Phan Thế Vinh SBD: 4093888 Lớp: kế toán 2 (KT0920A2)
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009
Bài Báo Cáo Quản Trị
“TÂM, TẦM, TÀI”
Trong cuộc sống hiện nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với nền kinh tế thị
trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng khóc liệt. Đòi hỏi mỗi nhà quản trị phải thực
sự tài giỏi. Nhưng để trở thành một nhà quản trị giỏi thì cần phải có những gì?
Cũng như Bác Hồ nói: “có đức mà không có tài là kẻ vô dụng, có tài mà không có đức làm việc gì
cũng khó”. Do đó thì tâm và tài là hai đức tính không thể nào thiếu được trong mỗi con người chúng
ta. Vì vậy đối với một nhà quản trị thì hai đức tính này càng không thể nào không có được. Nhưng
đối với một nhà quản trị giỏi thì họ cần phải có tầm nhìn rộng để có thể đối đầu với những cuộc
chiến trên thương trường. Theo mình thì mỗi nhà quản trị phải thực sự hội tụ đủ: “Tâm, Tầm, Tài”.
Nhưng “tâm, tầm, tài” của nhà quản trị giỏi là như thế nào?
“Tâm” là một đức tính quan trọng của con người không chỉ riêng một nhà quản trị nào. Tâm
là đức tính của doanh nhân cần thấm đẫm tính nhân văn cao cả như giải Golf "Doanh nhân Việt Nam
vì người nghèo", được truyền hình trực tiếp, đã vận động được hơn 62 tỉ đồng ủng hộ người nghèo.
Một số cơ quan tổ chức Cúp vàng "Doanh nhân Tâm-Tài" nhằm tôn vinh các doanh nhân vừa có tâm
vừa có tài. Lần đầu, năm 2007, 113 cúp vàng "Doanh nhân Tâm Tài" đã được trao trong số 285 hồ
sơ tham dự bình chọn Quả là những việc làm có ý nghĩa. Qua việc làm đó không chỉ có giúp cho
doanh nhân thể hiện đạo đức của mình mà còn giúp cho doanh nghiệp họ đưa tên tuổi mình lên-
quảng bá thương hiệu. Vậy như thế nào là "thấm đẫm tính nhân văn cao cả", thế nào là có tâm trong
kinh doanh vẫn còn phải bàn dài dài và có lẽ không bao giờ đủ. Hình như làm ra nhiều tiền và mang
tiền đi làm việc thiện (tiêu chuẩn cho cúp "Tâm và Tài" là: doanh nhân "có vai trò và ảnh hưởng
quan trọng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đơn vị mình phụ trách. Là tấm
gương sáng về đạo đức. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, vì cộng đồng"). Cũng như lời phát
biểu: “Thiếu chữ Tâm khó có thể lay động được trái tim khách hàng. Chữ Tâm không chỉ là
đạo đức, văn hóa mà còn là chiến lược phát triển lâu dài cho doanh nghiệp…Doanh nghiệp
cũng là một chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Doanh nghiệp phải có đủ tâm, đủ tầm, đạo đức, văn
hóa để góp phần xây dựng đất nước công bằng dân chủ văn minh”. Đó là lời phát biểu của
nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tại Hội thảo “Chữ Tâm trong kinh doanh được tổ chức
ngày 12/04/2009 tại khu Du lịch Phương Nam. Tham luận của các quan chức, tăng ni, tri thức và
doanh nghiệp cho rằng, cần nêu cao chữ Tâm trong quá trình phát triển của Doanh nghiệp, cần đặt
chữ Tâm xây dựng sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp và đây cũng chính là nền tảng để giải
quyết những khó khăn của nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Và chắc hẳn ta thấy
rằng trong bất kì doanh nghiệp nào mục tiêu hàng đầu của nó là lợi nhuận. Không có lợi nhuận thì
lấy đâu ra mà làm từ thiện. Lợi nhuận đó phải là từ hoạt động hợp pháp, nếu làm ăn phi pháp thì bị
pháp luật trừng trị và không thể lâu bền. Các tiêu chuẩn khác không mâu thuẫn với mục tiêu lợi
nhuận. Và cũng chính vì thế có lẽ chữ Tâm là lớn nhất đối với một doanh nhân và là cái làm ra nhiều
lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp từ hoạt động hợp pháp, giữ chữ tín, tạo ra nhiều công ăn việc làm,
tạo điều kiện cho người làm có môi trường làm việc phù hợp và có cơ hội phát huy tài năng.
