Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.77 KB, 29 trang )

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC

Câu 1: a. Mặc dù có những sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc tế bào giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật
nhân thực, nhưng các nhà khoa học vẫn cho rằng chúng có cùng một tổ tiên chung. Dựa vào cấu trúc
tế bào, hãy chứng minh điều đó.
b. Giải thích cơ chế dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở sinh vật.
c. Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Giả sử quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường, không có
hiện tượng trao đổi đoạn. Hãy xác định số loại hợp tử tối đa được tạo ra chứa 2 nhiễm sắc thể
có nguồn gốc từ “ông nội” và 3 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “bà ngoại”? Tỉ lệ phần trăm
các loại hợp tử này?
Trả lời:
a. Cấu trúc tế bào sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có:
- Cấu trúc màng sinh chất giống nhau: 1 lớp màng cơ sở
- Vật chất di truyền đều là axit nucleic.
- Ti thể và lục lạp của tế bào nhân thực có axit nucleic dạng vòng và các ribôxôm 70S giống như
ở tế bào nhân sơ.
- Kích thước ti thể giống với kích thước sinh vật nhân sơ.
 Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có tổ tiên chung và trong quá trình tiến hóa có hiện
tượng nội cộng sinh của sinh vật nhân sơ trong tế bào sinh vật nhân thực.
b. Khi tế bào không sản suất đủ enzim nào đó hoặc enzim đó bất hoạt thì các sản phẩm cần thiết
cho hoạt động sống của tế bào không được tổng hợp.
- Mặt khác, cơ chất của enzim đó tích lũy lại có thể gây độc cho tế bào hoặc chuyển hóa theo các
con đường phụ thành các chất độc cho tế bào.
 Khi đó, cơ thể sinh vật mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.
c. 2n = 14  n = 7.
- Số loại giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “bố”:
C
2
n
= C
2


7
=
21
)!27(!2
!7
=

(loại)
- Số loại giao tử chứa 3 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “mẹ”:
C
3
n
= C
3
7
=
35
)!37(!3
!7
=

(loại)
- Số loại hợp tử chứa 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “ông nội” và 3 nhiễm sắc thể có nguồn
gốc từ “bà ngoại”:
C
2
n
× C
3
n

= C
2
7
× C
3
7
= 21 × 35 = 735 (loại)
- Số loại hợp tử tối đa được hình thành:
2
n
× 2
n
= 2
2n
= 2
14
= 16.384 (loại)
- Tỉ lệ phần trăm các loại hợp tử:
735 : 16.384 × 100 = 4,4861 (%)
Câu 2: a. Sự sinh trưởng ở vi sinh vật khác với sự sinh trưởng của cơ thể đa bào như thế nào?
b. Hãy giải thích vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh
sản rất cao.
Trả lời: a. Sự sinh trưởng ở cơ thể đa bào là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước
của tế bào làm cơ thể lớn lên. Mỗi vi sinh vật là một cơ thể đơn bào với kích thước bé, do đó sự sinh
trưởng của vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật.
b.Vì: -Vi khuẩn có hệ enzim nằm trên màng sinh chất hoặc trong tế bào chất, enzim này có hoạt
tính mạnh nên vi khuẩn có khả năng đồng hóa mạnh và nhanh.
- Vi khuẩn có tỉ lệ S/V lớn nên khả năng trao đổi chất mạnh.
- Vi khuẩn dễ phát sinh biến dị nên khả năng thích nghi cao.
 Tốc độ sinh trưởng rất nhanh  tốc độ sinh sản nhanh.

Câu 3:
Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau:
Thứ tự
thí nghiệm
Enzim Cơ chất
Điều kiện thí nghiệm
Nhiệt độ (
o
C) pH
1 Amilaza Tinh bột 37 7-8
2 Amilaza Tinh bột 97 7-8
3 pepsin Lòng trắng trứng 30 2-3
4 pepsin Dầu ăn 37 2-3
5 pepsin Lòng trắng trứng 40 2-3
6 Pepsinogen Lòng trắng trứng 37 12-13
7 Lipaza Dầu ăn 37 7-8
8 Lipaza Lòng trắng trứng 37 2-3
a. Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm.
b. Hãy cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm1 và 2
- Thí nghiệm 3 và 5
- Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7
- Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8
Gợi ý trả lời
a. Sản phẩm được sinh ra:
TN1: Mantô
TN2: Không biến đổi
TN3: Axít amin
TN4: Không biến đổi
TN5: Axít amin

TN6: Không biến đổi
TN7: Glyxêrin + axít béo
TN8: Không biến đổi
b. Mục tiêu của các thí nghiệm:
- Thí nghiệm1 và 2: Enzim chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể (khoảng 37
o
C). Ở nhiệt
độ cao enzim bị phá hủy.
- Thí nghiệm 3 và 5: Nhiệt độ môi trường càng tăng thì tốc độ xúc táccơ chất của enzim càng
tăng (trong giới hạn).
- Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7: Mỗi enzim tiêu hóa hoạt động thích nghi trong môi trường có độ pH
xác định.
- Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác biến đổi một loại chất (cơ chất) nhất định.
Câu 4: Trong tế bào thực vật có hai quá trình chuyển hoá vật chất kèm theo chuyển hoá năng lượng,
tuy trái ngược nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau.
a. Mỗi quá trình được gọi với 2 tên gọi khác nhau. Hãy viết lại các tên gọi đó.
b. Ghép các ý sau đây vào từng quá trình trên sao cho phù hợp
1 – cần oxi phân tử
2 – sử dụng nước
3 – tạo ra ATP và NADH
4 – cần RiDP
5 – là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
6 – xảy ra ở matrix
7 – có enzim ATP synthetaza
8 – có sản phẩm trung gian là AlPG
Gợi ý trả lời:
Tên 2 quá trình đó là:
a. Quang hợp # đồng hoá; Hô hấp # dị hoá
b. Quang hợp : 2, 4, 5, 7, 8
Hô hấp : 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8

Câu 5: Các bằng chứng địa lí sinh vật học, phôi sinh học, sinh học tế bào và sinh học phân tử đã
giúp cho các nhà khoa học nhận biết điều gì liên quan đến sự tiến hoá của sinh vật trên Trái đất?
Gợi ý trả lời:
2
a. Bằng chứng địa lí sinh vật học chứng tỏ mỗi loài sinh vật đã phát sinh trong những thời kì địa
chất nhất định, tại một vùng nhất định; cho thấy cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li
của các loài.
b. Bằng chứng phôi sinh học phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài; phản ánh nguồn
gốc chung của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau.
c. Bằng chứng sinh học tế bào cho thấy mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào; các tế bào đều
được sinh ra từ các tế bào sống trước nó; tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống;
chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài.
d. Bằng chứng sinh học phân tử cho thấy sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của axit nuclêic,
của prôtêin, về mã di truyền…của các loài; cho thấy mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài;
chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài.
Câu 6: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian sinh trưởng của 3 loài côn trùng ở Nước
ta, Các nhà khoa học đã thu được bảng số liệu sau:
Nhiệt độ
(độ C)
Thời gian phát triển (ngày)
Loài A Loài B Loài C
15 31.4 30.65
20 14.7 14.65 16.0
25 9.6 9.63 10.28
30 7.1 7.17 7.58
35 chết chết Chết
a. Từ bảng số liệu trên, ta rút ra được những nhận xét gì?
b. Nếu nhiệt độ trung bình mùa đông ở miền Bắc Nước ta từ 10 – 15
0
C thì 3 loài nói trên có

hiện tượng đình dục hay không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
a.Từ bảng số liệu trên, tính được:
- Ở 35
o
C cả 3 loài đều chết  giới hạn trên về nhiệt độ nằm trong khoảng trên 30
o
C và dưới
35
o
C.
- Nhiệt độ càng tăng  thời gian phát triển càng giảm
- C
A
= 10,6
o
C ; C
B
= 10,4
o
C ; C
C
= 11
o
C  Giới hạn chịu đựng của loài B > A > C
- S
A
= 138 độ/ngày ; S
b
= 141 độ/ngày ; S

A
= 144 độ/ngày  Loài C thích nghi với môi trường có
nhiệt độ cao hơn > loài B > loài A.
b.Vì ngưỡng nhiệt phát triển của cả 3 loài đều trên 10,4
o
C, nên khi nhiệt độ môi trường 10 - 15
o
C là nhiệt độ nằm trong khoảng gây chết dưới  phải có hiện tượng đình dục mới giúp 3 loài tồn tại
qua mùa đông.
Câu 7: Trình bày cấu trúc, chức năng các bào quan : peroxixom, bào quan glioxixôm .
a.Peroxixom cấu trúc :
Một loại bào quan gần với lizoxom là peroxixom Trong peroxixom có chứa các enzim oxi
hóa đặc trưng: catalaza, D.amino – oxydaz, urat- oxydaza, trong đó catalaza là enzim có trong tất cả
peroxixo.
Chức năng:
Peroxixom có vai trò quan trọng trong tế bào. Chúng tham gia quá trình chuyển hóa các
axit nucleic ở khâu oxi hóa axit uric (là sản phẩm chuyển hóa của purin).
Peroxixom tham gia điều chình sự chuyển hóa glucozo và phân giải H
2
O
2
là sản phẩm độc
hại thành H
2
O nhờ enzim catalaza.
b. Glioxixom
Ở tế bào thực vật có loại peroxixôm đặc trưng được gọi là glioxixôm. Trong glioxixôm có
các enzim của chu trình glioxilat là quá trình chuyển hóa cá lipit thành gluxit – là quá trình quan
trọng và chỉ đặc trung cho thực vật – và ở một số động vật bậc thấp. Ở động vật có xương sống bậc
cao không có quá trình này.

Chu trình glioxilat được thực hiện bởi một loại peroxixom đặc biệt được gọi là glioxixom
nhờ hệ enzim của chu trình chứa trong đó.
3
Câu 8: Thế nào là apoenzim và coenzim?
Nhiều enzim, ngoài thành phần protein còn có thêm thành phần khác không phải là protein.
Thành protein của enzim dược gọi là apoenzim, còn thành phần không phải protein được gọi là
cofactor
Cofactor thường liên kết cố định hoặc tạm thời với trung tâm hoạt tính của enzim và cần thiết
cho hoạt động xúc tác của enzim. Chất cofactor có thể là chất vô cơ và thường là các ion kim loại
như sắt, đồng, kẽm, niken, magie, mangan…chất cofactor có thể là chất hữu cơ, thường là các
vitamin.Trường hợp này chất cofactor được gọi là coenzim. Các cofactor rất cần thiết cho hoạt động
của enzim, vì vậy trong thành phần dinh dưỡng của cây trồng, vật nuôi và con người, cần phải có đủ
các nguyên tố vi lượng và vitamin.
Câu 9: Bài tập tế bào: Loài A 2n=20
a. Nhóm tế bào thứ nhất của loài a mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Hãy xác định: Số tế bào
của nhóm và các tế bào của nhóm này đang ở kì nào?
b. Nhóm tế bào thứ 2 của tế bào a mang 400 NST kép: Các tế bào của nhóm này đang ở kì
nào? - Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
c. Nhóm tế bào thứ 3 của loài A mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào:
Nhóm tế bào thứ 3 đang ở kì nào? - Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
Biết mọi diễn biến của các tế bào trong mỗi nhóm là như nhau.
Gợi ý trả lời:
a) Nhóm thứ nhất: theo đề bài nhóm này ở thời điểm từ cuối kì cuối  đầu kì trung gian.
Số tế bào Tế bào lưỡng bội = 200/ 20 =10 tế bào.
Tế bào đơn bội = 200/10 = 20 tế bào
b) Nhóm tế bào thứ 2
Phân bào nguyên phân
Tế bào đang ở kì trung gian kì dầu, kì giữa. Số tế bào 400/20= 20 tế bào.
Phân bào giảm phân
-Tế bào đang ở cuối kì trung gian, kì đầu 1, kì giứa, kì sau 1, nên số lượng tế bào lai

