Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 117 trang )



Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
110

VĂN HỌC

I. VĂN H
ỌC DÂN GIAN



Căn cứ vào thực tế văn học dân gian ở Quảng Ngãi, mục này của sách xin tách
văn học dân gian của từng dân tộc sinh sống trên ñịa bàn ñể khảo xét riêng. Trong
mỗi dân tộc sẽ ñược phân ra hai phần chính: phần giới thiệu về truyện kể dân gian
và phần giới thiệu về các loại hình văn vần. Ở ñây, những người biên soạn có chú
trọng ñến tên gọi vốn có, sát với thể loại, mà không áp ñặt những tên gọi khác. Xin
lưu ý thêm rằng ngay cả các tên gọi thể loại này phần nào cũng do các nhà nghiên
cứu ñặt và trở nên quen thuộc.
1. VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1. TRUYỆN KỂ
Bên cạnh những truyện kể rất phổ biến với mọi người Việt Nam ở khắp ñất
nước, như Thánh Gióng, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Chử
ðồng Tử - Tiên Dung, Thạch Sanh, Tấm Cám , người Việt ở Quảng Ngãi cũng có
những sáng tác dân gian, gắn liền với vùng ñất mà họ ñã từng gắn bó trong suốt
nhiều thế kỷ.
Nhìn dưới góc ñộ ñề tài, truyện kể dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi phản
ánh nhiều khía cạnh khác nhau: về các hiện tượng tự nhiên, về lịch sử vùng ñất, về
những di tích - thắng cảnh, về các nhân vật lịch sử và cả về những con người bình
dị trên quê hương núi Ấn - sông Trà.


Về cách giải thích hiện tượng tự nhiên, người Việt ở Quảng Ngãi lưu truyền
nhiều truyện kể dân gian liên quan ñến nhiều ngọn núi, nhiều con sông, như
chuyện ông Khổng Lồ gánh ñất lấp biển làm ñổ hai ñầu ñất, một ñầu thành núi Ấn,
một ñầu thành núi Bút; chuyện về những dấu chân khổng lồ ở Sa Kỳ, ở Gò Yàng,
chuyện về các dấu chân thiêng của Cao Biền, chuyện về Hòn Son, Hòn Chữ ở Sa
Huỳnh
Gắn liền với các di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh có các chuyện về
Cao Biền yểm núi Long ðầu và sự tích vua Nam Chiếu bên bờ sông Trà, chuyện
về chuông Thần, giếng Phật trên chùa Thiên Ấn, chuyện về giếng Vua ở làng
Thanh Thủy (Bình Sơn), chuyện về giếng Ông Miềng ở ñảo Lý Sơn; chuyện về
Ông Rau ở núi Long Phụng, chuyện về 4 ông tu tiên ở chùa Hang Lý Sơn, chuyện
về hòn Ông, hòn Bà ở vùng cửa biển Sa Cần, chuyện về Kha Hổ mà nay còn miếu
thờ Thần Hổ ở Trà Bồng.
CHƯƠNG
XXVI


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
111

Gắn liền với các nhân vật lịch sử, những tấm gương tiết liệt, những nhân cách
cao ñẹp của kẻ sĩ, anh hùng, có các chuyện, như chuyện về Bùi Tá Hán hiển Thánh
mà nay vẫn còn truyền tụng hai câu thơ "Nhân mã bất tri hà xứ khứ/ Huyết y
trường dữ thử bi lưu", chuyện về Nguyễn Tấn tiếp các già làng người dân tộc ở ðá
Vách, chuyện về ñánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất, chuyện về Bà Roi
tuẫn tiết (Lý Sơn) và nhiều giai thoại về các chí sĩ yêu nước Lê Trung ðình, Lê
ðình Cẩn, Nguyễn Thụy, Nguyễn Bá Loan, về ông Giải nguyên Thuận Phước, về Cử
nhân Phạm Hoành, về chàng nho sĩ họ Phạm ở làng Chánh Lộ
Gắn liền với hình ảnh người bình dân, có rất nhiều chuyện kể khác nhau, thường

là những truyện cười, những giai thoại có chủ ñề chính là phê phán các thói hư tật
xấu, ca ngợi người tài trí, ñức ñộ, dũng cảm, như: chuyện thằng Bòi ñi thi, chuyện
hò hay lấy ñược vợ, chuyện mặt rỗ ñối giỏi cũng ñược vào cung, chuyện chàng
hợm bị một vố ñau…
(1)
.
Nội dung chính của kho tàng truyện kể người Việt ở Quảng Ngãi thường thể
hiện cái nhìn suy nguyên về các sự vật, hiện tượng, thể hiện niềm tự hào ñối với
quê hương xứ sở qua việc thiêng hóa vùng ñất, thiêng hóa con người, qua ñó cũng
bộc lộ tâm hồn và tính nết con người Quảng Ngãi trong việc ứng xử với môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong các truyện kể nêu trên có một số câu
chuyện mang môtíp quen thuộc trong truyện kể dân gian của nhiều vùng trong
nước. Tuy nhiên, những câu chuyện có môtíp phổ biến ấy cũng ñã có nhiều ñổi
khác, ñã có những sắc thái riêng của vùng ñất và con người Quảng Ngãi. ðó là một
sự tái tạo theo nhãn quan riêng của người dân ở vùng ñất này trong quá trình sinh
sống ở một môi trường mới, mà ở ñó ñiều kiện tự nhiên, ñiều kiện lịch sử - xã hội
ñã có ít nhiều khác biệt so với vùng quê gốc, có sự giao lưu với Văn hóa Chămpa
cổ, với văn hóa của người Hoa và với văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi.
1.2. VĂN VẦN DÂN GIAN
Cùng với truyện kể dân gian, trong cộng ñồng cư dân Việt ở Quảng Ngãi còn có
một khối lượng lớn ca dao, hát hò, hát hố, tục ngữ, vè, câu ñố thể hiện dưới hình
thức văn vần. Ngoài những câu, những bài mang tính phổ thông của toàn quốc, của
vùng, miền, người Việt ở Quảng Ngãi còn có những câu, những bài mang nét riêng
của vùng ñất. Có thể tạm chia văn vần dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi làm
hai mảng ñề tài chính: mảng ñề tài phản ánh ứng xử với môi trường tự nhiên và
mảng ñề tài phản ánh ứng xử với môi trường xã hội.
Trong quan hệ ứng xử ñối với môi trường tự nhiên, người Việt ở Quảng Ngãi có
những kinh nghiệm ñược truyền từ ñời này sang ñời khác bằng những câu ca,
những câu nói có vần (trong ñó chủ yếu là tục ngữ, vè), mà trong ñó chứa ñựng
những kinh nghiệm về lịch thời tiết, lịch con nước, lịch ñánh bắt cá, cách chế biến

thức ăn từ ruộng ñồng, sông biển, ao hồ; về nhật trình ñi biển, lịch làm ruộng;
những cảm quan về ñất ñai sông núi miền ñất Ấn - Trà Ví dụ như, khi nói về lịch
thời tiết, văn vần dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi có những câu như: ðời
ông cho chí ñời cha/Mây phủ Sơn Trà
(2)
không gió thì mưa, hoặc Chiều chiều mây


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
112

phủ Sơn Trà/ Sóng xô cửa ðại trời ñà chuyển mưa; hay Mống ñông vồng tây,
chẳng mưa dây cũng gió giật ; khi nói về kinh nghiệm ñi biển có những câu, như:
Tháng Giêng ñộng dài, tháng Hai ñộng tố/ Tháng Ba nồm rộ, tháng Bốn nam non/
Trông lên tới ñỉnh Hòn Son/ Son còn ñỏ rực anh còn ra khơi, hay: Thuyền ngược
ta khấn gió nồm/ Thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may ; khi ñể nhớ về các loài
chim, người Việt ở Quảng Ngãi có bài vè về chim; khi ñể nhớ tên các loại cá,
người ta có bài vè về cá; khi ñể nhớ ñặc ñiểm của mỗi chặng ñường quanh ven
biển từ Bắc vào Nam, ngư dân ven biển ở mảnh ñất này phải thuộc lòng bài vè Các
lái, bài ði vô lẫn bài ði ra, vv.; nói về những loại ñặc sản, thổ sản có những câu
như: Chim mía Xuân Phổ/Cá bống sông Trà/ Kẹo gương Thu Xà/ Mạch nha Mộ
ðức, hay: Con gái còn son không bằng tô don Vạn Tượng, vv. Những câu văn vần
về ñề tài này hết sức phong phú, ña dạng, về nhiều khía cạnh khác nhau trong quá
trình người Việt ứng xử với môi trường tự nhiên ở vùng ñất Quảng Ngãi.
Nếu như tục ngữ, vè ñược dùng như một thế mạnh ñể phản ánh quan hệ của con
người với môi trường tự nhiên thì ca dao là một thế mạnh ñược con người dùng ñể
phản ánh quan hệ ứng xử của con người với môi trường xã hội. Ca dao thường
phản ánh những vấn ñề về tình yêu, hôn nhân, quan hệ gia ñình, làng xóm, quan hệ
với lịch sử - xã hội Chẳng hạn nói về tình yêu: Trách người phơi lúa giống thưa/

Chèo thuyền trong lộng khéo lừa duyên em, hoặc: Trời mưa lâu cho ñá nọ mọc
rêu/ ðứa nào ở bạc con dế kêu thấu trời; hay: Bao giờ núi Hó hết tranh/ Sông Trà
hết nước thời mình mới xa ðó là tình yêu, còn về quan hệ gia ñình, cũng không
hiếm những câu như: Mẹ ơi ñừng ñánh con ñau/ ðể con bắt ốc hái rau mẹ nhờ/ Mẹ
ơi ñứng ñánh con khờ/ ðể con thả lờ bắt cá mẹ ăn, hoặc: Nước mắm ngon thượng
thủ/ Dằm ñu ñủ lờ ñờ/ Em than bổn phận em khờ/ Làm dâu nhà mẹ cũng nhờ tiếng
anh. Phản ánh công cuộc chống thực dân, ñế quốc, người Việt ở mảnh ñất này ñã
sáng tác nên những câu ca như: Bình ðông có tiếng ñánh Tây/ Có gan ñánh Mỹ
phá vây mấy lần, hay: Sông Trà Khúc ai mà tát cạn?/ Rừng Trà Bồng ai ñẵn hết
cây?/ Anh mà ñi lính với thằng Tây/ Em ñành phải dứt cái dây nghĩa tình, vv.
Cùng với các truyện kể dân gian, những câu, những bài văn vần dân gian của
người Việt ở Quảng Ngãi có những sắc thái riêng, mang dấu ấn của vùng ñất, của
con người sống trên vùng ñất này. Sự tái tạo và sáng tạo theo nhãn quan riêng ñã
làm cho ca dao của người Việt ở Quảng Ngãi rất phong phú, ña dạng, trong nội
dung, trong hình thức biểu ñạt - một sự biểu ñạt chân chất, hồn nhiên, thẳng thắn,
hơi cục mịch mà thật sâu nặng tình cảm như chính con người Quảng Ngãi, ví dụ
như: Có thương thì thương cho chắc, cho chặt, cho bn/ ðừng thương lỡ dở bắt ñền
uổng công, hoặc: Thuốc ngon chợ Huyện/ Giấy quyến Sa Huỳnh/ Nẩu xa thì mược
(mặc) nẩu/ (Chứ) hai ñứa mình ñửng (ñừng) xa ; và dù có cục mịch, thô tháp thì
cũng thật ý tứ, kín ñáo: Anh thương em, ñừng cho ai biết, ñừng cho ai hay, ñừng
cho ai biểu, ai bày/ Thâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thương/ Nước mía trong cũng
thắng thành ñường/ Anh thương em thì anh biết chứ thói thường biết ñâu!
2. VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI HRÊ


