội hóa. Trước hết là xã hội
hóa trong quản lý điều hành, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực bền vững cho ngành thông tin thư
viện. Ngoài ra phải có sự phối hợp, cộng tác một cách tích cực, có trách nhiệm từ nhiều bộ phận liên
quan trong nhà trường.
Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy
sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước. Để thư viện trường học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi
phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ về sách giáo khoa, giáo trình sách
tham khảo chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường. Bên cạnh đó các nguồn
thông tin được bổ sung từ các bài báo cáo khoa học, các báo cáo ngoại khóa theo chuyên đề vốn tài
liệu phải đa dạng về thể loại: ngoài các loại tài liệu sách, báo, tạp chí truyềnthống, cần thu thập đầy đủ
các sản phẩm thông tin ở bất kỳ nơi nào và dưới bất cứ dạng nào. Đặc biệt là chất lượng tài liệu phải
đảm bảo phù hợp, đáu ứng được yêu cầu sử dụng của người dùng tin.
Nhu cầu của người dùng tin về sản phẩm và dịch vụ thông tin ngày một tăng theo chiều hướng phát
triển của nguồn lực thông tin. Vì thế bên cạnh sản phẩm thông tin truyền thống như: hệ thống mục lục,
các bản thư mực thư viện phải cần phải có kế hoạch xây dựng các sản phẩm thông tin như: cơ sở dữ
liệu, ấn phẩm tóm tắt, tổng quan cũng như dịch vụ thông tin mới như: phục vụ theo chế độ hỏi đáp,
theo chế độ chọn lọc hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề, dịch vụ tra cứu thông tin qua mạng
Các sản phẩm và dịch vụ này sẽ giúp người dùng tin tìm và chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của
mình một cách dễ dàng, thuật tiện và nhanh chóng.

Tăng cường phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, nhất là các
sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và
nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là chú ý tới các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện phù hợp với yêu
cầu và có tính ổn định cao.
Phối hợp bổ sung nguồn lực thông tin tư liệu, nhất là nguồn tài liệu điện tử, thông qua việc mua bán,
trao đổi cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ liệu toàn văn, cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nên xây dựng cơ
sở dữ liệu theo khổ mẫu chung để có thể trao đổi, chia sẻ thuận lợi trong việc khai thác thông tin.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng là rất
quan trọng và cần thiết. Bởi nó mang lại những kết quả tối ưu trong việc lưu trữ, bảo quản, khai thác và
giao lưu thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ của người dùng tin trong các thư viện nhà
trường hiện nay.
Sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện
phụ thuộc vào rất nhiều vào cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại. Bời vậy, thư viện trường
học cần chú ý đến kiến trúc thư viện, xây dựng, tu sửa mở rộng diện tích đặc biệt là diện tích kho sách
để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của tài liệu. Đồng thời cần đầu tư một hệ thống trang thiết bị hiện
đại như: máy tính, máy hút bụi, máy hút ẩm, quạt thông gió và các phương tiện kỹ thuật bảo quản
khác cho thư viện.
Cần thường xuyên thu thập các thông tin phản hồi từ phía người dùng tin, để có hướng điều chỉnh hoạt
động trong thư viện cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ thông tin.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên điều làm những người làm công tác thư viện không khỏi lo
lắng, trăn trở, đó là nhân tố con người. Nhìn vào thực tại, những người đang trực tiếp điều hành, tổ
chức khai thác thông tin thư viện trong trường học, chúng tôi mong muốn nhân lực làm việc trong thư
Page 10 of
2
8/30/2010
viện ngày nay không chỉ là Thư viện viên như trước đây, mà còn là những kỹ thuật viên, những biên
tập viện và những chuyên viên nghiên cứu, hướng dẫn tham khảo.
Nhìn về tương lai, đơn giản là vì để phát triển bền vững. Trong cơ chế khoán chi cho các trường học,
giải pháp hữu hiệu là tiết kiệm nguồn nhân lực về số lượng và tăng cường về chất lượng. Với một thư
viện, sẽ là thừa về chuyên môn và quá sức về tài chính, nếu sử dụng một lập trình viên. Nhưng lại quá

yếu nếu nhân viên thư viện chỉ biết đến tin học văn phòng.
Đối với một nhân viên thư viện còn phải biết hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho số đông bạn đọc. Nếu
họ có kỹ năng sư phạm tối thiểu, kỹ năng thuyết trình bằng tiếng việt và tiếng anh, biết sử dụng và hiểu
các tính năng tối thiểu của các thiết bị văn phòng, các thiết bị máy tính điện tử thông dụng.
Chúng tôi xin đưa ra hình ảnh lý tưởng theo suy nghĩ của chúng tôi về một nhân viện thư viện kiểu
mẫu và hiện đại là phải: " Có một trái tim nhân ái, đầy nhiệt huyết của một người cộng sản, có cái đầu
của một người thầy, có niềm say mê lao động, sáng tạo của một nhà khoa học và có sự ứng xử, giao
tiếp thân thiện của một nhà tâm lý học ".
Để có thể vươn lên trở thành một thư viện hiện đại, một thư viện điện tử, cần phải tổ chức hoàn thiện
hoạt động thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ. Muốn đạt được yêu cầu này, thư viện phải tạo ra
được sự chuyển biến về chất, phải tiến hành giải pháp đồng bộ để tổ chức hoạt động thông tin thống
nhất nhằm phát huy nguồn nội lực, phục vụ có hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy,
nghiên cứu khoa học và học tập cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn đại học.
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÁN BỘ THƯ VIỆN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN TẠI
Trong hiện trạng ngành thư viện nước nhà, ngoài những nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên mà
người cán bộ thư viện nào cũng phải đảm trách - đó là công việc tuyển chọn, bổ sung, chuẩn bị, sắp
xếp và lưu hành sách báo, tài liệu, cũng như phục vụ độc giả trong công tác tham khảo, sưu tầm,
người cán bộ thư viện Việt nam ngày nay còn phải đóng nhiều vai trò tích cực hơn là những công việc
có tính cách thụ động và đều đặn trên đây.
Những vai trò tích cực đó được thể hiện ngay trong những nghiệp vụ chuyên môn, cũng như trong
những hoạt
động có tính cách xã hội để đóng góp cho việc phát triển văn hóa, giáo dục nói
chung.
Trên phương diện nghiệp vụ chuyên môn, người cán bộ thư viện Việt nam ngày nay phải là những
chiến sĩ tiên phong cho việc phát triển ngành thư viện tại nước nhà. Có biết bao nhiêu công việc
chuyên môn đòi hỏi những bàn tay của những người cán bộ thư viện chuyên nghiệp đóng góp để xây
dựng nền thư viện học cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và thực trạng văn hóa tại việt nam.
Trước hết, là công việc soạn thảo những tài liệu kỹ thuật chuyên môn. Phải có sự hợp tác chặt chẽ
giữa các cán bộ thư viện được huấn luyện chuyên nghiệp để:
z