Trang
1
Phan Thế Vinh SBD: 4093888 Lớp: kế toán 2 (KT0920A2)
Chữ tín được hiểu một cách nôm na đơn giản là luôn giữ lời hứa. Trong kinh doanh, đó là những lời
hứa với khách hàng, với nhân viên, với đối tác, với cộng đồng và nhà nước tạo nhiều cơ hội kinh
doanh cho doanh nghiệp, giữ được mối làm ăn, tạo cho doanh nghiệp cơ hội có thể tạo ra nhiều lợi
nhuận hơn nữa. Để bán được hàng, anh cần phải “hứa hẹn” với khách rằng anh đem lại cho họ
những giá trị tốt nhất (sản phẩm tốt, dịch vụ tốt ). Để có người đi bán hàng, anh cần “hứa hẹn” với
nhân viên rằng anh sẽ trả công cho họ (bằng vật chất, bằng tinh thần) một cách xứng đáng. Để có
hàng bán, anh phải “hứa hẹn” với đối tác rằng anh sẽ cố gắng để cả 2 bên cùng có lợi. Để được chấp
nhận, anh phải “hứa hẹn” với cộng đồng rằng anh sẽ thực hiện trách nhiệm phục vụ, nâng cao chất
lượng sống của họ. Nếu anh không đưa ra được những lời hứa “Tôi sẽ ”, không ai dám “giao du”
với anh cả.Và nếu bạn thấy lời hứa quan trọng thế nào thì việc giữ lời hứa lại còn quan trọng hơn
gấp nhiều lần như thế. Một lời hứa không được thực thi không chỉ làm tan biến niềm tin, hi vọng của
đối tượng mà còn phản tác dụng và để lại hậu quả ghê gớm cho doanh nghiệp. Khi đó, nếu bạn tiếp
tục hứa, sẽ không còn ai tin và kết cục cho doanh nghiệp của bạn là khách hàng quay lưng, nhân viên
rời bỏ, đối tác “làm lơ” và cộng đồng đào thải.Cũng như câu: “Một lần bất tín- vạn lần bất tin”, là
bài học đầu tiên cho bất cứ ai muốn làm một doanh nhân. Trong thời khắc khó khăn hiện nay của
doanh nghiệp (DN), bài học về chữ tín trở nên quý giá hơn bao giờ hết, nó không chỉ biểu hiện cho
triết lý kinh doanh bền vững mà sâu sa hơn- là nhân cách của người làm nghề doanh nhân. Chữ Tín
dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ nguyên giá trị. Dù cho có bị ràng buộc bởi luật pháp, thì
chữ Tín vẫn phát huy được vai trò của nó. Cũng như: trong năm qua, một năm hết sức khó khăn của
các DN sản xuất, nhưng Công ty Nagakawa (một công ty chuyên sản xuất các dòng sản phẩm điều hoà,
máy giặt, tủ đông, điện gia dụng, thiết bị điện ) vẫn tiến những bước vững chắc đến nay và vẫn được
khách hàng, các nhà cung cấp tin cậy. Đối với các hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa công ty và khách
hàng phải được coi là pháp lệnh để mọi người phải thực hiện nghiêm túc, chúng tôi hạn chế hai từ
“thông cảm” trong giao dịch và có thưởng phạt rõ ràng đối với những sai phạm về cam kết. Bởi
chúng ta hiểu rằng, khi thương hiệu đã đánh mất niềm tin, thì không có một liều thuốc nào có thể
cứu vãn. Tuy nhiên, để tạo ra chữ tín cho một thương hiệu không phải là việc một sớm một chiều.