400/20 = 20 tế bào
- Tế bào đang ở kì đầu 2, kì giữa 2, kì cuối 1 nên số tế bào là: 400/10= 40 tế bào
Ở những kì này NST là bộ NST đơn ở trạng thái kép
c) Nhóm tế bào thứ 3
Phân bào nguyên phân
- Tế bào ở kì sau nên : Số tế bào là: (640NST đơn): (40 NST đơn)=16 tế bào.
Phân bào giảm phân
- Tế bào ở vào kì sau 2 nên : - Số tế bào: (640 NST đơn): (20NST đơn)=32 tế bào.
Câu 10: Hãy trình bày các điểm chung của vi sinh vật.?
Kích thước nhỏ bé:
Vi sinh vật thường được đo kích thứoc bằng đơn vị µm (1 µm =1/10
3
mm hay 1/10
6
m).Virut
được đo kích thước bằng đơn vị nn(1nn=1/10
6
mm hay 1/10
9
m)
Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì tổng diện tích bề mặt của các vi sinh vật trong 1 đơn vị thể
tích càng lớn.Chẳng hạn,đường kính của 1 cầu khuẩn (Coccus) chỉ có 1 mm ,nhưng nếu xếp đầy
chúng thành một khối lập phương có thể tích là 1 cm
3
thì chúng có diện tích bề mặt rộng tới 6 cm
2
Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh
Tuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nhưng chúng lại có năng lực hấp thụ và chuyển hóa vượt
xa các sinh vật khác.
Chẳng hạn,1 vi khuẩn lactic (Lactobacillus ) trong 1 giờ có thể phân giải được latôzơ lớn hơn

100-10.000 lần so với khối lượng của chúng.Tốc độ tổng hợp prôtêin của nấm men cao gấp 1000 lần
so với đậu tương và sấp 10.000 lần so với trâu,bò.
Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh
Chẳng hạn,1 trực khuẩn đại tràng ( Escherchia coli ) trong điều kiện thích hợp chỉ sau 12-20
phút lại phân cắt 1 lần. Nếu lấy thời gian thế hệ là 20 phút thì mỗi giờ phân cắt 3 lần,sau 24 giờ phân
cắt72 lần và tạo ra 4.722.366×10
17
tế bào, tương đương với 4722 tấn.Tất nhiên,trong tự nhiên không
có được các điều kiện tối ưu như vậy ( vì thiếu thức ăn, thiếu ôxi, dư thừa các sản phẩm chuyển hóa
4
vật chất có hại…).Trong nồi lên men,với các điều kiện nuôi cấy thích hợp, sau 24 giờ,từ 1 tế bào có
thể tạo ra khoảng 10
8
-10
9
tế bào.
Thời gian thế hệ của nấm men dài hơn,ví dụ với men rượu (Saccharomyces cereviside) là 120
phút .Nhiều vi sinh vật khác có thế hệ dài hơn nữa,ví dụ với tảo tiểu cầu (Chloralla)là 7 giờ, với vi
khuẩn lam Nostoc là 23 giờ.Có thể nói,vi sinh vật có tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh nhất trong các
loài sinh vật.
Có năng lực thích ứng mạnh và dễ dàng phát sinh biến dị
Trong quá trình tiến hóa lâu dài, vi sinh vật đã tạo cho mình những cơ chế điều hòa vật chất
để thích ứng đựoc với những điều kiện hết sức bất lợi mà các sinh vật khác thường không thể tồn tại
được. Có vi sinh vật sống được ở môi trường nóng đến 130
o
C, lạnh đến 0 - 5
o
C , mặn đến nồng độ
32% muối ăn,ngọt đến nồng độ mật ong,pH thấp đến 0,5 hoặc cao đến 10,7,áp suất cao đến trên 1103
at hay có độ phóng xạ cao đến 750.000rad .nhiều vi sinh vật có thể phát triển tốt trong điều kiện

tuyệt đối kị khí, có loài nấm sợi có thể phát triển dày đặc trong bể ngâm tử thi với nồng độ formôn
rất cao
Vì vi sinh vật đa số là đơn bào,đơn bội,sinh sản nhanh, số lượng nhiều,tiếp xúc trực tiếp với
môi trường sống …nên rất dễ phát sinh biến dị.Tần số biến dị thường ở mức 10
-5
-10
-10
.Chỉ sau một
thời gian ngắn đã có thể tạo ra một số lượng rất lớn các cá thể biến dị. Những biến dị có ích sẽ mang
lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất.khi mới phát hiện ra pênixilin, hoạt tính chỉ đạt 20 đơn vị/ml dịch
lên sản xuất. Khi mới phát hiện ra pênixilin, hoạt tính chỉ đạt 20 đơn vị/ml dịch lên men (năm 1943 )
đến nay đã có thể đạt trên 100.000 đơn vị/ ml. Khi mới phát hiện ra axit glutamic,hoạt tính hỉ đạt 1-
2g/l thì nay đã đạt dến 150g/ml dịch lên men
Phân bố rộng,chủng loại nhiều:
Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất:trong không khí,trong đất,trên núi cao,dứoi
biển sâu,trên cơ thể ( người,động vật,thực vật ), trong thực phẩm,trên mọi đồ vật…
Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc thực hiện cácvòng tuần hoàn sinh-địa-hóa học như
vòng tuần hoàn C,vòng tuần hoàn N, vòng tuần hoàn P, vòng tuần hoàn S, vòng tuần hoàn Fe…
Trong nước, vi sinh vật có nhiều ở vùng duyên hải, vùng nước nông và ngay cả ở vùng nước
sâu,vùng đáy ao hồ.
Trong không khí,càng lên cao số lượng vi sinh vật càng ít. số lượng vi sinh vật trong không
khí ở các khu dân cư đông đúc cao hơn rất nhiều so với không khí trên mặt biển và nhất là trong
không khí ở Bắc Cực, Nam Cực…
Hầu như không có hợp chất cacbon nào( trừ kim cương,đá graphit…) mà không là thức ăn của
những nhóm vi sinh vật nào đó (kể cả dầu mỏ , khí thiên nhiên , formôn , điôxin… ).Vi sinh vật có
nhiều kiểu dinh dưỡng khác nhau:quang tự dưỡng,quang dị dưỡng,hóa tự dưỡng,hóa dị dưỡng,hóa tự
dưỡng,tự dưỡng chất sinh trưởng, dị dưỡng chất sinh trưởng…
Xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất
Trái Đất hình thành cách đây 4,6 tỉ năm nhưng cho đến nay mới chỉ tìm thấy dấu vết của sự
sống từ cách đây 3,5 tỉ năm.Vi sinh vật hóa thạch cổ xưa nhất đã được phát hiện là những dạng rất

giống với vi khuẩn lam ngày nay.Chúng được J.William Schopf tìm thấy tại các tầng đá cổ ở miền
Tây Ôtrâylia. Chúng có dạng đa bào đơn giản, nối thành sợi dài đến vài chục mm với đường kính
khoảng 1-2mm và có thành tế bào khá dày. Trước đó,các nhà khoa học cũng đã tìm thấy vết tích của
chi gloaodiniopsis có niên đại cách đây 1,5 tỉ năm và vết tích của chi Palaoeolybya có niên đại cách
đây 950 triệu năm.
Câu 11: Điện thế cục bộ địa phương là gì ? Có những đặc điểm gì so với điện thế hoạt động ?
Gợi ý trả lời:
Nơtron thường đáp ứng lại kích thích bắt đầu từ các sợi nhánh, lan truyền qua thân rồi xuống
sợi trục và tận cùng là chùy xináp
Các kích thích đó có thể là các kích thích hóa học, ánh sáng, nhiệt hoặc kích thích cơ học, làm
thay đổi cấu trúc màng sinh chất. Chẳng hạn các kích thích đau đớn từ các mô bị tổn thương hay các
phân tử chất thơm có trong khí thở đã tác động lên các thụ thể trên sợi nhánh hay thân của nơtron
cảm giác. Các thụ thể này khi tiếp nhận các phân tử chất kích thích sé mỡ các kênh Na
+
và Na
+
tràn
vào trong dịch bào, trước hết trung hòa một số anion (điện tích âm) gây hiện tượng khử cực và đảo
cực. Các Na
+
vào tong dung dịch bào sẽ khuếch tán dọc phía trong màng sinh chất và tạo nên một
5
dòng điện chuyển từ điểm bị kích thích đến vùng khởi động (trigger zone0) của axon. Sự thay đổi
điện thế trong một phạm vi hẹp mang tính chất cục bộ địa phương như vậy được gọi là điện thế cục
bộ (địa phương).
Điện thế cục bộ có những đặc điểm phân biệt với điện thế hoạt động. Đó là:
- Điện thế cục bộ thay đổi theo cường độ kích thích. Cường độ kích thích càng mạnh hoặc
kích thích càng kéo dài thì số lượng các kênh mở càng nhiều so với các kích thích yếu hơn hoặc kích
thích ngăn hơn, do đó Na
+

tràn vào dịch nội bào càng nhiều và sự thay đổi mạnh càng lớn so với các
kích thích yếu, ngắn.
- Điện thế cục bộ lan truyền càng xa điểm kích thích càng bị suy giảm.
- Điện thế cục bộ sẽ nhanh chóng trở lại điện thế nghỉ khi kích thích ngừng
- Điện thế cục bộ có thể có tác dụng hoặc gây hưng phấn hoặc kìm hãm việc tạo điện thế
hoạt động của nơtron.
Trong khi đó:
- Điện thế hoạt động được hình thành do các kênh của vùng khởi động và sợi trục hoạt
động và luôn bắt đầu bằng sự khử cực và đảo cực.
- Điện thế hoạt động xảy ra tuân theo quy luật: “tất cả không có gì” nghĩa là hoặc không
xảy ra gì cả hoặc xảy ra như nhau không phụ thuộc vào cường độ kích thích khi đã đạt ngưỡng và
không hề suy giảm so với vùng khởi động dù dường lan truyền xung dài hay ngắn.
- Điện thế hoạt động một khi đã hình thành (khi đã đạt ngưỡng) thì lan truyền tới cùng,
nghĩa là không dừng một khi bắt đầu.
- Điện thế hoạt động không hề bị suy giảm khi lan truyền trên sợi trục.
Câu 10: Hãy trình bày sự cân bằng hoocmon trong cây?
Trả lời:
Khác với động vật và người, ở thực vật, bất cứ hoạt động sinh trưởng và phát triển nào,đặc biệt
là các quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá,hoa, quả…) cũng như sự chuyển qua các giai đoạn
đoạn sinh trưởng,phát triển của cây đều được điều chỉnh đồng bởi nhiều loại hoocmôn có một ý
nghĩa quyết định. Chính vì vậy mà sự cân bằng giãu các hoocmôn có một ý nghĩa quyết định.
Nhìn chung có thể phân thành hai loại cân bằng là :sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng
giữa các hoocmôn.
a) Sự cân bằng chung
Sự cân bằng chung được thiết lập trên cơ sở hai nhóm hoocmôn thực vật có hoạt tính sinh lí
trái ngược nhau, sự cân bằng được xác định trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây từ
lúc bắt đầu nảy mầm cho dến khi chết .Các hoocmôn kích thích sinh trưởng được sản xuất chủ yếu
trong các cơ quan còn non như chồi non, lá non ,rễ non , quả non, phôi đang sinh trưởng… và chi
phối sự hình thành các cơ quan sinh dưỡng .Các tác nhân kích thích chiếm ưu thế trong giai đoạn
sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng. Trong lúc đó các hoocmôn ức chế sinh trưởng được hình thành và

