Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

2010,2011_''''Cần điều chỉnh đáp án môn Văn'''' Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của TpHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.02 KB, 2 trang )

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của TP.HCM:
Cần điều chỉnh đáp án môn Văn
23/06/2010
Thí sinh dự thi lớp 10 làm bài thi môn Văn
tại Hội đồng thi trường THPT chuyên Lê
Hồng Phong (TP.HCM) sáng ngày
21.6.2010 - Ảnh: Đ.N.T
Bạn đọc nêu ý kiến về sự mơ hồ của câu 3 đề thi môn Ngữ
văn tuyển sinh lớp 10.
Chuyên gia: Câu mơ hồ, hiểu lơ mơ
Nhà giáo ưu tú Trần Chút - nguyên Phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, nguyên Chủ tịch
Hội Ngôn ngữ học TP.HCM - khẳng định: “Câu Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi
học sinh. bị trùng hai cấu trúc ngữ pháp. Ở đây, “Thể hiện mình” chính là một chủ ngữ,
nhưng khiến cho câu mơ hồ, không rõ ràng về nghĩa. Đúng ra, câu nên là: “Thể hiện mình
ra đời sống xã hội là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh”. Bởi cụm từ “ra đời sống xã hội” sẽ
làm nhiệm vụ bổ nghĩa, triệt tiêu sự trùng lặp ngữ pháp ở trên, giúp cho câu rõ ràng, mạch lạc
hơn, tránh hiểu lầm sang nghĩa khác”.
Trong khi đó tiến sĩ Nguyễn Công Đức - giảng viên ngành Ngôn ngữ trường ĐH Khoa học xã
hội và nhân văn TP.HCM - phân tích: “Trong câu này, động từ “thể hiện mình” được danh ngữ
hóa, nó tương tự với câu Ăn là một nhu cầu của con người. Tuy nhiên, với lứa tuổi 14, 15 thì
cấu trúc câu như vậy dễ bị hiểu lơ mơ, không rõ ràng. Nên chăng, câu đó chỉ cần thêm một từ,
thành Sự thể hiện mình là một nhu cầu của bản thân sẽ rõ nghĩa hơn”.
Phụ huynh: Xem xét lại đáp án
Một bạn đọc viết: “Gia đình chúng tôi rất cảm ơn Báo Thanh Niên và GS Lệ đã chia sẻ cùng thí
sinh. Ngay sau khi thi môn Văn, bước ra cổng trường, cháu đã khóc và đòi bỏ thi luôn vì hiểu sai
ý người ra đề câu 3. Cháu đã hiểu câu 3 như sau: Bản thân mình là nhu cầu của học sinh. Thế
là cháu hóa thân mình thành một nhu cầu của học sinh, và cháu đã chọn nhu cầu là “muốn
được an toàn trong môi trường học đường". Một người bạn khác của cháu hóa thân thành
"quyển sách" với nhu cầu muốn đọc sách. Tôi đề nghị Sở GD-ĐT TP.HCM xem xét lại đáp
án”.
Ông Nguyễn Vinh Sơn - một kỹ sư cơ khí đã đến thẳng tòa soạn báo nêu bức xúc. Ông cho rằng:


“Nếu đúng như đáp án Sở công bố thì yêu cầu của câu 3 cần viết lại như sau để rõ nghĩa hơn:
Nhu cầu thể hiện mình trong lứa tuổi học sinh là có thật
Giáo viên: Sẽ có nhiều ý kiến
Bà Nguyễn Thị Minh Hằng - nhóm trưởng môn Văn lớp 9 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
nêu ý kiến: “Với câu hỏi số 3, để dễ hiểu hơn nên chăng người ra đề cần viết: Lứa tuổi học
đường có nhu cầu thể hiện mình”.
Chia sẻ phần nào ý kiến của nhiều phụ huynh, bà Lê Thị Phương Hòa - Phó hiệu trưởng trường
THCS Trần Văn Ơn, Q.1 nói: “Ở câu hỏi số 3, ngoài việc thí sinh phải thể hiện được nội dung tư
tưởng phong phú thì cần phải có kỹ năng diễn đạt, bố cục chặt chẽ. Đây là một dạng đề tương đối
mới với học sinh lớp 9, vì vậy ngày 25.6, Sở triển khai đáp án tại các hội đồng chấm thi, chắc
chắn sẽ có nhiều ý kiến về các nội dung của đáp án. Từ đó, Sở có thể xây dựng
một đáp án và thang điểm hợp lý”.
Hải Dương - Mỹ Quyên

×