Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Địa lý châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.23 KB, 15 trang )

ĐỊA LÝ CHÂU ÂU
Chương I
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ CHÂU ÂU
I. CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1. VỊ TRÍ - GIỚI HẠN - DIỆN TÍCH - BIỂN VÀ BỜ BIỂN
i. Vị trí, giới hạn, diện tích
Châu Âu nằm ở Tây Bắc lục địa Á - Âu,diện tích 10.498.000 km2 bằng 1/14 diệân tích đất nổi trên
Trái Ðất và bằng 1/4 diện tích Châu Á.
Toạ độ địa lí:
• Cực Bắc: mũi Noóckin 71o8' B trên bán đảo Xcandinavi,
• Cực Nam: Mũi Marơki 36o B trên bán đảo Ibêrich.
• Cực Tây: Mui Rơca 9o34’T
• Cực Ðơng: 66o 12’Ð, nởm ở phía Bắc dãy Uran thuộc Công Hồ Liên Băng Nga.
Do vị trí nhu trên Châu Âu chủ yếu nằm trong miền ôn đới 1/2 cựu Bắc, chỉ có phần bờ biển và các
đảo phía Bắc nằm trong miền hàn đới.
Giới hạn Bắc giáp Bắc Băng Dương ; Tây giáp Đại Tây Dương; Nam giáp Địa Trung Hải; Đông
ngăn cách với Châu Á bởi dãy Uran, sông Uran, dãy Cap ca.
ii. Biển và bờ biển
Bờ biển Châu Âu bị cắt xẻ nhiều, diện tích đảo và bán đảo hơn 3.000.000 km2 (1/3 diện tích châu
lục), thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải biển.
• Phía Bắc: Bắc Băng Dương với các biển phụ thuộc là Baren và Bạch Hải.
• Phía Tây: Là Đại Tây Dương với thềm lục địa nông ( 100 - 250 m) mở rộng về phía bờ biển
các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển và thu hẹp ở bờ biển bán dởo Ibêrich
với vịnh Bixcai sâu 5098 m, nhiều sóng gió. Trên thềm lục địa có một số đảo và biển phụ.
o Đảo Anh, đảo Ailen, đảo AiXôlen.
o Giữa đảo Anh và lục địa Châu Âu là biển Măngsơ với eo Pađơcale rất hẹp (31 km).
o Bắc Hải: giới hạn bởi đảo Anh, quần đảo Oócni, quần đảo Setlen và thông với biển
Na Uy ở phía Bắc.
o Nằm sâu trong nội địa là biển Bantích ngăn cách với Bắc Hải bởi bán dởo Giutlen và
bán đảo Xcanđinavi. Đây là1 biển kín, độ mặn rất thấp (3,5%o),trong biển Bantích có
nhiều đảo nhỏ và vịnh (vịnh Bốt ni, vịnh Phần Lan), các vịnh đóng băng gần suốt mùa


đông.
o Bán đảo Xcanđinavi là bán đảo lớn nhất Châu Âu, bờ biển TB có nhiều Fio thuận lợi
cho giao thông thuỷ, nhung khó khăn cho giao thông bộ.
o Dòng biển nóng Bắc Ðại Tây Dương sưởi ấm bờ biển TB Âu, biển Nauy, biển Baren.
o Dòng biển lạnh Grơnlen mang theo những khối băng trôi xuống bờ biển Bắc Mỹ.
• Phía Nam: là ĐịaTrung Hải, sâu và mặn 37%o, nhiệt độ tương đối cao.
o Bờ biển ĐịaTrung Hải thuộc Châu Âu khúc khuỷu, nhiều đảo, bán đảo và biển phụ
nhu bán đảo Apennin, bán đảo Bancang, bán đảo Tiểu Á, biởn Tirênê, biển.
Adriatique, biển Êgiê thông với Bắc Hải bởi eo Đácdanen và eo Bơxpho, giữa 2 eo
này là biển Macmara dài và hẹp. Bên trong Hắc Hải còn có biển Adơp. Giữa các biển
có nhiều đảo nhu đảo Xixin, đảo Xácđina, đảo Coóc, đảo Crêt.
o Địa Trung Hải thông với Ðại Tây Dương qua eo Gibranta, với Ấn Độ Dương qua
kênh Xuyê và Hồng Hải, là đường hàng hải và quốc tế quan trọng.
• ĐN Châu Âu nơi tiếp giáp với Châu Á có biển Caxpi.
2. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
i. Lịch sử phát triển của lục địa
a-Thời tiền cam
Lục địa Châu Âu bao gồm 1 nền cổ gọi là nền Nga hay còn gọi là nền Đông Âu, chiếm toàn bộ
đồng bằng Nga và phần lớn bán đảo Xcanđinavi hiện nay và lục địa Bắc Ðại Tây Dương .
b-Đại cổ sinh
• Chu kỳ Calêđôni: hình thành nên các khối núi ven rìa lục địa Châu Âu như đất Phran Iơxip,
Sét len, Ailen, Tây nước Anh.
• Chu kỳ Hec xi ni: tạo nên các núi trung bình và các miền đất cao trung tâm Châu Âu kéo dài
từ Ailen đến Anh qua Pháp đến Tiệp Khắc.
c-Đại trung sinh và kỷ đệ tam
Vận động tạo sơn Anpơ làm xuất hiện miền núi trẻ Nam Âu với hướng T - Đ gồm các dãy Pirênê,
Anpo, Cacpat, Bancang tới bán đảo Tiểu Á và nối tiếp với miền núi trẻ Tây Á. Lục địa Bắc Ðại Tây
Dương bị đổ vỡ tạo ra biển Mangso và quần đảo Anh.
Kèm theo uốn nếp và đổ vỡ là hoạt động núi lửa ở Ailen, Aixolen, quần đảo Setlen, bán đảo
Xcanđinavi và nhất là ở Nam Âu.