tích lũy chủ yếu trong các cơ quan già, cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ. Chúng gây ảnh hưởng ức
chế lên toàn cây và chuyển cây vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ, gây nên
sự già hóa và sự chết.
Trong quá trình phát triển cá thể từ khi sinh ra cho đến khi cây chết (chẳng hạn cây ra hoa,
quả một lần) thìsự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là các ảnh hưởng kích thích giảm dần
và các ảnh hưởng ức chế thì lại tăng dần.Sự cân bằng như nhau giữa hai tác nhân đó là thời điểm
chuyển cây từ giai đoạn sinh sản mà biểu hiện là sự phân hóa mầm hoa. Từ thời điểm đó trở về truớc
ưu thế thế biểu hiện là các cơ quan sinh dưỡng sinh trưởng mạnh. Nhưng từ sau thời điểm đó thì các
tác nhân ức chế chiếm ưu thế nên sự sinh trưởng của cây bị ngừng lại,cây ra hoa kết quả, già góa và
chết .
b)Sự cân bằng riêng
Trong số cạy có vô số cá quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan khác nhau như
sự hình thành rễ ,thân, lá,hoa, quả,sự nảy mầm,sự chín,sự rụng, sự ngủ nghỉ đều được điều chỉnh
bằng hai hay một vài hoocmôn đặc hiệu.
Sự tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin và xitôkinin trong mô .Nếu tỉ
lệ này nghiêng về auxin thì rễ được hình thành mạnh hơn và ngược lại thì chồi được hình thành. Đây
là cơ sở cho việc tạo cây hoàn chỉnh trong nuôi cấy mô.
6
Sự ngủ nghỉ và nảy mầm được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa AAB/GA. Tỉ lệ này nghiêng về
AAB thì hạt,củ ở tình trạng ngủ nghỉ. Sự nảy mầm chỉ xảy ra khi nào trong cơ quan đó có hàm lượng
GA cao hơn và ưu thế hơn AAB. Đây cũng là cơ sở để xử lí phá ngủ cho hạt,củ
Hoa qủa từ xanh chuyển sang chín được điều chỉnh bằng tỉ lệ giữa auxin / êtilen . Trong quả
xanh, auxin chiếm ưu thế, còn trong quả chín thì êtilen được hình thành rất mạnh mẽ.
Hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bằng tỉ lệ auxin/xitôkinin.Auxin làm tăng ưu thế
ngọn còn xitôkinin thì lại làm giảm ưu thế ngọn.
Sự trẻ hóa và già hóa trong cây có liên quan chặt chẽ đến tỉ lệ xitôkinin/AAB. AAB là tác
nhân gây già hóa còn xitôkinin là tác nhân gây trẻ hóa trong cây.
Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định được một sự cân
bằng đặc hiệu giữa các hoocmôn đó. Con người cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu
giữa hoocmôn đó. Con người cũng có thể điều chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo chiều hướng có

lợi cho con người
Câu 12: Trình bày các phép lai dùng trong nghiên cứu di truyền và ý nghĩa của các phép lai đó.
Trả lời:
Có 2 phép lai thường dùng trong nghiên cứu di truyền là: phép lai thuận nghịch và phép lai phân
tích.
Phép lai thuận nghịch:
– Khái niệm: Lai thuận nghịch là phép lai theo 2 hướng, ở hướng thứ nhất dạng này được
dùng làm mẹ thì ở hướng thứ 2 nó được dùng làm bố.
– Ví dụ: + Lai thuận: mẹ (AA)
×
bố (aa)
+ Lai nghịch: mẹ (aa)
×
bố (AA)
– Ý nghĩa:
+ Người ta dùng phép lai thuận nghịch để kiểm tra và khẳng định tính trạng do gen nằm
trên NST thường quy định, kết quả phép lai thuận nghịch là như nhau.
Ví dụ trong thí nghiệm của Menđen, lai thuận và lai nghịch hai giống đậu thuần chủng
hoa đỏ và hoa trắng với nhau đều được cây F
1
toàn hoa đỏ. Các cây F
1
, tự thụ phấn cho cây F
2
có sự
phân li với tỉ lệ xấp xỉ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
+ Moocgan đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết giới tính nhờ phân tích kết quả
phép lai thuận nghịch về tính trạng màu mắt ở ruồi giấm (kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau
nhưng tính trạng mắt trắng chỉ có ở ruồi đực F
1

cho phép kết luận gen quy định màu mắt nằm trên
NST giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y.
+ Coren và Bo cũng đã phát hiện ra quy luật di truyền qua tế bào chất nhờ phân tích kết
quả phép lai thuận nghịch về tính trạng màu sắc hạt mầm loa kèn. Kết quả phép lai thuận nghịch
khác nhau nhưng con lai luôn biểu hiện tính trạng của mẹ cho phép kết luận gen quy định tính trạng
nằm trong các bào quan ở tế bào chất của hợp tử do mẹ truyền cho
Phép lai phân tích:
Khái niệm: Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với
cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng, nhằm mục đích phân tích kiểu gen của cá thể mang tính trạng
trội đem lại.
Ví dụ: Đậu Hà Lan hạt vàng (A-)
×
đậu Hà Lan hạt xanh (aa)
Nếu con lai F
1
chỉ có một kiểu hình màu vàng, chứng tỏ cây đậu hạt vàng P chỉ cho ra
một loại giao tử (kí hiệu là A), con lai F
1
có kiểu gen Aa. Suy ra kiểu gen của cây đậu Hà Lan hạt
vàng P là AA
Nếu con lại F
1
có kiểu hình 50% hạt màu vàng : 50% hạt màu xanh, chứng tỏ cây đậu
hạt vàng P đã cho ra hai loại giao tử khác nhau là A và a với tỉ lệ ngang nhau, con lai F
1
có kiểu gen
1AA : 1Aa. Suy ra kiểu gen của cây đậu Hà Lan hạt vàng P là Aa.
Ý nghĩa: + Xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử.
Vì cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho 1 loại giao tử nên tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở thế hệ lai phản
ánh tỉ lệ các loại giao tử của cơ thể có kiểu hình trội đem lai, tức là phản ánh cơ cấu di truyền của cơ

thể này.
+ Xác định được tính trạng do một cặp gen alen quy định hay do nhiều cặp gen
tương tác với nhau quy định.
7
Ví dụ: Phân tích hiện tượng di truyền tính trạng hình dạng mào của gà, người ta lai gà có mào
hình hạt dẻ với gà có mào dạng hình lá (được xác định là đồng hợp tử lặn). Nếu con lai F
1
chỉ có 1
hoặc 2 dạng mào giống bố, mẹ thì gen xác định tính trạng mào của gà là do một gen quy định và có
tính trội lặn. Nếu con lai F
1
cho 3 kiểu hình dạng mào thì tính trạng mào gà vẫn do một cặp gen alen
quy định và có hiện tượng trội không hoàn toàn.
Thực tế tính trạng hình dạng mào ở F
1
của phép lai trên lại có tới 4 kiểu hình với tỉ lệ 1
gà có mào hình hạt dẻ : 1 gà có mào hình lá : 1 gà có mào hình hoa hồng : 1 gà có mào hình hạt đậu.
Gà P đồng hợp tử lặn chỉ cho một loại giao tử, cá thể kia phải cho 4 loại giao tử bằng nhau, quy định
4 hình dạng mào, điều đó chứng tỏ rằng gen quy định tính trạng máo của gà không phải do một gen
quy định. Để có 4 loại giao tử bằng nhau quyết định 4 dạng mào ở con lai thì gà mào hạt dẻ phải dị
hợp hai cặp gen không alen phân li độc lập quy định. Quy ước kiểu gen này là AaBb (kiểu hình là
mào hình hạt dẻ). Gà mào hình lá có kiểu gen là aabb. Các dạng mào còn lại lần lượt là mào hình hoa
hồng có kiểu gen A-bb, mào hình hạt đậu aaB-
+ Xác định các gen là phân li độc lập, liên kết hoàn toàn hay hoán vị gen; kiểm tra
tần số hoán vị gen.
Ví dụ: Khi lai phân tích cặp cá thể có hai tính trạng cần theo dõi phân li độc lập thì sơ đồ lai phải
như sau: AaBb
×
aabb


1 AaBb : 1 Aabb: 1 aaBb : 1 aabb
Kết quả này cho phép khẳng định 2 locut A (a) và B (b) nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau.
Khi lai phân tích cặp cá thể có 2 tính trạng cần theo dõi liên kết hoàn toàn thì sơ đồ lai phải như
sau:

ab
ab
1:
ab
AB
1
ab
ab
ab
AB
⇒×
Kết quả này cho phép khẳng định 2 gen A và B (a, b) di truyền liên kết hoàn toàn; hay 2 lôcut A
và B ở trên cùng 1 NST và rất gần nhau.
* Khi lai phân tích cặp cá thể có 2 tính trạng cần theo dõi liên kết không hoàn toàn thì sơ đồ lai
phải như sau:

ab
aB
ab
Ab
ab
ab
ab
AB
ab

ab
ab
AB
=≠=⇒×
Kết quả này cho phép khẳng định 2 gen A và B (a, b) di truyền liên kết không hoàn
toàn; hay 2 lôcut A và B ở trên cùng 1 NST và xa nhau, tuỳ theo tần số hoán vị gen.
Câu 13: 1 / Phân tích nhận định : bằng chứng tế bào học chứng tỏ nguồn gốc thống nhất cuả các loài.
2 / Hãy phân tích nhận định: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li của sinh giới
Gợi ý trả lời:
1/ Phân tích nhận định bằng chứng tế bào học chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các loài.
Học thuyết tế bào cho rằng tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được
cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Sự giống nhau về cấu tạo mọi tế
bào thể hiện ở :
Màng tế bào: Mọi tế bào đều có một màng nguyên sinh chất bao bọc ở mặt ngoài. Đây
là một màng sống do hoạt động của nguyên sinh chất tạo nên. Màng tế bào có chức năng bảo vệ khối
chất nguyên sinh trong tế bào, điều chỉnh thành phần các chất chứa trong tế bào; chức năng trao đổi
chất: moị quá trình trao đổi chất vơí môi trường của tế bào đều diễn ra qua màng tế bào.
Tế bào chất: là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào và liên hệ tất cả thành phần
cuả tế bào làm cho tế bào trở thành một khối thống nhất
Các bào quan như: Ti thể có vai trò quan trọng trong sự hô hấp cuả tế bào. Nơi tạo ra
năng lượng sinh học quan trọng là hợp chất cao năng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống cuả tế
bào; Trung thể có vai trò quan trọng trong sự phân bào quy định sự di chuyển và tập kết của các
NST; Bộ máy Gôngi giữ vai trò trong sự thải bỏ chất thải cuả hoạt hoạt động trao đổi chất trong tế
bào; Lưới nội chất dẫn các chất dinh dưỡng lưu thông trong tế bào, làm tăng bề mặt hoạt động của tế
bào; Ribôxôm là nơi diễn ra quá trình tổng hợp prôtêin của tế bào,…
Vật chất chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là các đại phân tử axit
nuclêic (AND và ARN).
Tất cả các tế bào đều bắt nguồn từ những tế bào sống trước nó và không có sự hình
thành ngẫu nhiên từ chất vô sinh.
8

Các hình thức sinh sản và sự lớn lên cuả cơ thể đa bào đều liên quan với sự phân bào-
phương thức sinh sản cuả tế bào:
+ Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua trực phân.
+ Các cơ thể đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan mật thiết vơí
quá trình nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu.
+ Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới được tạo thành do sự kết hợp của 2 giao
tử đực và cái qua thụ tinh.
Bên cạnh những điểm giống nhau, các loại tế bào ở các sinh vật khác nhau cũng
phân biệt nhau về một số đặc điểm cấu tạo do hướng tiến hoá thích nghi.
2/Hãy phân tích nhận định: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li của sinh giới.
Trong quá trình tiến hoá lâu dài của mỗi loài sinh vật đã thích nghi vơí điều kiện sống
của mình để tồn tại. Tuy nhiên, kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn
gốc chung của chúng.
Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan nằm ở những vị trí tương
ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống
nhau.
Ví dụ: + Như chi trước của các loài động vật có xương sống hiện nay rất đa dạng, phong
phú, thích nghi cao độ vơí lối sống của chúng. Từ một kiểu xương chi trước điển hình gồm: xương
cánh, xương cẳng (gồm xương trụ và xương quay), các xương cổ, xương bàn và xương ngón, đã phân
hoá theo chiều hướng khác nhau như: tay ở người thích nghi với việc cầm nắm, chân trước của ngựa
thích nghi với việc chạy, chi trước của chuột chũi thích nghi với việc đào bới đất làm hang, cánh
chim có lông vũ hay cánh màng da của dơi thích nghi với việc bay.
+ Hay tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt của các động vật khác.
+ Vòi hút của bướm tương đồng với đôi hàm dưới của các sâu bọ khác.
+ Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá.(0,25)
+ Sự đa dạng phong phú của các nhóm sinh vật ngày nay rõ ràng đã phân li từ những
tổ tiên chung, nguồn gốc chung, vì thế dựa trên cơ quan tương đồng có thể thấy sự tiến hoá phân li
của sinh giới.
Câu 14: Hãy cho biết :
a.Tại sao có thể nói ánh sáng là nhân tố chủ yếu của môi trường toàn cầu?

