Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bò sát ( phần 8 ) Hệ thần kinh và giác quan Bò sát (Reptilia) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.6 KB, 6 trang )

Bò sát ( phần 8 )
Hệ thần kinh và giác quan Bò sát (Reptilia)
1. Não bộ
- Não bộ của bò sát hoàn chỉnh hơn lưỡng cư, bán cầu não lớn, nóc có
chất thần kinh tạo thành vỏ chất xám mỏng - vòm não cổ
(archipallium). Ở cá sấu có nhiều tế bào thần kinh tập trung ở thành
ngoài vòm não mới, có thể xem đây là mầm mống của vỏ não.
- Thuỳ đỉnh và thuỳ khứu giác lớn. Cơ quan đỉnh đặc biệt lớn và có cấu
tạo theo kiểu của mắt, ở một số loài cơ quan này có thể cảm nhận được
ánh sáng.
- Tiểu não phát triển, là một tấm mỏng, hành tuỷ uốn cong như động vật
cao.
- Bò sát có 12 đôi dây thần kinh não, một số loài đôi X chưa tách khỏi đôi
XI do đó chỉ có 11 đôi.
2. Tuỷ sống
Tủy sống chạy dọc cột sống, đã có 2 phần phình và các đôi dây thần kinh
tủy làm thành đám rối thần kinh điển hình ở các vùng vai và vùng hông.
Động vật có màng ối dây thần kinh tuỷ sống rất phát triển cùng với hệ cơ
và hệ cơ quan khác, hai bên cột sống có 2 chuỗi hạch thần kinh, còn vùng
vai và vùng hông hình thành các đám rối lớn.
Hệ cơ và sự vận chuyển Bò sát (Reptilia)
- Bò sát có hệ cơ phân hoá mạnh hơn nhiều so với lưỡng cư, tính chất
phân đốt mờ đi chỉ còn lại phần đuôi. Các bó cơ rất phát triển, nhất là
xuất hiện cơ gian sườn giúp cử động lồng ngực nhằm thực hiện hô hấp
bằng phổi.
Do sự vận động chủ yếu trên mặt đất, cơ chi khá phát triển. Nhóm thằn
lằn có thể chạy, nhảy hay bay. Nhóm cá sấu có thể bò và bơi. Còn nhóm
rắn có cơ vảy bụng rất phát triển giúp cho con vật bò, trườn trên mặt đất.
Ngoài ra ở rắn hệ cơ thân và cơ dưới da phát triển đảm bảo cho rắn có thể
di chuyển bằng cách uốn mình để tiến về phía trước.
Do rắn không có chân, nên di chuyển theo kiểu trườn lượn vì rắn có thể


uốn khúc nhẹ nhàng như sóng trên mặt đất gồ ghề, thân ép sát vào mặt đất
đẩy rắn về phía trước. Rắn vận động chủ yếu nhờ các đốt sống lớn liên
kết với nhau vững bền và rất linh hoạt, các đốt sống đa số mang xương
sườn, xương sườn có cơ liên sườn gắn với vảy bụng.
Ở các loài rắn sống trên cạn có các vảy bụng thường to và thưa. Nhờ vận
động của các xương sườn, các cơ liên sườn co rút nhịp nhàng khiến cho
vảy bụng dựng lên, tựa vào mặt đất, đẩy thân tiến về phía trước.
Chuyển động này từ đầu rắn truyền dài đến tận đuôi rất nhanh. Tốc độ
di chuyển bình thường của rắn khoảng 5 - 6 km/giờ. Các loài rắn nào có
các vảy dầy và khít không di chuyển được theo cách trên (rắn nước). Một
cách vận động khác theo lối co duỗi được sử dụng ở các không gian hẹp,
mặt phẳng trơn, trước hết chúng cất cao đầu dùng sức vươn về phía trước
tiến thẳng đến vật thể làm điểm tựa, phần sau thân co lại rồi lại tiếp tục
động tác trên. Một số rắn khác có thân ngắn thì di chuyển trên mặt đất
thường uốn cong thân lại liên tục làm động tác "nhảy" rất nhanh, làm tăng
tốc độ di chuyển.

