Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

7 Yếu Tố Cơ Bản trong Thiết Kế Blog ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.99 KB, 13 trang )

7 Yếu Tố Cơ Bản trong Thiết Kế Blog

Trong bài này, chúng tôi sẽ đưa ra 7 yếu tố cơ bản trong thiết kế Blog,
các yếu tố này sẽ có ảnh hưởng rất lớn vào sự thành công hay thất bại
của Blog
Cộng đồng Blog đang ngày càng được mở rộng, và chúng tôi– những
người thiết kế web- hiểu rất rõ tầm quan trọng của sự phát triển Blog, vậy
nên, chúng tôi luôn muốn cung cấp tới khách hàng những lợi ích mà một
Blog có thể mang lại. Blog là một cách lý tưởng để liên tục cập nhật tới
độc giả những phát triển mới đang được thực hiện trong doanh nghiệp
của bạn và những chia sẻ quý giá mà họ có thể tìm thấy khi gắn bó với
bạn.Ngược lại điều này sẽ giữ cho trang web một lượng truy cập khổng lồ
khi một nội dung mới được cập nhật. Và để có được một Blog như vậy,
sẽ có rất nhiều yếu tố quan trọng cần phải biết trước khi thiết kế một
Blog. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số yếu tố cần được ưu
tiên khi thiết kế Blog.
Ngay trên những Blog được thiết kế tối giản nhất, các yếu tố mà chúng
tôi đưa ra dưới đây cũng là những yếu tố cơ bản sẽ mang lại một điểm
nhấn, một sự chú ý rất lớn đến thiết kế của bạn. Mỗi một yếu tố có thể có
khả năng tạo nên một sự tác động lớn đến việc thành công hay thất bại
của trang web, dù cho nội dung mới là yếu tố quyết định cuối cùng
của Blog.
Vì vậy, sau này, khi bạn nhận được một hợp đồng thiết kế Blog, đây chắc
chắn sẽ là những yếu tố mà bạn cần xác định.
Header
Theo lẽ tự nhiên, đây sẽ là phần quan trọng của bất kỳ một trang web nào
bởi vì nó cho phép mọi người biết được nơi họ đang truy cập trên Web-
site. Chẳng hạn, nếu trang web của bạn được gọi là Read Write Web, bạn
phải có một Header ‘Read Write Web’ lớn, rõ ràng để khách truy cập
nhận biết ngay khi liếc qua trên phần đầu trang web. Header sẽ giúp
khách truy cập loại bỏ bất kỳ một nhầm lẫn nào, dù cho nó không phải là


một vật bảo đảm.
Header sẽ luôn có một Logo, tên của trang Web hoặc công ty đằng sau
nó, và có thể trong một số thiết kế Header có kèm theo Text.

Header của Blog là một trong 2 yếu tố chính để ngay lập tức lôi cuốn sự
tập trung và chú ý của người dùng. Vì vậy nó cần phải được thiết kế một
cách nổi bật, giống như trên một tờ báo hay tạp chí. Và bởi vì bạn thường
muốn Header là yếu tố đầu tiên của trang web khi khách truy cập nhìn
vào, thế nên hầu hết các nhà thiết kế đều đặt Header Blog ở góc trên bên
trái của trang web.
Điều này không phải luôn là một sự cần thiết, nhưng sau nhiều năm,
không có một định hướng biến đổi tinh tế nào, cộng đồng Online đã quen
tìm kiếm tên và Logo của bạn ở vị trí đó. Ngoài ra, có một phần lớn các
ngôn ngữ địa phương và text đã được thiết lập bắt đầu từ góc trên bên
trái, đây thường là nơi bắt đầu để tìm kiếm thông tin.
Ví dụ tham khảo


Post Headlines
Nếu Header là một trong 2 yếu tố chính để thu hút sự chú ý của độc giả,
Post Headlines lại có một vai trò khác. Chúng ta hãy xem lại các Tem-
plete, các tờ báo in luôn sử dụng các Headline để chia tách nội dung của
bài viết, có thể sử dụng Font chữ lớn hơn, in đậm hơn.
Các điểm nổi bật trong suốt toàn trang sẽ hướng con mắt người đọc tìm
tới những mục liên quan hoặc hấp dẫn. Tương tự như vậy, trên một Blog,
các yếu tố trực quan này sẽ giúp người đọc sàng lọc thông tin khi họ Nav-
igate qua Blog, vì vậy, bạn phải làm thế nào đó để người đọc có thể tìm
kiếm ngay được các post headlines.