Nó đòi hỏi một nhà lãnh đạo sáng suốt, đội ngũ nhân viên đồng tâm, tận tuỵ và đam mê cùng những
nghiên cứu mở rộng đến những thị trường chưa khai phá và quan trọng hết là tạo dựng, củng cố lòng
tin vững chắc. Sự trung thành chỉ có thể có được sau những lần trải nghiệm tích cực, tạo nên một
mối quan hệ tin tưởng lâu dài giữa khách hàng và thương hiệu. Chúng tôi vẫn đang từng bước làm
điều ấy và nó đang trở thành mục tiêu hàng đầu trong thời buổi khó khăn hiện nay.
Tạo ra công ăn việc làm là một trong những việc làm cao cả bậc nhất của doanh nhân. Nhiều người
làm thì chi phí tăng lên, chi phí tăng thì lợi nhuận giảm, đấy là một cách suy nghĩ có vẻ hợp lý. Và
như thế tạo nhiều công ăn việc làm có vẻ mâu thuẫn với mục tiêu lợi nhuận, song suy ngẫm kỹ hơn
chưa chắc phải vậy. Nếu làm khéo, việc tăng số người làm có thể tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
Đây là vấn đề khó, song không nhất thiết gây ra mâu thuẫn.Những lúc khó khăn, chủ doanh nghiệp
(hay các chủ mới) có thể phải thu hẹp quy mô, sa thải người, làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả hơn và chỉ bằng cách đó mới có thể tạo công ăn việc làm mới trong dài hạn. Việc sa thải nhân
viên thường bị lên án là "nhẫn tâm", song để cải tổ doanh nghiệp có thể việc sa thải một số người là
không thể tránh khỏi. Nếu lẫn lộn giữa mục tiêu hiệu quả và chữ tâm, thì có thể cả doanh nghiệp bị
xoá sổ và chẳng còn việc làm nào để mà bảo vệ. Và nếu như tôi giữ lại những người vô dụng thì liệu
công ty tôi có tồn tại được không trên thương trường ác liệt như thế. Và dẫn đến công ty đóng cửa
hậu quả còn nặng nề hơn nữa: tôi thì phá sản, hàng ngàn công nhân của tôi phải thất ngiệp (kể cả
người giỏi-những người có thể giúp tôi hoạt động tốt công ty). Nhưng nếu tôi xa thải những ngời
làm việc kém hiệu quả thì công ty vừa không bị phá sản mà những công nhân ấy sẽ được các hệ
thống an sinh xã hội (trợ cấp thất nghiệp, quỹ đào tạo, v.v ) có thể làm cho người đó đỡ bị lao đao.
Trang
2
Phan Thế Vinh SBD: 4093888 Lớp: kế toán 2 (KT0920A2)
Như thế việc xây dựng các hệ thống an sinh xã hội thể hiện cái tâm của xã hội, của cộng đồng, của
nhà nước. Và chính sách của Nhà nước để tạo dựng những hệ thống như vậy chính là thể hiện chữ
Tâm lớn hơn.
Không những thế chữ tâm còn thể hiện ở một khía cạnh khác. Đó là việc tạo điều kiện, môi trường
làm việc tốt, mua bảo hiểm đầy đủ cho người lao động làm tuy làm tăng chi phí, có vẻ ngược với
mục tiêu chính là lợi nhuận, nhưng xét dài hạn đó là cách đầu tư thông minh để thu được lợi nhuận
nhiều hơn vì người lao động có thể phát huy hết tài năng, yên tâm làm việc.
Đóng góp lớn nhất cho cộng đồng chính là nhà việc doanh nghiệp góp phần vào phát triển kinh tế
của đất nước, của địa phương, là Thuế mà doanh nghiệp nộp, là công ăn việc làm mà doanh nghiệp
tạo ra, tuy các khoản "từ thiện" là rất đáng quý, rất đáng trân trọng, song vẫn không phải là "chính",
là "thường xuyên". Như thế, nếu nhà nước có khung khổ pháp lý, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp
làm ăn thuận lợi, thu được nhiều lợi nhuận nhất, thì chính là cách để doanh nhân có "chữ tâm" càng
lớn, càng lâu, càng bền.