b.Trong mùa đông hay mùa hạ, nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn sinh thái của bò sát,
ếch nhái.Vậy chúng có bị chết không ? Giải thích tại sao ?
c. Có mấy dạng phân bố của các cá thể trong không gian của quần thể ? Hãy mô tả đặc
trưng của mỗi dạng.
Gợi ý trả lời:
a. Có thể nói ánh sáng là nhân tố chủ yếu của môi trường toàn cầu
Vì: ánh sáng chính là năng lượng. Khi ánh sáng chiếu xuống mặt đất tạo ra nhiệt, nhiệt tạo
nên sự chênh lệch áp suất giữa các vùng gây ra gió, nhiệt còn làm bốc hơi nước. Khi nhiệt lên cao
gặp lạnh hơi nước ngưng tụ thành mưa, tuyết gây mưa và tuyết rơi, nhiệt ẩm điều hòa khí hậu toàn
hành tinh.
b. Trong mùa đông hay mùa hạ, nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn sinh thái của bò sát, ếch nhái
chúng có không bị chết, vì: Chúng có tập tính tìm đến nơi có điều kiện nhiệt độ thích hợp để trú ngụ.
c. Có 3 dạng phân bố của các cá thể trong không gian của quần thể
Có 3 dạng : Phân bố đều
Phân bố theo nhóm ( điểm )
Phân bố ngẫu nhiên.
Trong đó :
- Phân bố đều : ít gặp trong thiên nhiên, chỉ xuất hiện trong môi trường đồng nhất,
các cá thể có tính lãnh thổ cao,.
Thí dụ : Sự phân bố của chim cánh cụt hay những con dã tràng cùng nhóm tuổi
trên bải triều.
- Phân bố theo nhóm, theo điểm: rất phổ biến, gặp trong môi trường đồng nhất, các
cá thể thích sống tụ họp với nhau.
9
Thí dụ : Các cây cỏ lào, cây chôm chôm mọc tập trung ven rừng, nơim có cường
độ ánh sáng cao, giun đất sống nơi đất có độ ẩm cao.
- Phân bố ngẫu nhiên : ít gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất, nhưng các cá
thể không có tính lảnh thổ và cũng không sống tụ họp
Thí dụ ; Sự phân bố của các cây gổ trong rừng nhiệt đới.
Câu 15: Bài tập: Nghiên cứu thực nghiệm của 1 loài sống ở 2 tỉnh A và B. Tổng nhiệt hữu hiệu của

chu kì sống từ trứng đến trửong thành là 250
o
C / ngày. Ngưởng nhiệt phát triển của loài đó là 13,5
o
C. Thời gian phát triển của loài sâu trên là : ở tỉnh A là 20 ngày, còn tỉnh B là 41 ngày.
a/ Xác định nhiệt độ trung bình của môi trường 2 tỉnh A và B .
b/ Rút ra mối quan hệ nhiệt độ và môi trường và thời gian phát triển của loài sâu bọ đó.?
Gợi ý trả lời:
1 / Ta có công thức T= ( x - k). n
Loài sâu sống ở tỉnh A có nhiệt độ môi trường là
250 = (x – 13,5 ) x 20.
x = 26
o
C.
Loài sâu sống ở tỉnh B có nhiệt độ môi trường là :
250 = ( x – 13,5 ) x 41.
x = 19,6
o
C.
2 / Mối liên hệ giữa nhiệt độ mội trường và thời gian phát triển của loài sâu bọ:
- Nhiệt độ môi trường 25
o
C thì thời gian phát triển của loài là 20 ngày.
- Nhiệt độ môi trường 19,6
o
C thì thời gian phát triển của loài là 41ngày.
Vậy, nhiệt độ môi trường và thời gian phát triển tỉ lệ nghịch.
Câu 16:
a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? (Cho biết bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội của loài này 2n = 4).

b/. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400 nuclêôxôm. Mỗi đoạn
nối ADN trung bình có 80 cặp nu. Số đoạn nối ít hơn số nuclêôxôm.
Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo
nên các nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm? Số lượng prôtêin histon các loại
cần phải cung cấp là bao nhiêu?
Trả lời:
a. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2.
Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1.
b. Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST: [400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu.
Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo
nên các nulêôxôm tương đương với số lượng như sau: (2
2
-1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm.
Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp: (2
2
– 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin.
Câu 17. a/. Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào?
b/. Mô tả quy trình vận chuyển này.
Gợi ý trả lời:
a. Vận chuyển protein ra khỏi tế bào cần các bào quan:
- Hệ thống mạng lưới nội chất hạt;
- Bộ Golgi;
- Màng sinh chất.
b - Protein tổng hợp bởi riboxom được vận chuyển trong mạng lưới nội chất hạt đến bộ Golgi
10
- Ở bộ Golgi, phân tử protein được gắn thêm cacbohydrat tạo ra glycoprotein được bao gói trong
túi tiết và tách ra khỏi bộ Golgi và chuyển đến màng sinh chất.
- Chúng gắn vào màng sinh chất phóng thích protein ra bên ngòai tế bào bằng hiện tượng xuất bào
Câu 18. So sánh hiệu suất tích ATP của quy trình đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền

electron trong hô hấp tế bào. Nêu ý nghĩa của chu trình Crep?
Gợi ý trả lời:
a. So sánh:
- Đường phân tạo 2ATP

7,3 x 2 / 674

2,16%
- Chu trình Crep 2ATP

7,3 x 2 / 674

2,16%
- Chuỗi truyền electron

7,3 x 34 / 674

36,82%
- Hô hấp hiếu khí 38ATP

7,3 x 38 / 674

41,15%
b. Ý nghĩa chu trình Crep:
- Phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, một phần tích lũy trong ATP, một phần tạo nhiệt
cho tế bào, tạo nhiều NADH, FADH
2
dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Tạo nguồn C cho các quá trình tổng hợp sản phẩm hữu cơ trung gian.
Câu 19. Hãy kể một số enzym vi sinh vật được dùng phổ biến trong đời sống và trong công nghiệp.?

Gợi ý trả lời:
+ Trong đời sống: amilaza được dùng trong rượu nếp, làm tương; amilaza và proteaza được
dùng làm chất trợ tiêu hoá.
+ Trong công nghiệp
- amilaza được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, công nghiệp dệt;
- amilaza và proteaza được dùng trong công nghiệp sản xuất tương;
- proteaza và lipaza được dùng trong công nghệ thuộc da;
-amilaza, proteaza,lipaza được dùng trong công nghiệp chất tẩy rửa; xenlulaza được dùng
trong công nghiệp chế biến rác thải…
Câu 20. Các vi sinh vật thường gặp trong đời sống hằng ngày thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
+ Hóa dị dưỡng
+ Vì chúng thường sinh trưởng trên các loại thực phẩm chứa các chất hữu cơ.
Câu 21. Ở người nữ, hormone của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến tuyến yên và
vùng dưới đồi?
Gợi ý trả lời:
+Dưới tác dụng của hormone GnRH của vùng dưới đồi ,tuyến yên tiết ra FSH và LH kích
thích buồng trứng tiết oestrogen (do nang noãn) và progesteron (do thể vàng).
+Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: lượng oestrogen do nang noãn tiết ra sẽ tác động
ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH,có tác dụng kích thích trứng chín,rụng.
+Ở giai đoạn sau của chu kì: hàm lượng estrogen và progesteron tăng cao,gây tác động ngược
lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết FSH,LH  ức chế rụng trứng.
Câu 22:(1 điểm) Hãy cho biết đặc điểm cấu tạo,hoạt động của hệ hô hấp ở lớp chim và thú. Ưu điểm
quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả trao đổi khí ở mỗi lớp là gì?
Gợi ý trả lời:
* Chim:
- Phổi: + Là hệ thống ống khí bao bọc bởi hệ mao mạch,liên hệ với các túi khí.
+ dán sát vào hốc xương sườn  khó thay đổi thể tích.
- Hoạt động phối hợp của các túi khí giúp không khí qua phổi khi hít vào thở ra đều theo một
chiều, giàu O

2
 hiệu quả trao đổi khí cao.
* Thú:
- Phổi: + Cấu tạo bởi các phế nang  tổng diện tích bề mặt lớn.
+ Biến thiên thể tích dễ dàng theo thể tích lồng ngực Khí lưu thông tạo sự chênh
lệch khí ở bề mặt trao đổi tốt.
- Tổng diện tích bề mặt trao đổi khí lớn + đảm bảo sự chênh lệch khí  hiệu quả trao đổi
khí.
Câu 23: Là một hình thức sinh sản vô tính đặc biệt, trinh sinh có đặc điểm gì khác biệt so với các
hình thức sinh sản vô tính khác ở động vật?
11
Gợi ý trả lời:
- Từ tế bào của cơ thể mẹ trải qua giảm phân nguyên phân,chuyên hóa  cơ thể mới.
- Các cá thể sinh ra trong cùng một lứa không hoàn toàn giống nhau,do cơ thể mẹ có khả
năng tạo ra 2
n
loại trứng khác nhau.
Câu 24: Khi đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối thì sức căng trương nước của tế bào lỗ khí tăng hay
giảm? Giải thích?
Gợi ý trả lời:
Tăng,do lỗ khí đóng lại  thoát hơi nước giảm), trong khi đó quá trình hút nước của rễ vẫn
tiếp tục, nước từ rễ theo mạch dẫn dồn lên trên làm sức căng của tế bào lỗ khí tăng.
Câu 25: a/ Nguyên nhân chính giúp thực vật C
4
và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì?
b/ Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng,nhưng thực vật C
4
có năng suất cao còn thực
vật CAM lại có năng suất thấp?
Gợi ý trả lời:

a/ Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố
định CO
2
trong điều kiện hàm lượng CO
2
thấp, tạo acid malic là nguồn dự trữ CO
2
cung cấp cho các
tế bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của enzim RibDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt
tính ôxy hóa nên ngăn chận được hiện tượng quang hô hấp.
b/Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng
tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO
2
của chu trình CAM,điều này làm giảm chất hữu cơ
tích lũy trong cây  năng suất thấp.
Câu 26: Người ta đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm thực vật như sau:
* Nhóm ngày ngắn :- thời gian chiếu sáng < 12 giờ: ra hoa.
- thời gian chiếu sáng > 12 giờ: không ra hoa.
- thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: không ra hoa.
* Nhóm ngày dài: - thời gian chiếu sáng >12 giờ: ra hoa.
- thời gian chiếu sáng < 12 giờ: không ra hoa.
- thời gian chiếu sáng < 12 giờ nhưng thời gian tối bị gián đoạn: ra hoa.
a/ Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?
b/ Thời gian chiếu sáng và thời gian tối có vai trò gì đối với sự ra hoa của cây?
Gợi ý trả lời:
a/ Thí nghiệm chứng minh chính thời gian tối mới quyết định sự ra hoa của cây.
b/ - Thời gian tối là yếu tố cảm ứng ảnh hưởng đến sự xuất hiện mầm hoa.
- Thời gian chiếu sáng làm tăng số lượng hoa.
Câu 27: Sự tiến hóa của sinh giới được xác định dựa trên những bằng chứng nào?
Gợi ý trả lời:

1. Bằng chứng khoa học về giải phẫu so sánh.
2. Bằng chứng khoa học về phôi sinh học so sánh.
3. Bằng chứng khoa học về địa lý sinh học.
4. Bằng chứng khoa học về tế bào.
5. Bằng chứng khoa học về sinh học phân tử.
Câu 28: Hãy nêu nhận định bằng chứng sinh học phân tử chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của các
loài?
Gợi ý trả lời:
Sự thống nhất về cấu tạo chức năng ADN của các loài.
Sự thống nhất về cấu tạo chức năng của prôtêin của các loài.
Sự thống nhất về mã di truyền của các loài.
Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và các nucleotit càng giống
nhau và ngược lại.
Câu 29.Kể các đặc điểm hình thái sinh lí và tập tính của động vật thích nghi với môi trường nóng
khô?
Gợi ý trả lời:
Ở động vật:
- Cơ thể bọc vỏ sừng (bò sát)
- Giảm tuyến mồ hôi
12
- Nhu cầu nước thấp, tiểu ít, phân khô
- Tạo nước nội bào nhờ phản ứng phân hủy mỡ (lạc đà)
- Chuyển hoạt động vào ban đêm, trốn nóng trong hang
Câu 30. Trong phòng ấp trứng tằm, người ta giữ ở nhiệt độ cực thuận 25
0
C và cho thay đổi độ ẩm
tương đối của không khí, thấy kết quả như sau:
Độ ẩm tương đối của không khí Tỉ lệ trứng nở
74%
76%


