16 điều trẻ nên học từ bạn
Có quá nhiều thứ trong cuộc sống cần học nhiều hơn nữa so với
những thứ tương tự bọn trẻ được dạy ở trường. Đừng chờ đợi cho đến
khi con bạn gặp khó khăn trong cuộc sống. Hãy bắt đầu dạy cho chúng
một số trong những kỹ năng sống cần thiết khi bạn có thể.
1. Tiết kiệm
Hãy là một tấm gương tốt cho con bạn bằng cách sống thấp hơn tiềm
lực của mình. Bỏ tiền tiết kiệm và các quỹ khác. Hãy thể hiện cho trẻ hiểu
chúng không cần rất nhiều thứ để có một cuộc sống tốt. Dạy bọn trẻ để một
số tiền chúng nhận được hoặc kiếm được vào một tài khoản tiết kiệm hoặc
bỏ lợn ống. Nếu con bạn thắc mắc, bạn nên phân tích cho chúng về mục đích
tiết kiệm.
2. Tính thanh đạm
Chỉ cho trẻ thấy rằng bạn xác định giá trị và chất lượng qua nhãn hiệu
và giá cả. Hãy dạy chúng tránh mua sắm tuỳ hứng và nhìn xung quanh để
chọn lựa hiệu quả. Bạn cần giáo dục cho chúng cách tránh lãng phí. Hãy dạy
cho trẻ cách xác định nhu cầu từ những gì chúng muốn.
3. Lòng hảo tâm
Dạy cho bọn trẻ trách nhiệm xã hội bằng cách quyên góp thời gian,
tiền bạc, và đồ vật cho một tổ chức từ thiện hoặc hỗ trợ những người thân
trong gia đình. Cho trẻ tham gia các chiến dịch tình nguyện và nhìn thấy
thực tế của thế giới. Hãy thực hiện việc này như một thói quen thường xuyên
cho gia đình.
4. Thói quen đọc
Đừng dính dáng đến các bài tập đọc ở trường. Bạn nên giới thiệu cho
trẻ các tác phẩm và thể loại văn học khác nhau. Cho chúng đọc cả tiểu thuyết
và phi tiểu thuyết. Hướng dẫn chúng trong việc khám phá Internet cho đến
khi chúng có thể tự làm điều đó.
5. Tư duy phê phán
Điều quan trọng là con bạn không lớn lên như người đơn giản chấp
nhận bất cứ điều gì được dạy dỗ. Hãy chỉ bảo và khuyến khích chúng đặt câu
hỏi “Tại sao?” và những câu hỏi khác để tìm được một câu trả lời. Hãy cho
bọn trẻ biết rằng chúng không nên ngại hỏi những người có uy tín. Việc đối
thoại thường xuyên với bọn trẻ là một cách hay để truyền đạt những điều
này cho chúng.
6. Tư duy tích cực
Hãy dạy con bạn tìm kiếm giải pháp thay vì phàn nàn về vấn đề. Dạy
bọn trẻ tin vào bản thân mình. Giúp chúng đưa ra những khẳng định tích
cực. Con bạn sẽ bạn sẽ có cuộc sống tốt hơn nếu chúng biết cách nhìn vào
mặt tích cực của sự vật.
7. Động lực
Trẻ em có thể dễ dàng đánh mất động lực để làm điều gì đó mà chúng
nghĩ rằng chúng thích hay muốn hưởng thụ. Hãy ở cạnh để khuyến khích và
hướng dẫn chúng. Bạn nên chỉ dẫn bọn trẻ những chiến lược và cách thức để
duy trì hoặc khôi phục lại động lực. Hãy bắt đầu từ những bước dễ dàng nhất
và từng bước xây dựng mục tiêu lớn hơn.
8. Niềm đam mê
Tôi nhớ khi còn bé, tôi muốn làm rất nhiều việc. Bọn trẻ chúng tôi đã
làm cha mẹ hiểu rằng một số trong những điều đó sẽ dẫn tới niềm đam mê
của tôi trong cuộc sống. Hãy quan sát bọn trẻ và xác định đâu là quyền lợi
của chúng. Hỗ trợ và khuyến khích bọn trẻ, vì chúng có thể tìm thấy niềm
đam mê của mình. Bạn cũng nên cho trẻ thấy rằng bạn có niềm đam mê thực
sự cho những việc bạn làm bởi như vậy chúng sẽ có cảm hứng từ ví dụ của
bạn.
