Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài 2 - dentifying competencies & skills -phần 5 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.53 KB, 10 trang )

Bài 2 - dentifying competencies &
skills (Nhận định khả năng và kỹ
năng)-phần 1


Sau khi đã xác định được cảm xúc của các bạn trong quá
trình chuẩn bị viết CV, bước tiếp theo các bạn cần phải
làm sẽ liên quan đến việc mô tả "your competencies and
skills" (khả năng và kỹ năng của các bạn.)

Trước hết chúng ta hãy xem xét những khái niệm cơ bản
này. "Competency" (khả năng) là cái mà một người có thể
làm tốt. Chúng bao gồm tất cả những điều mà người đó
đã học được. Đó là kết quả của quá trình học tập, đào tạo
và cả những kinh nghiệm mà họ đã trải qua.
Bên cạnh đó, "skill" (kỹ năng) thì được định nghĩa là cấp
độ mà một người thể hiện khả năng của họ.

Khi một người trưởng thành và liên tục phát huy họ sẽ
nhận được những giấy chứng nhận khả năng và kỹ năng
mà họ đã đạt được cũng như sự thành thạo trong việc sử
dụng chúng. Giấy chứng nhận thường có những dạng
sau: diplomas (bằng cấp), degrees (học vị), licenses
(chứng chỉ), certificates (văn bằng), vv

Tách biệt khả năng và những kỹ năng mà một người đạt
được qua quá trình học tập và kinh nghiệm cuộc sống thật
không dễ dàng. Hầu hết mọi người đều khẳng định rằng
những kinh nghiệm đạt được trong khi học tập sẽ được
đưa ra trong bản lý lịch. Không chỉ có vậy, những khả
năng và kỹ năng bạn thu được qua quá trình đào tạo bài


bản sẽ là một công cụ rất hữu ích giúp bản lý lịch của bạn
chất lượng hơn.

Chính vì vậy bài giảng hôm nay sẽ giúp bạn phân biệt rõ
hơn những khả năng và kỹ năng của mình. Đồng thời các
bạn cũng được khuyến khích đưa những phần khả năng
và kỹ năng của mình vào CV. Hơn thế nữa, bài giảng sẽ
đưa ra các bước để nhận định khả năng qua giáo dục và
không qua giáo dục cũng như những kỹ năng có thể được
liệt kê trong bản lý lịch của bạn.

BƯỚC 1: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG CỦA BẠN

Phần phân loại dưới đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để
giúp bạn liệt kê những khả năng, kỹ năng của mình cũng
như gợi ý cách đưa những thông tin ấy vào bản lý lịch một
cách hiệu quả nhất.

Bảng liệt kê dưới đây sẽ đưa ra theo luật xa gần—đó là
chỉ ra một người nhìn nhận học vấn và kinh nghiệm của
họ như thế nào, họ nhìn nhận những điều họ biết như thế
nào. Sự hiểu biết rộng và hiểu biết sâu hay sự chín chắn
trong nhận thức (khả năng suy nghĩ kỹ càng, thấu đáo về
thông tin nào đó) của các bạn sẽ giúp bạn đưa ra những
khả năng và kỹ năng phù hợp.

Các bạn hãy quan sát bảng liệt kê dưới đây:
Intellectual
S
ự hiểu biết rộng


Disposition

Commitment Lời cam kết
Creativity Óc sáng tạo
Curiosity Sự ham hiểu biết
Enthusiasm Sự hăng hái nhiệt
tình
Imagination Sức tưởng tượng
Predisposition for
Discovery
Thiên hướng tìm tòi,
khám phá
Sympathy/Empathy Sự thông cảm, đồng
tình/ Sự thấu cảm

Intellectual Maturity

S
ự hiểu biết sâu
(Nhận thức chín
chắn)
Analysis Sự phân tích
Assimilation of
Information
Sự nhận biết thông tin

Communication Sự giao tiếp
Conceptualization Thuyết khái niệm
Critical Judgment Sự phê bình,

đánh giá
Cultural Perspective Tầm nhìn xa về văn
hóa
Decision Making Đưa ra quyết định
Discrimination Óc phán đoán, óc suy
xét
Interpersonal Sự liên kết giữa cá
nhân với nhau
Problem Solving Giải quyết vấn đề


×