Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

PCI Express làm việc như thế nào ? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.3 KB, 7 trang )

PCI Express làm việc như thế nào ?

Những khe PCI (Peripheral Component Interconnect) là một phần tích
hợp bên trong cấu trúc của máy vi tính và hầu hết được công nhận như
vậy . Nhiều năm trôi qua , PCI cũng đã được thay đổi , chức năng của nó
kết nối với Sound , Video và những Card mạng trên Mainboard .

Nhưng PCI có một vài hạn chế . Những CPU , Card màn hình , Card âm
thanh và những Card mạng ngày càng nhanh hơn và mạnh hơn trong khi
đó PCI lại dậm chận tại chỗ . Nó cố định độ rộng dữ liệu 32-bit và chỉ có
thể điều khiển 05 thiết bị trong cùng một lúc .

Một giao thức mới gọi là PCI Express (PCIe ) đã giải quyết được những
hạn chế trên , cung cấp băng thông lớn hơn , tương thích với những hệ
điều hành đang có . Trong phần này chúng tôi đi sâu tìm hiểu sự khác
nhau giữa PCIe và PCI . Chúng ta cũng xem làm thế nào PCIe làm cho
máy tính nhanh hơn , có thể có khả năng dùng những Card màn hình
nhanh hơn để thay thế khe AGP .



Kết nối nối tiếp tốc độ cao

Ngay từ khi ra đời của máy tính , việc cần thiết để trao đổi dữ liệu vô
cùng lớn . Trong kết nối nối tiếp máy tính tách dữ liệu thành những nhóm
và chuyển từng gói dữ liệu đi một , hết gói này rồi đến gói kia . Kết nối
như thế trong thời điểm ban đầu của ký nguyên máy tính có tốc độ chậm ,
do đó nhiều nhà sản xuất bắt đầu chuyển sang dùng kết nối song song để
gửi nhiều mẩu dữ liệu đi cùng một lúc .

Một vấn đề xảy ra khi những kết nối song song đạt tới tốc độ cao nào đó


thì những dây dẫn cạnh nhau gây ảnh hưởng qua lại với nhau , do dòng
điện đi qua dây dẫn tạo nên môi trường xung quanh nó một từ trường .
Với cường độ từ trường một mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng lên dây dẫn
bên cạnh làm sai lệch tín hiệu bên trong một dây dẫn khác và ngược lại .
Điều này đã xảy ra đối với Cable ATA 133. Do đó với tín hiệu truyền
song song chỉ có thể đạt được một tốc độ cao nhất định . Để truyền tín
hiệu song song với tốc độ cao không ảnh hưởng tới tín hiệu sang nhau đòi
hỏi thiết kế lại hệ thống Bus có mức độ lọc nhiễu cao lúc đó lại ảnh
hưởng tới giá thành của thiết bị .

PCIe là kết nối nối tiếp mà hoạt động như là mạng hơn là Bus . Thay vì
một Bus mà điều khiển dữ liệu từ nhiều nguồn . PCIe có Switch điều
khiển vài kết nối Point-to-Point . Những kết nối này do Switch mang đến
, hướng dữ liệu trực tiếp tới thiết bị cần đến . Mọi thiết bị có kết nối riêng
của nó , do đó những thiết bị không mất thời gian chia xẻ băng thông như
Bus bình thường khác .

Khi máy tính khởi động lên , PCIe xác định những thiết bị nào được cắm
bên trong Mainboard . Sau đó nó nhận dạng những liên kết giữa các thiết
bị và tạo một bản đồ cho biết dữ liệu chuyển động ở đâu sẽ đi và phân
chia độ rộng của mỗi liên kết . Sự nhận dạng của những thiết bị này và
những kết nối là dùng cùng một giao thức PCI , do đó PCIe không cần
thay đổi phần mềm hoặc những hệ điều hành .


Mỗi đường ( lane ) của kết nối PCIe gồm hai cặp dây , một để truyền dữ
liệu và một để gửi dữ liệu . Những gói dữ liệu di chuyển trong Lane với
tốc độ 1bit/chu kì . Và kết nối x1 là kết nối nhỏ nhất trong kết nối PCIe ,
như vậy một Lane có 04 dây dẫn , mang 1bit/chu kì theo mỗi hướng . Kết
nối x2 gồm 08 dây dẫn và truyền 2 bit một lúc , kết nối x4 truyền 4 bit và

cứ như thế . Những cấu hình khác là x12 , x16 và x32 .