86%
90%

94%
96%
Không nở
5% nở
….
90% nở
90% nở
….
5% nở
Không nở
a/. Tìm giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp, gây hại cao và cực thuận đối với việc nở của trứng
tằm.
b/.Giả thiết máy điều hoà nhiệt độ của phòng không giữ được ở nhiệt độ cực thuận 25
0
C nữa,kết
quả nở của trứng tằm còn như ở bảng trên nữa không? Nó sẽ như thế nào nếu nhiệt độ thấp hơn hay
cao hơn?
Gợi ý trả lời:
a/. - Giá trị độ ẩm không khí gây hại thấp ở trong khoảng từ 74% đến 76% :
%75
2
%76%74

+
- Giá trị độ ẩm không khí gây hại cao ở trong khoảng từ 94% đến 96%:
%95

2
%96%94

+
- Giá trị độ ẩm không khí cực thuận từ 86% đến 90%:
%88
2
%90%86

+
b/. -Nếu nhiệt độ không còn giữ được ở điểm cực thuận nữa thì tỉ lệ nở của trứng tằm sẽ không như
bảng trên.
-Nếu ở nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn, nhưng vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng về nhiệt độ
của sự phát triển trứng tằm thì giới hạn chịu đựng đối với độ ẩm không khí của sự phát triển trứng
tằm sẽ thu hẹp lại (từ 95% - 75%).
- Nếu ngoài giới hạn chịu đựng về nhiệt độ thì trứng tằm sẽ không nở và chết.

13
Câu 31:
a) Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và cho biết chức năng màng sinh chất .
b) Trong tế bào 2n của người chứa lượng ADN bằng 6.10
9
cặp nuclêôtit.
b1) Cho biết số đôi nuclêôtit có trong mỗi tế bào ở các giai đoạn sau :
-
Pha G
1
-
Pha G
2


-
Kỳ sau của nguyên phân
-
Kỳ sau của giảm phân II.
b2) Quá trình nào xảy ra ở cơ thể người, có sự tham gia của 2 tế bào cùng 1 lúc, mỗi tế bào có 46
crômatit?
Trả lời:
a) - Sơ đồ cấu trúc màng sinh chất:
- Chức năng màng sinh chất:
+ Bao bọc và bảo vệ tế bào
+ Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách chọn lọc
+ Màng sinh chất có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào
+ Màng sinh chất có cac “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy
các tế bào cùng cơ thể nhận biết nhau và nhận biết tế bào của cơ thể khác .
b) b1) - Pha G
1
có 6.10
9
cặp nuclêôtit
- Pha G
2
có 12.10
9
cặp nuclêôtit
- Kỳ sau của nguyên phân có 12.10
9
cặp nuclêôtit
- Kỳ sau của giảm phân II có 10
9

cặp nuclêôtit
b2) - Quá trình giảm phân II
- Tạo 4 tế bào
- Mỗi tế bào có 3.10
9
cặp nuclêôtit
Câu 32: Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của
những sinh vật sau đây: Tảo, Khuẩn lam, Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía màu lục, Nầm men, Vi khuẩn
lactic, vi khuẩn nitrat hoá, Vi khuẩn lục và vi khuẩn tía không có lưu huỳnh.
Vi sinh vật Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon
- Tảo, khuẩn lam
- Vi khuẩn có lưu huỳnh màu
tía, màu lục
Quang tự dưỡng Ánh sáng CO
2
- Vi khuẩn không có lưu huỳnh
màu tía, màu lục
Quang dị dưỡng Ánh sáng chất hữu cơ
- Vi khuẩn nitrat hoá Hoá tự dưỡng chất hữu cơ CO
2
- Nấm men, vi khuẩn lactic Hoá dị dưỡng chất hữu cơ chất hữu cơ
Câu 33: a. Tại sao nói chim hô hấp kép?
b.Tại sao thiếu Iod, trẻ em ngừng hoặc chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, thường bị lạnh?
Gợi ý trả lời:
a. Chim “ Hô hấp kép “ vì: dòng khí qua phổi phải trải qua 2 chu kỳ:
+ Chu kỳ 1: - hít vào: khí vào túi sau
- thở ra: khí từ túi sau lên phổi.
Lớp Lipit
Côlestêrol Prôtein xuyên màng
Prôtêin bám màng

14
+ Chu kỳ 2:- hít vào: khí từ phổitúi khí trước.
- Thở ra: Khí từ túi khí trước ra ngoài.
b – Vì Iod là 1 trong 2 thành phần cấu tạo Tyrôxin => thiếu Iod => thiếu Tyrôxin
- Thiếu Tyrôxin chuyển hoá giảm  giảm sinh nhiệt  chịu lạnh kém
- Giảm chuyển hoá  tế bào giảm phân chia và chậm lớn  trẻ không lớn hoặc chậm lớn
- Giảm chuyển hoá  giảm tế bào não và tế bào não chậm phát triển  trí tuệ kém.
Câu 34: a. Phân biệt các con đường thoát hơi nước ở lá? Ý nghĩa sự thoát hơi nước?
b. Vì sao bảo quản nông sản cần khống chế cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu ?
Gợi ý trả lời:
a) Có 2 con đường thoát hơi nước: Thoát hơi nước qua khí khẩu, thoát hơi nước qua cutin của lá
-Phân biệt :
Thoát hơi nước qua khí khẩu thoát hơi nước qua cutin của lá
Vận tốc lớn Vận tốc nhỏ
Điều chỉnh được bằng sự đóng mở khí khẩu Không đều chỉnh được
- Ý nghĩa của thoát hơi nước:
+ Tạo lực hút nước mạnh
+ Chống sự đốt nóng mô lá.
+ Tạo điều kiện cho CO
2
không khí vào lá thực hiện quang hợp .
b) - Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ  giảm số lượng, chất lượng nông sản.
- Hô hấp  nhiệt  nhiệt độ môi trường bảo quản tăng  hô hấp tăng .
- Hô hấp  H
2
O tăng độ ẩm nông sản  hô hấp tăng.
- Hô hấp  CO
2
 thành phần khí môi trường bảo quản đổi: CO
2

tăng, O
2
giảm. Khi O
2
giảm
quá mứcnông sản chuyển sang hô hấp kị khí  nông sản bị phân hủy nhanh.
Câu 35: Khi trực khuẩn gram dương (Bacillus brens) phát triển trên môi trường lỏng người ta thêm li
zô zim vào dịch nuôi cấy, vi khuẩn có tiếp tục sinh trưởng không ? vì sao?
- Vi khuẩn không tiếp tục sinh trưởng được.
- Vì: li zô zim làm tan thành murein ,vi khuẩn mất thành sẻ biến thành tế bào trần. Tế bào
trẩn của vi khuẩn gram dương này không thể phân chia được và rất dễ tan do tác động của môi
trường.
Câu 36: a/ Tại sao nói: dạ dày- ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật?
Dạ dày – Ruột thường xuyên được bổ sung thức ăn và cũng thường xuyên thải ra ngoài các
sản phẩm chuyển hóa vật chất cùng với các vi sinh vật, do đó như một hệ thống nuôi liên tục.
b/ Tại sao khi trong môi trường có nguồn C hữu cơ (đường, a-xít amin, a-xít béo) nhiều vi sinh vật
hóa dưỡng vô cơ chuyển từ tự dưỡng sang hóa dưỡng?
Qúa trình tự dưỡng rất tốn kém năng lượng (ATP) và lực khữ (NADPH
2
). Vì vậy khi có mặt
nguồn C bon hữu cơ chúng không dại gì lại phải cố định CO
2 .
Câu 37: a/ Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. Xà
phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình là cồn, nước gia
ven, thuốc tím, chất kháng sinh . . .
Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi
rửa vi sinh vật trôi đi.
b/ Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm 5 – 10 phút trong nước muối hoặc thuốc tím
pha loãng?

Sau khi rửa rau sống nên ngâm 5 -10 phút trong nước muối pha loãng gây sự co nguyên sinh
làm cho vi sinh vật không thể phát triển được, hoặc trong thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng
ô xi hóa rất mạnh.
Câu 38: Tại sao kích thước tế bào không nhỏ hơn nữa (dưới 1µm)? Tại sao kích thước tế bào nhân
chuẩn không nhỏ như tế bào nhân sơ mà lại lớn hơn ?
- Kích thước của tế bào ở mỗi loài sinh vật là kết quả của chọn lọc tự nhiên lâu dài và đạt tới
mức hợp lí, đảm bảo tỷ lệ giữa S/V là hợp lý cho quá trình trao đỗi chất của tế bào.
15
- Tế bào nhân chuẩn có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ vì có sự xoang hóa và có nhiều bào
quan khác nhau đòi hỏi phải có V đủ lớn để có thể chứa được, giống như một căn nhà rộng thì có thể
chia làm nhiều phòng còn căn nhà hẹp thì chỉ có thể đẻ một phòng vậy.
Câu 39: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động các chất qua màng tế bào?
- Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn
đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ. Nếu là vận chuyển có chọn lọc
thì cần protein kênh đặc hiệu.
- Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: cóATP, protein kênh đặc hiệu.
Câu 40: a/ Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận?
Tế bào hồng cầu không có ty thể phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển ô xi vì nếu có nhiều ty
thể chúng sẽ tiêu thụ bớt ô xi. Trên thực tế, hồng cầu được thiết kế chuyên vận chuyển ô xi nên cũng
tiêu tốn rất ít năng lượng.
b/ Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào?
Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm trên
màng sinh chất của tế bào vi khuẩn.
Câu 41: Đặc điểm cấu tạo của rễ cây liên quan đến các con đường hấp thụ nước từ đất vào rễ như
thế nào?
Đặc điểm cấu tạo của rễ :
- Biểu bì: tế bào biểu bì và các lông hút. Nước từ đất được hấp thụ vào rễ qua bề mặt biểu bì,
chủ yếu qua các lông hút. Lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất.
- Vỏ: các tế bào nhu mô.
- Nội bì : các tế bào nội bì có vòng đai Caspari bao quanh.

Nước được hấp thụ từ đất vào đến mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: con đường gian bào và
con đường tế bào chất, nhưng khi vào đến nội bì sẽ bị vòng đai Caspari chặn lại nên nên phải
chuyển sang con đường tế bào chất . Vòng đai Caspari có vai trò điều chỉnh lượng nước vận chuyển
vào mạch gỗ.
- Trung trụ: có mạch gỗ vận chuyển nước từ rễ lên thân.
Câu 42: Sản phẩm nào của quang hợp có chứa O
18
trong những trường hợp sau:
- Trường hợp 1: cung cấp cho cây CO
2
18
.
- Trường hợp 2: cung cấp cho cây H
2
O
18
.
Giải thích.
- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:
6CO
2
+ 6H
2
O + 674Kcal C
6
H
12
O
6
+ 6O

2

- Sản phẩm của quang hợp có chứa O
18

Trường hợp 1: C
6
H
12
O
6
.
(0,25 đ)
Trường hợp 2: 6O
2
↑. (0,25 đ)
- Giải thích: O
2
18
↑ do quang phân ly nước (H
2
O
18
)

xảy ra trong pha sáng. (0,25 đ)
C
6
H
12

O
6
có chứa O
18
do quá trình cố định CO
2
18
tạo thành hydra cacbon xảy
ra trong pha tối.
Câu 43: Các giai đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật trong trường hợp phân giải kị khí và phân giải
hiếu khí có gì giống và khác nhau?
16
ánh sáng
diệp lục
Bản chất của quá trình hô hấp (phân giải hiếu khí) và lên men (phân giải kị khí) ở thực
vật là quá trình chuyển hóa năng lượng, trong đó các phân tử hydrat cacbon bị phân giải tạo
thành các sản phẩm cuối cùng đồng thời với sự giải phóng và tích lũy năng lượng.
Cả hai đều trải qua giai đoạn đường phân: Đường Glucô Axit piruvic +ATP+H
2
O
Tuy nhiên có sự khác nhau ở giai đoạn tiếp theo:
Hô hấp (phân giải hiếu khí) Lên men (phân giải kị khí)
Câu 44: Hiện nay phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp?
Tại sao? Ví dụ minh họa.
- Hiện nay phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất trong sản xuất nông
nghiệp là nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
- Đó là sự nuôi cấy các TB lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá,
đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi, trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để
tạo ra cây con. Pp này dự trên nguyên lý cơ bản về sinh sản vô tính: TB là đơn vị cơ bản của
sự sống, mang thông tin DT mã hóa sụ hình thành một cơ thể sống.