Thiết lập các qui tắc rõ ràng trong việc miêu tả và phân loại sách, nhất là các qui tắc miêu tả tên
tác giả
Việt nam và và ngoại quốc;
z
Điều chỉnh K hung phân lo ạ

i Dewey cho phù hợp với hoàn cảnh Việt nam;
z
Thiết lập các Tiêu đề đề mụ

c (Subject Headings) bằng Việt ngữ;
z
Thiết lập các qui tắc làm thư tịch và sách chỉ mục, miêu tả về sách và các tài liệu thính thị.
Tất cả những công tác trên đây nhằm mục đích đạt tới những qui luật thống nhất, trường cửu và minh
bạch để hỗ trợ cho việc tổ chức, sắp xếp và định vị trí của các sách báo, tài liệu tại Việt nam. Ngoài
ra, để giúp cho công việc tham khảo, sưu tầm của các độc giả, các cán bộ thư viện cũng phải đi tiên
phong trong việc hợp tác để soạn thảo thư tịch (bibliographies) và sách chỉ mục (indexes) hướng dẫn
đến các nguồn tài liệu sách báo xuất bản trong quá trình lịch sử.
Cũng để đóng góp cho việc phát triển ngành thư viện, các cán bộ thư viện chuyên nghiệp còn phải
hợp tác để soạn thảo chương trình thư viện học sao cho phù hợp với đà tiến triển của thế giới hiện nay
để huấn luyện cho cán bộ thư viện trong nước cũng như để khởi xướng một phong trào hướng dẫn
sinh viên, học sinh sử dụng thư viện trong công việc sưu tầm, học hỏi.
Bên cạnh việc soạn thảo các tài liệu kỹ thuật chuyên môn, các cán bộ thư viện chuyên nghiệp còn phải
Page 11 of
2
8/30/2010
tự hợp tác để soạn thảo các qui chế về nhân sự và quản lý cho mình để đóng góp với chính quyền vào
công việc điều hành guồng máy hành chánh chuyên ngành. Các cán bộ thư viện chuyên nghiệp cũng
phải hợp tác trong việc ấn định những tiêu chuẩn chung về trụ sở thư viện, về nhân viên, về sách báo
tài liệu để làm khuôn mẫu cho việc tổ chức hệ thống thư viện và mọi cấp bực trên toàn quốc. Tất cả

những công việc trên đây đều là những nhiệm vụ mà người cán bộ thư viện là những chiến sĩ tiên
phong đảm đương để xây dựng phần chuyên môn cho ngành thư viện.
Về phương diện xã hội, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp là những cán bộ trung kiên và bền bỉ
tham dự vào việc vận động để phát triển văn hóa, giáo dục nước nhà.
Trong lãnh vực văn hóa, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp là những cán bộ văn hóa tích cực và
hữu hiệu trong công việc khai thác và phát huy di sản văn hóa quốc gia bằng những phương tiện và
kỹ thuật sẵn có trong tay; người cán bộ thư viện chuyên nghiệp còn là cây cầu trung gian để đem hội
nhập những tinh hoa của văn hóa nước ngoài vào trong kho tàng văn hóa quí báu của dân tộc.
Người cán bộ thư viện chuyên nghiệp cũng phải tham dự vào công việc phát huy những công trình giá
trị, nâng cao trình độ văn hóa nước nhà, và gạt bỏ những cặn bã của một nền văn hóa đồi trụy. Người
cán bộ thư viện đã saün có trong tay những phương tiện để đề cao những tác phẩm đáng giá này và
thúc đẩy công việc xuất bản những sách báo, tài liệu giá trị bằng cách sử dụng thư tịch và sách chỉ
mục để giới thiệu các độc giả tìm đến nguồn tài liệu và sách báo đó.
Trong lãnh vực giáo dục, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp sẽ tham dự vào cuộc chuyển hóa nền
giáo dục từ lãnh vực từ chương sang lãnh vực học hỏi, sưu tầm. Ở cấp bậc đại học, người cán bộ thư
viện chuyên nghiệp sẽ cộng tác tích cực trong việc thiết lập và điều hợp hệ thống tham khảo, sưu
tầm cho mọi lĩnh vực của chương trình học. Người cán bộ thư viện đại học sẽ đóng vai trò một
thuyết khách đối với ban giảng huấn và một hướng dẫn viên với các sinh viên trong công việc khởi
xướng và khuyến khích sử dụng sách báo tài liệu của thư viện để tham khảo, sưu tầm, học hỏi thay
cho những bài giảng và sách giáo khoa; Ở cấp bậc trung, tiểu học, người cán bộ thư viện trường học
chính là một giáo chức có tinh thần phục vụ, có căn bản về tâm lý giáo dục và phương pháp giảng
dạy, am hiểu chương trình của nhà trường để có thể công tác, hoạch định với các giáo chức bạn
trong việc tuyển chọn và sử dụng các loại sách báo, học liệu phù hợp với các môn học trong chương
trình, hướng dẫn học sinh trong việc đọc sách và tham khảo, trần thuyết, cùng giúp đỡ các giáo chức
cải tiến kỹ thuật và phương pháp giảng dạy.
Sự tham gia trực tiếp của thư viện trường học vào chương trình giảng dạy và học hỏi đã thay đổi tình
trạng của người cán bộ thư viện trường học từ một khán giả thụ động thành một tham dự viên tích cực
trong nổ lực giáo dục. Người cán bộ thư viện trường học ngày nay phải là một giáo chức được huấn
luyện, được chứng nhận, một giáo chức trong công việc và thái độ. Người cán bộ thư viện trường học
ngày nay phục vụ trong khả năng tam diện của một ông thầy trong ban giảng huấn, một kỹ sư trong

chương trình truyền thông, và một hoạt náo viên trong chương trình sinh hoạt ngoại khóa của nhà
trường. Người cán bộ thư viện trường học ngày nay phải là một khí cụ giáo dục được sử dụng để làm
sống động và tăng cường chương trình giáo dục.
Qua phần trình bày ở trên, vai trò tích cực của người cán bộ thư viện trong sự đóng góp cho việc phát
triển quốc gia đã được mô tả để đóng được vai trò này một cách trọn vẹn, người cán bộ thư viện phải
là người có lý tưởng, yêu thích công việc của mình, có quyết tâm và liên tục học hỏi không ngừng để
đưa ngành thư viện đi lên, và để có thể hoàn thành được những nhiệm vụ văn hóa, giáo dục của mình,
các cán bộ thư viện này cũng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của các cơ quan hữu trách.
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRONG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN
NGÂN HÀNG PHÂN VIỆN NGÂN HÀNG PHÚ YÊN.
Trước đây, trong quan niệm của nhiều người, Thư viện là nơi yên tĩnh đến ảm đạm, là kho
chứa những cuốn sách cũ kỹ không chỉ hình thức sờn gáy, mờ chữ mà còn cổ hủ cả về nội dung.
Hình ảnh một thư viện với rất nhiều, rất nhiều các cuốn sách được xếp theo cỡ và cất kỹ trong kho
vẫn còn khá phổ biến, bạn đọc phải qua nhiều thủ tục mới được tiếp cận với sách, trong đó thủ tục
mang tính nghiệp vụ nhất là hệ thống tra cứu thường được tổ chức thiếu chính xác, mang tính chủ
quan, thái độ phục vụ thiếu nhiệt tình nếu không muốn nói là cửa quyền, cau có. Chính những điều
Page 12 of
2
8/30/2010
đó tạo nên khoảng cách rất lớn giữa bạn đọc và sách, giữa bạn đọc và cán bộ thư viện. Mỗi thư viện
như một ốc đảo, không liên kết, không phối hợp với thư viện bạn để tạo thành mạng lưới thư viện,
bổ sung, chia sẻ thông tin cho nhau.
Nay, vai trò của thư viện đã thay đổi. Thư viện không chỉ là nơi giữ sách, thư viện đóng vai trò
quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy. Thư viện là nơi giữ gìn quá khứ và
ngày mỗi ngày trở thành đường dẫn tới tương lai.
1.

