Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bí quyết giúp bé hết nhút nhát (Kì 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.25 KB, 4 trang )

Bí quyết giúp bé hết
nhút nhát (Kì 2)





Để khắc phục tính nhút nhát của con trẻ, các mẹ hãy tham khảo những
bí quyết dưới đây để giúp bé mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống
Tránh nói đến tính nhút nhát của trẻ trước mọi người
Những trẻ nhút nhát thường rất nhạy cảm trước những lời nói liên
quan đến chúng. Nói về tính nhút nhát của trẻ với những người mẹ khác chỉ
càng khiến trẻ thêm bối rối và làm vấn đề trầm trọng hơn.
Chế nhạo trẻ có thể càng khiến trẻ thêm nhút nhát. Ngay cả đôi khi
thái độ của trẻ làm bạn nổi giận, bạn cũng nên kiềm chế, vì những nhận xét
gay gắt thốt ra dưới cơn giận sẽ in sâu trong óc con bạn.
Không đột ngột đưa trẻ đến gặp những người khác
Không ngừng khuyến khích trẻ đến với những người khác sẽ có nguy
cơ khiến trẻ thêm bất an và làm tăng nỗi sợ của trẻ. Con bạn sẽ có cảm
tưởng cha mẹ không hiểu nó và càng khép kín.
Tốt hơn nên từ từ giúp trẻ vượt qua tính nhút nhát một cách tuần tự, tế
nhị, nhẹ nhàng.
Không nên bảo bọc trẻ quá đáng
Bảo bọc trẻ quá mức sẽ gây tác dụng ngược. Thái độ ấy càng khiến trẻ
nghĩ nỗi sợ của nó có căn cứ. Kiểu tránh né ấy chỉ làm tăng sự sợ hãi cho trẻ.
Cần để trẻ tự xoay xở với những vấn đề của nó.
Đặc biệt cha mẹ cần cương quyết trong dạy lễ phép cho trẻ. Nhút nhát
không phải là cớ để không chào hỏi, không nói cám ơn.
Đề nghị với trẻ những vận dụng nho nhỏ về tình huống
Đặt cho trẻ những “thách đố” nho nhỏ, chẳng hạn bảo trẻ chào và hỏi
thăm sức khỏe bà cụ hàng xóm mỗi ngày hay mua bánh mì ở gần nhà. Cách


ấy sẽ giúp trẻ tự tin, bạo dạn hơn.
Giúp trẻ nhận biết giá trị bản thân
Khen trẻ mỗi khi trẻ đạt một thành tích nhỏ sẽ rất hiệu quả trong việc
giúp trẻ bớt nhút nhát. Với mỗi gắng sức của trẻ, cha mẹ đừng tiếc lời khen.
Nên nói: “Mẹ thật tự hào vì con, con đã vượt qua nỗi sợ”, hay “Con thật can
đảm”.
Nghĩ đến những sinh hoạt ngoài trường học
Những môn thể thao tiếp xúc như judo hay karaté giúp trẻ chống lại
cảm giác tự ti, trong khi sáng tạo nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra ngoài những
cảm xúc và nỗi đau. Nhưng chỉ ghi danh cho trẻ loại hình sinh hoạt này khi
trẻ muốn. Ngược lại, cha mẹ sẽ gây cho trẻ cảm giác ngạt thở, có nguy cơ trẻ
trở nên khép kín.
Không để trẻ có cảm giác lẻ loi
Dự những lễ sinh nhật có thể là một thử thách thật sự đối với những
trẻ nhút nhát. Đừng buộc trẻ đến dự nếu trẻ không muốn. Ngược lại, nên mời
những trẻ khác đến chơi với trẻ tại nhà. Ở nhà, trong môi trường quen thuộc,
trẻ dễ dàng vượt qua nỗi sợ.
Chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi mỗi lần chơi với một người
bạn, hơn là với một nhóm bạn. Thỉnh thoảng chơi với một bé nhỏ hơn một
chút, đặt trẻ ở một vị thế trội hơn, có thể cho trẻ cảm giác an tâm hơn so với
khi chơi với những trẻ cùng tuổi.

×