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
113

2.1. TRUYỆN KỂ

Trong sinh hoạt các làng Hrê khá phổ biến loại hình truyện kể. Truyện kể dân
gian của người Hrê ở Quảng Ngãi có nhiều thể loại: cổ tích, thần thoại, truyền
thuyết, sử thi, ngụ ngôn , phản ánh các ñề tài: về các hiện tượng tự nhiên, như các
ngọn núi, con sông, con suối, các hòn ñá, cây cỏ, thiên tai ; về các nhân vật anh
hùng huyền thoại của bộ lạc, của plây, của tộc người, hoặc của một vùng; về sự
hình thành cộng ñồng cư dân và quan hệ gia ñình, làng xóm; về nghề nghiệp, như
trồng lúa, dưa ; về các phong tục, tập quán, tín ngưỡng
(3)
.
Về các hiện tượng tự nhiên, có các truyện như truyện giải thích về xuất xứ núi
Cao Muôn, về sông Liêng, sông Tô, sông Rvá, về hang Dơi, về chàng A Lênh và
con gái nhà Trời Về sự hình thành cộng ñồng cư dân, có các truyện như sự tích
nguồn sông Rhe - nơi khởi nguồn của người Hrê, sự tích sông Rvá - nơi khởi
khuồn của nhóm Hrê bên sông Rvá, về thanh gươm Tà Nọ Về nghề trồng lúa, có
các truyện kể như truyện về Vu giơ ra mà trong ñó có hình tượng người con gái Y
Dật tìm ra hạt lúa, truyện ðăm Vầu với việc tìm ra quả dưa gang Về các loài vật,
có rất nhiều truyện kể ñề cập ñến ñề tài này, dưới dạng ngụ ngôn, như các truyện
về cọp, về con dúi, con trút, con rùa Và ñặc biệt là truyện kể về các anh hùng
huyền thoại, là các ñăm - chàng trai thông minh, khỏe mạnh, dũng cảm và cô con
gái thứ Mười (nàng Y Dật). Trong các loại truyện kể này, thường là có phối hợp
giữa hát và kể, có câu dài câu ngắn, có khi một truyện kể ñược kể trong khoảng 1
giờ, cũng có truyện kể dài ñến 3 - 4 ñêm. Vì thế có thể xem những truyện kể loại
này ít nhiều mang tính sử thi, hoặc vốn là sử thi mà nay chỉ tìm thấy những mảnh
vỡ, hay chỉ còn có cốt truyện là chính. Tiêu biểu có các truyện kể về chàng Y Dật,
Vu Chư, ðăm Ta Yoong, Kơ Vông, Gơ Lóc
2.2. NHỮNG LỜI HÁT
Trong sinh hoạt cá nhân cũng như cộng ñồng, người Hrê thường dùng nhiều
ñiệu hát, nếu sắp xếp theo chu kỳ vòng ñời người, thì có: hát ru (vadhô con), ñồng
dao (ka ếch), hát giao duyên (ta/ca lêu), tự tình (ca choi/chơi), hát cúng (ta jeo),
hát khóc (ta ôi)

(4)
. ðó là cách phân loại theo chức năng, mà trong ñó, xét về nội
dung và ñề tài phản ánh, chúng ñã hàm chứa những thế ứng xử của con người với
môi trường tự nhiên và xã hội. Nếu chỉ tách phần lời ñể xem xét, chúng là những
tác phẩm văn học ñích thực, bởi trong ñó chứa ñựng những giá trị nhân văn, ñạo
ñức, giáo dục, thẩm mỹ; ngôn từ trong sáng, tinh tế, giàu hình ảnh. Dưới ñây là
trích ñoạn một bài ca choi nói về nỗi khổ của một người Hrê:
Tôi leo lên ñỉnh ñồi ñeo gùi rách quai
Tôi vào rừng sâu mang lưỡi rựa không cán
Tôi ñeo con bên hông không có ai nhìn
Tôi ñeo con trên lưng không có ai ngó


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
114

Ôi, tới gò kia tôi ñứng khóc
Tới núi kia tôi ngồi buồn
Nga Ri Vê dịch
Ở một bài ca choi khác, một người con gái thở than:
ðời em sinh ra như cây mọc bên ñường
Như lá khô trên rừng trôi xuống sông
Nói về cô gái ñẹp, người Hrê bày tỏ bằng lời qua ñiệu ta lêu:
Em ñẹp bằng nào
ðẹp như gầu ha tu
Như tua hoa ñu ñủ
Như trái chai chín ñỏ
Trái gang non xanh
ðẹp như hoa ka rê

Như trăng non mới mọc
Như cây mía tím ñỏ mọng
ðẹp như củ mì pa zia
Như cá niêng bé nhỏ
(5)

Nga Ri Vê dịch
3. VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI COR
3.1. TRUYỆN KỂ
Kể chuyện là một sinh hoạt phổ biến trong các làng nóc người Cor. Truyện kể
dân gian của người Cor cũng gồm các thể loại, như cổ tích, thần thoại, truyền
thuyết, ngụ ngôn ; với các ñề tài về các hiện tượng tự nhiên, về những nhân vật
anh hùng huyền thoại, những số phận côi cút, nghèo khổ, về phong tục tập quán,
tín ngưỡng, về những loài vật
Trong cộng ñồng người Cor
còn lưu giữ nhiều truyện kể gắn liền với những giải
thích về các ngọn núi, con sông trên ñịa bàn cư trú của mình, như sự tích núi Răng


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
115

Cưa, sự tích Eo Chim, sự tích Hòn Vua Truyện kể về những con người côi cút,
nghèo khổ nhưng biết chiến thắng số phận và trở thành những con người ñược cộng
ñồng tôn vinh, như các truyện kể về chàng câu cá (Ta poóc), chàng Khô Nội, hai anh
em mồ côi, chàng Rít, chuyện giết con quỷ 7 miệng Về sự hình thành cộng ñồng
cư dân và những mối quan hệ láng giềng, có các truyện kể về người ñàn bà và con
chó, truyền thuyết về ñảo Lý Sơn, sự tích người Cor và người Kinh, chuyện về
ñiện Trường Bà Truyện kể dân gian Cor còn có khá nhiều những câu chuyện về

loài vật mà trong ñó hàm chứa những chủ ñề khác nhau: có chuyện giải thích
nguồn gốc xuất hiện của các loài vật, như các chuyện giải thích vì sao mắt lươn thì
híp và mắt cá gáy thì ñỏ, sự tích chim chèo bẻo; có chuyện mượn loài vật ñể nói
những quan hệ nhiều chiều trong ñời sống xã hội, như các chuyện kể về ốc và cọp,
cối và cọp, chuyện kể về diều hâu, chim chích, con thỏ, con rùa ðể giải thích các
phong tục tập quán, các loại hình văn hóa tín ngưỡng có các truyện kể, như sự tích
ăn trâu, sự tích cây nêu, sự tích nhà sàn, truyện kể về thần Lúa, truyện kể về hai vị
thần Oplik và Oplok dạy cho con người biết ca hát Cũng như người Hrê, trong
truyện kể dân gian của người Cor, hình ảnh người anh hùng của bộ lạc, của làng,
của vùng, của cả tộc người hiện rõ trong nhiều câu truyện, như các truyện kể về Eo
Chim, về Taman Xơri, về Hòn Vua, về nàng Y Dật
(6)
.
3.2. NHỮNG LỜI HÁT
Người Cor ở Quảng Ngãi hiện vẫn sử dụng các làn ñiệu dân ca truyền thống của
họ, ñó là các ñiệu xà ru - xà lía (tự sự, ứng khẩu), a giới (ñối ñáp), a lat (hát
mừng), ca lu, ca rua (hát cúng) Xét dưới góc ñộ diễn xướng dân gian thì ñó là
những làn ñiệu có giá trị về nghệ thuật âm nhạc. Mặt khác, cũng như các làn ñiệu
dân ca của người Hrê, người Ca Dong, xét dưới góc ñộ phần lời của bài hát thì ñó
là những tác phẩm văn học có giá trị. Nội dung chính của các làn ñiệu dân ca Cor
chủ yếu cũng ñể phô diễn tâm tình, trước thiên nhiên, thần linh, con người và
những lĩnh vực khác nhau của ñời sống xã hội. Tùy theo mỗi thể loại mà nội dung
các bài dân ca khác nhau.
Dưới ñây là vài ñoạn trích phần lời một vài bài xà ru:
Anh từ ñâu ra?
Tôi từ buồng cau ra
Em từ ñâu ra?
Em từ cây chuối non, từ hoa huệ

Em như bông hoa rừng

Anh như là cây lau


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
116

Ta lấy nhau ñẹp ñôi vợ chồng
(7)
.
4. VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI CA DONG
4.1. TRUYỆN KỂ
Trong truyện kể dân gian phổ biến ở các làng người Ca Dong có nhiều thể loại
cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn hướng về các ñề tài: giải thích các sự
vật hiện tượng có trong tự nhiên, trong ñời sống xã hội, về các nhân vật anh hùng
huyền thoại, về phong tục tập quán, tín ngưỡng, những người nghèo khổ, bất hạnh, sự
hình thành cộng ñồng cư dân tương tự như truyện kể của người Hrê và truyện kể
của người Cor ñã giới thiệu sơ lược ở trước.
ðể giải thích các hiện tượng tự nhiên, người Ca Dong có các câu chuyện về
người Khổng Lồ, về cây thần Brin, về Oong Grăng Téc Pia, hay sự tích cây cau,
cây ñùng ñình và dòng sông Rinh ðể giải thích nguyên nhân vì sao con người lại
trồng ñược lúa có câu chuyện về sự tích cây lúa và dây bầu, nàng Y Dật và hạt
lúa ðể nói về sự hình thành cộng ñồng cư dân, về mối quan hệ giữa các nhóm tộc
người có các câu chuyện về sự tích vùng Huy Măng, sự tích người Ca Dong với
tục cúng con trút, Kon Tung Về ñời sống lứa ñôi và những khát vọng vươn tới
cái ñẹp có các chuyện kể về chuyện tình nàng Y Dật, về chàng Grăng Hoa, chàng
Yang Ing ðể giải thích các loại hình các phong tục tập quán, tín ngưỡng còn
ñang tồn tại trong cộng ñồng Ca Dong có các chuyện kể về chim hang, về con trút,
và rải rác trong nhiều câu chuyện khác, như chuyện Yang Ing, Kiếc Roi Năm,
Oong Grăng Téc Pia Về tình cảm anh em, nghĩa vợ chồng, tình cha mẹ có các

câu chuyện về hai anh em Mua và Gao, về chàng Sóc, về chàng Grăng ñi tìm
người ñẹp, sự tích con ve sầu Và nổi lên trong các truyện kể này, là hình ảnh các
chàng Grăng tài ba, các ñăm thông minh, mưu trí, dũng cảm, và nàng Y Dật xinh
ñẹp, dịu dàng, chăm chỉ. Tiêu biểu cho loại truyện có ñề tài này là các truyện kể về
chàng Grăng ñi tìm người ñẹp, Oong Grăng Hoa, chuyện tình Y Dật, Kiếc Roi
Năm Ngoài ra, cũng như truyện kể dân gian của người Hrê, người Cor, trong kho
tàng truyện kể dân gian của người Ca Dong ở Quảng Ngãi còn rất nhiều câu
chuyện liên quan ñến loài vật, dưới hình thức là truyện ngụ ngôn, như chuyện ốc
và cọp, chuyện rùa và cọp, chuyện chó và mang, cọp, cheo và nai
(8)
.
4.2. NHỮNG LỜI HÁT
Cũng như các dân tộc khác, trong sinh hoạt ñời sống, người Ca Dong thường sử
dụng các làn ñiệu dân ca ñể bày tỏ tình cảm của mình trước thiên nhiên, trước các
ñấng thần linh mà họ ngưỡng vọng, trước sự ñổi thay của quê hương, ñất nước,
làng xóm, trước những biến ñộng của lịch sử, hoặc ñể ñể tỏ tình, ñể ru con ngủ
Người Ca Dong có các làn ñiệu dân ca: Ta lêu (giao duyên), ra nghế (ñối ñáp), a
hội (tự tình), plét (tùy hứng)
Dưới ñây xin trích một vài lời hát của các làn ñiệu dân ca này:


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
117

Thương nhau ñi năm cái rẫy cũng gần
Không thương nhau thì nhà trên nhà dưới cũng xa
(Ta lêu)
Anh em ơi ta cùng nhau ñi bắt cá
Mắt ta tinh tường mũi lao ta phóng xuống nước

Cá gáy trốn ñâu thoát, cá niêng chạy ñường nào
Mũi lao ta có mắt, cánh tay ta rắn chắc…
(Plét)
(9)

*
* *
Nhìn chung, các dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi có một di sản văn học dân gian
rất phong phú, ña dạng và ñặc sắc, chứa ñựng nhiều giá trị về nội dung lẫn nghệ
thuật, vừa có những ñiểm tương ñồng, nhưng lại vừa có những ñiểm khác biệt so
với các tộc người khác, hoặc cùng trong một tộc người nhưng ở những vùng miền
khác. Văn học dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi có nhiều ñiểm tương ñồng với
văn học dân gian của người Việt ở các vùng miền khác nhau, ñặc biệt là với văn học
dân gian vùng Nam Trung Bộ; văn học dân gian các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong vừa
có nhiều ñiểm tương ñồng với nhau lại vừa có những ñiểm tương ñồng với văn học
dân gian của các cư dân vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, ñặc biệt là các truyện kể
dân gian (như môtíp người con gái thứ Mười là nàng Y Dật, về các ñăm, các
grăng ). Những tương ñồng ấy có căn nguyên từ ñặc ñiểm về nguồn gốc cư dân,
về lịch sử xã hội, về môi trường tự nhiên, hệ sinh thái. Sự khác nhau trong các
truyện kể, trong những bài ca dao, dân ca, chủ yếu là ở những chi tiết, cách diễn
giải, những yếu tố vùng, miền.
II. VĂN HỌC THÀNH VĂN
Văn học thành văn hay văn học viết là một khái niệm ñể chỉ các hiện tượng văn
học khác với văn học dân gian. Nếu văn học dân gian là văn học truyền miệng thì
văn học thành văn lưu truyền bằng chữ viết. Nếu tác giả của văn học dân gian là
quần chúng, thì tác giả của văn học thành văn là một cá nhân xác thực, cụ thể. Còn
rất nhiều ñiểm khác nữa ñể khu biệt văn học thành văn với văn học dân gian.
Văn học thành văn ở Quảng Ngãi chắc chắn xuất hiện muộn hơn nhiều không
chỉ so với văn học dân gian, mà còn so với lịch sử khai phá vùng ñất. Mãi ñến giữa
thế kỷ XVIII, tức gần 280 năm sau khi thừa tuyên Quảng Nam ñược thành lập,

người ta mới thấy ở Quảng Ngãi xuất hiện những bài thơ ñầu tiên của Nguyễn Cư


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
118

Trinh vịnh mười cảnh ñẹp ở Quảng Ngãi. Nhưng Nguyễn Cư Trinh không phải là
người Quảng Ngãi. Năm mươi năm sau, vào những năm cuối thế kỷ XVIII ñầu thế
kỷ XIX, mới thấy các bài thơ của một tác giả người Quảng Ngãi là Nguyễn Hữu
Thể (thân phụ Phó bảng Nguyễn Bá Nghi), người làng Lạc Phố, huyện Mộ ðức,
với một số sáng tác.
Sự xuất hiện muộn của văn học thành văn có thể do cư dân Quảng Ngãi phải tập
trung khai phá, lập làng trong ñiều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và do hoàn cảnh
lịch sử có nhiều cuộc chiến tranh liên miên (giữa Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn,
Nguyễn - Tây Sơn, Tây Sơn - Nguyễn), do việc phát triển giáo dục còn nhiều hạn
chế… Cũng có thể có những tác giả, tác phẩm nào ñó chưa ñược phát hiện ra. Từ
thế kỷ XIX, tức từ ñầu thời kỳ nhà Nguyễn trở về sau, văn học thành văn ở Quảng
Ngãi có bước phát triển ñều ñặn với nhiều tác phẩm của các tác giả Quảng Ngãi.
ðây là những ñóng góp ñáng ghi nhận vào văn học sử Việt Nam.
Sau ñây là khảo lược văn học thành văn ở Quảng Ngãi theo tiến trình lịch sử qua
các thời kỳ.
1. VĂN HỌC TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC
Như trên ñã nói, văn học thành văn ở Quảng Ngãi chỉ chính thức xuất hiện từ
ñầu thế kỷ XIX trở về sau, tuy nhiên cũng cần biết sơ qua về các sáng tác trước ñó,
qua tác phẩm của Nguyễn Cư Trinh và Nguyễn Hữu Thể.
Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767), hiệu ðạm Am, người huyện Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên, ñỗ Hương tiến, làm quan dưới thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc
Khoát. Năm 1750, ông làm Tuần vũ Quảng Ngãi. Về tác phẩm, ông ñể lại: ðạm
Am thi tập, 10 bài thơ họa Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích. Trong Phủ biên

tạp lục, ông còn có bài Tiểu dẫn thơ gửi ñáp Mạc Thiên Tích. Thời gian làm quan
ở Quảng Ngãi, tương truyền ông có 10 bài thơ vịnh cảnh ñẹp xứ này (Cẩm Thành
thập cảnh), nhưng 10 bài ấy có thật của Nguyễn Cư Trinh hay của người ñời sau
thì còn phải tìm hiểu thêm. Cũng thời gian làm quan ở Quảng Ngãi, ông có viết bài
Sãi vãi bằng quốc âm, dài 680 câu. Nội dung chủ yếu của Sãi vãi là ñề cao ñạo
Nho và ñả kích các khuynh hướng mê tín, không lành mạnh. Trong bài văn biền
ngẫu này, khi nói ñến tộc người "ðá Vách" ở miền Tây tỉnh Quảng Ngãi nổi lên
ñấu tranh ñòi quyền sống, ông ñứng về phía triều ñình ñể ñánh giá họ. Tuy nhiên,
Nguyễn Cư Trinh cũng bộc bạch lòng thương cảm của mình ñối với ñời sống khó
khăn của họ do thiên tai và quan lại ñịa phương gây nên. ðọc bài "Long Hồ ñại
phong kỷ hoài", thấy ông "ðau lòng cho hàng nghìn ngôi nhà ở Châu ðịnh Viễn"
của nhân dân bị gió to cuốn trôi. Ông cũng chia sẻ với tình cảnh làm ruộng của
nông dân không ñủ trưng thu cho quan lại thời bấy giờ. Nguyễn Cư Trinh là ông
quan trung quân, nhưng biết thương dân ở nơi mình cai quản.
Nguyễn Cư Trinh ñược coi là người có những sáng tác văn học ñầu tiên về
Quảng Ngãi.


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
119

Nguyễn Hữu Thể (1771 - 1841), người làng Lạc Phố, sống, hoạt ñộng và sáng
tác trong thời Tây Sơn và ñầu thời nhà Nguyễn. Theo ghi chép của Nguyễn Bá
Nghi mà dòng họ còn lưu giữ ñược, người ta biết Nguyễn Hữu Thể ñược thân phụ
là ông Nguyễn Hữu ðức tiến nạp cho vua Thái ðức Nguyễn Nhạc từ năm 15, 16
tuổi. Sau ñó, Nguyễn Hữu Thể làm bộ tướng của Trần Quang Diệu hãm thành Quy
Nhơn (1800), theo Trần Quang Diệu ñi ñường thượng ñạo ra tới Quỳ Hợp (Nghệ
An) thì bị quân Nguyễn bắt ñược, may nhờ các vết thương tấy máu mà sống sót trở
về quê làm Tri thủ (Lý trưởng) làng Lạc Phố. Nguyễn Hữu Thể rất say sưa sáng tác

văn học, viết về nhiều nỗi nhọc nhằn của người dân quê. Niềm ñam mê văn học ấy
ở ông ñược truyền cho con là Nguyễn Bá Nghi. Qua ghi chép của Nguyễn Bá
Nghi, thơ Nguyễn Hữu Thể "sành về mặt thơ Nôm". Chẳng hạn ông viết một bài
thơ Nôm kể ñến nỗi khổ của những chức vụ cấp thấp ở tổng, xã như sau:
Sai, tô, gỗ, lính, ñá, ñường, cầu
Việc nọ chưa rồi, việc khác câu
Dãi nắng vàng hoe ñầu bản phủ
ðánh ñòn ñen kịt ñít tri châu
(10)
.
Hoặc khi người thợ guồng xe nước ở Long Phụng mất, theo ý nguyện của gia
ñình, Nguyễn Hữu Thể ñã làm bài văn tế có ñoạn như sau:
Nhớ linh xưa: vai vác bồ cào, tay cầm ñòn xóc
Nhằm năm nhằm bảy, lên rừng già ñốn lạt bắt dây
Tháng Giêng tháng Hai xuống ñồng nội chẻ tre buộc ñốc
Gốc lên ngọn xuống, ñóng một hàng ngay tựa chỉ giăng
Lá héo chạc khô, gánh hai bó lần bằng bồ cốc.
Ngôn ngữ, ý tứ như trên khá ñiêu luyện, thâm sâu, khiến người ta có thể nghĩ
rằng văn học thành văn ở Quảng Ngãi có thể ñã xuất hiện khá nhiều ñương thời
hoặc trước ñó, nhưng do thời gian, loạn lạc, chiến tranh, lại không ñược in ấn nên
bị thất tán, mai một. Nhưng ngoại trừ những sáng tác như trên, người ta vẫn chưa
thấy sáng tác văn học nào ñáng kể, như văn học thành văn thế kỷ XIX sẽ khảo lược
dưới ñây.
1.1. VĂN HỌC THÀNH VĂN THỜI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1884)
Sau khi ñánh bại nhà Tây Sơn, từ ñầu thế kỷ XIX ñến hơn nửa thế kỷ, nhà
Nguyễn cai trị nước ta mà không có nạn ngoại xâm. Thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam bắt ñầu từ năm 1858, 1859 (khi tấn công ðà Nẵng, Gia ðịnh) nhưng chỉ thực
sự ñô hộ trên toàn cõi nước ta từ năm 1885 trở về sau. ðối với Quảng Ngãi, thì từ



Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
120

1884 trở về ñầu thế kỷ XIX có thể coi là dưới thời nhà Nguyễn tự chủ. Tiếp theo
các thời ñại trước, văn tự dùng trong hành chính nhà nước cũng như trong sáng tác
là chữ Hán, trong sáng tác có thể dùng chữ Nôm. ðời sống người dân Quảng Ngãi
vẫn có nhiều khó khăn, ñói kém, nhưng việc học hành thi cử ñã ñược triều ñình
phong kiến nhà Nguyễn tổ chức bài bản, quy củ hơn trước và ñây cũng chính là
thời kỳ mà giáo dục Nho học ở Quảng Ngãi phát triển nở rộ nhất. Từ cái nền học
vấn ấy, văn học thành văn ở Quảng Ngãi cũng phát triển với nhiều thành tựu ñáng
ghi nhận. ðương nhiên, các tác giả hầu hết là những trí thức Nho học, hoặc ñỗ ñạt
hoặc không, hoặc làm quan, hoặc ở ẩn, nhưng ñều là những người có tri thức tương
ñối khá. ðề tài hướng tới của văn học thành văn thời kỳ này khá ña diện, có thể là
loại thơ ứng ñối - thù tạc, xướng họa, có thể là thơ vịnh cảnh, thơ vịnh sử, có thể là
thơ bày tỏ nỗi niềm u uẩn về tình thế ñất nước, niềm thương cảm với sự khổ cực
của nhân dân, có thể là áng văn ca ngợi những phẩm cách cao ñẹp, anh hùng, có
thể là thơ thể hiện cái tôi của kẻ sĩ… Các tác giả dùng nhiều thể loại văn thơ có
trong văn học cổ ñiển Việt Nam.
Sau ñây là các tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
Trương ðăng Quế (1793 - 1865), một trong những tác giả tiêu biểu của văn
học Quảng Ngãi. Trương ðăng Quế
(11)
ñỗ Hương tiến năm Kỷ Mão niên hiệu Gia
Long (1819). Tác phẩm của ông có: Quảng Khê văn tập; Trương Quảng Khê tiên
sinh thi tập; Sứ trình vạn lý tập; Duyệt Giáp Thìn khoa ñiện thí văn; Nhật Bản kiến
văn tiểu lục; phê bình cuốn Diệu Liên thi tập. Ông còn tham gia chủ trì hoặc biên
tập các sách ðại Nam liệt truyện tiền biên; ðại Nam thực lục tiền biên; ðại Nam
thực lục chính biên; Hoàng Nguyễn thực lục tiền biên; Hoàng Nguyễn lục hậu
chính biên

(12)
. Trong hoạt ñộng văn học, Trương ðăng Quế có công lớn ñối với
nền khoa học lịch sử nước nhà, khi làm Tổng tài Quốc Sử quán triều Nguyễn. Học
văn dư tập cho thấy Trương ðăng Quế không chỉ là nhà chính trị, quân sự, kinh tế,
mà ông còn là một người có tâm hồn thơ mẫn cảm. Tập thơ thể hiện rõ tình quê
hương, sự hiếu thảo, tình huynh ñệ, nghĩa bạn bè ñến niềm trung quân, công tâm,
yêu dân, trọng hiền tài Thơ ông thường xuất hiện vào dịp ông thư thả, rỗi rãi.
Ông quan niệm: "Dẹp hết các lời sáo hủ, chẳng dựa bên cửa sổ người khác, ý ñến
thì thuận bút mà ghi ngay". Ông nói "ghi ngay" là ghi cái chất chứa trong lòng. Có
lẽ vì vậy mà số phận, cảnh ñời của những người con gái, phụ nữ trở nên cảm ñộng
trong thơ ông (Khí phụ từ, Thanh lâu oán, Xuân giang khúc). Những cảnh tượng
của quê hương, ñất nước cũng bước vào thơ ông với tính tả thực mặn mà (ðăng
dục Thúy Sơn, Hà Tiên, Thuyền quá Quảng Ngãi cố hương).
Nguyễn Bá Nghi (1807 - 1870), người làng Thời Phố (sau ñổi là Lạc Phố), nay
thuộc xã ðức Nhuận, huyện Mộ ðức. Là con trai Nguyễn Hữu Thể (giới thiệu ở
trước), ñỗ Phó bảng khoa Nhâm Thìn 1832, từng làm quan ở nhiều tỉnh Nam Kỳ
và Bắc Kỳ, làm quan ñến chức Tham tri, Tổng ñốc, trải qua ba triều vua Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự ðức, làm chủ khảo 2 khoa thi Hương tại Gia ðịnh và Hà Nội,
giám khảo 2 khoa thi Hội ở kinh ñô Huế. Nguyễn Bá Nghi có nhiều sáng tác thơ
văn bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Lịch sử văn học Việt Nam ghi nhận ông có Sư


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
121

Phần thi văn tập (Sư Phần là tên tự của ông). Nguyễn Bá Nghi nổi tiếng là con
người tiết tháo, có chủ kiến, giàu óc thực tiễn. Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng sau này
viết về ông: "Nguyễn Bá Nghi chuyên việc học thực dụng, thường bác Tống Nho,
có làm sách và xin sửa ñổi phép học (…) ông này học thức nhiều ñiều ñáng phục".

Tính cách ấy cũng biểu hiện khá rõ trong thơ Nguyễn Bá Nghi, như trong bài ca trù
Bài ca sinh nhật tuổi 60 mở ñầu với lời tự bạch của một cá nhân kẻ sĩ:
Sư Phần tử sa chân trên ñất núi
Trước và sau thui thủi quá mười năm
Chữ kinh luân có sót, có lầm
Nghề văn võ cũng hay, cũng dở.
ðỗ ðăng ðệ (1814 - 1888), hiệu là Tùng ðường, người làng Châu Sa, nay thuộc
xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh. ðỗ Phó bảng khoa Nhâm Dần 1842, làm quan
dưới các triều Thiệu Trị, Tự ðức, ñến chức quyền Thượng thư (1876). Thời Pháp
xâm lược Nam Kỳ, ông và Nguyễn Bá Nghi ñều bị cách chức do không ngăn ñược
giặc Pháp. Thời làm Tiễu phủ sứ Sơn phòng Quảng Ngãi (1871), ở quê ông thường
giao du với danh sĩ Nam Kỳ là Nguyễn Thông, lúc này giữ chức Bố chánh Quảng
Nghĩa và xướng họa thơ với nhau. Ông ñể lại tập Tùng ðường di thảo.
ðinh Duy Tự (1807 - 1888), hiệu là Kim Sơn, người ñời thường gọi là Nghè
Kim, quê làng Trà Bình Trại, nay thuộc xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh. Ông thi ñỗ
Tú tài, ra làm một chức quan ở Kinh dưới thời vua Thiệu Trị, dạy con cháu hoàng
tộc, thảo văn tế, giấy tờ, chép tuồng góp vui trong cung ñình, ñược vua Tự ðức
phong tước Nghè (nên gọi là Nghè Kim). Năm 1856, cáo quan về quê, dạy học,
làm thầy thuốc. Với sự ñộng viên của Bố chánh Nguyễn Thông, ông ñứng ra tổ
chức dân làng ñắp lại ñược ñập Ông Cá năm 1872. Khánh thành ñập với niềm vui
khôn tả, Nguyễn Thông viết bài văn ca ngợi công lao của ông và ñặt tên là ñập
ðinh Gia qua bài ðinh Gia yển ký (ký về con ñập nhà họ ðinh); còn ðinh Duy Tự
thì vẫn gọi là ñập Ông Cá và viết một bài phú về ñập, thể hiện niềm vui của ông và
dân làng, mô tả sinh ñộng về sự hình thành, quá trình hư hại và ñắp lại ñập. Bên
cạnh bài phú ðập Ông Cá, Nghè Kim ðinh Duy Tự còn sáng tác rất nhiều thơ
Nôm, ñáng chú ý như các bài Lụt Bất quá (1878), Chợ Thạch An, ñều thể hiện
những cảm xúc ñằm thắm, niềm thương cảm của ông ñối với ñời sống của dân.
Khác với thơ văn các tác giả kể trên, văn thơ ðinh Duy Tự ngồn ngộn chất hiện
thực, hiện thực ñời sống và hiện thực tình cảm của tác giả. Thơ văn ông cũng ñậm
chất dân gian ở nét trữ tình hài hước. Phần lớn các sáng tác của ông viết không lưu,

chỉ qua trí nhớ lời truyền của bà con và dân làng, nên cũng có nhiều dị bản và thật
khó xác ñịnh chính xác nguyên tác.
Phan Thanh (1836 - 1914), sau ñổi là Phan Thúc Nghiễm, người làng An Nhơn,
nay thuộc xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh
. ðỗ Tú tài khoa Tân Dậu 1861, bị mù ở nhà
dạy học, là nhà giáo nổi tiếng có nhiều học trò ñỗ ñạt cao và trở thành danh sĩ


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
122

Quảng Ngãi như Lê Trung ðình, Tạ Tương, Trương Quang ðản… Về văn học,
Phan Thanh cũng có nhiều sáng tác thơ Nôm nhưng bị thất truyền, trong số các
sáng tác chỉ có bài vè dài mang tên Lụt Bất quá, mô tả rất sinh ñộng tác hại của
cơn lũ lịch sử năm Mậu Dần 1878, vẫn còn ñược lưu truyền.
Bên cạnh các tác giả trên, còn có thể kể sáng tác thơ ñầy tình cảm lãng mạn,
thiên về cá nhân của anh em Cử nhân Phạm Viết Duy - Tú tài Phạm Viết Cang ở
Chánh Lộ (nay thuộc thành phố Quảng Ngãi) qua các bài Ký tình nhân thi, Văn tế
bà Sáu Kẽm; sáng tác thơ của Học Soạn ở Phú Nhiêu (nay thuộc xã Nghĩa Trung,
huyện Tư Nghĩa) với bài Tiều phu thán thể hiện tâm tưởng lánh xa chốn danh lợi
hồng trần…
Ngoài các tác giả người Quảng Ngãi kể trên, có hai nhà thơ nổi tiếng Việt Nam
có nhiều nợ duyên với ñất và người Quảng Ngãi và ñể lại dấu ấn sâu ñậm trong
văn chương là Cao Bá Quát và Nguyễn Thông.
Cao Bá Quát (1808 - 1855), hiệu Chu Thần, người Bắc Ninh, ñỗ Cử nhân, làm
quan nhỏ ở Bộ Lễ. Ông là một trí thức lỗi lạc, có khí phách hào hùng, tư tưởng
ngang tàng, bất khuất, có tình thương dân, nỗi lo ñời, nhưng luôn bị vùi dập. Về tác
phẩm, ông ñể lại một số ca trù, thơ, phú, câu ñối chữ Nôm và các tập thơ: Chu Thần
thi tập, Cúc ðường thi loại, Mẫn Hiên thi tập, Mẫn Hiên thi loại. Ông có bài thơ

nôm nổi tiếng: Tài tử ña cùng phú. Ông còn là người có tuyên ngôn về thơ, có tài
bình văn. Với Quảng Ngãi, ông có hai bài thơ nổi tiếng về sông Trà: Trà giang dạ
bạc và Trà giang thu nguyệt ca. Trong thời gian ở Hàn lâm viện, ông thường ñi công
cán miền Trung. Nhân bạn ông là Bảo Xuyên ñi quân thứ An Giang, lúc ghé qua
Quảng Ngãi, dừng chân bên mạn thuyền sông Trà Khúc, ông viết bài Trà giang thu
nguyệt ca. Tiễn bạn mà vịnh trăng, nên tình quyến luyến, giàu tiết ñiệu lòng người:
Trăng như người, trăng "như kính", người "tung hoành", trăng "luyến luyến bất nhẫn
tử", người "cùng ñồ". Nhưng rực rỡ hơn cả là "bóng người dọc ngang", "chống
gươm ñi thì ñi thẳng". Tầm ñịch khái hiện lên trong hình tượng thơ. Trà giang thu
nguyệt ca là một trong những bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác, với ñầy
nét bi tráng, rộng mở trong hồn thơ Cao Bá Quát.
Nguyễn Thông (1827 - 1884), tên chữ Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu ðộn
Am. Ông người Vàm Cỏ, Long An, ñỗ Cử nhân năm 23 tuổi, làm quan từ năm
1855. Năm 1869, ông làm Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi. Hiểu ñược nỗi khó khăn của
người dân ñịa phương trong sản xuất nông nghiệp, nên trong những năm 1869 -
1872, Nguyễn Thông chú trọng ñến việc thủy lợi và trồng cây ở Quảng Ngãi, và
qua ñó ông có làm một số bài thơ khuyên người dân cần chú trọng công tác thủy
lợi, trồng trọt. Các bài thơ của ông như: Khuyến cần nông, Khuyến hưng cừ,
Khuyến tài thực nói rõ ñiều này. Ở Quảng Ngãi, Nguyễn Thông có giao du với
Tùng ðường ðỗ ðăng ðệ, nhưng ông lại rất giống Nguyễn Bá Nghi ở óc thực tiễn.
Nguyễn Thông lưu nhiệm ở Quảng Ngãi chỉ khoảng 3 năm, nhưng chính ở Quảng
Ngãi ông gặp những thử thách khắc nghiệt, có dịp bộc lộ phẩm cách, tài năng, tâm
hồn của mình và ñể lại nhiều trước tác quan trọng. Ông thể hiện óc thực tiễn, tài tổ