Tôi nghe vài bạn nước ngoài phàn nàn về những doanh nhân Việt Nam đi xe Lexus, xe Mercedes, ăn
xài sang trọng và cũng "rất hào phóng", nhưng công nhân làm việc rất cực nhọc trong môi trường
bẩn thỉu và chật chội. Dẫu họ có làm từ thiện nhiều thì chắc cũng là để "đánh bóng" tên tuổi mà thôi
và cách làm đó khó có thể lâu bền, cái "tâm" có vẻ to nhưng thực ra là mỏng.
Cũng có người do các quan hệ, do cánh hẩu mà thu bộn tiền và rỉnh rang làm "từ thiện" để đánh
bóng thương hiệu. Lại có những kẻ làm ăn phi pháp do sợ về mặt tâm linh và có thể làm "từ thiện"
để "chuộc lỗi", để cho cái tâm của họ bớt day dứt, cho đầu óc bớt căng thẳng hay để tìm cách che
đậy. Những kẻ như vậy chắc chắn "tâm không chính".
Cũng lại rất nên tránh việc biến sự tôn vinh thành cơ hội kinh doanh của các nhà tổ chức (họ bán
danh ["hiệu"] cho những người cần đánh bóng mình hay doanh nghiệp của mình). Quá thiên về các
khoản đóng góp, các khoản từ thiện có thể làm cho cái nhìn bị méo mó. Cách cho, cách đưa tin có
khi còn quan trọng hơn. Dùng tiền của tạo lợi nhuận cho chính mình một cách hợp pháp, tạo cho
người khác có công ăn việc làm, tạo cho họ có khả năng tự xoay xở, tạo điều kiện cho người dân có
nhiều khả năng tự làm giàu cho chính mình. Đấy mới là có cái tâm lớn. Và người có tâm lớn thường
không khoe cái tâm của mình, không khoe việc thiện mình làm. Ngẫm nghĩ thế mới thấy cái tâm
trong kinh doanh đâu đơn giản.
“Tầm” hiểu một cách đơn giản là tầm nhìn trong quản trị. Trên thương trường ác liệt thì tầm
nhìn là một trong những gì mà nhà quản trị không thể thiếu được. Nói cách khác, hầu hết các công ty
và tổ chức cần có tầm nhìn và kế hoạch chiến lược để đối đầu với những khó khăn trên thương
trường. Do đó, các nhà quản trị cần phải có suy nghĩ và tầm nhìn rộng, thì mới có thể truyền cảm
hứng, kích thích khả năng sáng tạo của các nhân viên và dẫn dắt tổ chức đi theo con đường đã vạch
ra một cách thành công. Nếu thiếu những hành động đúng đắn, cách nhìn nhận sáng suốt của họ, thì
sáng kiến dù có độc đáo, sản phẩm/dịch vụ dù có tuyệt vời, giải pháp kinh doanh dù có xuất sắc đến
đâu cũng khó có thể phát huy được tác dụng, không những thế nó có thể làm cho công ty bạn thua
lỗ nặng nề. Như: Làm thế nào tờ USA Today của tập đoàn truyền thông Gannett có thể tạo dựng
được những thành công vang dội như ngày hôm nay? Tầm nhìn chiến lược tương lai xuất sắc của
nhà lãnh đạo Allen Neuharth giữ vai trò như thế nào trong thành công của họ? Cách đây 25 năm, khi
cho phát hành tờ báo quốc gia Nước Mỹ Ngày nay (USA Today), Allen Neuharth, Chủ tịch Hội
đồng quản trị của Công ty Gannett] từ năm 1973 - 1986 đã bị cả những nhà phân tích Phố Wall và
báo giới cười nhạo rất nhiều.Sau khi xây dựng thành công được chuỗi các tờ báo địa phương và