9. Tình yêu thương
Kiểu tình yêu mà bạn muốn dạy cho con mình là kiểu con người có
mưu cầu hạnh phúc. Đây là kiểu tình yêu mà không đòi hỏi sự đáp lại. Trẻ
em nên học kiểu tình yêu này sớm trong cuộc sống để chúng có thể có
những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
10. Lòng trắc ẩn
Việc dạy con có lòng trắc ẩn sẽ làm cho bọn trẻ phát triển tốt hơn. Nó
giúp chúng có khả năng đồng cảm với những người bị tổn thương và đau
khổ. Chúng sẽ có nhiều khả năng chấm dứt hơn là gây ra khổ đau cho người
khác.
11. Chống cạnh tranh
Hãy dạy con làm thế nào để thành công mà không làm tổn thương bất
cứ ai. Bạn cần dạy chúng hỗ trợ và hợp tác hơn là bực bội và ghen tị với
người khác. Hãy cho chúng hiểu rằng có thể thành công mà không cần phải
hại ai và sắp đặt mưu mô.
12. Biết lắng nghe
Bạn nên dạy con mình tập trung khi một người nào đó đang nói
chuyện với chúng. Hãy dạy cho bọn trẻ biết kiên nhẫn lắng nghe và không
đưa ra chỉ trích. Kỹ năng nghe rất quan trọng để thực sự hiểu những gì người
khác đang nói.
13. Trò chuyện
Việc dạy trẻ em về đối thoại và phát biểu bình tĩnh quan điểm được
xem là yếu tố quan trọng để chúng có thể tương tác với mọi người tốt hơn.
Nói chuyện với con về các mối quan tâm hoặc những vấn đề ngay cả khi bạn
cảm thấy như đang giảng dạy chúng.
14. Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh
Bạn nên là một hình mẫu cho kỹ năng sống này. Hãy cho bọn trẻ thấy
rằng bạn có một mối quan hệ lành mạnh với chồng hay đối tác. Dạy trẻ
những cách tạo lập các mối quan hệ tốt và có tính xây dựng với bạn bè của
chúng cũng như các chiến lược để giải quyết mâu thuẫn và xung đột.
15. Việc nhà và vệ sinh
Dạy trẻ cách sửa chữa và duy trì những việc quanh nhà. Hãy cho
chúng tham gia việc giặt là quần áo và công việc quản gia. Việc học những
kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự lập hơn.
16. Tổ chức
Dạy trẻ em kỹ năng sắp xếp và tổ chức bằng cách chỉ cho bọn trẻ thấy
làm thế nào để giữ hoặc đặt mọi thứ trở lại đúng chỗ của chúng. Nếu chúng
đủ lớn, bạn nên dạy cho chúng cách lập kế hoạch trong ngày của trẻ, tập
trung vào các nhiệm vụ của mình, và thậm chí là làm thế nào để sắp xếp, báo
cáo các giấy tờ liên quan ở trường học.
Trẻ em học hỏi thông qua các ví dụ điển hình, những cuộc hội thoại,
những minh chứng, và kinh nghiệm thực hành. Đừng giảng cho bọn trẻ về
những điều đó. Hãy cho chúng thấy rằng những thứ ấy có ích cho bạn. Bạn
nên nói chuyện với con về mỗi bài học và khuyến khích chúng đặt câu hỏi.
Bố mẹ cần đồng hành với con khi trẻ từ từ học cách tự làm mọi việc. Tin
tưởng chúng để đưa ra những lời nhận xét chính xác để qua đó chúng cũng
học được cách tin tưởng bản thân mình. Hãy dừng lại và xem chúng có
những sai lầm gì và học hỏi ra sao nhưng bạn cần luôn luôn bên bọn trẻ khi
chúng cần sự hướng dẫn và giải đáp kịp thời.