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
123

chức rất giỏi của mình qua việc tổ chức thủy lợi, viết bài Nghĩa Châu thủy lợi tiểu

sách tự (bài tựa cho cuốn sách nhỏ về thủy lợi ở Quảng Ngãi), Trần thủy lợi tài thụ
nghi sớ (Sớ trình bày việc thủy lợi và trồng cây). Vì sơ suất trong xử án, Nguyễn
Thông bị cách chức, nhưng những nhân sĩ và người dân Quảng Ngãi ñã kêu oan
cho ông. Ông rất xúc ñộng trước nghĩa cử cao ñẹp ñó mà viết Tứ nhân truyện
(chuyện bốn người). Ở Quảng Ngãi, ông cảm khái về một thủ lĩnh nghĩa quân
người Quảng Ngãi ñã chiến ñấu và hi sinh ở Nam Bộ quê ông khi rơi vào tay giặc
Pháp mà viết Lãnh binh Trương ðịnh truyện (chuyện về Lãnh binh Trương ðịnh).
Ông khảo sát vùng bán sơn ñịa Trà Bình Trại, ñộng viên cụ Tú tài ðinh Duy Tự
ñứng ra tổ chức dân làng ñắp li ñập Ông Cá, rồi cảm xúc viết bài ðinh Gia yển ký
thật xúc ñộng. Ông nói với ðinh Duy Tự: "Kẻ sĩ dù ở nhà hay ra làm quan, cốt
nhất là giúp ích cho ñời". Các bài viết của Nguyễn Thông về thủy lợi không ñơn
thuần là kỹ thuật, nó bộc lộ tâm tư, tình cảm, tài năng và nhân cách kẻ sĩ cao ñẹp,
chứa chan nhân tình, với bút pháp sắc sảo, ñiêu luyện, tóm lại là những tác phẩm
văn học xuất sắc, ñích thực.
1.2. VĂN HỌC THỜI KỲ CẦN VƯƠNG (TỪ NĂM 1885 ðẾN CUỐI THẾ
KỶ XIX)
Sự biến kinh ñô tháng 7.1885 như một sự vùng vẫy trong tuyệt vọng của triều
Nguyễn trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Kinh ñô Huế thất thủ, vua Hàm
Nghi phải xuất bôn và hạ chiếu Cần vương. Pháp chiếm trọn quyền ở Việt Nam, áp
ñặt nền ñô hộ trên toàn cõi nước ta, dựng vua ðồng Khánh lên ngôi làm bù nhìn
hòng dùng bộ máy cai trị sẵn có và hòng chiêu dụ sĩ phu, làm mất tác dụng của
ngọn cờ Cần vương chống Pháp.
Từ ñây, vấn ñề lịch sử ñặt ra cho sĩ phu và nhân dân là phải tập trung sức cho
công cuộc chống Pháp, cứu nước, trong ñó có việc nhận thức rõ về âm mưu thâm
ñộc của thực dân và phải hành ñộng, phải sẵn sàng xả thân vì nước. Trong hoàn
cảnh lịch sử ñó, văn học cũng phải dốc sức vào nhiệm vụ cứu nước. Thời kỳ Cần
vương chống Pháp, ở Quảng Ngãi nổi lên các chí sĩ nổi bật trong cả nước như
những tấm gương tiết liệt trong hành ñộng thực tiễn, thể hiện rõ trong những áng
văn chương ñược viết bằng máu, mà ñiển hình nhất là Lê Trung ðình và Nguyễn
Duy Cung.

Lê Trung ðình (1857 - 1885), người làng Phú Nhơn (nay là thị trấn huyện lỵ
Sơn Tịnh), ñỗ Cử nhân khoa Giáp Thân 1884, là thủ lĩnh của Hương binh huyện
Bình Sơn. Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, Lê Trung ðình dẫn
Hương binh về ñánh chiếm tỉnh thành Quảng Ngãi từ tay bọn quan lại cơ hội nằm
chờ. Nguyễn Thân phản bội, chiếm lại thành, bắt Lê Trung ðình tống ngục, sau khi
không dụ ñược bèn ñưa ông ra pháp trường. Trên ñường ra pháp trường, Lê Trung
ðình ứng khẩu ñọc bài thơ tuyệt mệnh, về sau người ñời gọi ñó là bài "Lâm hình
thời tác" (Cảm tác lúc bị hành hình) như sau:
Kim nhật lung trung ñiểu


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
124

Minh triều trở thượng ngư
Thử thân hà túc tích
Xã tắc ái kỳ khu.

(Nay là chim trong lồng
Mai ñã cá trên thớt
Thân này tiếc gì ñâu
Gian nan tình ñất nước!)
Bài thơ tổng cộng chỉ có 4 câu, 20 chữ, mà như ñúc nén cả một ý chí xả thân
cứng như thép, một tấm lòng cao vời vì ñất nước. ðúng với các giai thoại về Lê
Trung ðình và với các áng văn thơ mà ông từng bày tỏ trước kia:
Rồi ñây không Võ thì ðình
Sẽ trải mật giữa non sông, nòi giống!
Ngoài Lâm hình thời tác là một áng thơ bất hủ, Lê Trung ðình còn ñể lại nhiều
bài thơ khác thể hiện tâm chí, khí phách của ông và người ñời cũng còn lưu truyền

nhiều giai thoại rất hay về ông.
Nguyễn Duy Cung (1839 - 1885), quê làng Vạn Tượng (nay thuộc xã Nghĩa
Dũng, thành phố Quảng Ngãi), là thầy học của Lê Trung ðình, ñỗ Cử nhân khoa
Mậu Thìn 1868. Năm 1885, khi có chiếu Cần vương, Nguyễn Duy Cung ñang làm
Án sát Bình ðịnh, ông cùng các sĩ phu tỉnh này dốc tâm chống Pháp, cứu nước.
Nhưng cũng như người học trò Lê Trung ðình ở Quảng Ngãi, ông cũng bị bọn
phản bội bắt giam. Trước lúc hi sinh, trong ngục ông cắt ngón tay lấy máu viết lên
tấm áo dài trắng một bài văn dài tựa ñề "Bình thành cáo thị", người ñời thường gọi
là Huyết lệ tâm thư (bức thư lòng viết bằng máu lệ), ném ra ngoài thành kêu gọi sĩ
phu và nhân dân tiếp tục chống Pháp. Bức chúc thư của Nguyễn Duy Cung cũng
như thơ tuyệt mệnh của Lê Trung ðình không chút vương vấn gì ñến cái chết của
bản thân, mà chỉ một lòng lo cho ñất nước với một tấm lòng nhiệt huyết hừng hực.
Thà làm ma có hồn trung, vía nghĩa
Không làm người ñeo mặt ngựa ñầu trâu
Xin trong tay sắp sẵn qua mâu, lòng ñịch khái còn hăng chưa nhụt
Xin cùng nhau gọn gàng giáp trụ, chí Cần vương càng mạnh không quên.


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
125

ðương thời, bài văn gây xúc ñộng sâu sắc trong nhân dân và sĩ phu hai tỉnh
Quảng Ngãi, Bình ðịnh và có tác dụng cổ vũ lớn lao mọi người ñứng lên xả thân
vì nước, cho nên người ta còn gọi ñó là hịch kêu gọi chống Pháp. Sau này, Giáo sư
Trần Văn Giàu nhận xét: "bài Hịch của cụ Nguyễn Duy Cung là một trận ñánh,
một trận ñánh với tinh thần quyết tử".
Cuộc ñời, hành trạng và thơ văn của Lê Trung ðình, Nguyễn Duy Cung là
những ñiểm sáng trong lịch sử và trong văn học Việt Nam, ñược các nhà nghiên
cứu ñánh giá rất cao, như Phó Giáo sư Nguyễn Lộc trong giáo trình Văn học Việt

Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX), Giáo sư Phan Ngọc trong công
trình Bản sắc văn hóa Việt Nam…
Văn học thời Cần vương chống Pháp ở Quảng Ngãi còn phải kể các gương mặt
nổi bật sau ñây:
Nguyễn Tự Tân (1848 - 1885), quê làng Trung Sơn (nay thuộc xã Bình Phước,
huyện Bình Sơn), ñỗ Tú tài năm Mậu Thìn 1868, là Phó quản Hương binh Bình
Sơn, phó tướng của Lê Trung ðình, hi sinh khi thành Quảng Ngãi lọt vào tay Việt
gian Nguyễn Thân. Ông có ñể lại một số bài thơ chữ Hán thể hiện tình yêu ñất
nước cũng như chí khí của kẻ sĩ, như các bài Trung Sơn, Tuyền Tung, Tình ñất
nước…
Nguyễn Bá Loan (1857 - 1908), người làng Lạc Phố (nay thuộc xã ðức Nhuận,
huyện Mộ ðức), con trai Phó bảng Nguyễn Bá Nghi, là thủ lĩnh của phong trào
Cần vương Quảng Ngãi sau khi Lê Trung ðình, Nguyễn Tự Tân hi sinh. Ông lãnh
ñạo phong trào Cần vương, ñánh nhau với Việt gian Nguyễn Thân nhiều trận cho
ñến năm 1888 thì lánh vào Nam Kỳ suốt hai mươi năm, sau quay về Quảng Ngãi
tham gia lãnh ñạo Duy tân Hội và hi sinh trong vụ cự sưu, khất thuế 1908. Trong
thời gian là thủ lĩnh Cần vương, giữa ông và Trịnh Tuyết Anh có mối tình ñẹp như
thơ ñầy tình yêu thương và chí khí.
Trịnh Thị Tuyết Anh (1870 - 1887?), là con một nhà quan ở làng Quýt Lâm
(nay thuộc xã ðức Phong, huyện Mộ ðức), vốn là người yêu của Nguyễn Bá Loan,
nhưng số phận ñưa ñẩy làm hôn thê của Việt gian Nguyễn Thân. Khi thấy rõ bộ
mặt gian ác của Nguyễn Thân, Trịnh Thị Tuyết Anh ñã cải trang nam nhi trốn theo
quân Cần vương dưới sự lãnh ñạo của Nguyễn Bá Loan, cầm "Thanh gươm tuyết
hận" ñể trả tình riêng, ñền nợ nước. Tương truyền bà cũng có một số bài thơ thể
hiện tình cảnh, tâm chí của mình, như bài ðẹp má ñào dưới ñây:
Khoác áo nam nhi, vượt sóng trào
Hồn ôm ñất nước rực trời sao!
Tuốt gươm trừ tiệt phường bạo tặc
Thỏa chí bình sanh, ñẹp má ñào!



Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
126

Dưới ñây là một ñoạn trong bài thơ Nỗi ngậm ngùi của Nguyễn Bá Loan khi ông
ngắm nhìn "thanh gươm tuyết hận" do Trịnh Thị Tuyết Anh gửi lại trước lúc nàng
hi sinh và cảnh quê hương trước khi ông lánh vào Nam Kỳ:
Ngóng về ñồng nội mây che khuất
Nghe tiếng quân reo dậy cõi bồ
Thanh gươm tuyết hận rơi ñầu giặc
Bóng nàng lồng lộng giữa trời mơ
(13)
.

Nhìn chung, văn học Quảng Ngãi thời kỳ Cần vương có nhiều ñiểm nổi bật và
những tác phẩm rất có giá trị. Các tác phẩm văn học Cần vương chống Pháp
thường do chính các chí sĩ Cần vương sáng tác, ở ñó văn chương hòa nhập với
hành ñộng cứu nước, với ý chí của bản thân người sáng tác, tính chân thực trong
cảm xúc rất cao.
Tuy nhiên, không phải tất cả các Nho sĩ ñều ñi theo Cần vương, vì lẽ này hay lẽ
khác. Trong số những người không tham gia Cần vương có Trương Quang ðản là
người có nhiều trước tác mà xét về mặt lịch sử văn học, không thể bỏ qua.
Trương Quang ðản (1833 - 1915), hiệu Cúc Khê, quê làng Mỹ Khê Tây (nay
thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh), con thứ của Trương ðăng Quế. Ông ñỗ Tú
tài khoa Ất Mão 1855, sau ra làm quan một thời gian dài ở các tỉnh Bắc và Trung
Kỳ, thời ðồng Khánh ñược Pháp ñưa lên làm vua, ông giữ một chức quan trong
triều. ðến khi Thành Thái lên ngôi, Trương Quang ðản giữ chức Phụ chính ðại
thần. Năm 1900 (Thành Thái năm thứ 12), ông về hưu và mất ở quê năm 1915.
Trong thời gian ở triều ñình Huế, ông từng làm Tổng tài Quốc Sử quán, chủ biên

các bộ sách lớn như ðại Nam liệt truyện, ðại Nam thực lục chính biên (ñệ tứ, ñệ
ngũ kỷ) mà ñến nay vẫn còn giá trị sử liệu. Về trước tác, ông có tập Cúc Khê thi
tập. Các bộ sách do ông chủ biên kể trên có ý nghĩa như là sự tiếp tục công việc
của thời kỳ trước còn dở dang.
2. VĂN HỌC TỪ ðẦU THẾ KỶ XX ðẾN TRƯỚC NĂM 1930
Năm 1888, ba năm sau khi hạ chiếu Cần vương, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và
ñày ñi Angiêri. Song với tâm thức dân tộc, các sĩ phu và nhân dân Quảng Ngãi vẫn
tiếp tục công cuộc Cần vương chống Pháp cho ñến những năm cuối thế kỷ XIX.
Sau thất bại của Lê Trung ðình, Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Bá Loan, Thái Thú, Trần
Du, phong trào Cần vương ở Quảng Ngãi chỉ còn lại những hào quang của một
thời. ðầu thế kỷ XX, các chí sĩ Quảng Ngãi cùng các nhà yêu nước trong nước tìm
kiếm phương hướng cứu nước mới theo ý thức hệ dân chủ tư sản. Mục ñích cuối
cùng vẫn là khôi phục ñộc lập dân tộc, nhưng phương lược có khác. Phía thực dân
Pháp thì củng cố bộ máy cai trị và tăng cường bóc lột, Âu hóa. Chế ñộ khoa cử
Nho học và việc học chữ Hán vẫn duy trì, nhưng ñã dần phai nhạt, tiếng Pháp và


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
127

chữ Quốc ngữ dần dần thay thế. Các nhà nho tham gia học tiếng Pháp, học Quốc
ngữ. Khoảng năm 1906, Duy tân Hội hình thành ở Quảng Ngãi. Năm 1908, diễn ra
cuộc cự sưu, khất thuế do Hội lãnh ñạo làm rung ñộng cả Trung Kỳ nhưng hàng
loạt chiến sĩ bị tàn sát, bị tù ñày. Năm 1914, Việt Nam Quang phục Hội hình thành
và năm 1916 tổ chức cuộc khởi nghĩa bất thành, lại thêm nhiều người bị tàn sát, tù
ñày. Phong trào yêu nước lại lâm vào bế tắc. Cho ñến ñầu thập niên 20 thế kỷ XX,
lại có những nỗ lực mới nhằm cải thiện dân sinh do các nhà chí sĩ tổ chức khi chịu
ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong khoảng 30 năm, nhiệm vụ cứu nước
ñược ñặt lên hàng ñầu nhưng những phương lược cứu nước mới ñược tìm tòi, truyền

bá vẫn chưa khai thông ñược bế tắc. Trên cái nền chính trị - xã hội ñó, văn học
Quảng Ngãi cũng có những bước chuyển và những thành tựu rất ñáng ghi nhận.
Chủ ñề chính của văn học thời kỳ này vẫn là chống Pháp, cứu nước, tuy nhiên
do yêu cầu truyền bá tư tưởng mới, nên nhiều tác phẩm văn học thiên về tuyên
truyền, truyền bá, vận ñộng, thức tỉnh quần chúng, như thức tỉnh về thân phận nô
lệ, về việc cải biến hủ tục, vận ñộng mọi người giữ chí khí và ñứng lên cứu nước…
Tác giả văn học thời kỳ này cũng là các nho sĩ, trí thức yêu nước, thủ lĩnh các
phong trào chống Pháp, như các Cử nhân Lê ðình Cẩn, Nguyễn Thụy, Nguyễn
ðình Quản, Tú tài Phạm Cao Chẩm, Tú tài Trần Kỳ Phong, Trương Quang Cận…
Văn học thời kỳ này vẫn dùng chữ Hán, song chữ Quốc ngữ ñã bắt ñầu chiếm
lĩnh các thể loại văn học, chủ yếu là các thể thơ truyền thống theo thể ñường luật,
lục bát, song thất lục bát… với các tác giả và tác phẩm sẽ ñược trình bày dưới ñây:
Lê ðình Cẩn (1870 - 1914), quê làng Hòa Vinh (nay là xã Hành Phước, huyện
Nghĩa Hành), ñỗ Cử nhân khoa Quý Mão 1903, là Hội chủ của phong trào Duy tân
Quảng Ngãi, nhiều lần xô xát với Công sứ Pháp ðôñê (Daudet)
(14)
. Lê ðình Cẩn
có bài thơ song thất lục bát dài: Xin ñúc một chữ ñồng kêu gọi ñồng bào xóa bỏ hủ
tục, ñồng tâm ñứng lên cứu nước, phần cuối bài thơ có ñoạn:
ðường vinh nhục ta này phải sáng
Chí tự cường cậy hẳn nhân dân
Mong sao trên dưới một lòng
Cùng nhau lấp hố bất bình từ ñây!
Nguyễn ðình Quản (1878 - 1910), quê làng Phong Niên (nay thuộc xã Tịnh
Phong, huyện Sơn Tịnh), ñỗ Cử nhân khoa ðinh Dậu 1897, tham gia phong trào
Duy tân, bị ñày ñi Côn ðảo và chết ở ñó, ñược Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng rất mến
phục. Nguyễn ðình Quản sáng tác nhiều thơ, trong ñó có các bài ñáng chú ý như
Dặn dạ, Tâm sự…



Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
128

Nguyễn Thụy (1864 - 1916), người làng Hồ Tiếu (nay thuộc xã Nghĩa Hà,
huyện Tư Nghĩa), ñỗ Cử nhân khoa Quý Mão 1903, tham gia Duy tân Hội, bị ñày
ñi Côn ðảo, trở về tham gia Việt Nam Quang phục Hội và là yếu nhân trong cuộc
khởi nghĩa 1916 ở Trung Kỳ, bị Pháp xử trảm. Ông có bài thơ ðể rồi xem nói về
chí làm trai trong thời nô lệ.
Bên cạnh các tác giả trên còn có Tú tài Phạm Cao Chẩm, Nhà giáo Phạm Cao
ðàm quê làng Xuân Phổ (nay thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa), Tú tài Trần
Kỳ Phong người Châu Me (nay thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), các Chí sĩ
Trương Quang Cận ở Trà Bình Trại (xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh), Nguyễn Công
Phương làng Hòa Vinh (xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành)… Họ ñều có những
sáng tác thơ ñể thể hiện tâm chí mình, ñộng viên ñồng chí, ñồng bào nuôi chí cứu
nước.
Khi tư tưởng cộng sản ñược truyền bá ñến Quảng Ngãi trong những năm cuối
thập kỷ 20 thế kỷ XX, các chí sĩ viết thơ vận ñộng cho tư tưởng cách mạng vô sản,
thức tỉnh nhân dân về dân tộc và giai cấp, trong ñó tiêu biểu nhất là các sáng tác
thơ của Tú tài Trần Kỳ Phong với các bài thơ Xoay trời lại, Chuyện ngược ñời…
3. VĂN HỌC TỪ NĂM 1930 ðẾN NĂM 1954
3.1. BỘ PHẬN THƠ CA CÁCH MẠNG
Kế tiếp văn chương yêu nước trong thời kỳ trước là bộ phận thơ ca cách mạng.
Các chiến sĩ cộng sản dùng văn thơ ñể tuyên truyền, vận ñộng cách mạng.
Tham gia sáng tác thơ văn thời kỳ này chủ yếu là những người hoạt ñộng cách
mạng theo lý tưởng cộng sản. Xét về ñội ngũ, họ ñông ñảo hơn so với các nhà yêu
nước tiền bối. Số lượng tác phẩm nhiều hơn. Nội dung có sự thống nhất rộng rãi.
Hình thức thể hiện còn ảnh hưởng thi pháp thơ cổ, ñồng thời cũng có người vận
dụng tốt thi pháp thơ mới.
Cơ sở lịch sử của thơ văn thời kỳ này là thực tế xã hội sôi ñộng của phong trào

hoạt ñộng cách mạng. Ở ñâu có phong trào cách mạng thì ở ñó có văn học cách
mạng. ðiều này ñúng với Xô viết Nghệ - Tĩnh và cũng ñúng ñối với Quảng Ngãi.
Do vậy, xét về nội dung, tính chất và tầm vóc thì thơ văn Quảng Ngãi ñủ chiều
kích ñứng bên cạnh các vùng văn học cách mạng khác.
Nội dung bao trùm trong thơ văn là tuyên truyền, vận ñộng cách mạng theo lý
tưởng yêu nước thương nòi, kêu gọi sự ñồng tâm chống thực dân, phong kiến ñể
giải phóng dân tộc, giành ñộc lập, tự do. Do yêu cầu trọng tâm này, nên thơ văn
cách mạng Quảng Ngãi mang ñậm tính chính trị. Tuy mức ñộ khác nhau, nhưng
các nội dung chủ yếu trên ñây ñều có thể tìm thấy trong sáng tác của nhiều chiến sĩ
cộng sản như: Trương Quang Trọng, Phan Thái Ất, Nguyễn Chánh, Tôn Diêm,
Nguyễn Thị Du, Trương ðình ðẩu, Mai Thị Én, Võ Xuân Hào, Trần Thị Hiệp,
Phạm Xuân Hòa, Nguyễn Huỳnh, Lê Trọng Kha, Vi Kiện, Phạm Kiệt, Trần Thị