được tờ Wall Street Transcript đặt cho cái tên Tờ báo hàng đầu của năm năm 1979, tại sao Neuharth
vẫn muốn chọn một sự liều lĩnh quá táo bạo và có vẻ như ngu ngốc như vậy? Ai sẽ mua những mẩu
tin vắn như thế? Giờ đây người ta dễ dàng trả lời câu hỏi trên – có hàng triệu người mua nó và sẽ
Trang
3
Phan Thế Vinh SBD: 4093888 Lớp: kế toán 2 (KT0920A2)
tiếp tục mua. Nhưng vào năm 1982, khi tờ báo được phát hành lần đầu tiên thì mọi việc không dễ
dàng như vậy. Thế nhưng Neuhart đã nhìn thấy trước được viễn cảnh mà người khác không thấy về
đế chế của tờ báo gia đình mình. Ông còn thấy trước được số đông người tiêu dùng luôn thiếu thời
gian nhưng lại đang khát thông tin. Đây là vấn đề có thể giải quyết được. Đầu tư vốn vào mạng lưới
tổ chức các tờ báo địa phương của ông, Neuharth đã tạo lập được một quy trình vận chuyển rất công
phu dành cho việc sản xuất và phân phối một tờ báo quốc gia để bổ sung chứ không phải thay thế
những người đưa báo địa phương. Điều gì đã giúp Neuhart nhìn thấy những triển vọng rộng mở cho
một tờ báo quốc gia vậy?
Rõ ràng là ông có một tầm nhìn về các cơ hội và quan trọng hơn là khả năng biến cơ hội đó thành
hiện thực. Năng lực hình dung và thấy trước được một triển vọng trong tương lai cho tổ chức hay
công ty luôn là một yếu tố thiết yếu với sự thành công trong lãnh đạo. Thực ra, khi bước đầu tán
dương một ai đó là một “nhà lãnh đạo vĩ đại”, thường thì người ta sẽ kể điều gì đó về khả năng hay
tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo đó.
Chúng ta thường được nghe những câu chuyện ca tụng về các vị chủ tịch hội đồng quản trị và khả
năng chiến lược của họ. Thất bại của nhiều vị chủ tịch hội đồng quản trị thường là do người đó
không có tầm nhìn cho tương lai. Trong nhiều trường hợp, khi đã nhận thức quá muộn màng, thật dễ
dàng thấu hiểu và đồng cảm với tầm nhìn của một nhà lãnh đạo.Ngược lại, những nhà lãnh đạo vĩ
đại trong lĩnh vực kinh doanh cần bước trên làn ranh giữa việc tận dụng cơ hội chín muồi trong hoàn
cảnh hiện tại với việc hoạch định một viễn cảnh tương lai khả thi. Dù bối cảnh thực tại có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc xây dựng nền tảng thành công nhưng các nhà lãnh đạo không chỉ là những con
tốt trong bàn cờ.
Những người lãnh đạo có tầm nhìn như Neuharth có thể và thực sự đã định hình giới hạn thành công
qua một viễn cảnh về tương lai. Và hơn nữa, một điều quan trọng không kém đó là họ sở hữu trong
mình khả năng hiểu rõ được ý nghĩa của viễn cảnh đó. Có thể nói trong kinh doanh mỗi giây rất
quan trọng đối với những nhà quản trị. Việc nhìn nhận vấn đề sau người khác hay tầm nhìn hẹp hơn
người khác cũng dẫn đến thua lỗ và mất cơ hội kinh doanh và mất cơ hội kinh doanh đồng nghĩa với
việc mất cơ hội kiếm nhiều tiền của chúng ta.
