Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số điều cần biết về ghép tim ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.43 KB, 12 trang )


Một số điều cần biết về
ghép tim



Ghép tim là thay thế tim của người bị bệnh bằng tim của người khỏe
mạnh. Người cho ở đây là những người đã chết nhưng quyết định hiến tim
với sự đồng ý của bản thân và của gia đình họ.
Ghép tim là gì?
Ghép tim là thay thế tim của người bị bệnh bằng tim của người khỏe
mạnh. Người cho ở đây là những người đã chết nhưng quyết định hiến tim
với sự đồng ý của bản thân và của gia đình họ.
Ca ghép tim đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1967 cho đến nay mỗi
năm tại Mỹ có tới hơn 2000 ca ghép tim và con số này có thể còn tăng hơn
nếu lượng tim hiến tặng nhiều hơn và có giá trị hơn.
Tại sao cần phải ghép tim?
Ghép tim có thể được coi xem như khi tim yếu và không còn đủ khả
năng đảm nhiệm trọng trách của mình mặc dù các bộ phận khác của cơ thể
vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.
Một người cần phải tiến hành ghép tim trước hết bởi:
- Cơ tim bị giãn lớn
- Động mạch vành có chứa các vết sẹo do hậu quả của cơn nhồi máu
cơ tim
- Có các khuyết tật bẩm sinh về tim
Đáng lưu ý rằng hiện nay có rất nhiều phương cách xử lý với các bệnh
về tim, từ các loại thuốc hiện đại đến những phương pháp phẫu thuật tiên
tiến. Khi bạn đã quyết định liệu pháp điều trị cho mình, điều quan trọng là
phải lựa chọn được bác sĩ giỏi chuyên về tim.
Ai cần ghép tim?
Những người bị suy tim giai đoạn cuối nhưng các phần khác vẫn khỏe


mạnh và hoạt động bình thường thì có thể nghĩ tới ghép tim.
Dưới đây là một số câu hỏi cần thiết cho bạn, bác sĩ của bạn hay gia
đình bạn trước khi quyết định có ghép tim hay không:
- Bạn đã thử tất cả các phương thức khác?
- Bạn có sẵn sàng chết nếu không được ghép tim?
- Sức khỏe của bạn có tốt ngoại trừ các vấn đề về tim hay phổi?
- Bạn có chấp nhận những thay đổi về lối sống, kể cả việc điều trị
thuốc phức tạp và các cuộc kiểm tra thường xuyên và bắt buộc sau khi ghép?
Nếu bạn trả lời “không” với bất kỳ câu hỏi nào ở trên thì việc ghép
tim có thể không nên tiến hành. Thêm vào đó, nếu hiện tại bạn đang gặp các
vấn đề khác về sức khỏe như một số bệnh nghiêm trọng, các bệnh nhiễm
trùng hay béo phì thì rất có thể bạn sẽ nằm ngoài diện được phép ghép tim.
Trước khi tiến hành ghép tim
Ghép tim được diễn ra lần lượt theo một trình tự chi tiết và cẩn thận.
Trước hết bạn phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Đội ngũ bác sĩ, y tá và những
người phục vụ sẽ đảm trách công việc này. Từ những kết quả xét nghiệm và
tiền xử bệnh án của bạn họ có thể thấy rằng bạn có thể vượt qua được quá
trình này không và sau đó tiến hành các phương thức chăm sóc cần thiết để
bạn có được một cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài tiếp theo.
Sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng và quyết định ghép tim, bệnh nhân
cần sự sẵn sàng từ phía người cho tim. Quá trình này kéo dài khá lâu và vô
cùng căng thẳng. Lúc này bệnh nhân rất cần sự hỗ trợ của các bác sĩ, gia
đình và bạn bè để có thể kiểm soát cơn suy tim của bệnh nhân.
Tim được lấy từ phía người cho như thế nào?
Người cho tim ở đây là những người mới chết hoặc não bộ của họ
không còn hoạt động. Phần lớn các trường hợp người cho ở đây là những
người bị chết vì tai nạn, bị thương ở đầu hay do bị bắn chết…Họ đồng ý
hiến tặng tim trước khi chết tất nhiên phải được sự đồng ý của gia đình họ.
Khi một trái tim đồng ý được cho để cấy ghép thì nó được đưa tới
bệnh nhân phù hợp nhất dựa vào mẫu máu, kích cỡ cơ thể và cả quãng thời

gian người bệnh phải chờ đợi. Tất cả những người cho tim đều được kiểm
tra viêm gan B, C và các virus gây suy giảm miễn dịch ở người như HIV.
Thật không may là lượng tim cho không thể đủ để cung cấp cho các
ca ghép. Có bệnh nhân phải đợi nhiều tháng trời và có hơn 25% trong số đó
đã không thể chịu nổi và đã chết.
Cũng có nhiều người trong quá trình đợi ghép tim lại bị xáo trộn tinh
thần bởi họ nghĩ rằng ai đó đã chết để cho tim mình.
Quá trình ghép tim diễn ra như thế nào?