Vai

trò


c ủa

t

h

ư vi ện

trong

hoạt

động

đ ào

t ạo
Thư viện Học viện ngân hàng-Phân viện Phú Yên (thư viện) cũng như thư viện của bất cứ cơ
sở giáo dục nào khác đều thực hiện một số vai trò chính sau:
2.1. Vai trò của thư viện trong công tác nghiên cứu khoa học:
Viện trưởng viện Đại học Illinois, Edmund Jamess đã viết: “Trong những cơ sở phòng hay
phòng ban của một trường đại học, không có cơ sở nào thiết yếu hơn thư viện đại học. Ngày nay
không một công trình khoa học nào có giá trị đích thực mà không có sự trợ giúp của thư viện, ngoại
trừ những trường hợp phi thường của những thiên tài thỉnh thoảng xảy ra trong lịch sử nhân loại, đó
là những trường hợp ngoại lệ”. Ai cũng hiểu đầu tư cho thư viện là đầu tư cho giáo dục, là một đầu
tư đặc biệt về kinh tế mà hệ quả của sự đầu tư được đo lường bởi chất lượng giáo dục, có tác động
lớn, lâu dài đến sự phát trển của một đất nước.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Giảng viên và học sinh sinh viên đòi hỏi Thư viện một
khả năng cung cấp thông tin và các dịch vụ kèm theo ngày càng mở rộng và ở trình độ cao. Đồng

thời cũng chính việc nghiên cứu đó trực tiếp tạo ra nguồn thông tin khoa học ngay tại Phân viện
một khối lượng ngày càng lớn, đa dạng. Tựu chung, ở đây, có thể thấy: khả năng cung cấp và quản
lí thông tin của thư viện đang luôn được thực tiễn hoạt động tại Phân viện đòi hỏingày một cao hơn,
đa dạng hơn, phức tạp hơn. Đó là thực tế và nó luôn đặt ra thách thức to lớn đối với hoạt động của
Thư viện.
Vì vậy vai trò của Thư viện được đặt ra trong vấn để nghiên cứu khoa học
là:
- Bảo đảm việc đáp ứng các loại nhu cầu thông tin được hình thành trong
các quá trình nghiên cứu.
- Cung cấp điều kiện khai thác, truy cập và các dịch vụ tương ứng đến nguồn thông tin theo
yêu cầu bạn đọc.
- Cung cấp các dịch vụ thông tin cần thiết để bạn đọc có khả năng kiểm soát và khai thác
được các nguồn thông tin hiện có làm tư liệu cho hoạt động nghiên cứu của mình.
- Cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin, giúp bạn đọc thuận lợi trong quá trình nghiên
cứu (các diễn đàn, hội thảo nhóm ).
2.2. Vai trò của thư viện trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập:
Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phuơng pháp giảng dạy và học tập ở nước ta được
Đảng, Nhà nước và các cấp giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 –
2010 đã đề ra những phương hướng hòa nhập với xu thế phát triển của nền giáo dục thế giới. Việc
đổi mới phương pháp giảng dạy ở Việt nam được xúc tiến mạnh mẽ và các quan niệm đổi mới
phải đầy đủ và thống nhất mọi phương pháp giảng dạy, phương pháp học, đầu tư cơ sở vật chất,
điều kiện học tập và thư viện. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp
giảng dạy mang tính quyết định là: giảng viên, học sinh-sinh viên và điều kiện học tập.
Phương pháp giảng dạy mới “Lấy người học làm trung tâm” là vấn đề được các cơ sở giáo
dục chuyên nghiệp quan tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng đòi hỏi ngày một cao của xã
hội.
Giảng viên, với kiến thức vững vàng, chuyên môn sâu và luôn cập nhật, có phương pháp
giảng dạy hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, áp dụng phương pháp giảng dạy mới với sự
trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại.
Điều kiện học tập: Điều kiện để thầy dạy tốt và trò học tốt ngoài hệ thống

giảng đường. Thư viện là nơi cung cấp tài liệu giáo trình và tài liệu tham khảo, phòng đọc, phòng tự
học, nơi thử nghiệm lý thuyết và thực hiện ý tưởng của học sinh-sinh viên
Đối với thư viện: Thư viện phải đóng vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ học tập và giảng
Page 13 of
2
8/30/2010
dạy. Thư viện tìm cách thu hút người đọc bằng tiện ích mà công nghệ thông tin đem lại. Đó là xây
dựng những cơ sở dữ liệu và tổ chức thành các nguồn tin, các chủ đề liên quan đến việc giảng dạy
và nghiên cứu của phân viện. Trang thiết bị của thư viện đầy đủ tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo
viên và học sinh-sinh viên học tập và nghiên cứu. Thư viện tạo ra không gian cho việc đọc sách,
tự học, phòng truy cập internet, tạo điều kiện cho học sinh- sinh viên có thể đến thư viện học một
mình, học theo nhóm, hoặc trao đổi, tọa đàm những thông tin thu nhận được từ kho tài liệu của thư
viện. Thư viện sẽ giữ mối liên hệ với các khoa , các bộ môn cập nhật các thông tin về ngành đào tạo,
các thông tin về tài liệu tham khảo chính của môn học, làm cơ sở cho công tác bổ sung, công tác
lập thư mục danh mục tài liệu cho học sinh-sinh viên và cán bộ giảng viên khai thác.
Vai trò cán bộ thư viện sẽ năng động hơn, không đơn thuần chỉ là thủ thư trông coi kho sách
mà phải là người hướng dẫn bạn đọc tìm kiếm, khai thác thông tin, tư vấn cho bạn đọc các tài liệu
cần cho môn học.
1 Thống nhất cách tổ chức áp dụng biên mục tài liệu thông tin theo chuẩn MARC
 Phân định loại hình tài liệu thông tin. Bởi vì mỗi một loại hình nó có kết cấu riêng của nó, và tất
yếu khổ mẫu biên mục theo MARC cũng sẽ áp dụng theo từng loại hình tài liệu thông tin, cụ thể: Sách;
Báo, tạp chí; Tệp máy tính; Tranh, ảnh, bích chương; Bản đồ; Vi phim; Phim điện ảnh, băng ghi hình;
Văn bản hành chính; Băng ghi âm; Mô hình, tượng; Thông tin cộng đồng
 Áp dụng các khổ mẫu MARC để hỗ trợ cho công tác biên mục, lưu giữ và trao đổi tài nguyên
thông tin như:
o MARC21 format for classifcation data (khổ mẫu MARC21 cho dữ liệu phân loại) để
phục vụ cho công việc tích hợp dữ liệu theo hệ thống chuyên đề
o MARC21 format for holdings data (khổ mẫu Marc 21 cho dữ liệu về vốn tư liệu) để tổ
chức hệ thống kho lưu giữ kho dữ liệu
o MARC21 format for community information (khổ mẫu Marc 21 cho thông tin cộng