Không những thế sau đây là một ví dụ điển hình. Năm 1973, Gary Kildall viết hệ điều hành phần
mềm cho máy tính cá nhân có tên là CP/M. Năm 1980, IBM bắt đầu hướng đến việc phát triển máy
tính cá nhân vì họ thấy được một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực này.Ngay sau đó, IBM tiếp cận
Kildall với ý muốn sử dụng sản phẩm của ông như một phần cốt lõi trong sản phẩm mới của họ. Tuy
vậy, Kildall không mấy nhiệt tình với ý tưởng này. Huyền thoại của Thung lũng Silicon nói rằng anh
thà bay trên chiếc phi cơ mới của mình và rơi xuống còn hơn là ngồi chung thuyền với IBM. Nản
lòng trước thái độ bất hợp tác của Kildall, IBM đã chuyển hướng sang hệ thống phần mềm khác - họ
tìm đến Bill Gates, người đồng sáng lập ra một công ty nhỏ có tên là Microsoft cùng với Paul Allen.
Gates đã tạo ra hệ điều hành MS-DOS (thật ra nó được viết dựa trên một phần của CP/M). Và sau
cùng, Gates đã đặt bút ký kết thỏa thuận, cho phép IBM cài đặt phần mềm của Gates trong các máy
tính cá nhân của IBM, và sau đó hệ điều hành hiện diện trong 95% máy tính cá nhân trên toàn thế
giới.Trước khi Internet thực sự bùng nổ vào năm 2000, Bill Gates đã là người giàu nhất thế giới
(1996 - 2007) với tài sản lên đến hàng chục tỷ đôla. Hiện nay Gates đã rút lui khỏi Microsoft và dốc
sức vào các hoạt động từ thiện nhưng ông vẫn được xem là huyền thoại trong lĩnh vực phần mềm
máy vi tính. Còn Gary Kildall mất vào năm 1994. Ông được xem là một trong những nhà lập trình
máy tính tài ba nhất thế giới nhưng lại là một người không đủ tầm nhìn về tương lai để có những
bước đi chính xác trong hiện tại. Dĩ nhiên, Gary Kildall không phải là người duy nhất không có tầm
nhìn đó. Theo tạp chí American Scientist, Thomas J. Watson Sr., người sáng lập IBM, nói rằng: “Tôi
nghĩ ở thời điểm này (1943) nhu cầu máy tính trên toàn thế giới có lẽ chỉ cần khoảng 5 máy là đủ”.
Trang
4
Phan Thế Vinh SBD: 4093888 Lớp: kế toán 2 (KT0920A2)
Vào năm 1951, Douglas Hartree, một nhà toán học xuất sắc tại Đại học Cambridge, đã tạo ra chiếc
máy phân tích vi phân đầu tiên (tiền thân của loại máy tính hiện đại) ở Anh. Nhưng ông cho rằng
không một ai cần dùng những chiếc máy này cho công việc của họ hoặc có thể có đủ tiền để mua
chúng. Nếu cả Thomas lẫn Douglas có tầm nhìn như Bill Gates, rất có thể họ mới chính là những
người đã tạo nên lịch sử trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Do đó tầm nhìn trong kinh doanh là một trong những thứ quan trọng không thể thiếu ở một nhà quản
trị giỏi.
“Tài” có thể hiểu nôm na là tài năng của nhà quản trị. Tài năng không là một cái gì đồng đều
cho mọi người. Tài năng có thể từ bẩm sinh nhưng vẫn có thể là từ đào tạo và tái đào tạo. Tài năng
chiến lược chính là những tài năng năng suất nhất, sáng tạo nhất. Đã có những nghiên cứu cho thấy
các tài năng trong một công ty luôn có những năng suất gấp 20 lần người trung bình”. Ta thấy rằng,
trong quản lý nhân sự, tài năng còn là những ai có khả năng tiến lên nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo
nhất”. Trách nhiệm nhà quản trị phải thu về giá trị lớn nhất cho những đầu tư tiền của mà bạn đã,
nhân danh công ty, tổ chức, bỏ ra đầu tư”. Trong thế giới hiện đại, đó là các cá nhân có khả năng tư
duy sáng tạo, có khả năng nhìn thấy những gì người khác nhìn sót, không nhìn thấy. Đó là những ai
có kiến thức chuyên biệt, có tính sáng tạo, có khả năng đem lại cho tổ chức, công ty có lợi thế cạnh
tranh”.