Tác động của băng hà Kỉ Đệ Tứ đã để lại rất nhiều hồ băng hà và các dãy đồi đôi thạch ở Bắc Châu
Âu.
ii. Địa hình
a-Đặc diểm chung
• Chịu tác động bào mòn rất mạnh mẽ, riêng phần Bắc Âu do tác động của băng hà nên bề mặt
lục địa bị cắt xẻ rất nhiều.
• 2/3 diện tích là bình nguyên và đất thấp duởi 200m, tương đối bằng phẳng, tập trung chủ yếu
ở phía Đông.
• 1/3 diện tích là núi và cao nguyên từp trung ở phía Tây, đa số là núi thấp hướng T-Đ và B-N.
b-Các miền địa hình: Đông Âu và Tây Âu:
Địa hình Đông Âu: chủ yếu là bình nguyên Nga kéo dài từ Bantích đến Uran rộng 4.000.000 km2
thấp dưới 200m, tương đối bằng phẳng. Có nhiều miền đất cao chạy theo B-N xen kẻ với các miền
đất thấp, cao nhất là miền TB của bình nguyên Nga trên bán đảo Kola và thấp dần về phía ĐN với
vùng cận Caxpi ( _28m).
• TB bình nguyên là các dãy đồi băng tích với hàng ngàn hồ băng hà.
• ĐN bình nguyên có nhiều khe rãnh và thung lũng sông
Địa hình Tây Âu: tương đối phức tạp.
• Miền Đông Bắc Tây Âu và các mạch núi già
o Đồng bằng Ba Lan và Bắc Đức là loại bình nguyên đồi thấp địa hình mấp mô gợn sóng cao
30m - 100m, vùng duyên hải ngoài cùng là các đụn cát viền lấy các dải đất thấp và đầm nước
mặn. Miền này đang từ từ hạ xuống ( mỗi thế kỷ khoảng 10 cm ).
o Khu vực Tây Bắc Âu bao gồm bán đảo Xcandinavi, phần Bắc và Trung Anh, Ailen địa hình
bị cắt xẻ bởi các thung lũng sông, các vịnh biểân sâu kiởu FiO. Các dạng địa hình phổ biến là
địa hình băng hà, các dạng núi sót, các cao nguyên ba dan.
Trên bán đảo Xcandinavi núi và cao nguyên tập trung ở phía Tây &TB, cao nhất là miền núi phía
Tây ( 2469 m) sườn dốc về phía tây bị chia ra cắt bởi hệ thống FiO & thung lũng sông, phía đông là
dãi bình nguyên thấp dần từng bậc xuống vịnh Bôtni, phía Nam là bình nguyên Phần Lan và nam
Thụy Điển với các hồ băng hà và các dải đồi đôi thạch.
o Miền núi già Hecxini( phía Nam đông bằng Balan và Bắc Đức gồm các khối núi có độ cao
trung bình: các núi nam Anh, khối Trung Sơn, Trung Đức,Tiệp, giữa các khối núi là các bình

nguyên hoặc bồn địa.
• Miền núi trẻ Anpơ nằm ở Nam Châu Âu kéo dài từ T-Đ gồm những dãy núi hướng T-Đ và
hướng vòng cung có nhiều đỉnh nhọn lởm chệm cao hơn 4500m quanh năm tuyết phủ. Giữa
các dãy núi cao, là các đồng bằng thấp trước và giữa núi: đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa
nuyp, đồng bằng S.Pô.
Miền núi Anpo gồm các dãy núi chính:
o Dãy Anpo: đồ sộ cao nhất Châu Âu uốn thành vòng cung từ bờ biển Ðởa Trung Hải đến
Thụy Sĩ với hướng chính là T-Đ cao nhất là ngọn Bạch Sơn ( 4810m ) quanh năm tuyết phu,
Anpo có nhiều thung lũng sâu, nhiều đèo thấp nên không cản trở giao thông.
o Dãy Cacpat và dãy Bancang ( phần kéo dài về phía Đông của dãy Anpo )
 Dãy Cácpat uốn thành vòng cung lưng quay về phía Đông ôm lấy bình nguyên trung lưu
sơng Danuyp & cao nguyên Tranxinvanie dài khoảng 1500 km rộng tb 150 km cao từ 1500 -
2000 m đỉnh cao nhất 2663 trên khối núi Ta Tra.
 Dãy Bancang cũng uốn thành vòng cung ôm lấy bình nguyên hạ lưu sơng Ðanuyp, đỉnh cao
nhất 2.925m.
• Anpo kéo dài về phía Nam tạo thành các dãy núi trên bán đảo Ibêrich, bán đảo Apennin và
bán đảo Bancang. Các bán đảo này chủ yếu là núi, bình nguyên chỉ chiếm diện tích nhỏ hẹp,
trong đó phân bố rộng rãi các khối núi đá vôi.
• Dãy Pirênê dài 450 km cao trung bình 1500- 2000 m ở biên giới Pháp. Tây Ban Nha - là dãy
núi hiểm trở nhất Châu Âu.
• . Dãy Apennin chạy dài trên bán đảoApennin đến Địa Trung Hải cao trung bình 1500-2000m
địa hình tương đối phức tạp:miền trung Apennin dọc bờ biển Adriatich có nhiều khối núi đá
vôi và các dạng địa hình Karst, miền nam ven bờ biển Tirenê là các dãy đồi diệp thạch xen
kẻ với các khối núi đá vôi. Ngoài ra dọc bờ biển là các dạng núi lửa cổ và hiện đại (Núi lửa
Vesuvio 1277m cứ vào khoảng 100năm lại phun 1 lần).
Trên bán đảo Bancang chạy dọc bờ biển Adriatich là dãy Pinđo và các nhánh trên bán đảo
PeloponeXô tạo thành dãy núi đá vôi uốn nếp xen kẻ với các dãy núi sa thạch đệ tam cao trung bình
2000-2500m, nhiều dạng địa hình Karst khó đi lại.
iii. Khoáng Sản
Phong phú, nhiều mỏ có trữ lương vào loại lớn của thế giới, phần lớn tập trung ở các miền núi già