Các kiểu vận chuyển của răn (theo Hickman)
1. Không giây; 2. Một giây; 3. Hai giây; I. Di động; II. Co; III. Cố định;
IV. Duỗi
Hệ xương Bò sát (Reptilia)
1. Xương sọ
- Sọ bò sát có một số sai khác cơ bản như nền sọ rộng, đã hóa xương, chỉ
có một lồi cầu chẩm, hình thành cung thái dương, các hố thái
dương và xương gốc bướm, đặc trưng cho động vật có màng ối.
- Ở bò sát có quá trình tiến hóa theo hướng giảm xương bì của
sọ để hình thành hố thái dương. Sự hình thành hố thái dương làm giảm
nhẹ sọ giúp đầu cử động linh hoạt hơn để thích nghi với đời sống ở cạn,
đồng thời đây là chỗ bám các cơ hàm điều khiển sự hoạt động của hàm
dưới liên quan đến sự bắt mồi của bò sát


Các kiểu sọ của bò sát (theo Kardong)
P. xương đình; Po. xương sau ổ mắt; Sq. xương vảy; Qj. xương vuông gò
má; J. xương gò má
Xương vuông khớp động với sọ, do đó miệng của bò sát có thể mở rộng
rất lớn để nuốt mồi (hình 19.3). Ở rắn nhờ cấu tạo linh động của xương
hàm dưới các hệ thống cơ và dây chằng, miệng có thể mở ra một góc có
độ lớn 1300. Xương hàm dưới có thể mở ra hai bên rất thuận tiện cho
việc ăn các loài vật lớn hơn đầu của rắn gấp đến mấy lần. Tại vườn thú
Frankfurt (Ðức) người ta quan sát được một con trăn dài 7,5 m đã nuốt
một con heo nặng 54,5 kg.
2. Cột sống
Cột sống bò sát có cấu tạo chung với động vật có màng ối, gồm có 5 phần
là cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.
- Cổ gồm nhiều đốt, thay đổi tuỳ loài (ví dụ thằn lằn có 8 đốt), 2 đốt sống
thứ nhất và 2 biến đổi thành đốt chống và đốt trục, khớp với sọ làm cho
đầu cử động được nhiều hướng.

Cấu tạo xương sọ của thằn lằn (theo Hickman)
1. Hàm trên; 2. Hàm dưới; 3. Xương vuông; 4. Xương thái dương; 5.
Xương cánh
- Phần ngực gồm nhiều đốt, số đốt cũng thay đổi tùy loài, thường là 5 đốt,
mỗi đốt mang một đôi sườn có đầu xa gắn với xương mỏ ác làm thành
lồng ngực chính thức.
- Phần thắt lưng cũng có đốt sống thay đổi, có xương sườn (rắn) hay
xương sườn cụt (thằn lằn) hay không có (cá sấu).
- Phần đuôi gồm vài chục đốt.
Nhóm rùa có cột sống cùng với xương sườn gắn chặt vào mai để bảo vệ.

Bộ xương và vỏ da rùa (theo Hickman)

1. Cổ; 2. Xương sườn; 3. Cột sống; 4. Vỏ giáp; 5. Yếm
Bộ xương của rắn có số lượng đốt sống rẩt lớn từ 350 - 500 đốt. Trừ các
đốt sống phần đuôi ra, các đốt sống khác đều mang một đôi xương sườn
có khả năng chuyển động được. Xương ức của rắn bị tiêu biến, do đó các
xương sườn không gắn lại với nhau làm cho lồng ngực có thể co giãn
được.
3. Xương chi
Xương chi của bò sát có thêm khớp trung gian làm cho hoạt động
linh hoạt hơn.
- Đai vai ở mỗi bên gồm xương quạ, trước quạ và xương bả, thường có
thêm xương đòn và gian đòn hình chữ nhật.
- Đai hông ở mỗi bên gồm xương hông, xương háng và xương ngồi. Hai
xương háng và ngồi tiếp hợp với nhau, ở giữa chỗ tiếp hợp là lỗ háng
ngồi (hình 19.5).

Đai vai (bên trái ) và đai hông (bên phải) của thằn lắn bóng Mabuya
(theo Đào Văn Tiến)
Ở bò sát chi có cấu tạo 5 ngón điển hình của động vật ở cạn nhưng so
với lưỡng cư kích thước của xương cổ chân và xương bàn chân của chi
sau giảm đi, làm giảm diện tích tiếp xúc giữa chi và mặt đất. Trong khi
vận chuyển chi trước có tác dụng kéo thân vươn dài, còn chi sau đẩy cơ
thể tiến lên.
Ở rắn, các chi bị tiêu biến chỉ các loài rắn nguyên thủy (trăn, rắn giun)
còn di tích của đai hông và chi sau (xương đùi) tồn tại, biểu hiện ra ngoài
thành hai cựa giống cựa gà nằm ở hai bên khe huyệt.

Bộ xương cá sấu

×