Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Những loại linh kiện máy tính không nên "tiết kiệm" khi mua sắm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.77 KB, 8 trang )

Những loại linh kiện máy tính không nên "tiết kiệm"
khi mua sắm
Những linh kiện sau đây thường được người dùng tiết
kiệm khi xây dựng cấu hình cho một bộ máy tính.
Khi chọn cấu hình máy tính để bàn (desktop), người dùng
thường muốn có được cấu hình cao nhất với khả năng chi
trả (tầm tiền bỏ ra) của mình. Đương nhiên, đây là một
mong muốn đúng đắn. Tuy nhiên, cách thực hiện của đa
phần người dùng là đầu tư vào những gì mình cảm thấy cần
và "qua loa" đối với các thành phần cảm thấy không cần
thiết. Tuy nhiên, đây là cách nghĩ sai lầm và sẽ khiến cho
bạn hối hận về sau.



Nói chung, khi đi mua máy tính, người dùng chỉ quan tâm
đến các linh kiện quyết định đến tốc độ và hiệu năng của hệ
thống như RAM, CPU mà bỏ qua các linh kiện khác. Đây
là những sai lầm thường hay gặp nhất và nhiều người đã và
sẽ rơi vào tình huống này.

Nguồn (PSU)

Nguồn là một trong những thiết bị cực quan trọng và ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động và sự ổn đinh của máy.
Trong máy tính, PSU (Power Supply Unit) là bộ phận quản
lý, phân chia nguồn điện đến các linh kiện khác trong máy.
Tuy nhiên, điều lạ là người dùng thường coi đây là một linh
kiện không quan trọng và cực kỳ tùy tiện khi lựa chọn
chúng. Đặc biệt là với những người có kinh phí hạn chế,
nguồn thường thành phần được chọn "càng rẻ càng tốt" để


giảm giá tiền cho toàn hệ thống.



Tuy nhiên, đây là một quyết định cực kỳ sai lầm và chắc
chắn sẽ khiến bạn hối hận rất nhiều trong quá trình sử dụng
máy tính. Một bộ nguồn có công suất thấp sẽ không thể đáp
ứng đủ điện cho các linh kiện trong máy và khiến cho
chúng không thể hoạt động bình thường. Một bộ nguồn rẻ
tiền, xuất xứ không rõ ràng, chất lượng kém sẽ làm máy
của bạn hoạt động kém hiệu quả hoặc tệ hơn là gây ra hỏng
hóc. Việc bạn vĩnh viễn chia tay chiếc máy tính thân yêu là
điều hoàn toàn có thể xảy ra.



Case

Cũng giống như nguồn, Case (vỏ) máy là một yếu tố không
được nhiều người quan tâm khi lựa chọn máy. Đa phần
người dùng chỉ coi đây là "hình thức bề ngoài" đơn thuần
của các thiết bị bên trong. Do vậy, để tiết kiệm chi phí,
nhiều người thường lựa chọn các mẫu case rẻ tiền nhất,
thậm chí chấp nhận "hàng nhái" để giảm thiểu chi phí.

Nói chung, tác hại của một cái case "lởm" không rõ ràng
như là nguồn. Nó gây tác hại từ từ, khó nhận ra và thường
bị kết luận nhầm với hỏng hóc của các thiết bị khác. Đương
nhiên, vỏ máy tính (case) ít khi dở chứng nhưng tác hại nó
gây thì thường không nhỏ chút nào.




Một chiếc case "lởm" ngoài việc làm máy của bạn trông
không hợp thẩm mỹ thì nó còn có thể tạo ra những rắc rối
lớn hơn nhiều. Hãy tưởng tượng một chiếc case thiết kế
không đúng tiêu chuẩn sẽ khiến cho quạt tản nhiệt hoạt
động không hiệu quả. Kết quả là các loại linh kiện cứ thế
mà nóng lên trong quá trình hoạt động (do không thoát
được nhiệt) và tệ nhất là dẫn đến cháy, nổ?

Thật ra, giá của một chiếc case chính hãng và có chất lượng
cũng không quá đắt và không nên tiết kiệm tiền bằng việc
chọn case "đểu".

Ổ cứng

Nhiều người đọc đến đây sẽ phản đổi mạnh mẽ bởi ổ cứng
luôn là một phần quan trọng khi người dùng lựa chọn cấu
hình máy tính. Tuy nhiên, đa phần người dùng mới thường
chỉ chú ý đến dung lượng của ổ cứng mà quên đi các yếu tố
khác.



Đây là sai lầm của hầu hết những người mua máy tính lần
đầu chứ không hề hiếm gặp. Rõ ràng, mức giá chênh lệnh
tương đối lớn giữa các tốc độ của ổ cứng khiến cho những
người có kinh phí hạn chế cân nhắc. Một nguyên nhân nữa
của việc này chính là tốc độ ổ cứng nhìn khá khó hiểu

khiến cho người mới mua không mấy quan tâm.



Việc chọn ổ cứng chậm ngoài việc làm chậm quá trình đọc
ghi dữ liệu của bạn nó còn làm giảm đáng kể tốc độ làm
việc chung của hệ thống (do quá trình truy xuất dữ liệu
chậm chạp). Vì vậy, hãy chọn ổ cứng có tốc độ tối thiểu
7200rpm. Nếu cần, hãy giảm dung lượng chứ đừng giảm
tốc độ để rồi hối hận.

×