Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cảnh giác với rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ lên 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.46 KB, 4 trang )


Cảnh giác với rối loạn phát triển
ngôn ngữ ở trẻ lên 3




Một bé 3 tuổi, phát triển bình thường sẽ tập nói như thế nào?
Khi bé được 3 tuổi, vốn từ vựng của bé là 600 từ. Một người lạ, chưa
quen có thể hiểu được 80% từ bé nói hay nói cách khác là cứ 10 từ bé nói thì
người lạ sẽ hiểu được 8 từ. Đặc biệt, những người quen thân bé như bố mẹ,
anh chị, ông bà có thể hiểu hết được những gì bé nói.
Khi nào thì cần theo dõi việc tập nói của bé?
Khi bé đã 3 tuổi rồi mà chỉ nói được khoảng 200 từ, không nói được
các câu ngắn và bạn chỉ hiểu được có khoảng 50% lời bé nói thì cần phải
đánh giá lại khả năng phát triển ngôn ngữ của bé. Bởi vì điều này chứng tỏ
bé hạn chế về ngôn ngữ.
Tin vào bản năng của bạn
Bạn đã đúng khi lo lắng về vấn đề của con bạn. Trong thực tế, theo
quan điểm của tôi thì cha mẹ và những thành viên trong gia đình ảnh hưởng
rất nhiều tới sự phát triển của trẻ. Nếu gia đình lo lắng cho sự phát triển của
trẻ thì nên đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa để được điều trị. Một số gia đình đã
không nhận thức được việc chậm nói ở trẻ vì những câu hỏi của bác sĩ khá là
trừu tượng. Ví dụ, thay vì hỏi “Trẻ nói được bao nhiêu từ’ thì sẽ tốt hơn nếu
bác sĩ hỏi “Cách mà trẻ để bạn hiểu được những gì bé muốn như thế nào?”
(Bé 3 tuổi sẽ dùng các câu ngắn) và “Những người lạ mới quen có hiểu được
những điều trẻ nói không?” (Nếu trẻ phát triển bình thường thì câu trả lời sẽ
là có).




Con bạn có chậm nói hay không?
Rối loạn phát triển ngôn ngữ có tên tiếng Anh là Developmental
Language Disorder (DLD). Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ trẻ phát triển
bình thường về thể chất và tâm sinh lí nhưng lại chậm nói. (Trẻ tự kỉ không
thuộc nhóm này). Ước tính có khoảng 5-10% trẻ trong độ tuổi chậm nói bị
chứng này và thường thì diễn ra ở con trai nhiều hơn là ở con gái. Nguyên
nhân của hiện tượng này đến nay chưa xác định được, nhiều ý kiến cho rằng,
đó là do di truyền.
Các bước tiếp theo sẽ làm như thế nào?
Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ thì
nên đưa bé tới các chuyên gia để được đánh giá ngay lập tức. Kiểm tra về
thể chất, thần kinh, đánh giá mức độ thông minh, nhận thức thậm chí có thể
tìm thấy bé bị khuyết tật tai, giảm khả năng nghe.
Nếu khẳng định được bé bị rối loạn phát triển ngôn ngữ thì bạn nên
đưa bé tới các cơ sở điều trị chuyên biệt, đặc biệt là các lớp mầm non dành
riêng cho trẻ có vấn đề về ngôn ngữ như bé.

×