Bạn là một nhà quản trị có đấy đủ tài năng bạn hãy thường xuyên đánh giá và phân loại nhân viên
sẽ tạo ra sức sống trong công việc cũng như nuôi dưỡng và phát triển những tài năng thực thụ. Các
nhân viên phải luôn luôn được đánh giá, phân loại, khen thưởng hay kỷ luật trên cơ sở những hành
động của họ trong công ty. Việc đánh giá các đồng nghiệp cũng như bị các đồng nghiệp khác đánh
giá để cải thiện hiệu quả công việc sẽ tạo ra cảm giác hồi hộp và đòi hỏi những kỹ năng nhất định.
“Chúng tôi muốn tạo ra cảm giác lo lắng, hồi hộp trong tổ chức”. Bạn là một nhà quản trị nhân sự,
bạn cần biết rõ ai là người đang làm việc tồi nhất trong tập thể để đưa ra một vài đề xuất nào đó thích
hợp nhất đối với họ”. Và đó chính là cái tài mà bạn cần phải có để để có thể quản lý công ty tốt hơn.
Không ngừng học hỏi và sáng tạo. Người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết
gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình,
người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức,
nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn
kiến thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát triển doanh
nghiệp.Các nhà lãnh đạo phải không ngừng nỗ lực tìm kiếm các giải pháp cải thiện hiệu suất công
việc, cả cho họ lẫn các nhân viên dưới quyền. Và “thất bại là do ngừng học tập”. Bạn là một nhà
quản trị giỏi thì bạn phải không người học hỏi và sáng tạo để không bao giờ lạc hậu với thời đại. Ví
dụ như: công ty A sản xuất trà nổi tiếng nhưng chỉ toàn là dùng bằng kĩ thuật truyền thống nên với
lượng hàng đặt ngày càng nhiều nên việc cung cấp cho khách hàng là không đủ, một là tăng nhân
công lên thì tốn thêm chi phí, hai là phải từ chối nhiều hợp đồng khiến cho công ty mất nhiều tiền.
Bên cạnh đó công ty B cũng sản xuất trà, nhưng ban đầu thì cũng sữ dụng kĩ thuật cỗ truyền nên
công ăn việc làm có thua có thua công ty A nhưng nhờ sự học hỏi và đi kịp với thời đại – mua công
nghê của một công ty Nhật Bản không những chất lượng trà hơn hẳn công ty A mà còn có thể đáp
ứng được mọi đơn đặt hàng của các công ty khác và thế nó có thể dẫn dau062 về mọi mặt do sựtiếp
thu những công nghệ mới.
Có thể được thay thế dễ dàng. Các nhà lãnh đạo tài năng luôn tìm kiếm và đào tạo người “kế vị”
cũng tài năng. Trong khi đó, một nhà lãnh đạo tầm tầm lại luôn lo lắng những người tài sẽ “lập đổ”
mình. “Sẽ thất bại nếu một nhà quản trị nhân sự không muốn thừa nhận rằng có ai đó xung quanh có
thể hoàn thành tốt công việc mà họ hiện đang làm. Khi đó, công ty sẽ phải nhìn lại các nhà quản lý
Trang
5
Phan Thế Vinh SBD: 4093888 Lớp: kế toán 2 (KT0920A2)
khi họ ‘giết chết’ hai hay ba người kế vị có năng lực”,mà bạn phải luôn tự hào vì người kế vị của
mình là người đã giúp đỡ bạn trong rất nhiều trong việc quản trị của bạn.
