- 1 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
DÀNH CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009
- 2 -
TRØNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
279 Nguyễn Tri Phương Q.10 TP.HCM
ĐT : 38575623 – email:
HƯỚNG DẪN VIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp
(Dành cho sinh viên hệ đào tạo Đại học)
Mục đích của chuyên đề tốt nghiệp là tạo điều kiện cho
sinh viên có dòp so sánh, đánh giá và gắn liền giữa những vấn
đề lý luận với thực tiễn về tình hình quản lý tài chính tại các
doanh nghiệp cũng như môi trường tài chính mà các doanh
nghiệp hoạt động. Đây là vấn đề cần thiết đối với sinh viên
chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp. Sinh viên có thể thực tập
và nghiên cứu tài chính ở mọi doanh nghiệp thuộc nhiều hình
thức sở hữu như tổng công ty, công ty liên doanh, công ty cổ
phần, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn …
mọi loại hình kinh doanh như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
ngân hàng và các đònh chế tài chính … Ngoài ra, sinh viên còn
có thể thực tập tại các Bộ, Vụ, Viện, Sở Tài chính và các ban
ngành khác. Sinh viên có thể thực tập các vấn đề liên quan đến
các môn học thuộc chuyên ngành tài chính như tài chính doanh
nghiệp, tài chính quốc tế, đầu tư tài chính, phân tích tài chính,
hoạch đònh ngân sách vốn, quản lý danh mục đầu tư, quản lý rủi
ro.
- 3 -
I – HƯỚNG DẪN CHUNG
Trong quá trình thực tập, các sinh viên cần có sự chuẩn bò để
thực hiện và hoàn thành luận án qua các bước sau :
1. Chọn đề tài : Sinh viên có thể chọn bất cứ nội dung nào
trong chương trình Tài chính doanh nghiệp sao cho phù
hợp với khả năng và tình hình thực tiễn của nền kinh tế
(Lưu ý: trong phần này sinh viên nên trao đổi với giáo
viên trực tiếp hướng dẫn về nội dung đề tài ).
2. Viết đề cương : Sau khi chọn đề tài, các sinh viên có thể
viết đề cương chi tiết và liên hệ với các giáo viên giảng
dạy được phân công hướng dẫn để được góp ý, sửa chữa
cho đề cương hoàn chỉnh.
3. Thực hiện viết chuyên đề : Trên cơ sở đề cương chi tiết
được sửa, sinh viên viết và hoàn thiện chuyên đề của
mình.
4. Tất cả chuyên đề tốt nghiệp khi nộp chấm điểm đều phải
có đề cương có chữ ký đồng ý của giáo viên hướng dẫn.
II – NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần ( không kể mở đầu
và kết luận)
Phần 1 : Cơ sở lý luận. Tài liệu tham khảo là các giáo
trình tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế, đầu tư tài chính,
… do giáo viên Khoa TCDN biên soạn và các giáo trình khoa
học khác.
- 4 -
Phần 2 : Đánh giá thực trạng về vấn đề mà đề tài đã đề
cập và lựa chọn. Khoa khuyến khích SV sử dụng các phương
pháp kinh tế lượng như phân tích hồi quy để xử lý và giải thích
số liệu có liên quan.
Nếu sinh viên viết về các đề tài thuộc về môi trường tài
chính liên quan đến các vấn đề vó mô thuộc tài chính quốc tế và
đầu tư tài chính thi nguồn số liệu là các thông tin có liên quan
trên mạng hoặc các tạp chí.
Phần 3 : Các giải pháp kiến nghò nhằm hoàn thiện những
vấn đề mà chuyên đề đã đề cập. (Trong phần này SV nên lượng
hóa nội dung các giải pháp hoặc xây dựng mô hình cho các giải
pháp).
III – MỘT SỐ ĐỀ TÀI GI Ý
1. Vận dụng lý thuyết PPP, IRP, IFE trong việc giải thích
lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam
so với các đồng tiền khác trên thế giới.
2. Quản lý và phòng ngừa (hedging ) rủi ro tài chính.
3. Phương pháp đònh giá doanh nghiệp.
4. Đầu tư dài hạn tại doanh nghiệp.
5. Tìm hiểu cho thuê tài chính và các nghiên cứu ứng dụng
cho thuê tài chính tại Việt Nam.
6. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
7. Quản lý tài chính tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
- 5 -
8. Các giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy
xuất khẩu.
9. Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và tác
động của thực trạng này đối với môi trường tài chính tại
các doanh nghiệp nước ta trong hoạt động ? Giải pháp.
10. Vấn đề tự do hóa tài khoản vốn tại Việt Nam.
11. Vấn đề lạm phát – lãi suất – tỷ giá hối đoái của các
nước trong khu vực và trên thế giới. Tác động của chúng
đối với cán cân thanh toán và môi trường tài chính của
Việt Nam.
12. Vấn đề lạm phát – lãi suất – tỷ giá hối đoái của các
nước trong khu vực và trên thế giới. Tác động của chúng
đối với tình hình tài chính của các doanh nghiệp Việt
Nam.
13. Xây dựng phương án tài trợ ngắn hạn thích hợp cho
doanh nghiệp VN trong xu thế hội nhập.
14. Vấn đề thua lỗ của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và
tình trạng đònh giá chuyển giao.
15. Nghiên cứu hành vi tài chính của các công ty đa quốc gia
đang hoạt động tại Việt Nam và khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam.
16. Cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn của các công ty đa
quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Phương án tài trợ
dài hạn thích hợp.
17. Ứng dụng mô hình đònh giá tài sản vốn (CAPM) trong
việc đònh giá tài sản tại doanh nghiệp.
- 6 -
18. Quyết đònh vay và cho vay dưới góc độ doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
19. Hoạch đònh đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
20. Quản lý tài chính tại các công ty đa quốc gia đang đầu tư
tại Việt Nam.
21. Quản lý tài sản ngắn hạn trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
22. Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại đòa phương.
23. Đánh giá tác động của chính sách bán chòu đối với sự
phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thò trường.
24. Hoạch đònh ngân sách tiền mặt và tác dụng của việc
hoạch đònh ngân sách trong quản lý tài chính ngắn hạn
trong doanh nghiệp.
25. Bán trả góp và các mô hình bán trả góp của doanh
nghiệp.
26. Phân tích và lập kế hoạch tài chính.
27. Phân tích tài chính dự án đầu tư
28. Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn trong
doanh nghiệp.
29. Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả trên thò trường
chứng khoán.
30. Chiến lược đầu tư và huy động tiền mặt tại doanh
nghiệp. (Vận dụng các mô hình EOQ, Miller Orr trong
phân tích một doanh nghiệp cụ thể ).
- 7 -
31. Phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro trong đầu
tư tài sản tài chính.
32. Phân tích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất trên thò trường tài
chính.
33. Chính sách phân phối tại các công ty cổ phần ảnh hưởng
đến giá trò của doanh nghiệp.
34. Vấn đề kết hợp quyết đònh đầu tư và quyết đònh tài trợ
trong việc hoạch đònh tài chính ở các doanh nghiệp.
35. Các chiến lược quản lý vốn luân chuyển tại doanh
nghiệp.
36. Những tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro. Đòn cân
đònh phí và đòn cân nợ của doanh nghiệp.
37. Hoạch đònh chiến lược tài chính doanh nghiệp thích hợp
cho giai đoạn phát triển của doanh nghiệp từ giai đoạn
khởi sự, tăng trưởng, bảo hòa và suy thoái.
38. Chính sách phân phối cổ tức đối với giá trò doanh nghiệp.
39. Chính sách nợ tác động đến giá trò doanh nghiệp.
40. Nguyên tắc cơ bản trong hoạch đònh cấu trúc tài chính
của doanh nghiệp.
41. Ứng dụng các công cụ phái sinh (derivatives) trong việc
phòng ngừa rủi ro.
42. Thực trạng thuê tài sản trong nền kinh tế Việt Nam,
nghiên cứu việc ứng dụng nghiệp vụ thuê tài sản ở các
doanh nghiệp Việt Nam.
43. Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn trong doanh nghiệp.
- 8 -
44. Xây dựng chính sách tín dụng thích hợp trong doanh
nghiệp.
45. Ứng dụng kỹ thuật phân tích tỷ giá để dự báo tỷ giá
trong nền kinh tế Việt Nam.
Chú thích :
1. Khoa khuyến khích các SV không viết luận văn tốt
nghiệp các đề tài về phân tích tài chính. Nội dung phân
tích tài chính chỉ nên là một phần đương nhiên phải có
trong chương 2 đối với một số luận văn đề cập đến quản
trò tài chính tại doanh nghiệp.
2. Trên đây chỉ là những đề tài mang tính đònh hướng. SV
được quyền viết bất kỳ đề tài nào ngoài danh mục trên
nếu được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.