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
129

Lan, Trần Kinh Luân, Nguyễn Quang Mao, Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Thị Nhạn,
Nguyễn Công Phương, Nguyễn Hồng Sinh, Huỳnh Tấu, Huỳnh Thanh, Bùi Phụ
Thiệu, Nguyễn Thiệu, Hồ Thiết, Trần Toại, Võ Tùng, Phạm Ngọc Trân, Phạm Thị
Trinh, Huỳnh Thị Tuyết Sau ñây là một số khuôn mặt và các tác phẩm tiêu biểu:
Trương Quang Trọng (1906 - 1931), quê ở Sơn Tịnh, tham gia thành lập tổ
chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Ngãi, hy sinh ở ngục Kon
Tum. Trương Quang Trọng ñã viết nhiều câu thơ song thất lục bát hào sảng, kêu
gọi mọi người ñứng dậy theo gương nước Nga Xô.
ðồng tâm, ñồng chí, ñồng bào
ðập ñổ ñế quốc lật nhào vua quan
Thực dân phong kiến tiêu tan
Xích xiềng bẻ gãy, lầm than xóa mờ

Chung tay xây dựng cơ ñồ
Việt Nam ñộc lập, tự do ñời ñời
Nguyễn Nghiêm (1904 - 1931), người con của huyện ðức Phổ, có công ñầu
trong việc thành lập ðảng bộ tỉnh Quảng Ngãi và là Bí thư Tỉnh ủy ñầu tiên. Ông
làm thơ với mục ñích góp phần hiệu triệu quần chúng nhân dân ñi theo cách mạng.
Ông viết từ trước khi ðảng bộ tỉnh Quảng Ngãi ra ñời: "Ai ơi có ðảng ra cầm
lái/Tất cả vùng lên rửa tủi hờn". Trong bài Hãy xốc tới, ông xác ñịnh: "Hễ còn áp
bức ta còn ñấu tranh". Tất cả ñều thống nhất trong một lời kêu gọi ñấu tranh cho sự
nghiệp cách mạng.
Nguyễn Chánh (1914 - 1957), người huyện Sơn Tịnh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Ngãi năm 1939, một trong những người lãnh ñạo cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ tháng
3.1945, cũng viết nhiều vần thơ cổ ñộng cách mạng, kêu gọi ñồng ñội, người thân
cần vững bền trong ý chí ñấu tranh. Các bài thơ như: May thay, Sức vẫy vùng, Tin
ở ngày mai cho thấy ñiều ñó. Ngay khi bị giam hãm trong tù, sự khao khát ñấu
tranh và niềm tin thắng lợi vẫn luôn luôn ñầy ắp trong cảm quan lịch sử của ông:
Trên ñường gió bụi chông gai
ðạp bằng ta sẽ ngày mai ñi về

Tình nhà nợ nước ñôi bề vẹn hai
Em ơi! Tin tưởng ngày mai.


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
130

Thơ văn của các chiến sĩ cộng sản mang sắc thái dân gian và ñã có hơi hướng
hiện ñại. Có người còn dùng thi pháp thơ trung ñại, có người ñã tiếp nhận, sáng tác
theo thi pháp thơ mới ñương thời. Có một vài hình ảnh ước lệ, một số cách diễn ñạt
cũ, ñôi thể thơ truyền thống, nhưng ñặt những bài thơ giàu ý nghĩa về lẽ sống này

trong bối cảnh cách mạng ñang sôi sục hoặc các tác giả ñang bị tù ñày ở nhiều nhà
ngục thì những hạn chế về nghệ thuật là ñiều ñương nhiên.
ðiều cốt lõi là thơ ca cách mạng ñã ñược truyền bá một cách rộng rãi, lôi cuốn
thêm những chiến sĩ cách mạng mới, ñẩy mạnh thêm phong trào, làm cho sự
nghiệp cách mạng vô sản ngày càng lớn mạnh. Cái ưu trội của thơ văn thời kỳ này
là có lý tưởng rõ ràng ñể hướng ñến, có quan ñiểm giai cấp hẳn hoi, không có
những nghịch lý phải chọn lựa khốc liệt như giữa việc theo vua hay ñứng về phía
nhân dân như ở thời cận ñại có người gặp phải. Tất cả họ, dù ñang ñược tự do hoạt
ñộng hoặc ñang bị tù ñày, ñều có sự thống nhất cao giữa con người, xã hội và nội
dung thơ văn. Sự thống nhất cao ấy khiến thơ văn họ là tấm gương soi trung thực
về chính cuộc ñời hoạt ñộng cách mạng của họ. Thơ văn của họ, vì vậy, ñã góp vào
văn học cách mạng vô sản Việt Nam những viên gạch thuở ban ñầu.
3.2. NHỮNG TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM THUỘC PHONG TRÀO THƠ
MỚI
Trong phong trào Thơ mới Việt Nam (1932 - 1942), Quảng Ngãi góp vào thi ñàn
ba khuôn mặt thơ, thông qua sự chọn lựa của Hoài Thanh - Hoài Chân, nhưng số
lượng tác gia viết theo thi pháp thơ mới có nhiều hơn.
Nguyễn Vỹ (1910 - 1971), sinh ở Tân Phong, huyện ðức Phổ, sống ở Hà Nội,
Sài Gòn, làm ñủ nghề, nhiều thăng trầm. Nguyễn Vỹ viết văn, làm thơ, in bài trên
Văn học tạp chí, Hà Nội báo, Phụ nữ từ năm 1927. Ông còn làm chủ nhiệm, chủ
bút một số tuần báo từ năm 1949 ñến 1971 như: Dân ta, Tạp chí Phổ thông, Thằng
Bờm Nguyễn Vỹ xuất hiện trong phong trào Thơ mới với trường thơ Bạch Nga.
Ông có ý thức kiếm tìm trong thi pháp thể hiện. Tác phẩm ñã xuất bản: Tập thơ
ñầu (1934), Hoang vu (1962); tiểu thuyết có ðứa con hoang (1936), Chiếc áo cưới
màu hồng (1957), Dây bí rợ (1957), Mồ hôi nước mắt (1963). ðối với tình yêu xứ
sở, Nguyễn Vỹ có một bài thơ nhiều người biết ñó là bài Quảng Ngãi quê hương
tôi. Hai bài thơ nổi tiếng nhất của Nguyễn Vỹ, ñược Hoài Thanh, Hoài Chân ñánh
giá cao, là bài Sương rơi và bài Gửi Trương Tửu.
Tế Hanh (sinh năm 1921), quê Bình Dương, huyện Bình Sơn, nổi tiếng trong
phong trào Thơ mới từ năm 1938 và ñược Hoài Thanh, Nhất Linh ñánh giá cao.

Giải thưởng Tự Lực Văn ðoàn năm 1938 cho tập thơ Nghẹn ngào ñã ñưa Tế Hanh
sớm ñịnh vị trên thi ñàn Việt Nam. Tế Hanh làm thơ, dịch thơ, viết tiểu luận,
nhưng ông thực sự là một nhà thơ. ðề tài trong thơ ông là những cảnh tượng bình
dị, gần gũi, thân thương, ñặc biệt là sinh hoạt miền sông - biển làng quê Bình
Dương (Bình Sơn) quê hương tác giả. Thơ Tế Hanh có hình ảnh trong sáng, ý thơ
chân, ít triết lý, cú pháp thơ thuận, nhịp ñiệu thơ khoan, gần với thơ truyền thống,
giọng ñiệu tâm tình, giãi bày, cảm hứng nhất quán một cõi riêng, như ông nói: Tâm


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
131

thức một ñời với cái ñẹp sông - biển và tình người quê hương. Sau 1945, hồn thơ
ông ñược mở rộng thêm, ñạt nhiều thành tựu mới. Trước sau, ông có 20 tập thơ với
rất nhiều bài thơ hay. Tế Hanh có một số bài thơ ñược chọn vào chương trình
giảng dạy văn trong nhà trường như: Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Vườn
xưa, ñều là những bài thơ ñậm ñà tình quê hương với nỗi lòng hết mực thiết tha, và
ý thơ, tứ thơ trong sáng, ngôn từ bình dị, nhưng sâu lắng. Ông ñược nhận Giải
thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ñợt I (1996).
Bích Khê (1916 - 1946), tên thật là Lê Quang Lương, sinh ở quê ngoại huyện
Sơn Tịnh, sau về sống ở Thu Xà, huyện Tư Nghĩa. Tác phẩm của Bích Khê có tự
truyện và một vài thi phẩm. Năm 1939, tập thơ Tinh huyết của Bích Khê ra ñời.
ðương thời, Hàn Mặc Tử có những lời bình xứng ñáng với giá trị ñặc sắc của thơ
ông. Còn Hoài Thanh xem những câu: "Ô! Hay buồn vương cây ngô ñồng/Vàng
rơi, vàng rơi, thu mênh mông" (Tỳ bà) thuộc hạng những câu thơ hay vào bậc nhất
trong thơ Việt Nam. Do hình tượng ñộc ñáo và thi pháp tân kỳ, nên những bài thơ
như Duy tân, Xuân tượng trưng, Tranh lõa thể, Tỳ bà ñến nay vẫn còn sức hấp
dẫn riêng. Bích Khê ñược xem là nhà thơ tượng trưng ñiển hình nhất trong các nhà
thơ Việt Nam. ðối với quê hương, Bích Khê cũng có những bài thơ hay nổi tiếng

như Làng em, Trên núi Ấn nhìn sông Trà, Về Thu Xà cảm tác.
Nguyến Viết Lãm (sinh năm 1919), quê phường Nghĩa Lộ, thành phố Quảng
Ngãi. Ông học Trường Quốc học Quy Nhơn, tham gia nhóm thơ Quy Nhơn với
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan trong những năm 1936 - 1939 với bút danh
Nguyễn Hạnh ðàn, nhưng thời ấy chưa ñược Hoài Thanh chú ý. Trước 1945, ông
in thơ, truyện, khảo cứu trên một số tờ báo và công việc này vẫn ñược tiếp tục về
sau. Ông ñi theo Cách mạng tháng Tám và sáng tác ñều cho ñến sau 1975. Ông về
làm Thư ký Hội Văn nghệ Hải Phòng từ 1962 và sinh sống luôn ở ñất Cảng.
Nguyễn Viết Lãm in trên 10 truyện ngắn, bút ký, dịch thuật một số thơ Pháp sang
Việt ngữ, nhưng trước sau ông vẫn là nhà thơ với 5 tập thơ ñược nhiều bạn ñọc
biết. Tuyển tập thơ Nguyễn Viết Lãm do Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Ngãi in
năm 1992 cho thấy thơ ông luôn thể hiện tình cảm chân thành trước những ñiều
lớn lao của nhân dân, quê hương qua hai cuộc kháng chiến. Xa quê nhà, nhưng ông
vẫn dành tình cảm sâu sắc cho quê hương Quảng Ngãi. Thơ Nguyễn Viết Lãm thể
hiện một tâm hồn ñôn hậu, sâu lắng và luôn thủy chung với những ñiều từng tâm
niệm, khát khao.
4. GIAI ðOẠN TỪ NĂM 1954 ðẾN NĂM 1975
4.1. VĂN HỌC CÁCH MẠNG Ở VÙNG GIẢI PHÓNG
Thơ văn cách mạng ở vùng giải phóng Quảng Ngãi những năm chống Mỹ, cứu
nước ñạt ñược một số thành tựu nhất ñịnh, góp phần tích cực vào cuộc chiến ñấu
chung.


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
132

Xét về ñề tài, thơ văn thời kỳ này tập trung thể hiện những vấn ñề lớn lao từ
cuộc sống xây dựng và chiến ñấu của quân dân ta trên khắp các ñịa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.