đồng) để tổ chức quản lý con người và phương tiện sinh hoạt, nơi ở của con người
o MARC code list for countries (Danh mục mã nước) để xác định nguồn gốc biểu ghi thư
mục tài liệu thông tin của nước nào
o MARC21 code list for geographic areas (Danh mục mã các khu vực địa lý) để xác định
nguồn gốc xuất bản tài liệu
o MARC code list for languages (Danh mục mã ngôn ngữ) để xác định ngôn ngữ chính văn
của tác phẩm
o USMARC code list organizations (Danh mục mã các tổ chức) để xác định cơ quan biên
mục và quản lý nguồn thư mục
 Về khổ mẫu biên mục cho MARC21 theo chúng tôi nên thống nhất tạo ra 9 khổ mẫu cụ thể như
sau:
1. Mẫu worksheet nhập tài liệu ( sách )
2. Mẫu worksheet nhập tài liệu nhiều kỳ
3. Mẫu worksheet nhập âm nhạc, nhạc
4. Mẫu worksheet nhập bản đồ, tập bản đồ, quả địa cầu
5. Mẫu worksheet nhập ấn phẩm điện ảnh, băng từ
6. Mẫu worksheet nhập file máy tính
7. Mẫu worksheet nhập trực quan
8. Mẫu worksheet nhập văn bản tổng hợp
9. Mẫu worksheet nhập thông tin cộng đồng
 Về quy trình ứng dụng biên mục biểu ghi thư mục cho một tài liệu thông tin được đi theo các
trình tự như sau:
* Một là tác giả của tài liệu thông tin (kể cả các thành viên tạo ra một tài liệu; một sản phẩm
thông tin): Khi tác giả hoàn thành bản thảo một tác phẩm; một công trình; một bản tham luận; một bài
báo chuyên đề… gửi đến nhà xuất bản hoặc tòa soạn hoặc cơ quan tổ chức hội thảo; thì tự tác giả phải
Page 14 of
2
8/30/2010
khai báo thư mục tài liệu thông tin (bản thảo) đó theo mẫu worksheet trên máy tính và gửi kèm cùng
một lúc với bản thảo đến cơ quan dự định xuất bản hoặc in ấn. Ví dụ mẫu worksheet như sau:

Mẫu worksheet 1 :Tác giả tự nhập các trường 100; 245; 300; 520
Tên nhãn
trường
Nội dung biên mục
100 Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường
245 Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường
300 Tác giả tự nhập số lượng trang bản thảo
520 Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo
650 Tác giả tự nhập chủ đề chính của tài liệu bản thảo
* Hai là các nhà xuất bản hoặc cơ quan cấp phép xuất bản: Khi cơ quan xuất bản hoặc cấp giấy phép
xuất bản nhận bản thảo tác phẩm có kèm theo file ISO (khai báo worksheet) hoặc đĩa mềm có chứa file
ISO (khai báo worksheet) thì nhập file iso vào Cơ sở dữ liệu thư mục quản lý xuất bản và tiếp tục hiệu
đính biên mục như sau :
Cũng mẫu worksheet 1: Cơ quan xuất bản hoặc cấp phép xuất bản phải nhập trường 017, 020; 028;
041; 043; 250; 260; 561
Tên nhãn
trường
Nội dung biên mục
016 Cục xuất bản nhập số kiểm soát của cơ quan Thư mục Quốc gia
017 Cơ quan xuất bản nhập số đăng ký bản quyền
020 Cơ quan xuất bản nhập giá tiền và số lượng bản in; só tiêu chuẩn ISBN
028 Cơ quan xuất bản nhập số giấy phép bản in
041 Cơ quan xuất bản nhập mã ngôn ngữ chính của tài liệu thông tin
043 Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của cơ quan xuất bản
052 Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của Tác giả
100 Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường
245 Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường
250 Cơ quan xuất bản nhập thông tin về lần xuất bản
260
Cơ quan xuất bản nhập địa chỉ của nhà xuất bản; tên nhà xuất bản; năm xuất bản tài liệu thông tin

đó
300 Tác giả tự nhập số lượng trang bản thảo
520 Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo
561 Cơ quan xuất bản nhập quyền sở hữu và lịch sử bảo hộ bản quyền tác giả
650 Tác giả tự nhập chủ đề của tài liệu bản thảo
* Ba là Thư viện Quốc gia : Khi các nhà xuất bản nộp tài liệu lưu chiểu cho Thư viện Quốc gia thì nộp
luôn file ISO của tài liệu đó. Trường hợp không có file ISO thì Thư viện Quốc gia có thể vào CSDL
quản lý xuất bản của nhà xuất bản để tải file ISO về thư viện và nhập vào CSDL tài nguyên của Thư
viện Quốc gia. Riêng các tài liệu do thư viện tỉnh biên mục cũng theo chuẩn biểu ghi thư mục MARC
và chuyển ISO về Thư viện Quốc gia. Và Thư viện Quốc gia tiếp tục biên mục hiệu đính như sau:
Cũng mẫu worksheet 1 :của Cơ quan xuất bản hoặc cấp phép xuất bản Thư viện Quốc gia tiếp tục
nhập tiếp các trường : 001, 003, 006, 007, 008, 010, 013, 082, 153, 600, 650, 651, 700, 800, 850, 852,
856
Tên nhãn
trường
Nội dung biên mục
001 Thư viện Quốc gia nhập số kiểm soát biểu ghi tài nguyên
003 Thư viện Quốc gia nhập mã nhận dạng kiểm soát
006 Thư viện Quốc gia nhập độ dài cố định của các yếu tố dữ liệu
007 Thư viện Quốc gia Miêu tả trường vật lý cố định
008 Thư viện Quốc gia nhập các mã dữ liệu có độ dài cố định
010 Thư viện Quốc gia nhập số kiểm tra của mục lục nguồn
013 Thư viện Quốc gia nhập thông tin kiểm soát bằng sáng chế
016 Cục xuất bản nhập số kiểm soát của cơ quan Thư mục Quốc gia
017 Cơ quan xuất bản nhập số đăng ký bản quyền
020 Cơ quan xuất bản nhập giá tiền và số lượng bản in; số tiêu chuẩn ISBN
028 Cơ quan xuất bản nhập số giấy phép bản in
040 Thư viện Quốc gia nhập mã Nguồn CATALOGING của thư viện Quốc gia
Page 15 of
2

8/30/2010
041 Cơ quan xuất bản nhập mã ngôn ngữ chính của tài liệu thông tin
043 Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của cơ quan xuất bản
052 Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của Tác giả
082
Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại DDC tổng quát (000, 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700,
800, 900)
100 Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường
153 Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại chi tiết (sát với nội dung tài liệu)
245
Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu
đính các chi tiết còn thiếu)
250
Cơ quan xuất bản nhập Thông tin về lần xuất bản (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi
tiết còn thiếu)
260
Cơ quan xuất bản nhập địa chỉ của nhà xuất bản; tên nhà xuất bản; năm xuất bản tài liệu thông tin đó
(Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)
300
Tác giả tự nhập số lượng trang bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn
thiếu)
520 Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo
561 Cơ quan xuất bản nhập quyền sở hữu và lịch sử bảo hộ bản quyền tác giả
600 Thư viện Quốc gia nhập bổ sung chủ đề nhân vật
650
Tác giả tự nhập chủ đề của tài liệu bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn
thiếu)
651 Thư viện Quốc gia nhập bổ sung chủ đề địa lý
700 Thư viện Quốc gia nhập bổ sung tên các thành viên của tác phẩm
800 Thư viện Quốc gia nhập bổ sung tên tác giả tùng thư

850 Thư viện Quốc gia nhập mã của Thư viện Quốc gia (cơ quan lưu giữ vốn tài liệu).
852 Thư viện Quốc gia thiết lập ký hiệu xếp giá
856 Thư viện Quốc gia thiết lập địa chỉ truy cập
* Bốn là đối với thư viện tỉnh; thư viên chuyên ngành hoặc thư viên cơ sở…Khi các thư viện
bổ sung tài liệu mới thì vào CSDL tài nguyên của Thư viện Quốc gia để tải về và hiệu đính biểu ghi thư
mục như sau:
Riêng những tài liệu xuất bản tại địa phương hoặc của ngành thì khai báo biên mục như biểu ghi
biên mục của Thư viện Quốc gia
* Năm là Phóng viên : Khi phóng viên hoàn thành một tin bài, thì tự phóng viên đó khai báo thư mục
bài báo đó theo mẫu worksheet trên máy tính và gởi kèm cùng một lúc với bản thảo đến tòa soạn. Ví dụ
mẫu worksheet như sau:
Mẫu worksheet 2 :Tác giả tự nhập trường 100; 245
Tên nhãn
trường
Nội dung biên mục
100 Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường
245 Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường
* Sáu là Tòa soạn báo : Khi một số báo; số tạp chí sắp phát hành thì tòa soạn phải biên mục
biểu ghi theo mẫu worksheet như sau:
Tên nhãn
trường
Nội dung biên mục
016 Cục xuất bản nhập số kiểm soát của cơ quan Thư mục quốc gia
028 Tòa soạn nhập Mục (bài báo) Bản quyền - Mã Thanh toán
020 Tòa soạn nhập số lượng bản in; giá tiền
022 Tòa soạn nhập ISSN = Số hiệu seri Chuẩn của Quốc tế
040 Tòa soạn nhập mã Nguồn CATALOGING của tòa soạn
041 Tòa soạn nhập mã ngôn ngữ chính của tài liệu thông tin
043 Tòa soạn nhập mã vùng địa lý của tòa soạn
052 Tòa soạn nhập mã vùng địa lý của Tổng biên tập