Khi tim của người cho đã sẵn sàng thì một cuộc phẫu thuật được tiến
hành với người cho tim. Quả tim được lấy ra sẽ được làm lạnh và bảo quản
đặc biệt trong thời gian chờ ghép cho người nhận. Quá trình phẫu thuật sẽ
phải đảm bảo quả tim được lấy ra an toàn và cẩn trọng từ cơ thể người cho
và phải được bảo quản trong điều kiện tốt nhất trước khi ghép. Sau đó quá
trình phẫu thuật sẽ được tiến hành trong thời gian nhanh nhất có thể.
Trong suốt quá trình tiến hành, bệnh nhân được thay thế bằng tim
phổi nhân tạo. Dụng cụ này giúp cơ thể nhận oxy và các chất dinh dưỡng từ
máu ngay cả khi tim đang được phẫu thuật.
Các bác sĩ sẽ lấy tim cũ của bệnh nhân ra ngoại trừ vách ngăn phía sau
của tâm nhĩ và buồng phía trên của tim. Phần phía sau của tâm nhĩ của quả
tim mới sẽ được mở ra và tim được khâu ngay vào.
Sau đó các mạch máu được kết nối giúp máu lưu thông qua tim và
phổi. Khi tim được làm ấm lên, nó bắt đầu đập. Lúc này các bác sĩ sẽ phải
kiểm tra tất cả các mạch máu đã được kết nối chưa và buồng tim có bị rò rỉ
trước khi thay thế tim nhân tạo.
Quá trình này vô cùng tinh vi và phức tạp, thông thường mất khoảng
từ 4 đến 10 tiếng đồng hồ.
Nếu không có dấu hiệu gì phản ứng tức thì lại quá trình ghép tim mới
thì bệnh nhân có thể về nhà sau 1 đến 16 ngày.

Rủi ro gì có thể xảy ra?
Hầu hết các trường hợp tử vong từ các ca ghép tim là do nhiễm trùng
hoặc người nhận không thích ứng được.
Khi bệnh nhân dùng thuốc chống nhiễm kích ứng với ghép tim có thể
gây suy thận, áp huyết cao, loãng xương và u lym phô (một loại ung thư có
ảnh hưởng đến các tế bào của hệ miễn dịch).
Có tới gần một nửa bệnh nhân tiến hành ghép tim gặp các bệnh về
động mạch vành. Rất nhiều trong số họ không có triệu chứng như các cơn
đau thắt ngực chẳng hạn, bởi họ không có cảm giác với quả tim mới của họ.
Sự “phế bỏ” là gì?
Thông thường hệ thống miễn dịch của cơ thể bảo vệ cơ thể khỏi bị
nhiễm trùng. Điều này diễn ra khi các tế bào của hệ thống miễn dịch di
chuyển khắp cơ thể kiểm tra xem có dấu hiệu gì khác thường từ các tế bào
của chính cơ thể mình. Sự “phế bỏ” diễn ra khi các tế bào miễn dịch của cơ
thể nhận ra quả tim được ghép kia có sự khác biệt so với những phần còn lại
của cơ thể và ra sức phá hủy nó. Nếu thuận lợi, hệ thống miễn dịch sẽ tấn
công các tế bào của quả tim mới và thậm chí phá hủy nó.
Để ngăn ngừa sự “phế bỏ” này, bệnh nhân phải dùng tới một số loại
thuốc được gọi là thuốc kháng chống miễn nhiễm (immunosuppressants).
Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa bảo vệ quả tim mới khỏi sự phá hủy
của hệ thống miễn dịch. Sự phế bỏ này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào sau khi
ghép, vì vậy những thuốc này phải đưa cho bệnh nhân trước khi tiến hành
cấy ghép và tiếp tục dùng sau đó.
Để tránh bị từ chối, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ
dùng các loại thuốc này. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục làm hoàn thiện
hơn tính năng của các loại thuốc này. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều có thể
sẽ dẫn đến các nhiễm trùng nghiêm trọng.
Thực hiện sinh thiết cơ tim
Bệnh nhân phải được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu của sự phế bỏ.
Bác sĩ thường xuyên lấy các mẫu nhỏ từ quả tim mới để soi dưới kính hiển