và đồng bằng Nga, nhiều nhất là than,sắt, dầu lửa, hơi đốt.
• Than: có nhiều ở Anh, Pháp, Đức, Balan,Ucraina, CHLBNga
• Sắt: Tập trung chủ yếu ở Đông Âu trong các vùng Krivoi-Roc(CH Ucraina), Cuơcxoco
( CHLB Nga ) đó là những mỏ sắt thuộc loại lớn nhất thế giới. Trên các bán đảo Ibêrích,
Xcandinavi, Crưm cũng là những khu vực có nhiều mỏ sắt tốt.
• Dầu lửa: Ở miền Đông và Nam dãy Các -pát (Balan- Rumani) sườn Đông dãy Cap-ca(CHLB
Nga). Vùng Vonga và Uran là một trong những nơi nhiều dầu lửa nhất thế giới. Miền Uran
còn có nhiều sắt và các kim loại khác.
• Ngoài ra còn có đồng ở bán đảo Xcanđinavi, crôm ở bán đảo Bancang, quặng đa kim loại ở
bán đảo Ibêrich.
3. KHÍ HẬU
i. Khái quát về khí hậu Châu Âu
Chủ yếu là khí hậu ôn đới, song do ảnh hưởng của biển, địa hình, miền Tây Âu có khí hậu ôn đới
hải dương ấm áp, ôn hòa càng sang phía đông khí hậu càng chuyển sang tính chất lục địa. Miền
Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa:hạ nóng đông lạnh, nhưng không gay gắt như các châu lục khác.
ii. Các yếu tố khí hậu
a-Nhiệt độ
Tháng Giêng: Các đường đẳng nhiệt chạy gần như song song với hướng kinh tuyến (B-N)
• Đường đẳng T +5oC chạy dọc theo bờ biển các nước Anh, Pháp.
• Tận cùng biên giới phía Đông của lục địa là đường đẳng nhiệt -15oC. Như vậy càng sang
phía Ðông nhiệt độ càng thấp. Nếu lấy đường đẳng nhiệt -5oC làm ranh giới cho khu vực của
mùa đông lạnh thì hầu hết đất đai miền Ðông Âu có mùa đông lạnh lẽo nhiệt độ dưới -5oC,
Tây Âu có nhiệt độ trên -5oC, trong đó 1/2 diện tích có nhiệt độ trên 0oC, nhiệt độ của miền
khí hậu ôn đới hải dương. Ðó là kết quả của gió tây ôn đới và dòng biển bắc Ðại Tây Dương.
Tháng Bảy: Các đường đẳng nhiởt chạy theo hướng vĩ tuyến (Đ-T), nhiệt độ giảm dần từ Nam lên
Bắc. Đường đẳng nhiệtt +10oC chạy men theo bờ Bắc Băng Dương gần trùng với Vịng Cực Bắc.
Hầu hết lục địa Châu Âu có nhiệt độ trên 10oC. Lục địa Châu Âu trong thờii gian này có một mùa
hè tương đối nóng. Theo qui ước nếu lấy đường đẳng nhiệt +20oC làm ranh giới khu vực có mùa hạ
nóng, thì ½ diện tích ở phía Nam & ĐN có mùa hạ nóng và kéo dài hơn, càng đi về phía ĐN nhiệt
độ càng cao.

Nhìn chung sự phân bố nhiệt độ tháng 1 và tháng 7 của Châu Âu cũng đã thể hiện 1 phần nào tính
chất khí hậu của nó: Ví dụ
t
o
tb thang \
thanh pho
Pari Praha Kiép Vongagrat
Tháng 7
Tháng 1
Biên độ
18
o