Đánh giá chính xác tài năng. Tại bất kỳ công ty nào, luôn có khuynh hướng thiên vị một số nhân
viên nào đó. Điều này có thể dẫn đến thất bại. Đây là một công việc rất quan trọng. Vì việc thiên vị
trong một công ty sẽ dẫn đến sự sáo trộn trong nội bộ dẫn đến việc làm ăn của bạn gặp nhiều trở
ngại. Những người thật sự có tài năng họ cho rằng bạn đã đánh sai về tài năng của họ, có thể họ sẽ ra
đi hay họ không làm hết sức mình vì dù làm như thế nào thì phần hơn vẫn thuộc về những người
khác.
Giúp mọi người thực hiện tốt công việc của riêng họ. Bạn phải dọn dẹp bớt mọi thứ trên bàn làm
việc của họ chứ không phải đặt thêm nhiều thứ khác lên bàn. Cũng cần giao cho họ những công việc
khác nhau vào mỗi hoàn cảnh khác nhau của mỗi nhân viên. Việc này giúp họ cảm thấy thoải mái
với công việc hơn họ sẽ làm tận tâm với công việc mà họ được giao hơn. Điều này làm được đòi hỏi
bạn phải thực sự tìm hiểu nhân viên của mình, hãy xem họ là những người bạn để có thể biết được
tâm tư nguyện vọng của họ. Và khi người khác được mình thong cảm hay hiểu những nỗi khổ vất vả
của họ, họ sẽ thấy rất vui và sau đó là sự tận tâm với công việc tại công ty mình hơn
Luôn đảm bảo sự đơn giản . Các nhà lãnh đạo thành công được là nhờ tính nhất quán và xuyên
suốt đối với rất ít các thông điệp cốt lõi. Những người xuất sắc nhất không bao giờ bị lạc hướng khi
sức ép về thời gian ngày một lớn. “Tôi cho rằng có khoảng 70% các nhà lãnh đạo ngày nay giải
quyết các khó khăn rất tốt, chỉ có khoảng 30% là rơi vào trạng thái bị động”và “Nếu không có sự
dẻo dai cùng khả năng hài hước vui nhộn, bạn không thể là một nhà quản trị nhân sự thành công. Vì
mỗi lúc làm điều gì đó vui nhộn bạn cũng cảm thấy vui và hưng phấn hơn cho đống tài liệu đang đầy
ấp trên bàn bạn. Ai cũng có lúc mắc sai lầm. Nhưng đó cũng là lúc mà họ sẽ trưởng thành hơn giúp
họ tránh những gì mà họ đã vấp ngã rồi.
Không những thế tài năng của nhà quản trị còn phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật
và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ …
Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở thành
một nhà quản lý tài năng thì cần phải có những kỹ năng cần thiết. Sau đây là một số kỹ năng quan
trọng mà một nhà lãnh đạo tương cần phải có:
Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý. Lãnh đạo giỏi được
thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang
được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo
là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người
một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và
trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự
đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy
quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.
Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành
động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của
doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng
lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và
hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn
thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến.
Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề
và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
Trang
6
Phan Thế Vinh SBD: 4093888 Lớp: kế toán 2 (KT0920A2)
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau:
nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp
tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khoé léo và hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có
được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn
phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu,
thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết.
Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã
từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê
công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực
cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được
bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều
kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên tốt.
Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn nhận ra là mình không có đầy đủ các kỹ năng cần thiết trên thì
cũng không có gì phải lo lắng. Hãy học hỏi từ những chuyên gia cho dù bạn sẽ cảm thấy dường như
vị trí của mình thay đổi từ một nhà lãnh đạo thành một người học việc. Tóm lại, để trở nên người
quản lý hiệu quả , chúng ta cần xác định được công việc của một người quản lý phải làm để đạt được
các mục tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân.
Qua đây, ta thấy rằng để trở thành một nhà quản trị giỏi. để có thể đối đầu với những cuộc
chiến ác liệt trên thương trường thì ba chữ “Tâm, Tầm, Tài” là không dư thừa chút nào. Nhưng đề có
ba chữ này hội tụ ở một con người thì không phài là chuyên đơn giản chút nào mà nó cần sự rèn
luyện lâu dài.
Trang
7