PCIe được dùng trong các máy tính xách tay và những máy tính để bàn .
Nó được dùng với những Mainboard có giá thành thấp . Nó là tiềm năng
để hỗ trợ nhiều thiết bị như : Card màn hình , USB , Card mạng Kết nối
PCIe có ít nhân cắm hơn PCI thông thường

Nhưng làm thế nào mà kết nối nối tiếp lại nhanh hơn kết nối dây dẫn 32-
bit và 64-bit trong chuẩn PCIx ?

Tốc độ nhanh hơn

Bus PCI có độ rộng 32-bit , tốc độ xung nhịp đồng hồ cao nhất là 33MHz
, cho phép dữ liệu cao nhất truyền 133MB/s . Bus PCI-X có độ rộng 64-
bit , rộng gấp đôi so với Bus PCI . Những tính năng khác nhau của PCI-X
cho phép tốc độ truyền dữ liệu lên tới từ 512MB tới 1GB/s


Một Lane trong kết nối PCIe có thể truyền dữ liệu lên tới 200MB/s cho
mỗi hướng . PCIe 16x có thể gây kinh ngạc khi lên tới 64.GB/s cho mỗi
hướng . Với tốc độ kết nối x1 có thể dễ dàng điều khiển kết nối Gigabit
Ethernet , âm thanh và những ứng dụng lưu trữ . Kết nối x16 có thể dễ
dàng điều khiển sức mạnh của Card màn hình .

Làm thế nào có thể thực hiện được ? Có nhiều điều kiện thuận lợi khi
chuyển tốc độ kết nối nối tiếp :

 Ưu tiên dữ liệu , điều này cho phép hệ thống di chuyển hầu hết
những dữ liệu quan trọng đầu tiên và ngăn chạn hiện tượng kiểu
nghẽn mạch cổ chai .

 Dữ liệu được truyền theo thời gian thực .
 Sử dụng ít chân cắm hơn do độ rộng dữ liệu nhỏ hơn Bus thông
thường .
 Dễ dàng kết nối và dò tìm lỗi .
 Đơn giản hơn để ngắt dữ liệu thành những gói nhỏ và đặt những
gói nhỏ cùng với nhau . Mỗi một thiết bị có những đường dữ liệu
riêng do kết nối Point-to-Point từ Switch , tín hiệu từ nhiều nguồn
không mất thời gian làm việc trên cùng một Bus .

Card màn hình PCIe

Như chúng ta đã thấy PCIe có thể loại bỏ kết nối AGP khi cần . Khe PCIe
x16 có thể nhiều dữ liệu hơn trong một giây khi so với kết nối AGP 8x .
Thêm nữa , khe PCIe x16 có thể cung cấp công suất tới 75W cho Card
màn hình , trong khi đó của AGP 8x đó là 25W/42W . Bên cạnh đó PCIe
có nhiều tiềm năng phát triển cho Card màn hình trong tương lai .


Mainboard có hai kết nối PCIe x16 có thể hỗ trợ 02 Card màn hình trong
cùng một lúc :

 SLI ( Scalable Link Interface ) : kiểu này do hãng nVidia phát
hành với Mainboard hỗ trợ cấu hình SLI cho phép người dùng cắm
02 Card màn hình cho phép dùng SLI trên cùng một hệ thống . Với
cấu hình SLI thì màn hình được chia làm hai phần , mỗi Card màn
hình điều khiển một nửa màn hình . Kết nối SLI để đồng bộ quá
trình điều khiển tín hiệu ra màn hình .


 CrossFire : kiểu này do hãng ATI giới thiệu . Hai Card màn hình

ATI Radeon , một Card có Chip riêng biệt cắm vào một Mainboard
tương thích với CrossFire . Công nghệ của ATI tập trung nâng cao
chất lượng hình ảnh mà không cần những Card màn hình giống
nhau , mặc dù những hệ thống cao cấp phải có những Card màn
hình giống nhau . CrossFire chia công việc và tái tạo hình ảnh theo
một trong ba cách :
o Chia màn hình thành hai nửa và gán mỗi nửa cho mỗi Card ,
gọi là “scissoring” .
o Chia màn hình thành những phần nhỏ ( như bàn cờ vua ) ,
mỗi một Card tái tạo hình ảnh theo kiểu ô đen và Card khác
theo kiểu ô trắng .
o Mỗi Card màn hình tái tạo những khung hình xen kẽ .



×