- Phương pháp này góp phần tạo nhanh giống mới, sạch bệnh, có hiệu quả kinh tế cao.
- VD: Thành tựu nuôi cấy mô đã được áp dụng trên nhiều đối tượng như phong lan,
các loại lúa, dậu, cà phê, hoa hồng, khoai tây,
Câu 45: Prôtit là thành phần quan trọng của tế bào và cơ thể, nó được cung cấp bởi nguồn thức ăn.
Nguồn thức ăn thực vật thường không bảo đảm prôtit cho cơ thể, tại sao ở những động vật ăn thực
vật vẫn có đủ nguồn prôtit cung cấp cho cơ thể?
- Thức ăn thực vật (cỏ, rơm, ) có thành phần chủ yếu là xenlulôzơ (gluxit).
- Đặc điểm của bộ máy tiêu hóa (dạ dày, ruột non và manh tràng) ở ĐV ăn TV có cấu tạo
thích nghi với quá trình tiêu hóa loại thức ăn đó.
- Nhờ có các VSV cộng sinh (ở dạ dày và manh tràng) tham gia vào việc tiêu hóa xenlulôzơ.
- Chính VSV là nguồncung cấp phần lớn prôtit cho nhu cầu cơ thể của vật chủ.
Câu 46: Trong sổ khám bệnh của một người, bác sĩ có ghi:
Huyết áp tối đa 120 mmHg, huyết áp tối thiểu 80 mmHg.
Huyết áp được đo như thế nào? Giải thích ý nghĩa các con số trên.
- Sử dụng huyết áp kế, quấn bao cao su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay trái
phía trên khỷu tay của người được đo nằm ở tư thế thoải mái.
- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
- Huyết áp tối đa tương ứng với lúc tim co bóp (tâm thu), huyết áp tối thiểu tương ứng
với lúc tim dãn (tâm trương) ở động mạch lớn (cánh tay) gần ĐM chủ.
Các chỉ số được ghi là của người có huyết áp bình thường.
Câu 47: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
- Xung thần kinh xuất hiện do quá trình biến đổi diện thế nghỉ của màng nơ ron sang điện thế
hoạt động khi bị kích thích, sẽ lan tuyền trên sợi trục.
- Xung TK chỉ gây nên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng kế tiếp, còn nơi điện thế hoạt động
vừa sinh ra, màng đang ở vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên không tiếp nhận kích thích. Thường xung
TK xuất hiện ở đầu nơron; vì thế, xung TK chỉ lan truyền theo một chiều.
17
Xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep
Axit piruvic các sản phẩm:
CO

2
+ ATP + NADH + FADH
2

Axit piruvic các sản phẩm:
- Rượu êtilic + CO
2
+ năng lượng
- Axit lactic + năng lượng
- Trong một cung phản xạ, xung TK xuất hiện từ cơ quan thụ cảm bị kích thích, theo nơron
cảm giác truyền về trung ương TK, qua nơron trung gian chuyển sang nơron vận động đến cơ quan
đáp ứng. Do đó xung TK phải tuyền qua các xi-nap.
- Sự chuyển giao xung TK qua xi-nap nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều.
Vì vậy, xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều.
Câu 48: Quá trình phát triển ở côn trùng có đặc điểm gì?
- Quá trình phát triển của động vật chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
- Ở các loài côn trùng như bướm, châu chấu, ve sầu, ở giai đoạn hậu phôi ấu trùng chưa
phát triển hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác (biến thái) biến đổi thành con trưởng thành. Sự
phát triển có thể qua biến thái hoàn toàn hoặc qua biến thái không hoàn toàn.
- Sự phát triển qua biến thái hoàn toàn:ở bướm sâu bướm lột xác (biến thái) thành nhộng,
nhộng lột xác (biến thái) thành bướm.
- Sự phát triển qua biến thái không hoàn toàn: ở châu chấu ấu trùngchưa có cánh, qua nhiều
lần lột xác (biến thái) thành con trưởng thành.
Câu 49: Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n = 20, người ta thấy trong một tế bào có 19 nhiễm
sắc thể (NST) bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết NST ở vị trí
khác thường này có thể được hình thành bằng những cơ chế nào?
- Đột biến đảo đoạn NST mà đoạn bị đảo có chứa hoặc không chứa tâm động.
- Chuyển đoạn NST: chuyển đoạn trong cùng một NST hoặc chuyển đoạn không
tương hỗ.
Câu 50: Sự tương tác giữa các gen có mâu thuẫn gì với các qui luật phân li của các alen hay

không? Tại sao?
- Sự tương tác giữa các gen không có gì mâu thẫn với các qui luật phân ly của các alen.
-Sự tương tác gen đã mỡ rộng thêm học thuyết Men Đen: sự tương tác giữa các alen
thuộc các lô cut khác nhau.
Câu 51: So sánh hai phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở
động vật.
- Giống nhau: đều là sự áp dụng công nghệ tế bào trong sản xuất giống vật nuôi nhằm tạo
giống có kiểu gen ổn định không bị biến dị tổ hợp nhằm bảo đảm nhân nhanh giống ban đầu
- Khác nhau: cấy truyền hợp tử tách phôi ban đầu thành nhiều phôi, nhân bản vô tính
dùng nhân 2n của giống ban đầu tạo cá thể mới giữ nguyên vốn gen.
Câu 52: Tại sao người ta phải chọn các tác nhân cụ thể khi gây đột biến?
- Các tác nhân đột biến có tác dụng khác nhau đến vật chất di truyền. Tia phóng xạ có khả
năng xuyên sâu có khả năng gây đột biến gen và đột biến NST.
- Tia tử ngoại sức xuyên yếu nên chỉ dùng để xử lí VSV. Có loại hóa chất có tác động chuyên
biệt, đặc thù đối với từng loại Nu của gen.
Câu 53:
a) Màu sắc trên thân động vật có ý nghĩa sinh học gì?
b) Ở một loài khi môi trường có nhiệt độ 26
0
C thì thời gian 1 chu kỳ sống là 20 ngày, ở môi
trường có nhiệt độ 19,5
0
C thì chu kỳ sống có thời gian 42 ngày.
b1) Xác định ngưỡng nhiệt phát triển và tổng nhiệt hữu hiệu của loài đó.
b2) Tính tổng số thế hệ trong 1 năm của loài đó trong điều kiện nhiệt độ bình quân của môi
trường là 22,5
0
C.
Gợi ý trả lời:
a) Màu sắc trên thân động vật có ý nghĩa sinh học rất cao:

- Nhận biết đồng loại.
18
- Tham gia vào quá trình sinh sản (khoe mẽ, khoác áo cưới)
- Nguỵ trang tránh kẻ thù hay rình bắt mồi
- Báo hiệu , doạ nạt
b)
b1)Theo công thức : T = (x – K) n
=> T = (26 – K) 20
T = (19,5 – K ) 42
=> K = 13,6
0
C , T = 248
0
/ngày
b2) Số thế hệ trong năm:
-Ở nhiệt độ 22
0
C:
Thời gian 1 chu kỳ : n = 248/( 22,5 – 13,6) = 27,9 ngày
Số thế hệ trong năm = 365/ 27,9 = 13 thế hệ .
Câu 54:Trình bày phương thức đồng hóa CO
2
của các vi sinh vật tự dưỡng. Điểm khác nhau cơ bản
giữa vi khuẩn hóa năng hợp và vi khuẩn quang hợp về phương thức đồng hóa CO
2
?
a/ Phương thức đồng hóa CO
2
của các vi sinh vật tự dưỡng. Nhóm vi SV tự dưỡng gồm có:
- VSV tự dưỡng quang năng: Sử dựng năng lượng AS mặt trời để quang hợp, gồm:

+ Vi tảo, vi khuẩn lam: Lấy nguồn hyđro từ nước, quang hợp giải phóng oxy.
+ Một số VK thuộc bộ Rhodospirillales: Lấy hyđro từ khí hyđro tự do, từ H
2
S, hoặc hợp chất
hữu cơ có chứa hyđro. Quang hợp không giải phóng ra oxy.
- VSV tự dưỡng hóa năng: Sử dụng năng lượng do oxy hóa hợp chất hữu cơ nào đó, gồm:
+VK nitrit hóa: Sử dụng năng lượng sinh ra khi oxy hóa amôn thành nitrit.
+VK nitrat hóa: Ôxy hóa nitrit thành nitrat để lấy năng lượng.
+VK sắt: Lấy năng lượng từ phản ứng oxy hóa Fe
++
thành Fe
+++
.
+VK oxy hóa lưu huỳnh: Lấy năng lượng khi oxy hóa S thành các hợp chất ch ứa S.
b/ Điểm khác nhau giữa VK hóa năng hợp và VK quang hợp:VK hóa năng hợp sử dụng
nguồn năng lượng từ oxy hóa các hợp chất vô cơ, còn VK quang hợp sử dụng năng lượng từ AS mặt
trời nhờ sắc tố.
Câu 55: Những điểm khác nhau cơ bản giữa virut và vi khuẩn về mặt cấu tạo, vật chất
di truyền, dinh dưỡng, sinh sản.
Đặc điểm virút Vi khuẩn
Cấu tạo Chưa có cấu tạo TB, chỉ gồm vỡ protein và
lõi axit nuclêic (hoặc là ADN hoặc là ARN).
Có cấu tạo TB nhưng chưa hoàn
chỉnh, chưa có màng nhân.
Vật chất DT Chỉ chứa một trong 2 loại hoặc là ADN
hoặc là ARN.
Có cả 2 loại ADN và ARN.
Dinh dưỡng Dị dưỡng theo kiểu kí sinh bắt buộc trong
TB vật chủ.
Không mẫn cảm với kháng sinh.

Có nhiều hình thức sốnh khác
nhau: tự dưỡng, dị dưỡng (kí
sinh, hoại sinh, cộng sinh)
Sinh sản Phải nhờ vào hệ gen và các bào quan của
TB vật chủ. Không có khả năng sinh sản ở
ngoài TB vật chủ.
Sinh sản dựa vào hệ gen chính
của mình. Có khả năng sinh sản
ngoìa TB vật chủ.
Câu 56: a.Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật bậc cao.
b.Ở cơ thể người tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không cần ti thể?
a) - Phương trình pha sáng:
12H
2
O + 12NADP + 18ADP + 18Pv + 60 lượng tử
diệp lục
6O
2
+ 12NADPH
2
+ 18ATP + 18H
2
O.
- Phương trình pha tối quang hợp:
6C0
2
+ 12NADPH
2
+18ATP + 12H
2