2
16
19
o

-2
21
19
o

-6
25
14
o

-10
34

Sự phân bố nhiệt độ tháng 1 và tháng 7 ở bảng trên cho thấy ở Tây Âu mùa đông không lạnh lắm,
mùa hạ mát, biên độ nhỏ, càng sang Đông Âu, mùa hạ trở nên nóng bức, mùa đông lại lạnh đi
nhiều, biên độ lớn.
b. Khí áp và gió
• Tháng 1: Mùa dông ở ½ cực Bắc áp cao Xibia bao phủ miền Đông và Nam Âu dính liền với
áp cao A-Xo ngoài khơi Ðại Tây Dương. Đồng thời áp thấp AiXôlen cũng phát triển bao phủ
toàn bộ miền TB Châu Âu. Giữa 2 khu áp nầy hình thành FP - nơi phát sinh ra gió xoáy
chuyển dịch theo hướng TN - ĐB.Gió chủ yếu ở Châu Âu là gió Tây và Tây Nam, mang
theo nhiều hơi nước, bầu trời lạnh lẻo u ám, có khi mang theo sương mù và mưa lạnh. Miền
ĐN có gió Nam và Đông Nam khô lạnh từ lục địa Châu Á thổi qua.
• Tháng 7: Mùa hạ ở ½ cực Bắc 1 khu áp thấp bao phủ trung tâm Châu Âu. Ngoài đại đương
áp thấp AiXôlen thu nhỏ lại, áp cao A-xo phát triển và dịch lên phía Bắc một ít bao phủ cả
miền Trung và Nam Âu.
Gió chủ yếu ở Châu Âu là gió Tây và Tây Bắc mang theo mây và mưa càng vào sâu trong lục địa
càng khô. Miền Nam Âu chủ yếu là gió Đông và Đông Bắc.
c. Mưa
Tương đối phong phú P từ 500-1000 mm, 1/2 diện tích Châu Âu có lượng mưa bằng hoặc trên 1000
mm, lượng mua giảm dần từ T sang Đ phụ thuộc vào sự biến tính của gió Tây ôn đới.
• Miền mưa nhiều nhất là ven Đại Tây Dương phía Tây Na Uy, Anh, các sườn tây của Pirênêê,
Anpo, lượng mua trung bình 2000 mm. Những nơi cao có lượng mua hon 3000-4000 mm
( đón gió Tây ôn đới ).
• Các miền xa biển như Cacpat, Bancang, khối Trung sơn lượng mua cũng khá cao trên 1000
mm phân bố đều cả năm.
Bình nguyên Nga có lượng mua từ 500-600 mm chủ yếu vào mùa ha, lượng mua nhỏ nhất ở ĐN
bình nguyên Nga và miềøn đất thấp cận Caxpi 160 mm - 250 mm ( do miền nầy chủ yếu nằm ở phía
Nam áp cao Á-Âu có gió Nam và Đông Nam khô khan từ lục địa Châu Á thổi qua.
• Những miền khuất gió như phía Đông bán đảo Xcandinavi, Ibêrich và miền cực Bắc Châu
Âu cũng mưa ít P: 300-500 mm/năm.
iii. Các khu vực khí hậu
a-Miền khí hậu cực và cận cực

Gồm bờ biển Bắc Băng Dương và các đảo phía Bắc. Mùa đông lạnh lẽo kéo dài từ 7-10 tháng. Mùa
hạ ngắn mát, trời luôn có mây và mưa nhỏ, lượng mua nhỏ trung bình 300-500 mm/năm, nhiệt độ
quanh năm thấp, phần lớn đất đai ẩm thấp, biến thành đầm lầy.
b. Miền khí hậu ôn đới đại dương và ôn đới lục địa
Khí hậu ôn đới hải dương:
• Quần đảo Anh, bờ biển phía Tây bán đảo Xcandinavi, bán đảo Giutlen, Pháp có khí hậu ôn
đới hải dương điển hình: mùa đông ấm áp, mùa hạ mát mẻ, nhiệt độ trung bình tháng 1
thường trên 0oC. mua nhiều và mưa quanh năm, hon 2000 mm, tuyết chỉ có trong 1 thời gian
ngắn.Ở Ailen nhiệt độ trung bình tháng 1: +5
o
C, tháng 7: +15
o
C, phát triển đồng cỏ chăn
nuôi.
• Vào sâu trong nội địa các nước như miền Đông nước Pháp, Đức, Tiệp, Ba Lan và 1 phần
phía Nam Thụy Điển. Tính chất lục địa tăng dần, do đó có khí hậu trung gian, không lạnh
lắm nhưng không ôn hòa như vùng bờ biển Tây Âu, biên độ tăng dần từ Tây sang Đông.
Tháng 7 Tháng 1 Biên độ
Béc lin 19
o
0
o
19
o
Vac sa va 19
o
-4
o
23
o

lượng mua cũng giảm dần, thích hợp phát triển rừng cây ôn đới.
Khí hậu ôn đới lục địa:
Gồm phần lớn đất đai Đông Âu - mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, càng sang phía Đông tính chất khắc
nghiệt càng biểu hiện rõ. Biên độ nhiệt độ rất lớn,Matxcơva tháng 7:19
o
Ctháng 1: -10
o
C, P cũng
giảm dần từ Tây sang Đông.
• Mùa Đông ở đây rất lạnh và kéo dài, thỉnh thoảng có những đợt không khí lạnh từphương
Bắc tràn xuống, thời tiết trở lạnh dữ dội, ban đêm nhiệt độ từ -20
o
C, - 30
o
C
• Mùa hạ nóng khô nhất là ở Đông Nam bình nguyên Nga, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
nông nghiệp.
c-Miền khí hậu cận CT ( Ðịa Trung Hải )
Gồm miền Nam Âu, mùa hạ nóng gay gắt, khô khan, mùa đông ấm và ẩm. Nhiệt độ tháng lạnh nhất
trên 0oC. nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 50 đến 10
o
C, nhiệt độ tháng 7: 25
o
C, lượng mua trung bình:
500 mm/năm, chủ yếu vào mùa đông. Thích hợp trồng nho, cam chanh, ôliu.
4. SÔNG HỒ
i. Khái quát
- Nhiều sông ngòi, phần lớn là những sông tương đối nhỏ.
- Do đặc điểm địa hình, khí hậu hai miền Đông Âu và Tây Âu có nhiều nét khác biệt nên mật độ,
chiều dài cũng như chế độ sông ngòi ở mỗi miền có khác nhau.