Về nội dung, hầu hết các tác phẩm ñều ngợi ca những tư tưởng, tình cảm cao
ñẹp của các tầng lớp người tham gia chiến ñấu. ðó là những suy cảm về những
người dân kiên cường góp sức người, sức của và cả máu xương cho cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. ðó là sự khẳng ñịnh nhiều phẩm chất rất ñáng tự hào
của những người lính cầm súng chiến ñấu cho quê hương, quyết tâm ñánh giặc cứu
nước.
Về mặt thể loại, văn học thời kỳ này khá phong phú, nhưng số lượng cũng như
sự thành công thì thể truyện - ký và thơ ca chiếm ưu thế.
Về ñội ngũ sáng tác, trong thời kỳ này có hai bộ phận cầm bút cùng viết về cuộc
chiến ñấu của nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Quảng Ngãi nói riêng. Thứ
nhất, các cây bút người Quảng Ngãi như: Nguyễn Viết Lãm, Tế Hanh, Phú Sơn,
Thanh Thảo, ðinh Xăng Hiền, Vũ Hải ðoàn, Nguyễn Trung Hiếu, Hoài Hà Thứ
hai, các nhà thơ, nhà văn ở khắp mọi miền ñất nước ñến công tác, chiến ñấu ở
Quảng Ngãi, như Thu Bồn, Nguyễn Chí Trung, Bùi Minh Quốc, Dương ðức
Quảng…
Dù là người ñịa phương hay người ở các nơi khác, tác phẩm của họ ñều có sự
gần gũi về ñề tài, chủ ñề, cảm hứng sáng tạo. ðiểm chung trong nội dung thơ văn
cách mạng giai ñoạn này là sâu nặng tình ñất tình người, giàu quyết tâm chiến ñấu
và do vậy, nó tự hào ñược nối kết với dòng văn học chống Mỹ trong cả nước, góp
phần tạo nên chiến thắng trên mặt trận văn hóa - tư tưởng nói chung.
Các tác giả người Quảng Ngãi
Cầm bút trên chính quê hương mình, các tác giả người Quảng Ngãi rất thuận lợi
trong việc miêu tả, sáng tạo về con người và cuộc sống, cuộc chiến ñấu nơi ñây.
Nguyễn Hồ với những ghi nhận về cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng qua Bão lửa Trà
Bồng, Vũ Hải ðoàn ghi nhận ðêm qua vùng ranh, Nguyễn Trung Hiếu chia sẻ với
bà con khi họ ñem tin tức cho ñội công tác qua bút ký Chỗ hẹn ñầu cầu. Hoài Hà,
ðinh Xăng Hiền ca ngợi tình yêu bản làng và lòng căm lũ giặc của anh ðinh Tô,
anh A Nỉ. Nguyễn Viết Lãm, Tế Hanh dù ở xa Quảng Ngãi, vẫn có những sáng
tác hướng về quê hương trong những năm kháng chiến. Phú Sơn (Nguyễn Phúc
Hoàng) cũng có nhiều thơ trào phúng ñả kích kẻ thù từ những năm kháng chiến

chống Pháp, ñặc biệt là những năm chống Mỹ. Tiêu biểu có tập Thơ trào phúng,
xuất bản năm 1993. Riêng Thanh Thảo, vì tham gia chiến ñấu ở chiến trường ðông
Nam Bộ nên hầu hết các tác phẩm của ông ñều viết về cuộc chiến ñấu của chiến sĩ,
nhân dân vùng ðông Nam Bộ.
Số lượng người cầm bút ở Quảng Ngãi cũng như tác phẩm của họ tuy chưa
nhiều, nhưng những trang văn thơ của họ, ngoài tình cảm hướng về cuộc chiến ñấu


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
133

của toàn dân tộc, họ thật sự có ñiều kiện thể hiện riêng tình yêu ñối với quê hương
của mình.
Các tác giả là người ở ñịa phương khác nhưng gắn bó và có viết về Quảng
Ngãi
Do yêu cầu của cách mạng, nhiều người cầm bút ñến công tác tại vùng ñất
Quảng Ngãi. Tại ñây, họ chứng kiến sự kiên cường bất khuất của người dân Quảng
Ngãi. Chính ñiều ñó ñã thôi thúc và gợi ý cho họ viết những vần thơ, những trang
văn về ñất và người Quảng Ngãi. Bùi Minh Quốc ca ngợi con người và quê hương
Trà Bồng, Quảng Ngãi (ðất lửa Trà Bồng), ca ngợi ñất và người vùng ñất Sa Kỳ
anh dũng (Hồi ñó ở Sa Kỳ). Nguyễn Chí Trung lại ghi nhận các giá trị văn hóa và
tình người nơi ñây (Làng quế, Hương Cau). Những cây bút có tên tuổi ở xa như
Yến Lan, Nguyễn Xuân Sanh, Chế Lan Viên cũng có thơ về những chiến công của
quân dân Quảng Ngãi (Vạn Tường ơi!, Sơn Mỹ, Sơn Mỹ)…
Tác giả và tác phẩm của những cây bút ở các ñịa phương khác, nhưng có gắn bó
với Quảng Ngãi, viết về ñất và người Quảng Ngãi chiếm một số lượng khá lớn
trong thành tựu văn học chống Mỹ ở mảnh ñất này.
Viết về quê hương và con người Quảng Ngãi trong ñiều kiện khốc liệt của chiến
tranh, có khi có tác phẩm mới chỉ như phác thảo, có tác phẩm chưa thật hay, nhưng

tất cả các trang văn thơ ấy ñều chân thành, cảm ñộng. Các tác giả ñã thực sự có
một quá trình nếm trải sống còn với ñạn bom chiến tranh và ñã dành những tình
cảm sâu nặng ñối với quê hương núi Ấn - sông Trà.
4.2. VĂN HỌC VÙNG TẠM CHIẾM
Từ năm 1954 ñến năm 1975, ñồng thời với văn học phục vụ cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, trong vùng tạm chiếm do chính quyền Sài Gòn kiểm soát
cũng có những sáng tác văn học với nhiều khuynh hướng khác nhau.
Nếu ñề tài và cảm hứng của văn học chống Mỹ là xây dựng, ñấu tranh bảo vệ Tổ
quốc, nhân dân và ngợi ca lý tưởng ñộc lập tự do, thì ñề tài và cảm hứng của văn
học Quảng Ngãi ở vùng tạm chiếm chủ yếu là thế sự, ñời tư và oán than, phủ ñịnh.
Hầu hết người viết thuộc các thế hệ trong vùng tạm chiếm ñều chứng kiến cảnh
loạn ly, ñiêu tàn do chiến tranh gây nên. Một ñời sống tinh thần có phần bất an,
những tâm trạng lo âu, khắc khoải xuất hiện rải rác qua nhiều tùy bút, truyện
ngắn và một số thi phẩm. Các tác giả vừa xót xa cho sự sống, thân phận, có ý thức
chống chiến tranh, mong hòa bình, vừa suy ngẫm về thời cuộc bể dâu và qua ñó
gửi gắm tình yêu quê hương cũng như những hoài bão mang tính tích cực ñối với
Tổ quốc. Những nội dung tình cảm này biểu hiện khác nhau ở từng cây bút cụ thể,
nhất là quan niệm ñối với chiến tranh.
Nhìn theo diễn trình, từ năm 1954 ñến năm 1960, hầu như không có ñược mấy
tác phẩm văn học xuất hiện ở vùng tạm chiếm. Phải ñến sau những năm 1960 mới


Ñòa chí Quaûng Ngaõi
Trang
134

có một số tác phẩm ra ñời, chủ yếu là thể loại thơ ca của các tác giả: Ngũ Hà Miên,
Vũ Hồ, Thanh Sơn, Trào Phúng, Minh ðường, Khắc Minh, Phan Nhự Thức, Tố
Diễm, ðoàn Huy Giao, Lê Vinh Ninh, Lê Vinh Thiều, Phương ðình, ðoàn Khắc
Huỳnh, Luân Hoán, Hà Nguyên Thạch, Trần Thuật Ngữ Cũng có người không

phải là người Quảng Ngãi nhưng viết về Quảng Ngãi khá hay như Trần Lê Nguyễn
với bài Về Quảng Ngãi. Về văn xuôi, tiêu biểu có bà Tùng Long chuyên viết nhiều
tiểu thuyết phơiơtông rất nổi tiếng trên các nhật báo ở Sài Gòn.
Về các tác giả nghiên cứu, phê bình có thể kể ñến Phạm Văn Diêu, với công
trình văn học sử - giảng văn: Văn học Việt Nam (Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1960).
Riêng Phạm Trung Việt với ba công trình chính: Non nước xứ Quảng (4 lần tái
bản), Khuôn mặt Quảng Ngãi (1973), Thi ca và giai thoại miền Ấn - Trà (1973)
viết về vùng ñất, văn hóa và con người Quảng Ngãi, ñã có thể xem ông là một nhà
văn hóa học ñịa phương, một nhà văn nặng tình nghĩa với quê hương núi Ấn sông
Trà. Các tác phẩm này của ông hiện vẫn có nhiều giá trị về tư liệu và vẫn ñược
ñông ñảo bạn ñọc là người Quảng Ngãi, trong lẫn ngoài tỉnh, ñón nhận.
Khoảng từ năm 1970 ñến ngày giải phóng, trong ñời sống văn học Quảng Ngãi
ở vùng tạm chiếm xuất hiện hàng loạt cây bút trẻ. Họ làm việc nhiều nơi, khác
nhau về thành phần, lứa tuổi, nhưng gần gũi nhau về ñề tài, chủ ñề và bút pháp. Sáng
tác của họ nhiều nhất vẫn là thơ ca. Thơ ca họ gần gũi với văn giới ñàn anh ở bình
diện nội dung, nhưng có phần ưu tiên cho tình yêu tuổi học trò, tình yêu quê hương và
nỗi oán than ñối với chiến tranh. Những sáng tác này xuất hiện chủ yếu trên: Trước
mặt, Quảng Ngãi ngày nay, Thi văn ñoàn Âu Cơ…
Nhìn chung, văn học trong vùng tạm chiếm ở Quảng Ngãi giai ñoạn 1954 - 1975
khá ña dạng về thể loại, ñề tài, có ít nhiều ñóng góp cho sự phát triển văn học
Quảng Ngãi, nhưng chưa thực sự có những ñổi mới về bút pháp; hình ảnh, ngôn
ngữ còn bị ảnh hưởng nhiều của thơ cũ. Chưa có nhiều tác phẩm ñứng ñược lâu,
trừ một số biên khảo của tác giả Phạm Trung Việt.
5. TỪ NĂM 1975 ðẾN NĂM 2005
5.1. NHỮNG TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TRƯỞNG THÀNH TỪ CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
Như ñã trình bày ở phần văn học phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ, ñội ngũ
sáng tác văn học ở Quảng Ngãi thời kỳ này có hai bộ phận: các cây bút người
Quảng Ngãi và các cây bút ở ñịa phương khác chiến ñấu và sáng tác ở ñây. Mỗi
người cầm bút trong ñiều kiện chiến tranh hầu như không có ñủ thời gian ñể làm

người viết chuyên nghiệp. Do yêu cầu và ñòi hỏi của công tác cách mạng, các tác
giả phải làm nhiều việc với tư cách công dân, tư cách chiến sĩ, bên cạnh tư cách
nhà văn. Vì thế, chưa có người cầm bút nào có thể coi là nhà văn chuyên nghiệp,
và cũng vì không chuyên nghiệp nên chất lượng tác phẩm không ñồng ñều. Tuy
nhiên, trong số họ vẫn có một số tác giả tiêu biểu, có thể ñược xem là trưởng thành

×