O C
6
H
12
O
6
+12NADP + 18ADP +18Pv
b) Ty thể là cơ quan sản sinh năng lượng do đó tế bào có nhiều ty thể là tế bào hoạt động mạnh nhất.
TB cơ (cơ tim), Tb gan, vùng nào cần nhiều năng lượng thì tập trung nhiều ti thể nhất.
-TB hồng cầu không cần ti thể, không tiêu tốn O
2
trong ti thể, vì vai trò vận chuyển của nó
vẫn hô hấp bằng con đường đường phân.
19
Câu 57: Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào ở các loài sinh sản vô tính và
các loài sinh sản sản hữu tính?
Các loài sinh sản vô tính: Nhờ quá trình nguyên phân mà thực chất là cơ chế tự nhân đôi của
NST và cơ chế phân li đồng đều các NST con.
Các loài sinh sản hữu tính: Nhờ kết hợp 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
- Nhờ nguyên phân mà từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể đa bào.
- Nhờ giảm phân mà thực chất là cơ chế phân li không đồng đều của các NST con từ một cơ
thể lưởng bội 2n tạo thành giao tử đơn bội n.
- Nhờ thụ tinh mà thực chất là quá trình tái tổ hợp NST, phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n của
loài.
Câu 58: Những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình tổng hợp ADN và quá trình tổng hợp ARN?
Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN
- Xảy trên toàn bộ 2 mạch đơn của ADN.
- Enzim xúc tác: ADN polimeraza.
- Nguyên tắc tổng hợp: A -T; G - X.
- Kết quả: tạo ra phân tử ADN con giống

hệt mẹ, cơ chế bán bảo toàn.
- Xảy ra trên từng đoạn của ADN và chỉ xảy ra trên
một mạch đơn mang mã gốc.
- Enzim xúc tác: ARNpolimerraza.
- Nguyên tắc tổng hợp: A - Um; T - Am; G - Xm; X
- Gm.
- Kết quả: tạo ra một ARN.
Câu 59:a. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ? Nêu những thí nghiệm chứng minh.
b. Tại sao khi tâm nhĩ co, máu chỉ chảy xuống tâm thất mà không dồn trở lại tĩnh mạch ?
c. Em hiểu như thế nào về “ Quy luật Staling” trong hoạt động của tim ?
d. Adrenalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glycôgen thành glucôzơ.Vẽ sơ
đồ truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải glycôgen
Gợi ý trả lời:
a Dây thần kinh tủy là dây pha vì: Dây thần kinh được nối với tủy sống theo 2 rễ: rễ trước
(sợi vận động) và rễ sau(rễ cảm giác). Các rễ này là thành phần của các noron vận động và noron
cảm giác mà các tua của nó nhập lại thành dây thần kinh tủy nên dây thần kinh tủy là dây pha
- Có thể thí nghiệm bằng cách cắt các rễ và kích thích vào da: cắt rễ sau sẽ mất cảm giác, cắt
rễ trước bị liệt các cơ tương ứng.
b. Vì tâm nhĩ co bắt đầu từ sự phát nhịp của nút xoang nhĩ nằm ở thành tâm nhĩ phải gần lối
vào của tĩnh mạch chủ trên, nên khi tâm nhĩ co bắt đầu từ phía trên rồi mới lan ra khắp hai tâm nhĩ,
vì vậy lực co của tâm nhĩ đã bít các lỗ vào của tĩnh mạch do vậy máu chỉ dồn xuống tâm thất.
Câu 60: Nêu cơ chế nhân nồng độ ngược dòng trong hoạt động của thận? Tại sao động vật sống trên
cạn không thể thải NH
3
theo nước tiểu, trong khi các động vật sống trong nước ngọt có thể thải NH
3

trong nước tiểu ?
- Quy luật Staling: Trong điều kiện bình thường, thể tích máu do tim đẩy đi được điều hòa
bởi lượng máu chảy từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ phải.

- Đó là do: Cơ tim trước khi co đã ở trạng thái giãn, nó sẽ co mạnh hơn. Khi trong tâm nhĩ có
ít máu các sợi cơ không được giãn nhiều nên tâm nhĩ co bóp yếu làm lượng máu đổ vào tâm thất ít
 Cơ tâm thất co yếu hơn  lượng máu do tim đẩy đi ít hơn.
- Khi trong tâm nhĩ có nhiều máu, các sợi cơ giãn mạnh làm cho tâm nhĩ co bóp mạnh nên
lượng máu đổ vào tâm thất nhiều  Cơ tâm thất co mạnh hơn  Lượng máu do tim đẩy đi nhiều
hơn.
Con dường truyền tín hiệu từ Adrenalin: Adrenalin  Thụ thể màng  Protein G 
Adrenylat-cyclaza  cAMP  Các kinaza  Glycôgen photphorylaza  (Glycôgen  glucôzơ)
Câu 61: Vì sao một số động vật có vú lại thích nghi được với điều kiện sống thiếu nước ở sa mạc?
Vì chúng có các hình thức thích nghi sau:
- Có thể ăn thức ăn khô, uống một lúc nhiều nước (như lạc đà một lần có thể uống một lượng
nước tương đương 33% trong lượng cơ thể).
- Quá trình hô hấp nội bào tạo ra rất nhiều nước.
- Sự hấp thụ nước từ ống tiêu hóa diễn ra chậm để trách hiện tượng hòa loãng máu.
20
- Quai Henle và ống góp của thận dài hơn nhiều so với các động vật có vú không sống trong
điều kiện tương tự để tăng cường tái hấp thụ nước, tạo nước tiểu có độ đậm đặc cao, hạn chế sự bài
tiết mồ hôi, tăng bài tiết muối …
Câu 62: Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa R
(còn gọi là Lac I) thì có thể dẫn đến hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của gen cấu trúc.
Operon Lac gồm các phần sau: trình tự khởi động (P), trình tự chỉ huy (O), các gen cấu trúc
Z,Y,A . Gen điều hòa R cho protein ức chế R tham gia vào sự điều tiết hoạt động của operon
- Nếu đột biến xảy ra ở gen R có thể dẫn đến các hậu quả sau:
+ Xảy ra đột biến câm trong các trường hợp: đột biến nucleotit trong gen này không làm
thay đổi trình tự axit amin trong protein ức chế; đột biến thay đổi axit amin trong chuỗi polipeptit của
protein ức chế không làm thay đổi khả năng liên kết của protein ức chế với trình tự chỉ huy (O). Hậu
quả của dạng đột biến này: operon Lac hoạt động bình thường  không liên quan tới biểu hiện của
gen cấu trúc.
+ Xảy ra đột biến làm giảm khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy làm cho
sự biểu hiện của gen cấu trúc tăng lên.

+ Làm mất hoàn toàn khả năng lien kết của protein ức chế hoặc protein ức chế không được
tạo ra các gen cấu trúc biểu hiện liên tục
+ Xảy ra đột biến làm tăng khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy  sự
biểu hiện của các gen cấu trúc giảm đi.
- Kết luận: Đột biến xảy ra ở gen điều hòa R có thể dẫn đến hậu quả khác nhau trong sự biểu
hiện của gen cấu trúc.
Câu 63: Công thức của địnhluật Hacđi – Vanbec áp dụng cho quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân
bằng đối với một locut trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là: p
2
(AA) + 2pq(Aa)+q
2
(aa) =1 (Trong
đó p và q là tần số tương ứng của mỗi alen)
Công thức này sẽ được viết thế nào trong trường hợp locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới
tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y(xét ở loài giới đực dị giao tử XY, tỉ lệ
đực:cái = 1:1).
Đối với 1 locut trên NST X có 2 alen sẽ có 5 kiểu gen :
X
A
X
A
; X
A
X
a
; X
a
X
a
; X

A
Y; X
a
Y.
Các cá thể cái có 2 alen trên NST X vì vậy khi chỉ xét trong phạm vi giới cái tần số các kiểu
gen X
A
X
A
;X
A
X
a
;X
a
X
a
được tính giống như trường hợp các len trên NST thường, có nghĩa là tần số
các kiểu gen ở trạng thái cân bằng Hacdi – Van bec là:
p
2
(X
A
X
A
) + 2pq(X
A
X
a
)+q

2
(X
a
X
a
) =1
Các cá thể đực chỉ có 1 alen trên X nên tần các kiểu gen ở giới đực:p(X
A
Y)+ q(X
a
Y) =1 .
Khi xét chỉ xét riêng trong phạm vi giới đực.
Vì tỉ lệ đực:cái= 1:1 nên tỉ lệ các kiểu gen trên ở mỗi giới giảm đi một nửa khi xét trong
phạm vi toàn bộ quần thể vậy ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec, công thức tính các kiểu gen lien
quan đến locut gen trên NST X (vùng không tương đồng) gồm 2 alen là:
0,5p
2
(X
A
X
A
) + pq(X
A
X
a
)+0,5q
2
(X
a
X

a
) +0,5p(X
A
Y)+ 0,5q(X
a
Y) =1
Câu 64: a. Xét ty thể A của tế bào tuyến tụy và ty thể B của tế bào cơ tim, hãy dự đoán ty thể của tế
bào nào có diện tích màng trong lớn hơn? Tại sao?
b. Khi trồng các loại cây như đậu, lạc, bèo hoa dâu tại sao cần bón đủ lượng molipđen ?
c. Tại sao đất chua lại nghèo dinh dưỡng ?
Trả lời:
a. Tế bào cơ tim có diện tích bề mặt màng trong ty thể lớn hơn. Vì: Tế bào cơ tim cần nhiều
năng lượng cho hoạt động do đó cần nhiều protein và enzim tham gia vào chuỗi truyền điện tử vì thế
nên diện tich màng trong ty thể lớn hơn.
b. Môlipđen là thành phần cấu tạo quan trọng của các enzim xúc tác cho quá trình cố định ni
tơ, như enzim: Nitrogenaza, hydrogenaza, nitroreductaza…
c. Đất chua chứa nhiều axit giải phóng nhiều ion H
+
, các ion H
+
đẩy các ion cần thiết cho cây
như NH
4
+
, K
+
, tách khỏi bề mặt keo đất và chiếm chỗ làm cho các ion khoáng dễ bị rửa trôi nên
đất nghèo dinh dưỡng.
21
Câu 65: Trình bày các bước chính sử dụng kỷ thuật cấy gen vào E. coli để sản xuất vacxin tái tổ

hợp phòng chống virut gây bệnh lở mồm long móng ở động vật móng guốc. Biết hệ gen của loại
virut này có bản chất ARN và vacxin phòng bệnh là protein kháng nguyên (VP1) do chính hệ gen
của virut mã hóa?
Các bước chính:
- Tách ARN của virut mang gen kháng nguyên VP1.
- Phiên mã ngược tạo cADN – VP1.
- Tách plasmit từ E. coli.
- Dùng enzim giới hạn cắt plasmit và VP1
- Nối plasmit của E.coli với đoạn cADN – VP1 tạo ra plasmit tái tổ hợp
- Biến nạp plasmit tái tổ hợp vào E.coli.
- Nuôi E.coli có plasmit tái tổ hợp để vi khuẩn sản xuất vacxin.
Câu 66: Loại thể truyền (vecto) đầu tiên được sử dụng trong liệu pháp gen là gì ? Nêu ưu và nhược
điểm chính của loại thể truyền này. Hiện nay các nhà khoa học làm gì để khắc phục nhược điểm của
loại thể truyền này.
- Thể truyền đầu tiên mà các nhà khoa học sử dụng để thay thế gen bệnh ở người bằng gen
lành là loại virut có vật chất di truyền ARN.
- Ưu điểm của loại thể truyền này là virut có thể tích hợp vào NST của người vì thế người ta
có thể gắn gen lành vào NST của người bệnh.
- Nhược điểm :
+ Virut tích hợp ngẫu nhiên vào NST nên không đúng vào vị trí của gen bệnh cần thay thế
mà lại gắn vào vị trí khác làm hỏng các gen bình thường khác của người.
+ Thể truyền có bản chất là virut nên có nguy cơ về an toàn sinh học.
- Để khắc phục nhược điểm các nhà khoa học đã dùng các biện pháp tương ứng sau:
+ Thể truyền đưa gen lành vào trong tế bào gốc của người bệnh rồi nuôi trong phòng thí
nghiệm, sau đó chọn lọc lấy những tế bào có gen lành đã được trao đổi chéo gắn đúng vào vị trí của
gen bệnh. Sau đó tế bào gốc có gen bình thường mới được đưa vào cơ thể người bệnh.
+ Loại bỏ các trình tự gen độc của virut hoặc tách hệ gen của virus thành 2 thể truyền độc
lập (một gọi là thể truyền nhân dòng, một gọi là thể truyền trợ giúp). Do lúc này hệ gen của virut
không hoàn chỉnh, nên chúng sẽ chết ngay sau 1 thế hệ gây nhiễm  tăng tính an toàn sinh học (hệ
thống này còn được gọi là hệ thống thể truyền “tự tự tử”).

