Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mẹ ơi, con muốn tô son! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.84 KB, 5 trang )


Mẹ ơi, con muốn tô son!





Mẹ đi vắng, con nghịch ngợm, phá phách mọi ngóc ngách trong nhà,
rồi chợt nghĩ ra có một món đồ chơi thật thú vị mà mình chưa khám phá. Đó
là tủ trang điểm của mẹ.
Thế là con chạy tọt vào phòng ngủ, leo lên ghế ngồi chễm chệ và
ngắm mình trong gương – y như cách mẹ vẫn ngồi trước khi ra khỏi nhà.
Trước mặt con là biết bao là món “đồ chơi” mới lạ, đầy màu sắc. Son thì
dành cho môi, phấn dùng cho má, nước hoa để xịt. Con thích thú ra mặt. Sau
một lúc lâu “hí hoáy”, nhìn trong gương, con bỗng thấy mình xinh ra phết,
chẳng kém mẹ tẹo nào.
Không chỉ là chuyện của người lớn
Một “ma lực” đặc biệt tạo nên sự cuốn hút giữa trẻ con, đặc biệt là bé
gái, với mỹ phẩm trang điểm của mẹ. Hiếm có bé gái nào trải qua tuổi thơ
mà không một lần “tự thí nghiệm” môi son của mẹ. Gần đây, một loại bột
giặt đã khai thác khía cạnh này để làm đoạn quảng cáo sản phẩm. Điều đó
cho thấy, yêu cái đẹp đâu chỉ là chuyện của người lớn.
Ngày nay, thu nhập, mức sống mỗi gia đình ngày càng cao thì nhu
cầu… làm đỏm của trẻ con cũng “phất cờ” theo. Nếu trước kia, làm dáng là
đặc quyền của riêng phái nữ thì giờ, đặc quyền ấy được san sẻ theo đúng
tinh thần bình đẳng giới. Mẹ điệu, con gái điệu; bố chải chuốt, con trai cũng
trải chuốt theo. Chị Tuyền (quận 3, Tp.HCM) kể, có lần chị bắt gặp cậu con
trai lên 4 tuổi bắc ghế để ngắm nghía mình trong gương, rồi len lén lấy chai
gel của bố xoa lên mái tóc được chải hất lên, bóng mướt, giống y kiểu tóc bố
cậu thường chải. Buồn cười hơn, sau đó, cu cậu nhất quyết không chịu đội
mũ bảo hiểm đến trường vì sợ làm… xẹp mái tóc vừa được tạo kiểu.


Như vậy, làm đỏm thời nay không còn là chuyện của các bé gái, càng
không chỉ là việc lén “xài ké” son môi của mẹ. Mẹ mua gì mặc đó – còn lâu
nhé, không ít em bé xíu xiu nhưng đã có chính kiến, lập trường trong gu ăn
mặc của mình. Như bé Khánh Vân, con chị Lan (quận 4, Tp.HCM), mới 5
tuổi đã tự biết tự “phối” trang phục và có “nguyên tắc” hẳn hoi. Váy hoa
phải đi với giày có hoa, quần này phải đi với áo kia, không thể tùy tiện, dù
đôi lúc thẩm mỹ “phối đồ” của bé thật khác lạ, khiến ba mẹ chỉ biết chào
thua.
Có gì mà ầm ĩ?
Nhưng đứa trẻ sớm biết soi gương sẽ đem đến cho bậc làm cha mẹ
nhiều cảm xúc khác nhau. Có người xem đó là điều thú vị, nhất là các bà mẹ,
thấy mình như thêm một “đồng minh” cùng sát cánh trong chuyện làm đẹp.
Vì thế, những bà mẹ này sẽ khuyến khích bằng cách mua thật nhiều quần áo,
giày đẹp để con mình có thể “đẹp không biên giới”, hay thậm chí đi đâu
cũng tự hào khen ngợi việc bé biết làm đỏm, xem đó như một dự báo đầy lạc
quan về “thiên hướng” thẩm mỹ đặc biệt này. Tuy nhiên, cũng có không ít
cha mẹ phản ứng kịch liệt bằng cách quát mắng, đe nẹt, cấm tiệt vì “Giờ mà
điệu đà thì lớn chút nữa, đua đòi ai chịu nổi”. Đặc biệt, khi con mình là bé
trai mà lại hay soi gương, thích chăm chút bề ngoài, sự phản ứng ấy càng dữ
dội, bởi cho rằng nếu không ngăn cản kịp thời thì hậu quả thật không dám
nghĩ tới.
Liệu những suy nghĩ như trên là “nhìn xa trông rộng” hay chỉ là sự
thổi phồng, quan trọng hóa vấn đề? Câu trả lời nằm ở vế thứ 2. Trẻ con là tờ
giấy trắng, là chiếc gương soi. Mọi hành động của chúng đều là sự phản ánh,
lặp lại việc làm của người lớn. Bé thích soi gương, thích tô son, không quên
sịt nước hoa, chải gel trên tóc và hay kén chọn quần áo chẳng qua vì chúng
đang bắt chước cách bố mẹ, anh chị làm hàng ngày. Do đó, đừng vội kết
luận bé học đâu thói đua đòi, chưng diện, sẽ sớm hư hỏng. Hãy nhìn thật bao
dung và cởi mở.
Trẻ con làm đỏm thì chẳng có gì phải ầm ĩ. Đúng, nhưng nếu việc làm

đỏm ấy dừng đúng ở mức độ vô tư. Trước những hành động có nguy cơ làm
“biến tướng” như: bé thường xuyên đòi được sắm quần áo, giày dép giống
bạn, giống như chị, không được đáp ứng thì giãy nảy, khóc lóc; bé diện
không phù hợp lứa tuổi, hoàn cảnh hay món đồ bé chọn đắt tiền, không cần
thiết… cha mẹ cần thể hiện thái độ thật cứng rắn, nghiêm khắc từ chối.

×