Headline chắc chắn là một yếu tố rất khó thực hiện, vì bạn muốn chúng

phải lớn và hiện ra lù lù, nhưng không được làm cho chúng trở nên luộn
xộn và cảm giác như chúng đang bị dồn nén.
Điều này có thể đòi hỏi phải có sự khéo léo khi thiết kế. Cần phải xác
định được điều gì đáng được xem xét, Headline phải thu hút được sự chú
ý, và không phá hủy sự trơn tru của thiết kế.
Một vị trí tốt để bắt đầu tìm kiếm, đó là danh sách các Font chữ Headline
lớn, đậm từ DesignM.ag.
Font chữ bạn chọn có thể cần điều chỉnh khoảng cách để Font chữ được
sắp xếp có một cách hợp lý khi xuất hiện.
Ví dụ tham khảo


Navigation
Một lần nữa, như với một trang web bất kỳ nào đó, Navigaiton trực quan
là một yếu tố quan trọng vì mục đích và sự đúng đắn dành cho người đọc.
Bây giờ, khi thiết kế, bạn không cần thiết phải đọc viết lại những gì mà
trang web khác đã có, nhưng bạn sẽ thiết lập cách bạn tìm kiếm, vì vậy
tính khả dụng của giao diện quan trọng này có thể tích hợp tới thiết
kế Blog
Trong thực tế, Navigation là một phần quan trọng trong việc biểu thị
những thông tin Blog sẽ cung cấp. Việc tạo ra đường vào là bước đi lớn
đầu tiên.

Navigation phải là một yếu tố có thể tiếp cận dễ dàng, được đánh dấu rõ
ràng, và không có nhiều hạn chế để bạn có thể thiết kế nó một cách hiệu
quả và sáng tạo.
Một lời khuyên dành cho việc phân bổ trên yếu tố này và để thể hiện tầm
quan trọng của nó, đó là thông qua phương pháp tiếp cận đa tầng. Không
chỉ có một Navigation chính được phân lớp phù hợp và thích hợp trong
thiết kế Blog mà còn có thể dễ dàng có một yếu tố phụ Navigation đơn

giản dựa trên Text ngay dưới Footer của Blog. Đây là một bổ sung nhanh
chóng cho trang web nhằm hỗ trợ cho cả khách hàng và độc giả của
trang web.
Mặc dù bạn có thể thích một thanh Navigation phức tạp, hãy xem thư
viện Navigation tại Noupe để có những ý tưởng mới.
Ví dụ tham khảo


Archives
Đối với một Blog, nội dung là động lực để phát triển Blog, vì vậy, bạn
phải làm thế nào đó để nội dung có thể được tiếp cận một cách dễ dàng,
đặc biệt là khi di chuyển từ trang đầu tiên sang trang thứ hai của các bài
viết mà đọc giả đang theo dõi.
Hãy nhớ rằng một trong những mục đích chính của Blog là khích lệ độc
giả, và bạn không thể thực hiện điều đó nếu một khi đang theo dõi một tài
liệu, độc giả không biết tìm trang tiếp theo ở đâu. Không phải mọi thứ
xuất bản trên một Blog sẽ có sức hấp dẫn mãi mãi và sự ổn định của nó
được thử thách qua thời gian, nhưng ít ra bạn có thể cung cấp một số nội
dung hỗ trợ thông qua Archives.

Tôi đã từng viết về điều này trước kia khi nói về cách tạo phần Archive
có chiều sâu và toàn diện đối với Blog của bạn.
Hãy chắc rằng phần Archives có phạm vi cần thiết để chứa đựng một sự
đóng góp khá lớn từ người cung cấp nội dung hay, và thiết lập thanh Bar
nhỏ để người sử dụng Blog có thể thấy giá trị của nó.
Ví dụ tham khảo


Site Search
Archive không phải là cách duy nhất để tạo sự chú ý đến nội dung trong

thiết kế của bạn và khích lệ tỷ lệ người truy cập Blog thông qua nội dung
của nó, mà yếu tố Site Search cũng có thể thực hiện điều đó.
Site Search mang lại cho người dùng sự thoải mái và quen thuộc hơn so
với việc sử dụng Navigation và Archive trong việc tìm kiếm những thông
tin mà họ muốn trên trang web của bạn. Người dùng cũng có thể truy cập
tới trang web thông qua một trang web khác và có thể chỉ cần duyệt một
từ khóa đặc biệt. Một Site Search có thể dễ dàng giải quyết những lo
lắng này.

