Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh viêm phổi virus potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.98 KB, 4 trang )


Bệnh viêm phổi virus





Đây là một bệnh thường gặp vào lúc chuyển mùa, nhất là mùa lạnh.
Bệnh rất khó phòng tránh, lại dễ tái phát. Viêm phổi do virus có thể dẫn đến
các biến chứng như viêm tai, tràn dịch màng phổi, bội nhiễm vi khuẩn
Triệu chứng thường thấy
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở những người có khả năng miễn
dịch yếu. Virus xâm nhập cơ thể qua đường mũi họng và gây khởi phát bệnh
sau 6-15 ngày. 40% trường hợp là do virus cúm, phó cúm gây ra.
Người bệnh sốt không cao (thường chỉ 38-38,5 độ C), ho khan, đau
bụng, nhức đầu, mệt mỏi, đau các cơ, đau ngực, chán ăn, đôi khi rét run. Lúc
đầu, bệnh nhân có các biểu hiện viêm đường hô hấp trên, gần giống cảm
cúm: hắt hơi, sổ mũi, sưng niêm mạc mũi, đau rát họng, khạc đờm nhầy
hoặc nhầy mủ, nổi hạch vùng cổ (hạch mềm, không đau). Những người già
yếu, cơ thể suy nhược, khả năng miễn dịch kém có thể bị suy hô hấp với các
biểu hiện khó thở, tím tái.
Các dấu hiệu trên thường kéo dài 1-2 tuần.
Mức độ nặng của bệnh tùy thuộc vào chủng virus và khả năng chống
đỡ của cơ thể. Trong trận dịch có nhiều người mắc, nguy cơ bị bệnh nặng rất
cao. Những đối tượng dễ bị viêm phổi virus ở mức trầm trọng là người già,
trẻ em, người bị suy giảm miễn dịch, gầy yếu hoặc mắc các bệnh mạn tính
(gan, thận, phổi ), tiểu đường, ung thư, bệnh máu ác tính, người dùng các
thuốc giảm miễn dịch dài ngày.
Chẩn đoán bệnh
Việc chẩn đoán viêm phổi do virus chủ yếu dựa vào tình hình dịch tễ
(trong vùng có dịch bệnh này hay không), các triệu chứng lâm sàng, chụp


phim X-quang phổi và xét nghiệm máu.
Điều trị
Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh này, việc điều trị chủ yếu tập trung
vào chống bội nhiễm vi khuẩn và nâng cao thể trạng.
Bệnh nhân cần dùng 2 nhóm thuốc sau:
- Kháng sinh: Giúp chống bội nhiễm. Các kháng sinh thường dùng là
penicillin, amoxycillin, cephalexin, ampicillin, cephalosporin, erythromycin,
co-trimoxazol (trimazol, biseptol), cephalosporin. Nên dùng 1-2 loại phối
hợp.
- Vitamin: Giúp nâng cao thể trạng. Có thể dùng vitamin C liều cao,
vitamin B các loại.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hạ nhiệt (nếu sốt cao), thuốc
giảm ho (nếu ho nhiều). Không nên dùng các loại thuốc có corticosteroid.
Cách phòng tránh
Cách chủ yếu phòng viêm phổi do virus là tránh tiếp xúc với người bị
bệnh (nhất là khi đang có dịch) và tiêm vacxin phòng cúm .

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×