vi. Gọi là sinh thiết bởi quá trình này liên quan tới việc dùng một ống nhỏ
trong y học gọi là ống thông qua một tĩnh mạch để tới tim. Phía cuối của ống
thông là một kẹp sinh thiết, một dụng cụ nhỏ để lấy các mảnh mô.
Nếu sinh thiết cho thấy các tế bào đang bị hư hại thì liều lượng của
các thuốc kháng chống miễn nhiễm có thể sẽ được thay đổi lại. Các sinh
thiết về cơ tim thường được thực hiện hàng tuần trong 3 đến 6 tuần đầu sau
phẫu thuật, sau đó tiến hành hàng tháng trong năm đầu tiên và định kỳ hàng
năm trong thời gian sau đó.
Bạn cần phải biết được các dấu hiệu biểu hiện nhiễm trùng hay từ chối
để có thể phản ánh tới bác sĩ và có phương thức điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu biểu hiện bao gồm:
- Nhiệt độ cơ thể trên 38
0
C
- Các triệu chứng tương tự cảm cúm như: ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu,
chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.
- Khó thở
- Đau ngực hoặc tức ngực
- Mệt mỏi hoặc có cảm giác bức bối
- Áp huyết tăng cao
Theo dõi sự nhiễm trùng
Nếu dùng quá nhiều thuốc kháng chống miễn nhiễm, hệ thống miễn
dịch có thể không còn nhanh nhạy và lúc này bệnh nhân dễ dàng mắc nhiễm
trùng. Bệnh nhân cần phải theo dõi để thông báo với bác sĩ. Các dấu hiệu
nhiễm trùng như sau:
- Sốt trên 38
0
C
- Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh
- Nổi mẩn trên da

- Đau, bứt rứt, đỏ hoặc sưng
- Bị thương hay cắt mà không thấy đau
- Nóng, đỏ và khô họng
- Đau họng, họng sưng hoặc đau khi nuốt
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu hoặc đau dọc theo phía trên
xương gò má
- Thấy khô hay ho kéo dài hơn hai ngày
- Thấy lưỡi và miệng có lớp trắng
- Buồn nôn hoặc tiêu chảy
- Có các triệu chứng giống cúm như ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu hay
mệt mỏi, tóm lại là thấy bứt rứt trong người.
- Đi tiểu bất thường: Đau buốt hoặc đi tiểu nhiều
- Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi hôi
Nếu bạn có bất kỳ trong số các dấu hiệu trên thì phải gặp bác sĩ ngay
lập tức.
Chế độ chăm sóc sau khi ghép tim
Thuốc
Sau khi phẫu thuật ghép tim, bệnh nhân phải dùng đến một số loại
thuốc. Quan trọng nhất là phải giữ cho mình không “phế bỏ” quả tim mới.
Rất nhiều bệnh nhân được tái sinh và kéo dài tuổi thọ sau phẫu thuật.
Tất cả các loại thuốc này có thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như tăng
huyết áp, tóc mọc nhiều, loãng xương và suy thận. Để tránh những hạn chế
này, thuốc thường phải được dùng theo đúng quy định
Tập luyện
Bệnh nhân sau ghép tim cần luyện tập thể dục để cải thiện chức năng
của tim và tránh béo phì. Tuy nhiên vì một số thay đổi liên quan từ việc
ghép tim nên bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về chương trình
tập luyện của mình trước khi tiến hành tập luyện. Bởi lẽ các dây thần kinh
dẫn tới tim bị cắt ngưng trong suốt quá trình phẫu thuật và quả tim sau khi
ghép sẽ đập nhanh hơn (khoảng 100 đến 110 nhịp/phút) trong khi nhịp đập

của quả tim bình thường chỉ khoảng 70 nhip/phút. Quả tim mới cũng thích
ứng chậm hơn với các bài tập, không nhanh nhạy như bình thường.
Ăn uống
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải tuân theo chế độ ăn kiêng đặc biệt
trong đó có rất nhiều sự thay đổi so với trước khi phẫu thuật. Ăn ít chất béo
và ít natri sẽ giúp làm giảm các nguy cơ về tim cũng như tăng huyetes áp.
Các bác sĩ sẽ gợi ý chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân.
Người phẫu thuật ghép tim thường có tuổi thọ bao lâu?
Điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó bao gồm cả tuổi tác,
tình trạng sức khỏe nói chung. Thống kê gần đây cho thấy có tới 80% bệnh
nhân sau khi ghép tim kéo dài tuổi thọ ít nhất 2 năm. Gần 85% trở lại làm
việc và tham gia các hoạt động khác mà họ yêu thích. Rất nhiều người trong
số họ thích bơi, đạp xe, chạy và các môn thể thao khác.

×