210 Tòa soạn nhập tên tạp chí, tên báo viết tắt (nếu có)
222 Tòa soạn nhập từ khóa tên tạp chí, tên báo
245
Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường (Tòa soạn hiệu đính các chi tiết còn
thiếu)
247 Tòa soạn nhập tên cũ của tên tạp chí, tên báo
260 Tòa soạn nhập địa chỉ của tòa soạn; năm xuất bản của báo chí
263 Tòa soạn nhập ngày tháng xuất bản tờ báo hoặc tạp chí
Page 16 of
2
8/30/2010
300 Tòa soạn miêu tả khổ báo tạp chí và số lượng trang
310 Tòa soạn nhập số xuất bản hiện hành
362 Tòa soạn nhập ngày tháng xuất bản đầu tiên hoặc chỉ định tiếp theo
520 Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo
853 Tòa soạn nhập Mẫu và Các đầu đề chương mục hoặc bài báo Đơn vị Thư mục Cơ bản
854 Tòa soạn nhập Các mẫu và đầu đề chương mục hoặc bài báo Tài liệu bổ sung
2 Thống nhất cách tổ chức áp dụng biên mục nơi lưu giữ tài nguyên thông tin theo chuẩn MARC
 Về ứng dụng các tổ chức lưu giữ tài nguyên được áp dụng cho từng hệ thống kho của thư viện
cũng được khai báo cụ thể ở biểu ghi tài liệu thư mục như sau :
Cũng mẫu worksheet 1 của Thư viện Quốc gia thì Thư viện tỉnh: Bộ phận biên mục; Bộ phận công
tác bạn đọc của thư viên tiếp tục nhập tiếp các trường :
Tên nhãn
trường
Nội dung biên mục
001
Thư viện Quốc gia nhập số kiểm soát biểu ghi tài nguyên (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư
viện cơ sở… hiệu đính số kiểm sóat của thư viện mình)
003
Thư viện Quốc gia nhập mã nhận dạng kiểm soát (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ

sở… hiệu đính mã nhận dạng của thư viện mình)
006 Thư viện Quốc gia nhập độ dài cố định của các yếu tố dữ liệu
007 Thư viện Quốc gia Miêu tả trường vật lý cố định
008 Thư viện Quốc gia nhập các mã dữ liệu có độ dài cố định
010
Thư viện Quốc gia nhập Số kiểm tra của mục lục nguồn (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư
viện cơ sở… hiệu đính số kiểm tra của thư viện mình)
013 Thư viện Quốc gia nhập thông tin kiểm soát bằng sáng chế
016 Cục xuất bản nhập số kiểm soát của cơ quan Thư mục Quốc gia
017 Cơ quan xuất bản nhập số đăng ký bản quyền
020 Cơ quan xuất bản nhập giá tiền và số lượng bản in; số tiêu chuẩn ISBN
028 Cơ quan xuất bản nhập số giấy phép bản in
040
Thư viện Quốc gia nhập mã nguồn CATALOGING của Thư viện Quốc gia (Thư viện tỉnh, thư viện
chuyên ngành, thư viện cơ sở hiệu đính mã nguồn CATALOGING của thư viện mình)
041 Cơ quan xuất bản nhập mã ngôn ngữ chính của tài liệu thông tin
043 Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của cơ quan xuất bản
052 Cơ quan xuất bản nhập mã vùng địa lý của Tác giả
082
Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại DDC tổng quát (000, 100, 200, 300, 400, 500, 600, 700,
800, 900)
100 Tác giả tự nhập tên theo các mục có sẵn của trường
153 Thư viện Quốc gia nhập ký hiệu phân loại chi tiết (sát với nội dung tài liệu)
245
Tác giả tự nhập tên tài liệu theo các mục có sẵn của trường (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính
các chi tiết còn thiếu)
250
Cơ quan xuất bản nhập Thông tin về lần xuất bản (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi
tiết còn thiếu)
260

Cơ quan xuất bản nhập địa chỉ của nhà xuất bản; Tên nhà xuất bản; năm xuất bản tài liệu thông tin đó
(Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn thiếu)
300
Tác giả tự nhập số lượng trang bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn
thiếu)
520 Tác giả tự nhập tóm tắt nội dung tài liệu bản thảo
521 Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… nhập đối tượng đọc tài liệu
541
Bộ phận biên mục của thư viện ghi tên người trực tiếp miêu tả hoặc trực tiếp thu nhận từ nguồn thư
mục khác
561 Cơ quan xuất bản nhập Quyền sở hữu và lịch sử bảo hộ bản quyền tác giả
562 Bộ phận bạn đọc của thư viện ghi chú sự sao chép, trích đoạn trong tài liệu
583 Bộ phận bạn đọc của thư viện ghi chú việc tổ chức sắp xếp; luân chuyển tài liệu giữa các kho
600 Thư viện Quốc gia Nhập bổ sung chủ đề nhân vật
650
Tác giả tự nhập chủ đề của tài liệu bản thảo (Thư viện Quốc gia kiểm tra và hiệu đính các chi tiết còn
thiếu)(Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở… tiếp tục xây dựng thuật ngữ chủ đề cho
của thư viện mình)
651 Thư viện Quốc gia Nhập bổ sung chủ đề địa lý
700 Thư viện Quốc gia Nhập bổ sung tên các thành viên của tác phẩm
800 Thư viện Quốc gia Nhập bổ sung tên tác giả tùng thư
850 Thư viện Quốc gia Nhập mã của Thư viện Quốc gia (cơ quan lưu giữ vốn tài liệu). (Thư viện tỉnh, thư
Page 17 of
2
8/30/2010
viện chuyên ngành, thư viện cơ sở hiệu đính mã số của thư viện mình)
852
Thư viện Quốc gia thiết lập ký hiệu xếp giá (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở
hiệu đính kí hiệu xếp giá của thư viện mình)
856