Câu 67: a. Tên virut gây bệnh cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 có ý nghĩa như thế nào?
b. Etanol (nồng độ 70%) và penicilin đều được dùng để diệt khuẩn trong y tế. Hãy giải thích vì
sao vi khuẩn khó biến đổi để chống được etanol nhưng lại có thể biến đổi chống được penicilin.
a Tên của các virut cúm A như H1N1, H3N2, H5N1 bao hàm ý nghĩa đặc thù cấu trúc
kháng nguyên vỏ ngoài của virut.
- Chữ H (chất ngưng kết hồng cầu), chữ N ( enzim tan nhầy) là ký hiệu của 2 kháng nguyên
gây nhiễm trên vỏ của hạt virut cúm A giúp virút gắn vào thành tế bào rồi sau đó đột nhập vào tế bào
- Chữ số 1,2,3,5 là chỉ số thứ tự của kháng nguyên H và N đã biến đổi.
b Etanol (nồng độ 70%) có tác dụng gây biến tính prôtein, kiểu tác động là không chọn lọc
và không cho sống sót.
- Penicilin ức chế tổng hợp PEG (peptidoglican) ở vỏ vi khuẩn. Nhiều vi khuẩn mang gen
kháng kháng sinh (thường trên plasmid) mã hóa enzim penicilinaza cắt vòng beta- lactam của
penicilin và làm bất hoạt chất kháng sinh này.
Câu 68: a. Một số bác sỹ cho những người muốn giảm khối lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc.
Loại thuốc này rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó bị tử vong nên
thuốc đã bị cấm sử dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm khối lượng cơ thể và có
thể gây chết? Biết rằng người ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ty thể.
b.Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở tế
bào cơ của cơ thể người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP.
a Ty thể là nơi tổng hợp ATP mà màng trong ty thể bị hỏng nên H
+
không tích lại được trong
khoang giữa hai lớp màng ty thể vì vậy ATP không được tổng hợp.
- Giảm khối lượng cơ thể vì hô hấp vẫn diễn ra bình thường mà tiêu tốn nhiều glucôzơ, lipit.
22
- Gây chết do tổng hợp được ít ATP, các chất dự trữ tiêu tốn dần nên có thể dẫn đến tử vong.
b Kiểu hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ thể người vẫn cần dùng vì kiểu hô hấp
này không tiêu tốn ô xy.
- Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nhảy, nâng vật nặng … các tế bào cơ trong mô cơ co
cùng một lúc, hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ ô xy cho hô hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là

hô hấp kị khí đáp ứng kịp thời ATP mà không cần đến ôxy.
Câu 69: Về sự trao đổi nước và khoáng ở thực vật
a. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào?
b. Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ cây. Em hiểu điều đó như thế nào?
c. Tại sao khi lúa bước vào giai đoạn đứng cái, người ta thường rút nước phơi ruộng?
a. Cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên:
- Khi mới bón phân cây khó hút nước (do nồng độ khoáng ở trong dịch đất cao).
- Về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào.
b. Sự hấp thụ khoáng gắn liền với quá trình hô hấp của rễ vì:
- Quá trình hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho sự hút khoáng (vì cây hút khoáng chủ yếu
theo cơ chế chủ động).
- Hô hấp giải phóng CO
2
khuyếch tán ra dịch đất gặp nước tạo thành H
2
CO
3
; H
2
CO
3
lại phân
li thành H
+
và HCO
3
-
, H
+
lại trao đổi ion với các cation đang được hấp phụ trên bề mặt keo đất làm

tăng sự hấp thụ khoáng bằng cơ chế hút bám – trao đổi.
c. Bước vào giai đoạn đứng cái người ta thường rút nước phơi ruộng vì:
- Giai đoạn đứng cái là giai đoạn vươn lóng của lúa, là kết quả của sự giãn tế bào ở các tế bào
phía dưới mô phân sinh. Điều kiện ngoại cảnh cực kỳ quan trọng cho sự giãn tế bào là nước.
- Vì vậy rút nước phơi ruộng vào lúc này là hạn chế sự vươn lóng từ đó hạn chế nguy cơ lốp
đổ ở những ruộng lúa sinh trưởng mạnh
Câu 70: Sự tạo thành ATP trong hô hấp ở thực vật diễn ra theo những con đường nào? ATP được sử
dụng vào những quá trình sinh lý nào ở cây?
- ATP được hình thành do sự kết hợp của ADP và gốc phốt phát (vô cơ): ADP + P
vc
ATP
- Có 2 con đường tạo thành ATP trong hô hấp ở thực vật:
+ Photphoryl hóa ở mức độ nguyên liệu: như từ APEP  Axit pyruvic(ở đường phân) hay
sucxinyl CoA (chu trình Creb).
+ Photphoryl hóa ở mức độ enzim ôxy hóa khử: H
+
và e vận chuyển qua chuỗi điện tử từ
NADPH
2
, FADH
2
tới ô xy khí trời.
- ATP dùng cho mọi quá trình sinh lý ở cây (phân chia tế bào, hút nước, hút khoáng, sinh
trưởng phát triển …)
Câu 71: a. Ở cơ thể người tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất? tế bào nào không cần ti thể?
b. Loại tế bào nào trong cơ thể người có mạng lưới nội chất trơn phát triển? Loại tế bào nào
có mạng lưới nội chất hạt phát triển?
Trả lời:
a. Ở cơ thể người tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất? tế bào nào không cần ti thể?
- Ty thể là cơ quan sản sinh năng lượng do đó tế bào có nhiều ty thể là tế bào hoạt động mạnh

nhất. Tế bào cơ (cơ tim), tế bào gan, vùng nào cần nhiều năng lượng thì tập trung nhiều ti thể nhất
- Tế bào hồng cầu không cần ti thể, không tiêu tốn O2 trong ti thể, vì vai trò vận chuyển của
nó vẫn hô hấp bằng con đường đường phân.
b. Loại tế bào nào trong cơ thể người có mạng lưới nội chất trơn phát triển? Loại tế bào nào có
mạng lưới nội chất hạt phát triển?
- Lưới nội chất trơn tổng hợp lipit. Nên nơi tổng hợp nhiều lipít là tế bào não, tế bào tuyến
nội tiết (nơi sx stêrôit), tế bào niêm mạc ruột.
- Lưới nội chất hạt tham gia tổng hợp các protein. Nên nơi tổng hợp nhiều là tế bào bạch cầu,
tế bào tuyến tiết, tế bào tổng hợp hocmôn, sản xuất Protein xuất khẩu ra ngoài.
23
Câu 72: Nguyên nhân gây nên bệnh sốt rét? Vật trung gian truyền bệnh sốt rét và chu kỳ gây nên
bệnh sốt rét?
Trả lời a. Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm . Do kí sinh trùng Plasmodium gây nên. Ký sinh trùng
gây nên bệnh sốt rét có 4 loại: P. falciparum, P. vivax, P.malariae, P. Ovanle. Ở nước ta có 3 loại đó
là: P. falciparum, P.vivax và P. Malariae
b.Muỗi Anophen là vật trung gian truyền bệnh sốt rét
c.Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét như sau:
- Muỗi Anophen hút máu bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét, ký sinh trùng vào dạ dày muổi
sinh sản và phát triển thành thoa trùng.
- Khi muỗi đốt người ,thoa trùng từ muỗi sang máu người rồi tới gan.Ký sinh trùng phát triển
trong tế bào gan rồi xâm nhập vào máu.
-Trong máu, ký sinh trùng sinh sản và phát triển ở hồng cầu, làm vở hồng cầu hàng loạt và
gây nên triệu chứng của bệnh
Câu 73: Hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật bậc cao diễn ra như thế nào?
Trả lời: Quá trình thụ tinh kép ở thực vật bậc cao diễn ra như sau:
- Khi một hạt phấn chín rơi vào đầu nhụy hoa cái, nẫy mầm cho một ống phấn và 2 tinh tử.
- Tinh tử thứ nhất kết hợp với noãn cực cho hợp tử 2n.
- Tinh tử thứ hai kết hợp với nhân cực cho ra nội nhủ 3n.
- Nội nhủ chứa chất hữu cơ chủ yếu là tinh bột để nuôi phôi giai đoạn đầu, nội nhủ 3n có ý
nghĩa: giàu chất dinh dưỡng vì đa bội.

Câu 74: So sánh photphorin hoá quang hợp vòng và không vòng qua các chỉ tiêu sau: Hình thức
photphorin hoá, sự tham gia của phản ứng ánh sáng, chất tham gia, sản phẩm, hiệu quả năng lượng.
Trả lời:
Hình thức photphorin hoá Vòng Không vòng
Sự tham gia của phản ứng
ánh sáng
Phản ứng ánh sáng I Phản ứng ánh sáng I và phản ứng
ánh sáng II
Chất tham gia ADP, H3PO4 ADP, H3PO4, H2O, NADP
Sản phẩm ATP ATP, NADPH2, O2
Hiệu quả năng lượng 11 -22 % 36%
Câu 75:Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp và hô hấp, chỉ rõ các nguyên tử của
các nguyên tố cấu tạo nên sản phẩm lấy từ nguyên liệu nào?
Trả lời
a. Quang hợp:
6CO
2
+ 12H
2
O C
6
H
12
O6 + 6O
2
+ 6H
2
O
b. Hô hấp:
C

6
H
12
O
6
+6O
2
+ 6H
2
O 6CO
2
+ 12H
2
O
24
Câu 76: Em hãy chỉ ra cách thức (con đường) để sản xuất dấm ăn từ nguyên liệu rỉ đường
bằng cách sử dụng qui trình công nghệ lên men của các các vi sinh vật?
Trả lời
a. Rỉ đường chủ yếu là các sacaroz (C
12
H
22
O
11
). Biến đổi rỉ đường thành rượu êtilic (C2H5OH) nhờ
nấm men sacaromicess
b. Từ rượu êtilic biến đổi thành axit axetic (CH3COOH) do vi khuẩn axetic
c. Từ axit axetic pha loảng thành dấm ăn 6%
Câu 77: Tại sao tế bào lông rễ có thể hút nước theo cơ chế thẩm thấu? Giải thích hiện tượng
cây bị héo khi bón quá nhiều phân cho cây.

Trả lời
a. Vì tế bào lông hút có đặc điểm như một thẩm thấu kế:
- Màng sinh chất và khối chất nguyên sinh có thẩm tính chọn lọc giống như một màng bán
thấm tương đối
-Trong không bào chứa các muối hoà tan có nồng độ nhất định tạo ra tiềm năng thẩm thấu
(áp suất thẩm thấu). Tiềm năng thẩm thấu đó thường lớn hơn dung dịch đất, tạo ra độ chênh lệch về
áp suất thẩm thấu ở 2 phía của màng tế bào: áp suất thẩm thấu bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế
bào. Vì vậy, nước từ dung dịch đất đi vào bên trong tế bào.
b. Cây bị héo khi bón phân quá nhiều vì:
- Nồng độ muối trong dung dịch đất tăng cao, tiềm năng thẩm thấu trong tế bào không tạo ra
được sự chênh lệch áp suất thẩm thấu đáng kể, nên nước đã không đi ngoài vào trog tế bào được.
- Do đó phần trên của cây sau khi thoát hơi nước đã không bù vào lại, thiếu nước, sức trương
nước của tế bào giảm nên bị héo.
Câu 78: Sự khác nhau giữa enzim và hócmôn qua các tiêu chí: Cấu trúc, chức năng, nơi sản xuất,
ảnh hưởng pH?
Trả lời:
Tiêu chí Enzim Hoocmôn
Cấu trúc Cơ bản là prôtêin, một số
côenzim, côfactor
Có thể là enzim, stêrôit, axít amin, hoặc 1
đoạn polipeptid
Chức năng Xúc tác. Điều hòa
Nơi sản xuất Tuyến ngoại tiết: có thể
được dùng ngay nơi sx ra
Đa số là tuyến nội tiết: được tổng hợp ra và
dẫn đến các cơ quan.
Ảnh hưởng pH Bị ảnh hưởng Hầu như không chịu ảnh hưởng
Câu 79: Phân biệt các khái niệm: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng và quang dị dưỡng?
- Hóa tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất vô cơ và sử dụng năng
lượng từ sự phân giải các chất hóa học.

- Quang tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất vô cơ và sử dụng năng
lượng từ ánh sáng.
- Hóa dị dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các hợp chất hữu cơ và sử dụng
năng lượng từ sự phân giải các chất hóa học.
- Quang dị dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các hợp chất hữu cơ và sử dụng
năng lượng từ ánh sáng.
25

×