Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ UML pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.66 KB, 2 trang )

UML Bài 1: Giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ UML
Quỳnh Nguyễn
.NET Việt Nam

04:36' PM -
Thứ hai,
11/04/2005
7. Các quy tắc của UML
Các thành phần của UML không thể ngẫu nhiên đặt cạnh nhau. Như bất cứ
một ngôn ngữ nào, UML có những quy tắc chỉ ra rằng một mô hình tốt sẽ
như thế nào. Một mô hình tốt là mô hình mang tính nhất quán và có sự kết
hợp hài hòa giữa các mô hình có liên quan của nó.
UML có một số quy tắc dành cho việc:
• Đặt tên: để có thể truy xuất các phần tử của mô hình thì phải đặt tên
cho chúng như tên của các quan hệ, biểu đồ
• Xác định phạm vi: ngữ cảnh mang lại một ý nghĩa cụ thể cho một
cái tên
• Tính nhìn thấy được: để có được sự đơn giản và dễ kiểm soát thì ở
những ngữ cảnh khác nhau cần chỉ ra rằng một cái tên là hiện hữu và
được sử dụng bởi những đối tượng khác như thế nào.
• Tính toàn vẹn: mọi thứ quan hệ một cách đúng đắn và nhất quán với
nhau như thế nào.
8. Các kỹ thuật chung của UML
8.1 Cụ thể hóa
Như đã trình bày ở phần trên, việc thể hiện trực quan giúp chúng ta hiểu vấn
đề dễ dàng hơn chứ không có nghĩa là các mô tả bằng lời là không có
ích.Cho nên UML không chỉ là một tập các kí hiệu đồ họa. Bên cạnh các kí
hiệu đồ họa còn có các phát biểu bằng lời để chỉ rõ ngữ nghĩa của các kí hiệu
đó. Ví dụ như trong kí hiệu của một lớp( một hình chữ nhật) còn có thể được
chỉ rõ ra các thuộc tính, các phương thức của lớp đó.
8.2 Trang trí


Tất cả các phần tử trong UML đều có một hình dạng phân biệt đối với các
phần tử khác. Đồng thời chúng cũng được thiết kế để thể hiện những mặt
quan trọng nhất của đối tượng. Ví dụ như kí hiệu cho một lớp là một hình
chữ nhật rất dễ vẽ bởi vì lớp là một thành phần quan trọng, xuất hiên rất
nhiều trong các mô hình hướng đối tượng. Và kí hiệu này thể hiện được cả 3
thành phần quan trọng của lớp đó là tên lớp, các thuộc tính và các phương
thức của nó. Ngoài ra nó còn bao gồm các chi tiết như: lớp đó có phải là lớp
trừu tượng không, các thuộc tính, phương thức của nó thuộc loại gì (public,
private hay protected). Nói tóm lại các kí hiệu trong UML giúp ta nhận biết
các đặc điểm quan trọng của đối tượng, khái niệm được mô tả một cách dễ
dàng và nhanh chóng.
8.3 Phân chia
Phân biệt rõ phần trừu tượng và cụ thể.
Trước tiên là lớp và đối tượng. Một lớp là một sự trừu tượng hóa, một đối
tượng là một thể hiện cụ thể của sự trừu tượng đó. Trong UML ta có thể mô
hình lớp và đối tượng.
Có rất nhiều thứ tương tự. Ví dụ như một Use case và một thể hiện của Use
case, một component và một thể hiện của component
8.4 Kỹ thuật mở rộng
UML cung cấp những thành phần cơ bản để lập nên một mô hình cho một
phần mềm. Nhưng nó không thể nào bao quát hết theo thời gian mọi mô hình
trong mọi lĩnh vực. Do đó UML được thiết kế mở theo nghĩa là người dùng
có thể mở rộng một số thành phần để có thể áp dụng một cách tốt nhất cho
hệ thống của họ mà lại không phải thay đổi hay thiết kế lại các thành phần
cơ sở của UML. Cơ chế đó bao gồm:
• Stereotypes (khuôn mẫu): mở rộng tập từ vựng của UML, cho phép
tạo những thành phần mới kế thừa những đặc điểm của những thành
phần đã có đồng thời chứa thêm những đặc điểm riêng gắn với một
bài toán cụ thể nào đó.
• Tagged values (giá trị thẻ): mở rộng thuộc tính của các thành phần

của UML, nó cho phép ta tạo thêm những thông tin mới về một phần
tử. Ví dụ như khi làm việc hợp tác để tạo ra một sản phẩm, ta muốn
chỉ ra các phiên bản và tác giả của một đối tượng nào đó. Điều này
không được xây dựng sẵn trong UML mà có thể thực hiện thông qua
việc thêm vào một giá trị thẻ.
• Constraints (ràng buộc): mở rộng ngữ nghĩa của các thành phần
của UML, cho phép tạo ra những quy tắc mới hoặc sửa chữa những
quy tắc đã có

×