Thư viện Quốc gia thiết lập địa chỉ truy cập (Thư viện tỉnh, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở
hiệu đính địa chỉ truy cập của thư viện mình)
3 Thống nhất cách tổ chức áp dụng biên mục thông tin cộng đồng (bạn đọc và tác giả) theo chuẩn
MARC
Hoạt động thư viện là hoạt động giữa cán bộ thư viện, tài nguyên thông tin và bạn đọc. Do vậy,
chúng ta cũng cần ứng dụng khổ mẫu MARC21 trong việc hỗ trợ quản lý bạn đọc, hay nói một cách
rộng hơn là quản lý con người. Và nói chung nữa là quản lý cộng đồng. Cụ thể biểu ghi khổ mẫu thông
tin cộng đồng như sau :
Mẫu worksheet thông tin cộng đồng: Mẫu này do từng thư viện nhập
Tên nhãn trường Nội dung biên mục
010 Thư viện nhập số kiểm soát của thư viện
016 Thư viện nhập số kiểm sóat của Thư mục quốc gia
035 Thư viện nhập số kiêm soát hệ thống
040 Thư viện nhập mã nguồn CATALOGING của thư viện
041 Thư viện nhập mã ngôn ngữ của biểu ghi
043 Thư viện nhập mã vùng địa lý của bạn đọc
046 Thư viện nhập mã vùng địa lý của thư viện
072 Thư viện nhập mã dịch vụ của con người
073 Thư viện nhập mã tổ chức mà con người tham gia
082
100
Thư viện nhập hoặc bạn đọc nhập tên của bạn đọc theo các mục có sẵn của trường (ví dụ
trường con a = Họ tên; b= số thẻ; = ngày tháng năm sinh )
153
Máy tự thực hiện (khi hoạt động mượn trả máy tự động lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thư mục
đưa qua cơ sở dữ liệu thông tin cộng đồng)
245
Máy tự thực hiện (khi hoạt động mượn trả máy tự động lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thư mục
đưa qua cơ sở dữ liệu thông tin cộng đồng)
270 Thư viện nhập hoặc bạn đọc nhập địa chỉ của bạn đọc theo các mục có sẵn của trường

303 Thư viện nhập hoặc bạn đọc nhập thời gian được tiếp xúc hoặc tên người tiếp xúc
311 Thư viện nhập hoặc bạn đọc nhập các phòng họp và có các phương tiện cho cuộc họp
501 Thư viện nhập ghi chú thông tin tiền tệ của bạn đọc
505 Thư viện nhập ghi chú các chương trình làm việc và hoạt động của bạn đọc
521 Thư viện nhập ghi chú nhóm người có cùng mục đích
531 Thư viện nhập ghi chú tính thích hợp, các chi phí, các thủ tục
536 Ghi chú Nguồn cấp vốn
545 Ghi chú Tiểu sử hoặc Lượt sử
546 Thư viện nhập Ghi chú biết sử dụng ngôn ngữ
551 Ghi chú Ngân quỹ
Với các công đoạn ứng dụng biên mục biểu ghi theo khổ mẫu MARC21, nó cho phép máy tính
sắp xếp và lựa chọn dữ liệu biên mục. Điều đó có nghĩa là các thư viện có thể:
- Cho phép người dùng truy cập mạnh mẽ hơn các biểu ghi.
- In ra dữ liệu biên mục theo một số dạng thức khác nhau như: các thư mục chủ đề.
- Sản xuất ra các thông báo sách mới, mục lục sách và các nhãn trên gáy sách.
- Sản xuất các loại mục lục khác nhau như Microfiche và mục lục truy cập trực tuyến.
- Trao đổi các dữ liệu biên mục với các thư viện khác trên thế giới.
- Tính nhất quán biểu ghi tạo lập nên các hình thức nhất quán cho tiêu đề cá nhân, tập thể và tên
hội nghị, hội thảo, chủ đề và tùng thư. Điều đó cho phép người sử dụng mục lục có thể tìm thấy tất cả
các tài liệu liên quan dưới cùng một tiêu đề.
- Các tham chiếu định hướng cho người sử dụng từ miêu tả tiêu đề không được sử dụng cho đến
những tiêu đề được sử dụng. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc xem Hồ Chí Minh
Mặt khác, nếu các cơ quan cùng ứng dụng biên mục khổ mẫu MARC21 như chúng tôi vừa nêu trên,
thì chúng ta sẽ có tương đối đầy đủ một hệ thống các cơ sở dữ liệu thư mục tài liệu thông tin xuất bản
trong cả nước vừa phản ảnh kịp thời tình hình xuất bản; lại được chuẩn hóa dữ liệu thông tin trong cả
Page 18 of
2
8/30/2010
nước từ khâu miêu tả đến khâu nhập máy, và đó cũng chính là vấn đề tạo điều kiện thuận lợi trong việc
tổ chức lưu giữ và trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong và ngoài nước

1.2 Tại sao cần có một khổ mẫu Marc?
* Tại sao một máy tính lại không thể đọc được một phiếu mục lục? Thông tin từ một
phiếu mục lục không thể được nhập một cách đơn giản vào máy
tính
để làm ra một bản thư mục tự
động hoá. Máy
tính
cần một sự phiên dịch thông tin đơn giản để tạo ra một biểu ghi thư mục. Biểu
ghi MARC ch

a đựng một hướng dẫn tới dữ liệu của nó, hoặc những “chỉ dẫn” ngắn trước mỗi
phần thông tin thư mục.
Nơi cung cấp mỗi phần của thông tin thư mục (tác giả, tiêu đề, số đầu biểu ghi ) được gọi là
“Trường”. Các biểu ghi trong các tệp máy
tính
đơn giản hơn đôi khi có một số cố định các trường, và
mỗi trường ch

a một số l
ư
ợng cố định các đặc t
í
nh.
Tuy nhiên, để cho phép việc lập thư mục
chính
xác những cuốn sách và các tài liệu khác của
thư viện, cấu trúc tệp tốt nhất cho phép các biểu ghi v

i một số lượng và độ dài không hạn chế các
trường. Sự linh hoạt này là cần thiết bởi vì không phải tất cả các tiêu đề đều có độ dài như nhau. Một

số cuốn sách là một phần của tuyển tập. Và các tài liệu nghe nhìn thường có phần mô tả dài hơn mô tả
tài liệu thông th
ư
ờng.

dụ: Mô tả phim: 5 filmtrips: sd., col.; 35 mm. + teaching manual
Mô tả sách: 403p.: ill.; 22 cm.
Vì máy
tính
không thể chắc chắn về việc nhập thông tin cùng một vị tr
í
bắt đầu và kết thúc
trong mỗi biểu ghi thư mục.

dụ, phần thông tin về trách nhiệm sẽ không phải luôn bắt đầu ở ký từ
th

145 và kết thúc ở vị
trí kí
tự 207.
Do vậy mỗi biểu ghi MARC sẽ bao gồm một “bang nội dung” tâi biểu ghi theo một tiêu chuẩn đã
đuợc xác đjnh tr
u
â
c.
* Chỉ dẫn: Máy
tInh
phai có sự hỗ trợ để nó có thể đọc và diễn giai biểu ghi thu mục. Nhüng
hộp biểu đồ
phIa

bên phai làm rõ nhüng chỉ dẫn thông tin này cần đuợc truyền.
Nếu một biểu ghi thu mục đã duợc đánh dấu
chInh
xác và luu vào một tệp dü liệu của máy
tInh
thì các chuang trình máy
tInh
có thể đuợc viết để ngắt quan và đjnh d?ng thông tin một cách
chInh
xác để in ra các phiếu mục lục hoặc hiển thj thông tin trên màn hình máy
tInh.
Các chuang
trình có thể đ
u
ợc viết để tìm kiếm và lấy dü liệu chỉ lấy một số lo?i thông tin trong các tr
u
ờng cụ
thể, và cũng hiển thj danh sách nhüng tài liệu phñ hợp vâi chuẩn tìm.
* Tại sao lại là một tiêu chuẩn? B?n có thể nghĩ ra một phuang pháp để tổ ch
r
c thông tin thu
mục, nhung b?n sẽ cô lập thu viện của b?n l?i, h?n chế nhüng lựa chọn của thu viện và t?o nên nhiều
công việc han cho ban thân b?n. Sử dụng chuẩn MARC để tránh sự trñng lặp trong công việc và cho
phép các thu việc chia sẻ tốt han các nguồn lực thu mục. Lựa chọn sử dụng MARC 21 cho phép các
thu viện thu đuợc dü liệu thu mục mà có thể dự đoán và có t
I
nh xác thực. Nếu một thu viện đã phát
triển một hệ thống riêng của nó mà không sử dụng các biểu ghi MARC, nó sẽ có thể không nhận
đuợc lợi thế của tiêu chuẩn công nghiệp rộng lân mà mục
đIch