ii. Sông ngòi Đông Âu
Miền Đông Âu chiếm một diện tích rộng lớn ( 2/3 diện tích châu lục ), địa hình thấp, bằng phẳng,
chạy theo hướng BN, có nhiều sông dài từ 1.300 km - 3.500 km, dòng sông ít thác ghềnh. Các sông
đều bắt nguồn từ các miền đất cao ( 170 m - 200m ), dòng sông đóng băng trong mùa đông, lũ lớn
vào mùa xuân, mực nước thấp nhất vào mùa hạ.
Các sông tương đối lớn:
• Sông Petchora, Bắc Dvina chảy ra Bắc Băng Dương.
• Sông Tây Dvina chảy ra biển Bantích.
• Sông Ðơn, Ðoniep chảy vào Adôp và Hắc Hải.
• Sông Vonga, Uran chảy vào Caxpi.
Các sông phần lớn được nối với nhau bằng hệ thống kênh đào, nên có giá trị rất lớn về giao thông,
từ Địa Trung Hải đến Ban tích, từ Caxpi đến Bạch Hải hoặc Ban tích.
Quan trọng nhất là sông Vonga dài nhất Châu Âu 3.600 km, hướng chủ yếu là TĐ. Lưu lượng trung
bình ở hạ lưu là 8.000m3/s hiện nay đã có hàng loạt các đập thủy điện được xây dựng trên sông
Vonga( Goocki 500.000 Kw), Sebô Xari 1 MKw, Cubisep 2 MKw). Ngoài ra sông Vonga còn có
nguồn thủy sản rất phong phú. Trên sông Vonga có nhiều thành phố lớn Calinin, Goocki, Ulianốp,
Vongagrat.
iii. Sông ngòi Tây Âu
So với Đông Âu, Tây Âu ấm áp, lượng mưa phong phú hơn nên có mạng lưới sông ngòi dày đặc,
phần lớn là những sông nhỏ.
• Đổ ra Đại Tây Dương: sông Odo, sông Enbo, sông Raino, sông Loa, sông Garơn, sông Thêm
các sông nầy quanh năm nhiều nước, thủy chế điều hòa.
• Đổ ra Địa Trung Hải: sông Êbrơ, sông Rôn, sông Pô, sông Tibro. Các sông nầy có thủy chế
thất thường, mực nước cao nhất vào mùa dông, thấp nhất vào mùa hạ.
Phần trung lưu và hạ lưu sông ngòi Tây Âu có giá trị rất lớn về giao thông: sông Danuyp, sông
Raino, và các sông của Anh,Pháp,Đức là những đường thủy hết sức quan trọng trong nội địa. Phần
thượng lưu thuộc miền núi Anpo,trên bán đảo Xcandinan, có giá trị rất lớn về thủy điện.
Sông Danuyp dài 2.850 km, bắt nguồn từ sườn phía đông núi Rừng Đen trên độ cao 1.100 m, chảy
theo hướng Đông vàhướng Nam rồi đổ vào Hắc Hải. rồ
Ở thượng lưu sông có tính chất của các sông miền núi Anpo, dòng sông có lưu lượng cực đại vào

mùa xuân do băng tuyết tan, sau khi vượt qua những hẽm vực vùng rừng Bohême, dòng sông ít dốc,
chảy quanh co và lan rộng thành nhiều nhánh trên bình nguyên trung và hạ lưu sông Danuyyp.
Đoạn hạ lưu, dòng sông thường ít nước vào mùa hạ do bốc hơi mạnh, đoạn nầy cũng nhận nhiều
phụ lưu từ Anpo, Cacpat, Bancang chảy tới, phần cuối sông chảy êm đềm trong một vịnh biển cũ
mà nó vừa bồi đắp phù sa.
Đây là con sông có tầm quan trọng lớn trong việc giao thông liên lạc giữa các mước Trung Âu và
Đông Âu ( Đức, Áo, Hungari, Nam Tư, Rumani, Bungari ).
Trên mạch Anpo cũng có một số hồ lớn được hình thành do hiện tượng đứt gãy kết hợp với tác
dụng của băng hà như hồ Gonevo, Côngtang, Lêman các hồ nầy có giá trị rất lớn về giao thông,
nuôi cá và là nơi nghỉ mát của Châu Âu.
5. CÁC ÐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
Châu Âu nằm trong miền ôn đới và có lượng mua lớn nên thực, động vật các miền tự nhiên ở đây
phong phú hơn so với các miền khác cùng vĩ độ. Càng sang phía Đông, lượng mua càng giảm thực
vật cung ít di. Nói chung rừng cây ôn đới chiếm phần lớn diện tích, còn thảo nguyên và nửa hoang
mạc chiếm một phạm vi hẹp ở miền Đông Nam.
i. Miền Đài nguyên
Chiếm 3% diện tích Châu Âu gồm các đảo phía Bắc miền bờ biển Bắc Băng Dương. Khí hậu lạnh
lẽo, mùa đông kéo dài, mùa hạ rất ngắn, nhiệt độ tháng 7 cũng không quá 10oC, băng tuyết phủ
dày, đất đai biến thành đầm lầy, do đó thực vật chỉ có rêu và địa y. Phía Nam có các cây bạch
dương lùn, liễu lùn miền cực, mùa hạ ngắn nhưng cỏ mọc rất nhanh điểm một số loại hoa sặc sỡ,
đài nguyên như sống lại.
Động vật có các loại chồn, voi biển, gấu trắng Mùa hạ có rất nhiều loại chim di cư tới sinh sống
như ngỗng trời, vịt trời Miền nầy đã được khai phá, cảnh đài nguyên thay dMỹi mỗi ngày.
ii. Miền rừng lá kim ( Taiga )
Phát triển trên 1 diện tích rất lớn kéo dài từ bán đảo Xcandinavi tới Uran, từ phía Nam miền đài
nguyên tới 55oB, mùa đông rất lạnh, hạ nóng lượng nước rơi tương đối nhiều nên thực vật lá kim
phát triển mạnh, điển hình là các loại thông, tùng, bách. Về phía Đông rừng taiga lan rộng hơn và
hòa vào miền taiga của Xibia. Phía Nam xuất hiện các cây lá rộng như phong, bồ đề Đất chủ yếu
là đất Pôdôn nghèo mùn, có độ chua khá cao.
Động vật có các loại có lông dày và đẹp như sóc, gấu xám, một số hưu nai ôn đới. Rừng và đầm lầy