Site Search có thể được thực hiện như một cách tinh tế và kín đáo nếu
bạn muốn, hoặc bạn có thể làm tạo ra những điểm sặc sỡ, đậm nét cho nó,
nhưng tuy nhiên bạn chỉ cần thực hiện một Site Search là đủ. Cả khách
hàng và độc giả sẽ đánh giá cao điều này.
Và như đã đề cập, nếu bạn muốn một phương pháp tiếp cận tối giản nhất
và không làm cho người đọc cảm thấy lạ, thì Site Search là một bổ sung
rất có giá trị.
Bên cạnh Site Search sẽ được thực hiện một cách dễ dàng trong một kiểu
thiết kế tối giản, bạn có thể đặt nó ở bất cứ đâu và xác định vị trí của nó
làm sao cho nó Blend thật tốt với Background. Và miễn là nó không làm
giảm đi vẻ đẹp của thiết kế, tại sao không tạo ra một Site Search để làm
cho độc giả cảm thấy dễ dàng hơn nhiều khi muốn tìm kiếm nội dung trên
Blog của bạn.
Ví dụ tham khảo


RSS Subscribe
Nội dung là yếu tố làm cho Blog phát triển, và khi thiết kế, bạn phải đảm
bảo bạn sẽ cung cấp cho độc giả một cách để đăng ký tới RSS feed của
trang web, mặc dù điều đó có nghĩa họ không được tiếp xúc với những
thiết kế bằng tay rực rỡ của bạn.

Phần thưởng dành cho thiết kế của bạn là hỗ trợ và cho phép người đọc
nhận được nội dung theo cách mà họ muốn. Khi thiết kế, bạn sẽ không
chịu trách nhiệm về nội dung, nhưng sự phân bổ và trình bày nội dung lại
phụ thuộc vào thiết kế của bạn. Toàn bộ những cơ bản mà người đọc
mong đợi là không có gì cản trở họ tiếp cận nội dung Blog.

Mặc dù khi RSS Subscribe có xu hướng trở thành một yếu tố thiết kế khá
nhỏ, nhưng nó vẫn thu hút được sự chú ý. Điều này có nghĩa là, kích
thước không quan trọng trong thiết kế. Khi nó vẫn còn phù hợp với phần
còn lại của thiết kế, thì nó không làm ảnh hưởng đến sự trơn tru và cảm
nhận của thiết kế.
Với rất nhiều RSS icons thú vị, có sẵn được cung cấp từ cộng đồng thiết
kế, chúng ta không đề cập đến kỹ năng thiết kế của riêng bạn, việc thêm
yếu tố thiết kế Blog quan trọng này sẽ là một điều cần thiết phải xem xét
khi bạn bắt đầu thiết kế một Blog.
Ví dụ tham khảo


Post & Comment Styling
Theo lẽ tự nhiên, Blogs là vừa phải có tính hấp dẫn, vừa phải có sự tương
tác, và thiết kế của bạn phải làm nổi bật cả hai khía cạnh này thông qua
một yếu tố rất quan trọng; phong cách.
Đặc biệt, phong cách của bài post và của phần bình luận (tất nhiên khi áp
dụng. Hãy tìm hiểu xem khách hàng của bạn có cho phép thiết kế phần
bình luận hay không trước khi bạn chỉ ra đó là một điều hết sức hiển
nhiên). Các bài post là mạch máu chảy qua blog và hãy làm sao giữ được
hơi thở cho nó, chỉ cần phần bình luận là phạm vi của tim giúp bơm máu.

Vì vậy, hãy chắc rằng thiết kế hiển thị các bài post tập trung chủ yếu về
phong cách. Các phạm vi này là vùng trọng điểm, vì vậy, hãy chắc tầm

quan trọng của chúng được phản ánh trong thiết kế. Với nét uyển chuyển
và sức mạnh mà thiết kế mang lại sẽ có một tác động to lớn lên toàn bộ
trang web.
Nếu phần bình luận được tạo ra, bạn phải làm cho nó trở thành một phạm
vi nổi bật trong thiết kế, không chỉ là một yếu tố hấp dẫn của Blog mà
còn làm cho các thành viên trong cộng đồng, những người đang chỉa sẻ
suy nghĩ của họ cảm thấy thoải mái. Và bạn có thể thực hiện điều này
thông qua thiết kế.
Và bây giờ, việc tạo phong cách cho phần bình luận có thể cung cấp mọi
vai trò trong WordPress nếu có một phong cách cho phần bình luận độc
đáo.
Ví dụ tham khảo



×