ca ban của nhüng nguời này là để
nuôi duỡng giao tiếp thông tin.
Sử dụng khổ mẫu MARC cũng có thể cho phép các thu viện sử dụng nhüng lợi thế thuang m?i
của các hệ thống tự động của thu viện để quan lý nhüng ho?t động của thu viện. Nhiều hệ thống phñ
hợp vâi các thu viện mọi qui mô và đuợc thiết kế để làm việc vâi khổ mẫu MARC. Các hệ thống
đ
u
ợc duy trì và cai tiến tự động do vậy mà các thu viện có thể thừa huởng nh
ü
ng tiến bộ mâi nhất
của công nghệ máy
tInh.
Khổ mẫu MARC cũng cho phép các thu viện thay thế một hệ thống vâi
một hệ thống khác cñng vâi sự đam bao rằng các dü liệu của họ sẽ vẫn tuang th
I
ch.
2. Sử dụng khổ mẫu MARC
Khổ mẫu MARC cho phép máy
tInh
sắp xếp và lựa chọn dü liệu biên mục. Điều đó có
nghĩa là các thu mục có thể:

Cho phép nguời dñng truy cập m?nh han các ban ghi.

In ra dü liệu biên mục theo một d?ng th
r
c khác nhau nhu: Các thu mục chủ đề.

San xuất ra các thông báo sách mâi, mục lục vj
trI

sách và các nhãn trên gáy sách.
Page 19 of
2
8/30/2010

San xuất các lo?i muc luc khác nhau nhu: Microfiche và các muc truy cập trực tuyến.

Trao dôi các dü lieu biên muc vâi các thu vien khác trên thế gi
â
i.
Các ban ghi và các tham chiếu
tInh
nhất quán.
rong các muc luc máy, các ban ghi và các tham phiếu nhất quán cũng cần duợc ma
-dInh
theo
kiểu mẫu MARC.
TInh
nhất quán biểu ghi t?o lập nên các hình th
r
c nhất quán, tập thể và tên hội nghj, hội thao,chủ
dề và tñng thu. Điều dó cho phép nguời sử dung muc luc có thể tìm thấy tất ca tài lieu liên quan tâi
cñng một tiêu dề.
Các tham chiếu djnh huâng cho nguời sử dung từ tiêu dề không duợc sử dung cho dến nhüng
tiêu dề duợc sử dung.
VI
du:Huang, Hoàng Thj Thu xem Hoàng Thj Thu H
u
a
ng

Ngày nay, tri thức và thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đời sống xã hội hiện đại.
Sách báo và thư viện là một trong những kênh cung cấp thông tin và tri thức được mọi người quan tâm và đánh
giá cao. Hiệu quả hoạt động của các thư viện, vị trí của chúng trong hệ thống thông tin hiện đại được khẳng định
thông qua việc thỏa mãn như cầu thông tin ngày càng cao của xã hội.

Mục tiêu phát triển của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước là “Hội nhập và phát
triển”. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, ngành Thư viện Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Một trong những
vấn đề cơ bản để hội nhập là tuân thủ những chuẩn mực quốc tế trong hoạt động nghiệp vụ thư viện. Việc thống nhất các
chuẩn mực nghiệp vụ thư viện sẽ thuận lợi hơn trong việc chia sẻ, trao đổi tài liệu/thông tin giữa các thư viện trong khu
vực, trong nước và quốc tế; đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin phục vụ bạn đọc.

Thư viện Quốc gia Việt Nam với vai trò “Thư viện trung tâm của cả nước”, được sự đồng thuận của Bộ Văn hóa
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch) và giúp đỡ của các tổ chức, Thư viện quốc tế, các cá nhân trong và
ngoài nước, sau một thời gian nghiên cứu và lựa chọn, đề xuất một số tiêu chuẩn nghiệp vụ quốc tế tiêu biểu cho Thư
viện Việt Nam áp dụng trong đó khung phân loại DDC ấn bản 14 là một trong những chuẩn nghiệp vụ quốc tế nói trên.
Thực trạng sau một năm áp dụng DDC 14 tại Thư viện tỉnh Đồng Nai như sau:
I. Những thuận lợi:
- Về phía khung phân loại DDC, với những ưu điển vượt trội so với tất cả các khung phân loại hiện nay như tính cập
nhật liên tục, thường xuyên sửa chữa và bổ sung. Cấu trúc, ký hiệu, phân cấp rõ dàng, và về sự ứng dụng rộng rãi trên
thế giới, khung DDC đang trở thành một khung tiêu chuẩn quốc tế được nhiều Thư viện trên thế giới sử dụng, trong đó có
Việt Nam. Vì tính khoa học và thông dụng, DDC hiện là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho công tác phân loại của các Thư
viện
- Đối với Thư viện đầu ngành, Thư viện Quốc gia Việt Nam định hướng và giúp đỡ về văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
thực hiện, cấp miễn phí 1.550 bản phân loại DDC 14 cho các Thư viện. Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức về phân loại
DDC. Duy trì văn phòng DDC với sự tham gia của các phòng liên quan (Phòng Biên mục – Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Điện thoại: 04-9386134 hoặc email: hoặc ).
Bên cạnh đó Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị nội bộ, rút kinh nghiệm sau một năm thực hiện và gởi
công văn thông báo số 238 CV/TVQGVN, ngày 27/08/2008 thống nhất lại một số quy định cụ thể về việc áp dụng khung
phân loại DDC. Đó là những cơ sở thúc đẩy, hỗ trợ việc áp dụng DDC cho các thư viện trong cả nước, trao đổi kinh
nghiệm, trả lời các vấn đề vướng mắc trong quá trình áp dụng. Là bước tiến quan trọng, mở đường cho các Thư viện