có nhiều loài chim. Miền nầy đã được khai phá và trở thành miền công nghiệp gỗ và chế biến gỗ
quan trọng của Châu Âu.
iii. Miền rừng hổn hợp và rừng cây lá rộng
Chiếm diện tích lớn nhất, gồm phần lớn đất đai của Tây Âu và 1 phần Đông Âu, kéo dài từ Tây
sang Đông, càng sang phía Đông càng thu hẹp lại và tận cùng ở phía Nam dãy Uran, phía Bắc đến
60oB, phía Nam đến tận dãy Cacpat và miền Địa Trung Hải. Mùa đông ấm, mùa hạ nóng, mưa
nhiều, thực vật là lá kim và lá rộng mọc lẫn lộn như thông, tùng, bách, sồi, giẻ, bồ đề
Miền duyên hải ĐỚI Tây Dương có khí hậu ôn đới hải dương điển hình, thực vật chủ yếu là các loại
sồi, giẻ và các loại cây lá rộng xanh quanh năm. càng sang phía Đông tính lục địa càng tăng, các
loại bạch dương và thông phát triển mạnh. Đất chủ yếu là đất rừng nâu bị glây hóa và đất Pốt dôn.
Miền nầy đã được khai phá triệt để, trở thành những cánh đồng lúa mì, củ cải đường rộng lớn. Rừng
chỉ còn lại trên những sườn núi cao, dã thú hầu như đã tuyệt chủng chỉ còn một vài loài như gấu,
chó sói, việc chăn nuôi bò, cừu rất thuận lợi.
iv. Miền rừng thảo nguyên và thảo nguyên
Ở miền Nam Đông Âu khí hậu lục địa khô khan, mưa ít, bốc hơi nhiều. Thực vật chủ yếu là các loài
cỏ và rừng cây thưa. Phía bắc ẩm hơn cỏ mọc dày và cao, cây mọc thành rừng, phía nam khí hậu
khô khan hơn, cỏ mọc thưa thớt. Động vật có các loài gặm nhấm như thỏ rừng, chuột nhảy và có
nhiều loài chim ( cò, vạc, sếu, đa đa, sáo ).
Miền nầy có loại đất đen Tsecnodiôm phì nhiêu, nên phần lớn diện tích đã biến thành những cánh
đồng lúa mì và ngô, ngoài ra người ta còn trồng hướng dương, củ cải đường và các loại cây ăn quả.
v. Miền cận chí tuyến khô
Chiếm khoảng 11 % diện tích Châu Âu, bao gồm dãy đất ven bờ các bán đảo Ibêrich, Apennin,
Bancang và một số đảo trong Điở Trung Hải. Mưa mùa đông, khô hạn mùa hạ. Thực vật gồm các
loại cây lá xanh quanh năm và rụng lá mùa đông như sồi, giẻ, thông ngoài ra còn có các loại cây
có võ dày như giẻ gai, cọ, xương rồng. Đất phổ biến là đất nâu rừng khô cận nhiệt. Động vật tương
đối phong phú, trong rừng có hoẳng, chó sói, nhím, thỏ rừng và các loài gặm nhấm. Miền Nam
bán đảo Ibêrich có nhiều giống khỉ Bắc Phi, chim chóc và bò sát rất nhiều.
Do đặc điểm khí hậu, người ta đã biến những nơi được tưới nước tốt thành các rừng cây ô liu và
vườn nho trù phú.
vi. Miền 1/2 hoang mạc và hoang mạc

Phát triển ở cực Đông Nam miền Đông Âu, trong miền đất thấp cận Caxpi khí hậu rất khô khan. P:
300 mm/năm, hầu như không có sông ngòi. Thực vật thưa thớt, có nhiều cây lựu và gai mọc như
cây ngãi đắng, xương rồng, Động vật có nhiều giống động vật thảo nguyên gồm các loại gặm
nhấm như thỏ rừng, chuột, các loài bò sát như thằn lằn, rắn rùa,
vii. Miền núi cao
Thực vật và động vật thay đổi theo độ cao, dưới chân núi là miền cận nhiệt với vườn nho và vườn
hoa tươi tốt, trên sườn núi cao từ 800m - 1800m là miền rừng cây lá kim, từ 1800m trở lên, cây cối
thưa dần, các loại cây và cỏ thay thế rừng. Miền đồng cỏ cũng có nhiều hoa, màu sắc rất đẹp, cao
hơn là miền đất trơ trụi, từ hon 3000m băng tuyết vĩnh cửu.Động vật có nhiều loài động vật núi cao
như nai, sơn dương, đại bàng, thằn lằn. Miền rừng lá kim gấu xám, gà rừng, đa đa, chim gõ mõ.
Miền nầy có nhiều phong cảnh đẹp làm nơi nghỉ mát và du lịch.
Chương II
ĐỊA LÍ MỘT SỐ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA THUỘC CHÂU Â

I. CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các từ Đông, Tây được dùng để chỉ các nước thuộc hai hệ thống
chính trị kinh tế khác nhau.
• Đông là chỉ các nước theo chủ nghĩa xã hội, Đông Âu gôm 8 quốc gia XHCN ở Châu Âu là
Ba lan, Tiệp khắc, CHDCĐức, Hungari, Rumani, Bungari, Nam Tư và Anbani. Thực ra các
nước Đông Âu nằm ở vị trí ĐN và Trung Âu.
• Tây chỉ là các nước theo CNTB
Tám quốc gia Đông Âu có tổng diện tích 1.275.000km2 chiếm 12% diện tích Châu Âu, đều là
những nước có diện tích nhỏ (lớn nhất là Ba Lan:312.600km2, nhỏ nhất là Anbani:28.700km2 ),
nằm liền kề nhau từ bờ biển Bantich ở phía bắc đến bờ Hắc Hải ở phía đông và ven bờ Ðởa Trung
Hải ở phía TN&N. Tiếp giáp với nhiều nước Châu Âu&Thổ Nhĩ Kỳ ở Châu Á nên các nước Đông
Âu có vị trí thuận lợi để giao lưu buôn bán với các nước khác ở Châu Âu &các khu vực khác trên
thế giới.
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Các nước Đông Âu có đủ các dạng địa hình cơ bản: núi, cao nguyên, bình nguyên. Các hệ thống núi

Cac-pat, Bancang, Anpơ - Đinarich không cao lắm, có nhiều thung lũng sông và đèo cắt ngang nên
giao thông trong nước và giữa các nước không gặp trở ngại lớn. Các khu vực núi có tiềm năng kinh
tế lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng và nhiều phong cảnh đẹp thu hút khách
du lịch.
Trên các cao nguyên có những đồng cỏ rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi như cao
nguyên Transynvania, Do- ru-gia, cao nguyên Rumani, cao nguyên Bungari, các cao nguyên miền
nam Balan và miền TN CH Sec ,xen kẻ giữa các miền đồi núi và cao nguyên là các đồng bằng
thuộc Balan, Đông Đức, Hungari, Bungari, Rumani.
Nằm ở khu vực khí hậu ôn đới hải dương & ôn đới lục địa với đặc điểm địa hình như trên các nước
Đông Âu có khả năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp ôn đới. Nhiều hệ thống
sông lớn chảy qua như Đa-nuyp, Enbơ, Ođơ, Vixla, tạo thành những hệ thống giao thông đướng
sông khá thuận lợi, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt và là nguồn thuỷ năng lớn.
Các nước Đông Âu có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú:
• Balan có trữ lượng than lớn, nhất là than đá, kim loại màu: Cu(I CÂ), Pb, Zn, Ni, Cr, muối
mỏ, lưu huỳnh. Tài nguyên rừng dồi dào(24%S.lãnh thổ).
• CH Sec giàu quặng Fe, than đá & các khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh
(sx thuỷ tinh nổi tiếng thế giới).
• Hungari giàu quặng bôxit (I CÂ),mangan, dầu, than, rất phong phú nguồn suối khoáng, suối
nước nóng.
• Rumani nhiều dầu mỏ & khí tự nhiên, muối mỏ, than đá, Fe, Au, nhiều loại vật liệu xây
dựng, suối khoáng & tài nguyên rừng phong phú ( 27% S lãnh thổ).
• Bungari có quặng Fe, Cu & nhiều kim loại màu, vật liệu xây dựng - giàu tài nguyên rừng
(288 S lãnh thổ)
• So với các nước trên Nam Tư và Anbani nghèo khoáng sản hơn nhưng có tài nguyên rừng
phong phú.
Các nước Đông Âu cũng có những khó khăn do thiên tai gây ra như nạn hạn hán tại các thung lũng
nằm sâu trong nội địa, hiện tượng lũ lụt tại các miền chân núi và ven sông Nhưng nhìn chung các
nước này có vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế văn hóa - xã hội
3. DÂN CƯ LAO ĐỘNG
Các nước Đông Âu có dân số tương đối đông chiếm khoảng 22% đân số Châu Âu. Các nước đều có

mức độ dân số dân số cao hơn mật đô trung bình toàn châu. Trừ Anbani các nước còn lại có tỷ lệ
gia tăng dân số hàng năm thấp (Hunggari -0,2%), một số nước có tỉ lệ thị dân khá cao > 60% dân số
(CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc).
Phần lớn dân cư làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Trong qúa trình công
nghiệp hóa, nhiều nước đã tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ chuyên môn
cao.
4. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU: ĐÃ TRÃI QUA
CÁC BƯỚC THĂNG TRẦM LỚN
i. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới II: các nước Đông Âu có trình độ phát triển KT-XH rất
khác nhau
• Đức, Tiệp Khắc đã là những nước tư bản có trình độ công nghiệp khá phát triển
• các nước còn lại vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu ở Châu Âu, nền sản xuất công
nghiệp mới hình thành, nhỏ bé, phần lớn do tư bản nước ngoài nắm giữ.
ii. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới II đến thập kỷ 80
Sau chiến tranh thế giới II các nước Đông Âu đã thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân tới năm
1949 các nước đều lần lượt hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ xây dựng
CNXH với những đặc điểm chung như sau:
• Cải tạo quan hệ sản xu᪥t cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới XHCN, tập trung tư liệu sản
xuất trong tay nhà nước, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa,. Trong những năm 1950 - 1975
các nước Đông Âu đã thực hiện năm kế hoạch 5 năm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
CNXH. Việc tập trung các tư liệu sản xuất và sản xuất có kế hoạch tạo điều kiện tập trung
sức lao động và vốn đầu tư vào những ngành trọng điểm, những công trình quan trọng nhằm
đưa đến sự thay đổi cơ bản nền kinh tế quốc dân. Vì vậy nó đã đóng vai trò tích cực trong
khôi phục và xây dựng đất nước.
• Tiến hành công nghiệp hóa đất nước, chú trọng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nhà
nước đã dành phần lớn vốn đầu tư (40-50%) cho công nghiệp, trong đó tới 70 -80% giành
cho công nghiệp nặng. Bên cạnh đó sự giúp đỡ của Liên Xô về nhiều mặt đã giúp các nước
Đông Âu phát triển nhanh chóng nhiều ngành công nghiệp quan trọng, nhờ vậy tốc độ phát
triển công nghiệp rất nhanh.
Tốc độ phát triển Công nghiệp các nước Đông Âu