hoạt động nghiệp vụ trên phạm vi cả nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Tại Thư viện tỉnh Đồng Nai, sau khi tham gia lớp đào tạo do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức, Thư viện tỉnh
Đồng Nai chủ động thực hiện việc chuẩn hóa nghiệp vụ khung phân loại DDC 14. Lên kế hoạch, thành lập nhóm tập huấn
phân loại DDC cho cán bộ thư viện trong toàn tỉnh. Tiến hành phân loại tài liệu tại thư viện theo đúng văn bản triển khai
Page 20 of
2
8/30/2010
ngày 01/06/2007. Phối hợp cùng các phòng chức năng chuẩn bị nhân sự, giá kệ,… để sắp xếp tài liệu theo DDC, hướng
dẫn, phục vụ bạn đọc tiếp cận với phân loại mới.
Ban Giám đốc phụ trách nghiệp vụ luôn theo sát kiểm tra, trao đổi và giải đáp những thắc mắc của cán bộ thư viện
trong quá trình thực hiện phân loại.
Phòng xử lý nghiệp vụ nghiên cứu tài liệu, kiểm tra chéo giữa cán bộ phân loại, trao đổi nhóm để rút kinh nghiệm
thống nhất định chỉ số phân loại chính xác.
Sau một năm thực hiện, khung phân loại DDC đã được áp dụng trên toàn hệ thống thư viện tỉnh Đồng Nai. Một số
thư viện huyện có vốn tài liệu ít đã chuyển đổi xong từ khung phân loại 19 dãy sang khung phân loại DDC. Thông qua
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ thư viện chúng tôi có thể kiểm tra, trao đổi thông tin với nhau
trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên bên cạnh một số thuận lợi vừa nêu trên. Trong quá trình áp dụng phân loại DDC chúng tôi cũng gặp
không ít những khó khăn.
II. Những khó khăn:
- Mặc dù khung phân loại DDC rất gần gũi với khung phân loại 19 dãy, nhưng do việc chuyển đổi vị trí một số môn
ngành tri thức như từ 6T7.3 (Khoa học máy tính) của khung phân loại 19 dãy sang mục 004-006 của DDC; V23 (Tác
phẩm văn học Việt Nam) sang mục 800; hay Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam trong khung 19 dãy được
xếp thành một mục riêng: 3K sang DDC xếp phân tán vào các tiểu phân mục trong 300 (khoa học xã hội), vv…Bên cạnh
đó khung phân loại 19 dãy còn là công cụ phân loại chủ yếu, được sử dụng một thời gian dài trong các thư viện tỉnh nên
khi áp dụng phân loại DDC gặp phải những sai sót là điều không tránh khỏi.
- Hướng dẫn sử dụng khung phân loại DDC trong việc tìm chỉ mục có quá nhiều ghi chú, chỉ dẫn. Ví dụ: “*Thêm như
được hướng dẫn dưới mục…”; “Xem phần hướng dẫn ở…” hoặc “Thêm vào mỗi tiểu phân mục được xác định bởi* như
sau…”. Cùng nhiều quy tắc áp dụng trong các bảng chính cụ thể ở các lớp chính và phân lớp, nên khi tìm đánh chỉ số
phân loại cho tài liệu cán bộ thư viện phải tốn nhiều thời gian, công sức lựa chọn.

- Thư viện tỉnh Đồng Nai có vốn tài liệu tương đối lớn: Gần 300.000 bản sách, không kể các loại hình tài liệu khác.
Việc chuyển đổi toàn bộ vốn tài liệu của thư viện từ phân loại 19 dãy sang khung phân loại DDC phải tốn nhiều kinh phí,
nhân lực, thời gian,…
Theo công văn thông báo số 238 ngày 27/08/2008 của Thư viện Quốc gia Việt Nam quy định cụ thể về việc áp dụng
DDC, khi phân loại tài liệu chúng tôi thấy còn một số băn khoăn như:
- Về tư tưởng Hồ Chí Minh, quy định khi phân loại như sau:
+ Nếu nói vể chủ nghĩa cộng sản, tác phẩm tổng hợp xếp vào 335.434 6
+ Tư tưởng Hố Chí Minh liên quan đến vấn đề gì trả về vất đề đó
+ …
Xét thấy, số lượng tài liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh của Thư viện tỉnh Đồng Nai khá phong phú, đề cập đến nhiều
lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình sắp xếp tài liệu và phục vụ bạn đọc, nếu phân loại như quy định trên thì tài liệu về tư
tưởng Hồ Chí Minh sẽ bị phân tán. Nhất là sau khi chủ đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí
Minh” đang được mọi người trong nước và trên thế giới quan tâm. Có rất nhiều các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu, nói
chuyện về tấm gương của Bác được tổ chức ở mọi nơi. Do đó nhu cầu thông tin về loại tài liệu này rất cần thiết, sẽ khó
khăn trong việc tra tìm tài liệu phục vụ bạn đọc.
Trước những yêu cầu trên, để tập chung tài liệu và khỏi phải hồi cố lại những tài liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh mà
trước đó khi bắt tay áp dụng phân loại DDC chúng tôi đã làm (đã tập chung tài liệu về Hồ Chí Minh). Ban Giám đốc phụ
trách nghiệp vụ thư viện quyết định khi phân loại tài liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh, có một số tài liệu chúng tôi sẽ phân
loại theo tên “Tùng thư”
Page 21 of
2
8/30/2010
Ví dụ: khi phân loại 2 tài liệu sau mặc dù tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập về “Văn hóa” và “Giáo dục” nhưng chúng tôi
vẫn đưa chung về môn loại:
“Đặc sắc văn hóa Hồ Chí Minh” => chỉ số phân loại: 335.434 6
“Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh thiếu niên và nhi đồng” => chỉ số phân loại: 335.434 6
- Tác phẩm văn học thiếu nhi, quy định phân loại:
+ Phân loại giống như tác phẩm cho người lớn vào lớp văn học nhưng không phân thời kì
+ Truyện tranh thiếu nhi xếp vào lớp văn học ghép thể loại -3 từ bảng 3 không phân định thời kì
+ …

Đối với loại tài liệu này chúng tôi phân vào mục: 808.06. Nếu theo quy định trên thì tác phẩm văn học thiếu nhi của
Việt Nam phải phân vào mục: 895.922… Như vậy khó phân biệt văn học cho người lớn và văn học cho thiếu nhi.
- Sách giáo khoa, sách đọc thêm, giáo trình, sách tham khảo của Việt Nam xếp theo nội dung của từng quyển.
Riêng cấp tiểu học (từ lớp 1- lớp 5) xếp theo các chủ đề dưới 372.3 8
Cụ thể chi tiết…
+…
Một số tài liệu như sách ngữ văn, sách giáo dục công dân, địa lý, lịch sử của các cấp, lớp học chúng tôi phân loại
như sau: Cấp bậc giáo dục - Chủ đề + thêm tiểu phân mục chung nếu có hướng dẫn sử dụng. Nếu theo theo quy định
phân loại: Cấp, lớp học - Chủ đề, như vậy chúng tôi phải điều chỉnh lại tài liệu này.
III. Một số giải pháp khi áp dụng khung phân loại DDC:
- Căn cứ vào điều kiện hiện có của thư viện. Dựa trên kế hoạch của các phòng chức năng chúng tôi xây dựng kế
hoạch hoạt động cho cả thư viện, dự trù kinh phí theo từng giai đoạn thời gian về áp dụng các chuẩn nghiệp vụ thư viện
nói chung và cho khung phân loại DDC nói riêng
- Điều chỉnh lại một số trường trong các phân hệ của phần mềm thư viện cho thích hợp với các chuẩn nghiệp vụ
mới như thêm trường 082 quy định cho chỉ số phân loại DDC, mở rộng thêm khổ nhãn,…
- Tiến hành đồng loạt từ tỉnh đến các thư viện huyện phân loại theo khung DDC những sách chưa xử lý phân loại
bắt đầu từ thời điểm Thư viện Quốc gia quy định là 01/06/2007 (Hồi cố ngược thời gian)
- Những tài liệu đã xử lý phân loại theo 19 dãy tạm thời dồn sắp xếp lại, chờ hồi cố. Sách phân loại theo khung DDC
sẽ được xếp tiếp theo sau, có bảng hướng dẫn cụ thể cho bạn đọc tra tìm tài liệu. Khuyến khích các thư viện hồi cố tài
liệu đã xử lý phân loại theo 19 dãy nếu có điều kiện. Tuy nhiên trong quá trình xử lý tài liệu mới, để tập chung tên sách có
một số tài liệu được bổ sung lần thứ 2, 3 chúng tôi sẽ rút ra hồi cố theo DDC.
Kiên định thực hiện mục tiêu: “Thống nhất – Chuẩn hóa – Chia sẻ”, chúng tôi luôn tuân thủ các chuẩn nghiệp vụ
chung mà Thư viện Quốc gia đã đưa ra. Trên đây là một số thực trạng đã nêu trong quá trình áp dụng khung phân loại
DDC tại Thư viện tỉnh Đồng Nai để các bạn đồng nghiệp đóng góp và cùng chia sẻ.

×