TÊN NƯỚC THỜI GIAN TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CN
Anbani 1938 - 1980 Tăng 150 lần
Ba Lan 1947 - 1980 Tăng 30 lần
CHDC Đức 1950 - 1980 Tăng 8,5 lần
Hunggari 1950 - 1980 Tăng 9 lần
Nam Tư 1950 - 1980 Tăng 15 lần
Rumani 1944 - 1980 Tăng 95 lần
Tiệp Khắc 1950 - 1980 Tăng 8 lần
• Thay đổi sự phân bố sản xuất trên lãnh thổ từng nước: chú trong phát triển những miền trước
đây lạc hậu như các vùng đồng bằng phía bắc của CHDC Đức, Ba Lan, các vùng đồng bằng
của Hunggari, Bungari, miền Đông của Tiệp Khắc, của Anbani Nhờ vậy đã giảm bớt được
sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng trên lãnh thổ phát huy được
mọi tiềm năng của đất nước vào công cuộc xây dựng CNXH.
• Thực hiện sự hợp tác và liên kết giữa các nước XHCN tiêu biẻu là tổ chức "Hội đồng tương
trợ kinh tế" (CMEA ( Anh ) SEV (Nga ) thành lập năm 1949 nhằm hợp tác giúp đỡ nhau
phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi. Các
nước XHCN Đông Âu và liên Xô đã xây dựng hệ thống điện thôùng nhất mang tên "Hòa
Bình" hệ thống đường ống dẫn khí "Hữu Nghị" có chiều dài tổng cộng 4.665 km, hệ thống
đường sắt, đường ô tô nối liền giữa các nước.
Qua 4 thập niên xây dựng CNXH, nhân dân các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn
về nhiều mặt. làm thay đổi bộ mặt của đất nước, đời sống người dân đã được nâng cao rõ rệt.
• Anbani: 1 nước nghèo nàn lạc hậu nhất Châu Âu đến năm 1970 đã xây dựng được một nền
sản xuất công nghiệp phát triển với hàng trăm xí nghiệp thuộc các ngành điện lực, cơ khí,
luyện kim, hóa chất, dệt đã hoàn thành công cuộc điện khí hóa trong cả nước.
• Bungari: Từ một nước nông nghiệp lạc hậu ở Âu Châu đã trở thành một nước công - nông
nghiệp.
• Hungari: "đất nước của 1 triệu người ăn mày" trước kia, đã trở thành một nước công - nông
nghiệp, có trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến.
• Rumani: Từ 1 nước nông nghiệp cũng đã trở thành 1 nước công - nông nghiệp, sản xuất công
nghiệp chiếm gần 70% GNP.

• CHDC Đức: đã trở thành một nuớc công - nông nghiệp tiên tiến, sản xuất công nghiệp mang
lại 76% GNP.
• Ba Lan: Năm 1980 so với 1947 sản xuất công nghiệp tăng gấp 30 lần, sản xuất nông nghiệp
tăng gấp hơn 2 lần.
• Năm 1980 với sản lượng công nghiệp chiếm 1,8% tổng sản lượng công nghiệp thế giới Tiệp
Khắc đã được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới.
iii. Giai đoạn từ cuối những năm 1980 - 1991: số trì trệ về kinh tế làm các nước XHCN Đông
âu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng CNXH, các nước Đông Âu đã
phạm một số thiếu sót và sai lầm về đường lối và biện pháp phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời
gian dài, các nước XHCN Đông Âu đã tập trung quá lớn vào các ngành sử dụng nhiều vốn đầu tư
(khai khoáng, xây dựng ) và những ngành tốn nguyên liệu ( chế tạo máy hạng nặng ), không có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển các ngành khác. Trình độ kỹ thuật sản xuất tư ít đổi mới, ngày càng thua
kém các nước tư bản phát triển. mặc khác các ngành sx hàng hóa tiêu dùng ít được chú trọng phát
triển, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Cơ cấu kinh tế không phù hợp, lại chậm đổi mới vềø quản lý sản xuất nên đến đầu 1980 nền kinh tế
các nước Đông Âu đã có những biểu hiện trì trệ. Bên cạnh đó, trong các bộ phận lãnh đạo của đảng
nhà nước và chính quyền đã có những biểu hiện sai sót, tiêu cực (tham nhũng, cửa quyền, thiếu dân
chủ, thiếu công bằng xã hội ), Các nước Đông Âu đã bước vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện về
kinh tế và chính trị - xã hội.
Cuộc khủng hoảng bùng nổ sớm nhất ở Ba Lan từ cuối năm 1988 sau đó lan sang tất cả các nước
Đông Âu còn lại. Kết quả tổng tuyển cử tự do ở hầu hết các nước Đông Âu, Đảng cộng sản bị thất
bại, các thế lực chống CNXH đã thắng cử. Nội chiến đã diễn ra ác liệt ở Nam Tư giữa các nước
Cộng Hòa Crôatia, Xecbia, Bôxnhia Hecsegôvina dẫn đến Liên Băng Nam Tư bị tan rã
Cuộc khủng hoảng của CNXH của các nước ĐÂ đã dẫn tới những biến đổi lớn: CHDC Đức sát
nhập vào CHLB Đức, CHLB Tiệp Khắc tách ra thành 2 nước CH độc lập Séc và Xlôvakia, LB Nam
Tư tan rã phân chia thành 5 quốc gia độc lập: LB Nam Tư ( gồm Xecbia và Môntênêgro ) CH
Xlôvenia, CHCrôatia, CH Bôxnia-Hecxegôvinia, CH Maxeđônia.
Hầu hết các Đảng của giai cấp công nhân ở ĐÂ đều đổi tên Đảng và chia rẻ thành nhiều phe phái tổ
chức với tên gọi khác nhau, tên nước, quốc kỳ, quốc huy và ngày quốc khánh đều được thay đổi.

Các nước ĐÂ đã rời bỏ con đường XHCN.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×